SÓNG - XUÂN QUỲNH

VĂN BẢN : SÓNG - XUÂN QUỲNH

NGUỒN : CÔ HÀ PHƯƠNG MINH - GV THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

I. Tác giả:

Nhà thơ XQ quê ở Hà Đông một vùng dệt lụa the nổi tiếng. XQ sớm mồ côi mẹ và chủ yếu sống với bà, lớn lên ở Hà Nội. Năm 13 tuổi, XQ trở thành một nữ diễn viên múa xinh đẹp, đã từng đi nhiều nước biểu diễn. Cuộc sống thời chiến tranh dù còn nhiều gian lao vất vả nhưng XQ vẫn vượt qua bằng sự đảm đang vén khéo để đc sống trọn vẹn với thơ. 1963 XQ chuyển hẳn sang viết báo, làm văn bởi với XQ:

"Nếu ngày mai em ko làm thơ nữa

Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ ko niềm vui kinh ngạc"

XQ mất đột ngột cùng nhà thơ Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao thông năm 1988 để lại bao thương tiếc trong lòng đọc giả.

II. Phong cách nghệ thuật – tác phẩm chính:

XQ là một nhà thơ nữ nổi tiếng mà chủ đề thơ là những vấn đề nội tâm, kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu, gia đình, hiện thực đời sống và những sự kiện xã hội như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ XQ rất hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng ko phải một thứ tháp ngà, xa lạ với đời sống. Thơ bà là đời sống đích thực, đời sống of bà trong những năm đất nước còn chiến tranh, còn chia cắt, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan cơm áo gạo tiền, cửa nhà của một ng fụ nữ, lại là một ng fụ nữ làm thơ thường xuôi ngựơc trên những ngã đườg bom đạn.

Đó là những tập thơ như Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may,...Nhưng nhắc đến XQ, bạn đọc vẫn thích những bài thơ tình yêu hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi khát vọng, thể hiện một tâm hồn phụ nữ chân thành, say đắm, dịu dàng, thủy chung, nhiều âu lo và da diết trong khát vọng đời thường.

III. Tác phẩm: Sóng

a. Hòan cảnh – vị trí:

- Sóng là một bài thơ tình yêu rất đằm thắm of XQ, lời tự hát tình yêu chân thật, nồng nàn.

- Bài thơ Sóng đc XQ sáng tác năm 1967, tại bãi biển Diêm Điền, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Sóng là một trong những bài thơ tình yêu hay nhất of XQ.

- Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nứơc sôi lửa bỏng, văn học thời đại thường âm vang cảm hứng anh hùng ca, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, thì Sóng dường như chỉ nói về tình yêu thuần túy, đời thường. Nhưng vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tâm hồn tình yêu of ng con gái thể hiện trong bài thơ đẹp như một "bông hoa dọc chiến hào".

b. Chủ đề:

Qua hình tượng sóng, XQ diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn of ng fụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm nống nàn, đôn hậu, thủy chung

IV. Đọc hiểu:

a. Sóng – biểu tượng of khát vọng tình yêu:

Những đặc tính đối lập của sóng:

Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã quan sát và miêu tả những đặc tính đối lập of sóng:

"Dữ dội...tận bể"

Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiên sóng luôn dạt dào, ko bao giờ đứng yên. Phép nhân hóa "Sóng tìm ra tận bể"gợi liên tưởng sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này of sóng đã có "từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế", cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là bản chất muôn đời of sóng. Cách miêu tả những trạng thái bất thường of sóng gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn đầy bí ẩn of ng con gái, khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu và kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình "em" cho thấy sóng chính là ẩn dụ of "em", của khát vọng tình yêu nhịều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới ko gian rộng lớn. Tương tự thể, trái tim ng con gái khi yêu cũng tự nhận thức đc những biến động khác thường of lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn of cái tôi cá nhân, tìm đến sự rộng lớn bao la of tình yêu thương giống như hành trình of sóng từ sông ra bể. Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xôn xao, rạo rực tình yêu of ng con gái.

Khát vọng tình yêu:

Đó là khát vọng muôn đời of nhân lọai, mà mãnh liệt nhất là of tuổi trẻ:

"Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ"

b. Trạng thái tâm lí:

Băn khoăn: tình yêu có từ khi nào?

Khi tình yêu đến có một tâm lí rất tự nhiên và thường tình là ng ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu. Con ng đã từng có những khám phá vô cùng kì diệu về tự nhiên nhưng tự hiểu về chính mình lại rất khó. Hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn bởi tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường, đầy bí ẩn và huyền dịệu, nó có những lí lẽ riêng of con tim mà lí trí thông thường ko thể lí giải đc:

"Trước muôn trùng sóng bể...khi nào ta yêu nhau?"

Điệp ngữ "Em nghĩ" diễn tả sự thao thức suy tư of ng con gái trứơc câu hỏi cội nguồn của sóng cũng như câu hỏi cội nguồn of tình yêu. Đó là câu hỏi of muôn đời và muôn ng nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. Thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng of thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:

"Làm sao cắt nghĩa đc tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu"

Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:

"Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều

Để nghe dứoi đáy nứơc hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để nghe trời giải nghĩa yêu"

Băn khoăn: Tình yêu bắt nguồn từ đâu?

Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng ko dễ nắm bắt. Câu hỏi "Gió bắt đầu từ đâu?" ko phải ko giải thích đc nhưng "em cũng ko biết nữa" lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trứơc sự bí ẩn kì dịêu of tình yêu. XQ đã nắm bắt đc một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng. Tình yêu cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu XQ.

Tình yêu là nỗi nhớ:

Tình yêu kì diệu đầy bí ẩn, nhưng tình yêu cũng gắn với nỗi nhớ khi xa cách:

"Con sóng dứoi lòng sâu...cả trong mơ còn thức"

Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi, mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày đêm ko ngủ đc, lại có lúc trải rộng thiết tha với ko gian phương Bắc, phương Nam và lại có lúc cũng ko giấu nổi nỗi khắc khỏai như con sóng nổi trên mặt nước. Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quất trong lòng như con sóng ngầm dưới biển sâu. Không chỉ "nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh" tình yêu đã chóan đầy con tim, khối óc, trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng of cả cuộc đời. Hình ảnh sóng đc nhân hóa mang "tình em""nỗi nhớ" của em thật thi vị. Từ cảm "ôi" xúat hiện giữa dòng thơ như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ đc diễn tả trực tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao thức với time. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường như vẫn chưa đủ mà còn đc thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ of nhân vật trữ tình "em":

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"

Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại đc diễn tả bằng khổ thơ 6 dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng of ng nữ sĩ – một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ of sóng với bờ vì nó ko chỉ tồn tại trong ý thức, mà dường như còn len lõi vào trong tiềmm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ "cả trong mơ còn thức".

Tấm lòng chung thủy:

Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thủy:

"Dẫu xuôi về phương bắc...hướng về anh một phương"

Điệp từ "dẫu" như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù ko gian mở rộng đa chiều "phương bắc phương nam" đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên trời đất đổi thay "xuôi bắc ngược nam" nhưng nơi nào có "anh", với"em""hướng về anh một phương" bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, ko thể nào yên, ko thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên dai diết vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp of sóng. Nhưng rõ nhất, sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đọan thơ này. ngược cũng là xuôi. Trái tim tình yêu of em luôn

Nét mới trong thơ XQ:

Trước XQ có lẽ chưa ng phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương of ng con gái trong thơ đc bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như "em""anh". Tình yêu of ng con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt, thíet tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Đó là điều rất mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng tình yêu trong thơ XQ ko chỉ da diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu thì khát vọng tình yêu trong thơ XQ vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài Tự hát (1984) tức là gần những năm cuối đời of XQ, bà viết: chỉ khao khát tới

"Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời ko còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi"

c. Sóng – biểu tượng of suy tư:

Lo âu cho sự vững bền of tình yêu:

Sóng với XQ ko chỉ là biểu tượng of khát vọng tình yêu mà còn là phương tiện để bà bộc lộ những suy tư về cuộc sống, tình cảm:

"Ở ngòai kia đại dương...dù muôn ngàn cách trở"

"Sóng vỗ bờ" là một chân lí tất yêu ko gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông có biết bao nhiêu con sóng và biết bao nhiêu trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ. Thế mà:

"Cuộc đời tuy dài thế...mây vẫn bay về xa"

Cuộc đời tuy dài nhưng ko phải vô cùng, như biểen lớn mênh mông nhưng ko phải vô tận. XQ rất nhạy cảm với sự trôi chảy of time, ý thức về thời gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng ko mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng sự hữu han of time và đời ng.

Hòa vào tình yêu lớn:

Khát vọng sống hết mình với tình yêu đc XQ diễn tả một cách giản dị. Bà ứơc muốn

"Làm sao đc tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ"

Tan ra để hòa vào biển lớn of tình yêu, biển lớn of hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với XQ, cách để sống mãi là sống với tình yêu of mình. Ứơc muốn ấy of bà vừa diệu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng "sóng – bờ, em – anh" vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng of tình yêu.

Nghệ thuật:

Có thể nói rằng, âm điệu thơ là một yếu tố rất quan trọng of art thi ca, nó tạo ấn tượng trực tiếp và đầu tiên với ng đọc. Nhiều khi ng đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi độ ngân vang of từ ngữ thơ ngay cả khi chưa hiểu hết những ý nghĩa mà nó biểu đạt. Chi phối âm điệu thơ bao giờ cũng là tâm trạng, cảm xúc of thi sĩ. Âm điệu of bài thơ Sóng đc tạo nên bởi hai yếu tố chính:

Thể thơ năm chữ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp nhàng of sóng biển, vừa là cái khắc khỏai of sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc. XQ đã rất tài hoa trong việc ngắt nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp sóng khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội và nó cũng gợi đến những sự khắc khỏai of sóng lòng.

Phưong thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh sáng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp điệu of sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp trong cõi lòng of ng con gái khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ

Hình tượng ẩn dụ "sóng" là một sáng tạo độc đáo of XQ. Nếu trứơc đó, Xuân Diệu, trong bài thơ Biển đã mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu với những khát vọng of "anh", của ng con trai thì Sóng of XQ lại là những khát vọng tình yêu của "em" – của ng con gái với những cảm xúc tình cảm phong phú, phức tạp. Ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng đc miêu tả cụ thể, sinh động với những trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Còn ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, gợi đến sự phong phú trong tâm hồn ng con gái khi yêu – vừa say đắm vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa âm thầm, lúc sôi mãnh liệt, lúc lại kín đáo, sâu sắc

Hình tượng sóng lại đc khắc họa tòan vẹn, linh họat qua mạch kết cấu các khổ thơ, mỗi khổ là một khám phá về sóng, và song hành với sóng là "em". Sóng và "em" có khi tách đôi soi chiếu vào nhau vẻ đẹp tương đồng, có khi đan cài quấn quýt, gợi một tình yêu nồng thắm, có khi lại hóa thân làm một, cộng hưởng vẻ đẹp trong nhau. Cấu trúc song hành này tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ. Bởi mọi tính chất of sóng đều đc quy chiếu về tình yêu of ng con gái: chân thành, nồng hậu, say đắm, thủy chung, nhiều âu lo và khát vọng.

Nội dung:

Bài thơ kết cấu dựa trên sự nhận thức tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình: Sóng và Em: Sóng nước xôn xao triền miên vô tận gợi liên tưởng đến sóng lòng đang tràn đầy khát khao trước tình yêu đôi lứa. Cô gái trong bài thơ đối diện với tình yêu như sóng kia đối diện với biển cả bao la, cô tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và sóng, phân thân, hóa thân vào sóng, tự biểu hiện mình để hiểu mình hơn. Ở mỗi khổ, sóng hiện lên một diện mạo, một ý nghĩa, cả bài thơ sẽ đem lại ấn tượng tổng hợp về hình tượng sóng giàu biến thái, phức tạp nhưng thống nhất. Sóng sinh ra từ biển, sóng là khát khao of biển, sóng ngàn năm ru vỡ bến bờ, để biển bờ hòa nhập. Qua mỗi khám phá về sóng, em lại thấy mình trong đó:

Khổ 1: Sóng luôn dạt dào, ko đứng yên, khát khao tìm ra biển lớn. Em luôn mang đến cho tình yêu những trạng thái cảm xúc, những khát vọng, luôn muốn tự nhận thức cái cao cả trong tình yêu.

Khổ 2: Sự tương đồng giữa sóng và e trứơc quy luật tự nhiên và sự bị ẩn of tình yêu

Khổ 3: Sự tương ứng, hòa nhập giữa sóng và e để khẳng định nỗi nhớ và sự thủy chung of ng con gái trong tình yêu.

