Time and space in Literature

HỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. Không gian trong tác phẩm văn học

Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả... Không gian là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học là không gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời sống mà do nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian ứng với một cách sống riêng biệt của con người :

- Không gian rộng lớn : người có chí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó khăn để tiến đến thành công như trong Ông già và biển cả hay thơ về lãnh tụ của Tố Hữu.

- Không gian nhỏ hẹp : diễn tả sự tù túng, ngột ngạt, ứng với mẫu người thích ngồi một chỗ, thế giới tâm hồn nghèo nàn, không ước mơ, không muốn thay đổi, sống mòn ...

Trong điêu khắc cũng như hội hoạ, không gian được người nghệ sĩ miêu tả là không gian tĩnh. Nhà họa sĩ chỉ có thể chọn cho mình một không gian nhất định để hoàn thành bức tranh của mình, không thể cùng lúc di chuyển nhiều không gian, Còn không gian trong văn học là một không gian có sự vận động, biến đổ. Con mắt của nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển từ không gian này sang không gian khác. Đọc câu thơ:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

trong Truyện Kiều - tác giả đã cho ta thấy hai đoạn đời khác biệt dữ dội của Thúy Kiều. Không gian trong văn học không hề bị một giới hạn nào. Trong loại văn học kì ảo, con người có thể đi từ thế giới này sang thế giới khác một cách dễ dàng. Đặc sắc này làm cho văn học phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó. Một đặc điểm nổi bật của thời gian và không gian văn học là tính quan niệm của ch

Bởi lẽ, không gian, thời gian không chỉ là môi trường, là quá trình tồn tại của nhân vật mà còn là sự cảm nhận của chính chủ thể hoạt động ấy về thế giới. Thời gian trong truyện cổ tích luôn mang tính khép kín: tính cách con người là bất biến, người ta có thể trẻ mãi không già, thời gian không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc mà con người đạt được. Với thơ cổ điển, thời gian mang tính tuần hoàn, vĩnh viễn. Để diễn tả cảnh mùa thu mới - mùa thu đất nước đã dành được độc lập, dân tộc ta đã được sống cuộc sống tự do, nhà thơ Nguyễn Đình Thi dựng lên một không gian rộng lớn, khoáng đạt, đa chiều:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Mùa thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ rực phù sa...

Các cách biểu hiện không gian :

- Từ chỉ vị trí và tính chất như trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, phải, trái, lên xuống... mênh mênh, bát ngát, hẹp, thăm thẳm, khúc khuỷu, quanh co...

- Danh từ, cum danh từ chỉ sự vật : bến đò, cây đa, mái đình, làng biển, núi cao, rừng sâu, trời rộng, sông dài.

- Các địa danh trở thành không gian tượng trưng như : Tiêu Tương – Hàm Dương, Cô Tô, Xích Bích, địa ngục, thiêng đàng, bồng lai...

II. Thời gian trong tác phẩm văn học

Mỗi hành động, sự kiện đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật . Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác giả có một cách cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.

Đ iểm thứ nhất cần lưu ý là thời gian nghệ thuật có thể làm độc giả quên đi hiện thực, nhập làm một với thời gian tron tác phẩm. Giua ban ngày mà ta cứ tưởng đêm tối, từ hiện tại mà trở về quá khứ, thậm chí trở về thời Bàn Cổ khai thiên . Do được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên thời gian trong tác phẩm dễ dàng biến đổi linh hoạt.

Điểm thứ hai cần lưu ý là thời gian trong văn học có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh hiện thực. Văn học có thể kéo dài thời gian bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của nhân vật của các sự kiện. Văn học có thể làm cho một ngày dài hơn thế kỉ như tên truyện của Aimatop. Ngược lại, nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh đi bằng cách dồn nén làm cho khoảng một thời gian dài chỉ qua một dòng trần thuật ngắn.

Điểm thứ ba, thời gian trong văn học có thể trôi nhanh hay chậm, yên ả, đều đều hay thay đổi đột ngột, gấp gáp, đầy biến động, có thể có những liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng có thể đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ bằng hồi tưởng. Các lớp thời gian có khi đan bện, xoắn xít với nhau. Cũng có lúc giũa quá khứ và hiện tại, tương lai có mối liên hệ thời gian, cùng đồng hiện trong một thời điểm. Trong đoạn Thúy Kiều trao duyên, giữa thời điểm hiện tại, Thúy Kiều tự nhìn thấy mình trong tương lai, một tương lai không còn là người sống nũa, mà chỉ là hồn ma đang ở chín suối, đang theo gió đi về. Đấy là sự đồng hiện thời gian, tức quá khứ, hiện tại và cả tương lai hiện lên cùng lúc qua dòng cảm nghĩ của nhân vật mà Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là ví dụ cụ thể. Thời gian vật lí trôi qua tuần tự theo các mùa, thời tiết:

Sen tàn cúc lại nở hoa.

Thời gian tâm lí lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc trạng thái tâm hồn và cuộc sống đặc thù của nhân vật :

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Thời gian trong văn học là thời gian tâm lý, không trùng khít với hiện thực nên hiểu và tiếp nhận yếu tố thời gian phải cân nhắc thật kĩ. Khi nhà văn viết hôm qua, hôm nay, ngày mai, dạo này, tháng trước, năm sau, một đêm đông ... thì có thể không phải là thời điểm cụ thể nào. Ví dụ, Hoàng Lộc viết :

Hôm qua còn theo anh

Đi ra đường quốc lộ

Hôm nay đã chặt cành

Đắp cho người dưới mộ

thì độc giả không cần biết cụ thể hôm qua, hôm nay là ngày nào. Chỉ biết rằng sự việc xảy ra quá nhanh, hoàn toàn bất ngờ, gây bang hoàng, sửng sốt.

à Điều đó tạo nên sự vận động và tính quá trình đa dạng của hình tượng văn học mà các loại hình nghệ thuật khác khó đạt đến được. Chính nhờ ngôn từ mà hình tượng văn học có những hình thức thời gian đặc biệt để văn học có thể chiếm lĩnh đời sống trên một tầm sâu rộng mà hội hoạ và điêu khắc khó bề đạt được.

Một số thời gian tượng trưng :

- Buổi chiều : hoàng hôn, chiều tà ... à giây phút ánh sáng nhường chỗ cho bóng tối, gợi nỗi buồn, sự lụi tàn, sự kết thúc một ngày.

- Buổi sáng : bình minh, sáng, ban mai à sự năng động, trẻ trung, sự rạng rỡ, tương lai huy hoàng, tươi sáng, một ngày mới bắt đầu.

- Mùa xuân : mùa bắt đầu một năm à tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi , cho tuổi trẻ dồi dào sức sống và sinh lực.

Một số cách biểu diễn thời gian :

- Trực tiếp : dùng từ chỉ thời gian sáng, trưa, xuân, hạ...

- Gian tiếp : hình ảnh biểu tượng mang tính ước lệ : tiếng cuốc kêu là đêm hè, lá ngô đồng rụng là chiều thu, cánh én bay là mùa xuân ... 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: