Vô cảm

Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
Lời đầu tiên em xin gửi tới quý vị Đại biểu, Ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Chúc cho đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi sinh viên trường đại học Tân Trào 2017  thành công rực rỡ .
Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống vô cùng tốt đẹp đó là " Thương người như thể thương thân" , "Lá lành đùm lá rách", "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"...Đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta cần phải giữ gìn phát huy. Vậy mà ngày nay, trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, một số bạn thanh niên đã dần đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp đó. Bằng lối sống hiện đại và ít chú trọng đến giá trị nhân văn, giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ trở nên tách biệt với xã hội.Vâng, vấn đề mà em đang muốn nói tại đây, đó là "Lối sống thờ ơ, vô cảm của giới trẻ hiện nay". Em xin pháp được gọi đó là "bệnh vô cảm".
Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
Vậy, vô cảm là gì? .Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.Và nguyên nhân nào dẫn đến  hiện tượng đáng buồn này và thực trạng của nó ra sao?
Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải nói đến đó là sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường, việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cuộc sống. Khoa học hiện đại với các phương thức giao tiếp, liên lạc này càng tiện lợi, bên cạnh những mặt tích cực của nó thì cũng khiến cho con người mất dần nhu cầu được giao lưu gắn kết thông qua  tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ điển hình như việc các bạn tham gia các mạng xã hội, sống trong thế giới ảo và nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi lứa tuổi. Vì thế, việc mất đi cảm xúc do giao tiếp với máy móc và công nghệ quá nhiều cũng là hoàn toàn dễ hiểu.
Nhịp sống nhanh, gấp gáp cũng là nguyên nhân thứ hai mà tôi muốn nói đến. Nền kinh tế thị trường phát triển, mọi người mải mê kiếm tiền, lo cuộc sống khiến họ thậm chí không có cả thời gian cho bản thân, huống gì là quan tâm tới người khác. Hơn ai hết, giới trẻ là đối tượng phải chịu áp lực nhiều nhất về học hành, công việc, tương lai vì thế họ dần hình thành thái độ thờ ơ, bàng quan trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa, có thể từ nhà trường, từ gia đình, môi trường sống,... bằng phương thức nào đó, dù là gián tiếp hay trực tiếp đều sẽ khiến những tâm hồn non nớt kia trở nên khô cằn.
Thế hệ trẻ là thế hệ tiếp nối tương lai gần của đất nước, nhưng thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh vô cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt chứng kiến. Chẳng hạn như các bạn nữ sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo bạn mình đang có nguy cơ trở thành một "phong trào" hay là học sinh đánh thầy cô giáo đến nỗi phải nhập viện. Điều đáng lên án là, khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các bạn đều dửng dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó.
Trong một cuộc khảo sát vào tháng 3 năm 2015 của báo VnExpress.net trên 17.000 bạn đọc, khi được hỏi rằng "Bạn sẽ làm gì khi chứng kiến học sinh đánh nhau ?". Hơn 40% cho biết họ sẽ chỉ đứng nhìn, hoặc bỏ đi, coi như không biết. Chỉ có 25% tuyên bố sẽ can ngăn những vụ bạo lực này. Đây quả thực là điều đáng buồn và cần phải báo động.
Xã hội tác động một cách khách quan tới giới trẻ, gián tiếp khiến họ trở nên vô cảm. Thế nhưng, ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho ngoại cảnh. Bởi lẽ, một phần lớn nguyên nhân còn ở chính bản thân các bạn trẻ thời nay. Họ sống khép kín bản thân mình, ngại chia sẻ, ngại giao lưu với chính gia đình mình và mọi người. Thay vào đó, họ lại dành hầu hết thơi gian của mình cho việc lướt web, fb, zalo,... nhằm chạy theo xu thế, theo mốt. Trong khi đó họ lại thờ ơ lãnh đạm với chính gia đình, người thân, bạn bè mình. Xin hỏi các bạn sinh viên ở đây, có bao nhiêu bạn đã từng nói với cha mẹ mình lời cảm ơn ?. Đã từng gửi đến họ lời chúc nhân ngày sinh nhật hoặc một ngày kỷ niệm nào đó chưa? Chắc hẳn con số nói chưa từng là không hề nhỏ !.
Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
"Vô cảm" đã và đang trở thành căn bệnh của toàn xã hội. Chính vì thế, chúng ta – thế hệ tương lai gần của đất nước phải đứng lên ra sức chống lại căn bệnh vô cùng nguy hiểm này. Bằng chính năng lực của tuổi trẻ, tôi và các bạn hãy cùng nhau xây dựng một xã hội mà người với người biết đồng cảm, chia sẻ với nhau. Cùng nhau bù đắp những niềm đau, sự mất mát bằng tình thương. Chúng ta hãy hoàn thiện bản thân mình để trở thành những người công dân có đạo đức, nhân cách, có trí tuệ và năng lực. Biết phát huy , giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để những tác động không đáng làm mất dần đi bản sắc, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Cuối cùng , 1 lần nữa em xin cảm ơn sự lắng nghe của quý vị Đại biểu, của ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả. Rất mọng nhận được ý kiến đóng góp của quý vị. Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                   Bùi Thị Khánh Ly



Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
Lời đầu tiên em xin gửi tới quý vị Đại biểu, Ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Chúc cho đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi sinh viên trường đại học Tân Trào 2017  thành công rực rỡ .
Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống vô cùng tốt đẹp đó là " Thương người như thể thương thân" , "Lá lành đùm lá rách", "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"...Đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta cần phải giữ gìn phát huy. Vậy mà ngày nay, trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, một số bạn thanh niên đã dần đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp đó. Bằng lối sống hiện đại và ít chú trọng đến giá trị nhân văn, giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ trở nên tách biệt với xã hội.Vâng, vấn đề mà em đang muốn nói tại đây, đó là "Lối sống thờ ơ, vô cảm của giới trẻ hiện nay". Em xin pháp được gọi đó là "bệnh vô cảm".
Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
Vậy, vô cảm là gì? .Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.Và nguyên nhân nào dẫn đến  hiện tượng đáng buồn này và thực trạng của nó ra sao?
Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải nói đến đó là sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường, việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cuộc sống. Khoa học hiện đại với các phương thức giao tiếp, liên lạc này càng tiện lợi, bên cạnh những mặt tích cực của nó thì cũng khiến cho con người mất dần nhu cầu được giao lưu gắn kết thông qua  tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ điển hình như việc các bạn tham gia các mạng xã hội, sống trong thế giới ảo và nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi lứa tuổi. Vì thế, việc mất đi cảm xúc do giao tiếp với máy móc và công nghệ quá nhiều cũng là hoàn toàn dễ hiểu.
Nhịp sống nhanh, gấp gáp cũng là nguyên nhân thứ hai mà tôi muốn nói đến. Nền kinh tế thị trường phát triển, mọi người mải mê kiếm tiền, lo cuộc sống khiến họ thậm chí không có cả thời gian cho bản thân, huống gì là quan tâm tới người khác. Hơn ai hết, giới trẻ là đối tượng phải chịu áp lực nhiều nhất về học hành, công việc, tương lai vì thế họ dần hình thành thái độ thờ ơ, bàng quan trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa, có thể từ nhà trường, từ gia đình, môi trường sống,... bằng phương thức nào đó, dù là gián tiếp hay trực tiếp đều sẽ khiến những tâm hồn non nớt kia trở nên khô cằn.
Thế hệ trẻ là thế hệ tiếp nối tương lai gần của đất nước, nhưng thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh vô cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt chứng kiến. Chẳng hạn như các bạn nữ sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo bạn mình đang có nguy cơ trở thành một "phong trào" hay là học sinh đánh thầy cô giáo đến nỗi phải nhập viện. Điều đáng lên án là, khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các bạn đều dửng dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó.
Trong một cuộc khảo sát vào tháng 3 năm 2015 của báo VnExpress.net trên 17.000 bạn đọc, khi được hỏi rằng "Bạn sẽ làm gì khi chứng kiến học sinh đánh nhau ?". Hơn 40% cho biết họ sẽ chỉ đứng nhìn, hoặc bỏ đi, coi như không biết. Chỉ có 25% tuyên bố sẽ can ngăn những vụ bạo lực này. Đây quả thực là điều đáng buồn và cần phải báo động.
Xã hội tác động một cách khách quan tới giới trẻ, gián tiếp khiến họ trở nên vô cảm. Thế nhưng, ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho ngoại cảnh. Bởi lẽ, một phần lớn nguyên nhân còn ở chính bản thân các bạn trẻ thời nay. Họ sống khép kín bản thân mình, ngại chia sẻ, ngại giao lưu với chính gia đình mình và mọi người. Thay vào đó, họ lại dành hầu hết thơi gian của mình cho việc lướt web, fb, zalo,... nhằm chạy theo xu thế, theo mốt. Trong khi đó họ lại thờ ơ lãnh đạm với chính gia đình, người thân, bạn bè mình. Xin hỏi các bạn sinh viên ở đây, có bao nhiêu bạn đã từng nói với cha mẹ mình lời cảm ơn ?. Đã từng gửi đến họ lời chúc nhân ngày sinh nhật hoặc một ngày kỷ niệm nào đó chưa? Chắc hẳn con số nói chưa từng là không hề nhỏ !.
Kính thưa quý vị Đại biểu, kính thưa ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả!
"Vô cảm" đã và đang trở thành căn bệnh của toàn xã hội. Chính vì thế, chúng ta – thế hệ tương lai gần của đất nước phải đứng lên ra sức chống lại căn bệnh vô cùng nguy hiểm này. Bằng chính năng lực của tuổi trẻ, tôi và các bạn hãy cùng nhau xây dựng một xã hội mà người với người biết đồng cảm, chia sẻ với nhau. Cùng nhau bù đắp những niềm đau, sự mất mát bằng tình thương. Chúng ta hãy hoàn thiện bản thân mình để trở thành những người công dân có đạo đức, nhân cách, có trí tuệ và năng lực. Biết phát huy , giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để những tác động không đáng làm mất dần đi bản sắc, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Cuối cùng , 1 lần nữa em xin cảm ơn sự lắng nghe của quý vị Đại biểu, của ban giám khảo cùng toàn thể quý vị khán giả. Rất mọng nhận được ý kiến đóng góp của quý vị. Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                   Bùi Thị Khánh Ly



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vôcảm