Là một tình cảm nhân bản, các cảm xúc tình yêu: âu lo, nỗi nhớ, khát khao, say mê, thường mang tính phổ quát, nhưng do tâm tính, kinh nghiệm sống và vốn văn hóa, mỗi nhà thơ sẽ có cách thểe hiện khác nhau. Cái riêng of XQ trong bài thơ Sóng liên quan đến cái nhìn nữ tính of nhà thơ: giàu trực cảm và ưa bộc bạch, nữ tính nhưng vẫn chủ động, tự tin of ng phụ nữ hiện đại, nên nhân vật trữ tình trong thơ nồng nàn mà ý nhị, sôi nổi mà đằm thắm.

IV. Kết luận:

Giá trị nghệ thuật:

Hình tượng sóng là một ẩn dụ độc đáo, khiến lời thơ vừa thực, vừa lãng mạn. Thể thơ tự do năm chữ ngắt nhịp linh họat và chủ yếu ko ngắt nhịp, tạo âm hưởng thơ dạt dào, vừa gợi âm hưởng of sóng, vừa diễn tả tinh tế khát vọng tình yêu nồng nàn. Kết cấu song hành giữa hình tượng sóng và em tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo of bài thơ.

Nội dung tư tưởng:

Sóng là một bài thơ tình yêu hay trong chùm thơ tình yêu đặc sắc of XQ: Thuyền và biển, Tự hát, Mùa hoa doi,...Bài thơ thểe hiện khát vọng tình yêu nồng nàn, tha thiết, sâu lắng, thủy chung, đó là vẻ đẹp tâm hồn of ng fụ nữ trong tình yêu rất đáng trân trọng. Tình yêu đó vừa mang tính dân tộc, vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Trong hòan cảnh bài thơ sáng tác năm 1967, khi đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, còn bị chia cắt, có rất nhiều ng con trai ra trận trong "những cuộc chia li màu đỏ" để cứu nước. Trong hỏan cảnh lịch sử hào hùng ấy of đất nước những năm chống Mĩ, vẻ đẹp tâm hồn of ng con gái tỏa ra từ bài thơ Sóng đã góp phần ko nhỏ làm nên tuổi trẻ huyền thọai of VN trong những năm tháng oanh liệt nhất.

Đất nước giờ đây đã thanh bình, nhưng với bao lo toan, bận rộn of thường nhật, những vần thơ tình yêu nồng nàn, thiết tha, chung thủy, lời tự hát tình yêu of bài thơ Sóng sẽ mãi mang lại những cảm xúc dịu ngọt, góp phần làm nên vẻ đẹp nhân văn of cuộc sống muôn quý, ngàn yêu of chúng ta. Chẳng phải là thơ đã tiếp tục sự sống of XQ, tình yêu of XQ, cả sau khi ng phụ nữ tài năng và bất hạnh đó đã đột ngột ra đi mãi mãi đó sao. Nhắc đến tình yêu và life, có lẽ bạn đọc sẽ còn nhắc mãi tới XQ.

Nhận xét:

XQ là nhà thơ nữ viết về tình yêu rất nhiều và hay, điều làm nên sức sống mãnh liệt of thơ XQ có lẽ là tính chân thực và niềm đam mê gửi gắm trong những lời thơ giản dị mà vô cùng sâu lắng. "Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật", thơ XQ rất ít triết lí mà thường nghiêng về duy cảm. Nó đc viết bằng cảm xúc chân thật của một ng mẹ, ng vợ với bao lo toan chuyện cơm áo gạo tiền thời chiến tranh, là cảm xúc cụ thể of một ng phụ nữ làm thơ tình yêu khi đã trải qua nhiều ngọt ngào, cay đắng of tình yêu nên những lời thơ ấy giản dị mà vẫn xúc động lòng ng. Nhà thơ từng viết:

"Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt, chơi thuyền từ thuở nhỏ

Hái rau dền, rau rệu nấu canh

...

Lấy thời gian em viết những dòng thơ

Để thấy được chúng mình không cách trở.

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,

Em trao anh cùng với cuộc đời em"

Thơ XQ giản dị nhưng ko bao giờ cũ vì nó cũng có triết lí, thứ triết lí of thi ca, thứ triết lí đôn hậu of một ng phụ nữ làm thơ. XQ nói chuyện tình yêu, chuyện cái chết, chuyện đc mất một cách rất giản dị mà lại đi vào lòng ng.


