Impressive details
MUỐN ĐIỂM CAO MÔN VĂN, HÃY BIẾT PHÂN TÍCH NHỮNG CHI TIẾT THẬT ẤN TƯỢNG! Biểu tượng cảm xúc heart
Biểu tượng cảm xúc heart TÁC PHẨM 1: VỢ CHỒNG A PHỦ Biểu tượng cảm xúc heart
Không phải ngẫu nhiên văn hào vĩ đại Macxim Gorki từng phát biểu: " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Thật vậy, cái làm nên tầm vóc của một nhà văn không chỉ có quy mô tác phẩm mà còn nằm ở "chi tiết"- yếu tố đôi khi được coi là vặt vãnh. Nhưng để có thể sáng tạo được cái "vặt vãnh" ấy, nhà văn đã phải sống trong trang sách của chính mình. Sự lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật chính là cơ hội thể hiện tài năng, tầm vóc của người cầm bút.
Nắm được tầm quan trọng của các chi tiết " nhỏ nhưng có võ", chuyên mục sẽ dành ra một số bài viết về "các chi tiết độc, lạ trong tác phẩm văn học" gởi đến các em.
Trong bài viết hôm nay, nhóm Văn học sẽ giới thiệu với các em bài " Những chi tiết độc, lạ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ" ( phần 1).
Các chi tiết mang yếu tố độc đáo sẽ giúp các em dễ dàng ghi điểm nếu vận dụng khéo léo và sáng tạo, nhưng trước hết, bài làm của chúng ta vẫn phải đảm bảo đủ các chi tiết quen thuộc. Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những chi tiết thường phân tích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
Biểu tượng cảm xúc heart Sự xuất hiện của Mị có dụng ý.
" Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pa Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất hiện đã nói lên tất cả " ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa". Còn hình ảnh nào đắt hơn chi tiết đó? Con người ngang hàng với những vật vô tri, thậm chí gắn liền với chúng. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả, người đọc như xót xa, cảm thông cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.
Biểu tượng cảm xúc heart Tản mạn về ô cửa sổ.
" Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay". Trong kiến trúc và thiết kế nội thất, cửa sổ thường được ví như " đôi mắt" của tâm hồn. Thế nhưng, "cửa sổ" trong Vợ chồng A Phủ lại mang một màu sắc khác. Ô cửa - đời người, nói như thế cũng không sai vì ô cửa ấy gắn chặt với cuộc đời đầy tối tăm, tủi nhục của những người con gái H-Mông trên vùng núi cao Tây Bắc. " Chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay"- phương tiện để Mị tiếp xúc với cuộc sống. Nhưng giờ đây, Mị cũng không còn cảm nhận được ngoài kia là " sương" hay " nắng" nữa rồi. Chính sự cô lập con người với thế giới sống, sự tàn bạo của bọn phong kiến miền núi đã làm cho Mị bị chai sạn về cả thể xác lẫn tinh thần.
Biểu tượng cảm xúc heart Lá ngón - có đơn giản chỉ là lối thoát?
Xuyên suốt tác phẩm, hình ảnh lá ngón xuất hiện đến ba lần. Thế nhưng, mỗi lần nó đều mang một tầng nghĩa khác nhau. Lá ngón - độc dược ngàn đời của rừng xanh, được tác giả đưa vào tác phẩm một cách khéo léo như một sự giải thoát cho con người. Nhưng ẩn sau câu chuyện về những con người tìm đến lá ngón để thoát khỏi cuộc sống tối tăm của mình là cả một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. " Độc" - Liệu lá ngón có độc bằng cái xã hội tàn bạo ngoài kia? Cái độc của lá ngón có thấm gì so với sự độc ác của xã hội mà con người vùng cao phải gánh chịu bao năm nay. Lá ngón đã trở thành dấu hiệu báo động cho sự cầu cứu của đồng bào miền cao.
Biểu tượng cảm xúc heart Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân.
Tiếng sáo mùa xuân từ lâu đã trở thành linh hồn của đời sống tinh thần vùng Tây Bắc. Và trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tiếng sáo hiện lên như một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, nhưng chất chứa trong đó là cả một ý nghĩa quan trọng đối với sự hồi sinh trong tâm hồn của nhân vật Mị. " Tiếng sáo" được tác giả miêu tả như một thứ thuốc " gọi hồn", đánh thức Mị khỏi cuộc sống u mê, tăm tối. Tiếng sáo giúp Mị sống lại những kỷ niệm và ước mơ, khát vọng của một thời tuổi trẻ. Tiếng sáo thức dậy ở Mị những cảm xúc tưởng chừng như đã bị chôn vùi theo năm tháng khi sống ở nhà Thống lí Pá Tra. Tiếng sáo giúp Mị nhận thức được cuộc sống hiện tại của mình và từ đó, giúp Mị có động lực phản kháng, tìm lối thoát cho cuộc đời mình.
Biểu tượng cảm xúc heart Khi người đàn ông khóc.
" Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Hình ảnh một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ là một hình ảnh thương tâm có nhiều ý nghĩa – giọt nước mắt lặng lẽ của một người đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cứng cỏi đang trở nên tiều tụy trong một xã hội mà đàn ông là người có vai trò tuyệt đối quan trọng. Chính vì vậy, nó đã làm Mị xúc động. Sự việc nói trên đã khơi mở nguồn mạch nhân ái vốn tiềm ẩn trong tâm hồn Mị. Nó đã làm sống lại trong tâm hồn Mị nhiều cảm xúc và suy nghĩ : nó làm Mị nhớ lại thảm cảnh của bản thân; thương thân nên Mị thương cho hoàn cảnh của A Phủ; căm giận sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra; thấy việc A Phủ phải chịu, sẽ phải chết là một điều bất công phi lý. Sự việc này đã dẫn Mị đi tới một hành động tự phát nhưng rất táo bạo, hợp lý: cởi trói cho A Phủ và chạy trốn theo A Phủ để giải phóng cuộc đời mình khỏi những bất công đau khổ.
Biểu tượng cảm xúc heart " Mị đứng lặng trong bóng tối".
Câu văn được tách thành một dòng riêng, tuy ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa. Vì sao Mị lại lặng đi trong bóng tối, vì sao Mị không vùng chạy theo A Phủ ngay lúc này? Đơn giản khi ấy, tâm trạng Mị đang rối bời, hoặc là ở lại nhà thống lí, chọn cái chết để khép lại quãng đời tủi nhuc, hoặc là Mị sẽ bỏ chạy, đi tìm cho mình một tương lai tươi sáng hơn. Những dòng suy nghĩ cứ mải len lỏi qua tâm trí Mị khiến cô bỗng chốc lặng đi trong giây lát.
Bên cạnh những chi tiết quen thuộc chúng ta vừa điểm qua, các anh chị sẽ chú ý thêm cho các em một số chi tiết lạ. Chúng ta có thể phân tích những chi tiết này trong bài làm để bài văn của mình nổi bật hơn nhé.
Biểu tượng cảm xúc heart " Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". Hành động xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng cho thấy khát vọng mãnh liệt trỗi dậy đã biến ý thức thành động. Đây là hành động vô cùng ý nghĩa, bởi khi con người ý thức được bóng tối mới có khát vọng vươn ra ánh sáng. Mị đã không còn chìm đắm trong cuộc sống màu đen, Mị muốn thắp ánh sáng lên cho căn phòng của mình, thứ ánh sáng ấy cũng giống như ngọn lửa đang cháy âm ỉ trong ý thức của Mị, hứa hẹn những cuộc giải thoát sắp tới.
Biểu tượng cảm xúc heart " Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói....Mị vùng bước đi....Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". Giữa đoạn văn là một câu văn rất ngắn " Mị vùng bước đi", như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: Thế giới của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đang dập dìu ngoài sân, thế giới của tiếng chân ngựa đạp vách. Nhưng cũng chính tiếng chân ngựa ấy đã kéo Mị về với hiện thực. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác. Nhưng tiếng chân ngựa mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân người mà không bằng thân trâu ngựa? Tiếng chân ngựa đá vào vách như một biểu trưng giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị.
Biểu tượng cảm xúc heart "Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm...Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". Phải chăng, Mị là con người nhẫn tâm? Không. Vì tội các xảy ra như cơm bữa trong nhà thống lí Pá Tra đã làm cho tâm hồn Mị ít nhiều bị chai sạn. Cảnh tượng nhà thống lí trói người đến chết đã quá quen thuộc, Mị hờ hững, dửng dưng nhìn A Phủ đang chết dần chết mòn. Mị đã dần vô cảm trước những cảnh tượng đau lòng như thế!
------------------------------------------
Đây là những CHI TIẾT đắt giá mà các anh chị sưu tập và cảm nhận bằng trải nghiệm văn học của chính mình. Tuy nhiên đây mới chỉ là phần 1 thôi, những chi tiết nào sẽ xuất hiện trong phần 2 của tác phẩm Vợ chồng A Phủ Biểu tượng cảm xúc heart
Hãy đón xem nhé!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top