SÓNG, ẨN DỤ - NGHỊCH LÝ

ĐƯỜNG VĂN

Cả trong, ngoài nước, đã từng có rất nhiều bài thơ hay, rất hay về biển, sóng, và nhờ biển, sóng nói hộ tình yêu, nỗi nhớ, hoặc nhập hồn vào sóng biển để ca hát hoặc than khóc tình yêu. Các hình tượng: thuyền, biển, bến, bờ, sóng, gió... cơ hồ đã trở thành những hình ảnh trượng trưng, biểu tượng truyền thống quen thuộc, từ ca dao, Truyện Kiều đến Gửi biển (Puskin), Cánh buồm (Lermôn tốp, Biển (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận)...

Vậy mà giữa lúc cuộc chiến tranh chóng Mỹ ở Việt Nam đang vào thời điểm sôi sục, quyết liệt nhất, vào ngày gần áp chót năm 1967 (29 – 12), hái từ những bông hoa dọc chiến hào,* nữ thi sỹ trẻ xinh đẹp Xuân Quỳnh (1942 – 1988) vẫn có thể hiến cho đời và thơ một khúc tình ca ngọt ngào, tài hoa, mà mỗi dòng, mỗi chữ cứ bồng bềnh trào dâng từng đợt sóng lạ, quen, cứ mênh mang, cồn cào nỗi nhớ tình yêu và khát vọng.

Sóng kết dệt bằng 38 câu thơ 5 tiếng (những không phải là thơ ngũ ngôn truyền thống). Trong đó từ sóng được điệp lại 10 lần ở các câu 4, 5, 9, 13, 14, 18, 19, 20, 28, 36. Mật độ 10/190 (~ 6%) khá dày đặc. Điệp khi ở đầu câu, đầu khổ, khi lọt giữa câu, nằm cuối câu, cuối khổ, khi liên tiếp gối nhau trong 1 khổ, khi bắc cầu giữa 2 khổ, khi giãn cách, khi ôm trùm một khổ thơ. Sóng, bằng lối điệp phong phú, đã có mặt hầu khắp, đóng vai trò một ẩn dụ kéo dài, xuyên suốt cả bài thơ, góp phần tạo nên linh hồn, dáng vẻ độc đáo riêng của bài thơ. Chúng tôi tạm đặt tên cho ẩn dụ kéo dài, xuyên suốt này là Trường dụ(?!) Thú vị hơn nữa là sự biến hóa, ẩn hiện, chuyển đổi rất linh hoạt của sóngđược thể hiện một cách hết sức mềm mại, tự nhiên:

Sóng sông hòa tan cùng sóng biển, sóng đại dương; sóng thì thầm với gió, sóng thao thức nhớ bờ, sóng thức, sóng ngủ, sóng trò chuyện tâm tình cùng em. Sóng cũng là em, là tình yêu và khát vọng khôn nguôi cháy bỏng của em. Sóng và em . Em và sóng. Sóng là em. Em là sóng. Hai mà một, một mà hai. Song hành, đan cài, tiếp nối, đắp đổi, hòa nhập, tách chia... lại nhập hòa... Tất cả đều diễn ra theo quy luật muôn đời, vĩnh cửu của tình yêu và sự sống: mãi mãi trẻ trung, vô tận, vô cùng...

Tôi nghĩ rằng nét độc đáo đầu tiên tạo nên sự hấp dẫn của bài thơ Sóng chính là ở đó.

Ví ngầm tâm hồn mình với sóng, như sóng:

Dữ dội mà dịu êm,
Ồn ào và lặng lẽ

Xuân Quỳnh đã đem đến cho thơ tình Việt Nam thế kỷ 20 tiếng nói mới mẻ, xuất phát từ trái tim người phụ nữ thẳng thắn, trung thực và mạnh bạo tỏ bày những tình cảm sâu kín, những trăn trở, day dứt, những mơ ước da diết của mình trong mối mâu thuẫn thống nhất về tính tình, tính cách người nữ đang yêu giữa bên ngoài và bên trong, hiện tượng và bản chất, song song và đối lập, đối lập mà đồng quy và sẵn lòng nói thẳng trực tiếp về cái bản ngã của riêng giới mình.

Nhưng Sóng còn hấp dẫn bạn đọc ở khá nhiều nghịch lý khác nữa, thể hiện những mâu thuẫn trong thiên nhiên và lòng người, những quy luật rắc rối, phức tạp của đất trời, biển sóng và con tim, nỗi lòng không phải bao giờ cũng được luận giải bằng lý trí, lôgich thông thường, thậm chí bất khả giải, bất khả kháng! Sông không hiểu nổi mình/ nênSóng tìm ra tận bể. Nhưng liệu tới bể rồi thì chăc chi sông hay sóng đã hiểu hết mình?! Hay ngược lại, vẫn phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông. Bởi lẽ đây là việc chung thân, trọng đại của cả một đời người: Trăm năm tính cuộcvuông tròn, cơ mà! Tìm ra bể mới chỉ là một chiều trong nhiều chiều kích của thiên nhiên và cuộc sống muôn màu muôn vẻ và thế giới nội tâm muôn hình vạn trạng của con người. Con người đã, đang và còn mãi băn khoăn tìm lời giải đáp cho câu hỏi triết lý về bản thể: - Ta là ai? Câu thơ Xuân Quỳnh mới là 1 khái quát nghiệm sinh chưa đầy đủ nhưng đầy sức ám gợi về một triết lí nhân sinh tồn tại tự bao đời.

Nghịch lý, và cũng là sáng tạo đột xuất, nổi bật của tác giả, theo tôi, nằm ở khổ thơ sau:

Dẫu xuôi về phương Bắc,
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương!

Thật ra, đó chỉ là cách Xuân Quỳnh cố ý nói ngược với cách nói thông thường của mọi người: xuôi Nam ngược Bắc. vấn đề là ở chỗ đọc đi đọc lại mãi mà sao chẳng thấy ai bận lòng về cái sự nói ngược đó? Bà còn tạo thêm một phương mới sau 4 phương tám hướng: Phương Anh. Cũng chẳng ai lấy làm lạ!? Ấy bởi những nghich lý trên chỉ là cái vỏ, cái hình thức bên ngoài, giấu bên trong cái hạt nhân rất hợp lý, phù hợp với quy luật tâm lý của những người đang nhớ, đang yêu, đang bị và muốn đốt cháy cả bản thân mình trong ngọn lửa tình yêu và khát vọng được yêu, được gần gũi người yêu. Xuôi hay ngược, nam hay bắc, nào có quan trọng gì! Kim la bàn nơi trái tim em không bao giờ quay về hướng Bắc, cũng chẳng quay tới hướng Nam mà chỉ một mực quay về phương Anh! Với riêng em, không cần phân biệt đông tây nam bắc gì hết, dù trời đất bao la phân định rõ ràng 4 hướng 8 phương. Cuối cùng, trên hết và trước hết, mọi phương hướng đều chụm về phương Anh, phương ấy mà thôi! Nếu Xuân Diệu trước đây từng đặt tên cho 1 loài hoa vô danh trên núi là Hoa Anh ơi! (Hoa Anh ơi! một chiều ta nở đầy!), Hoàng Cầm khai sinh cái lá diêu bông kỳ ảo và bất tử, thì ánh mắt Xuân Quỳnh vời vợi lại chỉ cho người đọc hướng về một phương trời thăm thẳm nặng trĩu lo âu và hi vọng: Phương Anh (Phương Em), phương của tình yêu và nỗi nhớ, thủy chung như nhất, suốt đời.

So với Biển của Xuân Diệu, Sóng của Xuân Quỳnh kém vẻ nồng nàn, đắm đuối, cuồng nhiệt. Sánh cùng Thuyền và biển của chính Xuân Quỳnh viết sau đó, sóng chưa đủ dữ dội đến mức thành phong ba bão tố, vụt mang tình yêu lên đỉnh chóp hoan lạc rồi trong tích tắc lại dìm xuống đáy vực xoáy đỗ vỡ nát tan, chát đắng , kinh hoàng! Sóng hiền hơn. Đặt cạnh Chỉ có sóng và em, cũng của Xuân Quỳnh tràn ngập cô đơn vò võ, Sóng ấp áp, dịu hòa hơn.

Bởi vậy, mỗi lần đọc lại bài thơ Sóng, bản tình ca đầu tiên của người nữ thi sỹ tài sắc vẹn toàn mà bất hạnh ấy, vẫn thấy lòng mình cuốn theo những con sóng dào dạt, bồi hồi, ru vỗ trái tim và tưởng tượng bay tới những miền thẳm sâu của ký ức, những khoảng trời bát ngát ước mơ tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc tương lai./.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: