CHÍ PHÈO
VĂN BẢN : CHÍ PHÈO
I. TÍM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
Nam Cao quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trước Cách mạng.
BS : Đối với đề tài người nông dân, Nam Cao là nhà văn đến muộn. Trước Nam Cao đã có khá nhiều cây bút xuất sắc khai thác triệt để đề tài này : Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê ... Dường như không còn gì có thể viết hay, viết sâu sắc, chân thực hơn nữa về nông thôn Việt Nam trước CMT8. Đề tài này như một mảnh đất được thâm canh, cày xới kĩ càng nhưng Nam Cao vẫn có một mùa bội thu cới Chí Phèo. Từ khi Chí Phèo nghệch ngưỡng bước ra từ trang văn thì y đã trở thành hình tượng điển hình bất hủ cho bi kịch của người nông dân trong xã hội tăm tối trước 1945.
2. Tác phẩm
a) Nhan đề
- Ban đầu Nam Cao đặt tên cho tác phẩm là Cái lò gạch cũ à nhấn mạnh sự quẩn quanh bế tắc của cuộc đời người nông dân thiện lương trước Cách mạng. Cái lò gạch cũ gắn với cuộc đời Chí Phèo như biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo.
- Khi in thành sách : Đôi lứa xứng đôi à giật gân, gây tò mò và đánh vào thị hiếu của một lớp công chúng thời bấy giờ.
- Năm 1946 : Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo
b) Tóm tắt
Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Qúa đau đớn, phẫn uất, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình.
3. Chủ đề
Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
A. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍ PHÈO
1) Bi kịch bị lưu manh hóa
a. Qúa trình
- Từ một nông dân lương thiện, chỉ vì một cơn ghen vô cớ của Bá Kiến nên Chí bị đẩy vào tù. Ở tù ra, Chí Phèo biến dạng và triền mien trong say sưa, tội lỗi :
+ Ngoại hình : Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế à biến dạng về nhân hình : như một con vật lạ.
+ Tâm tính bị hủy hoại : bị mua chuộc, trở thành tay sai, nô lệ, trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, gieo tang tóc cho người khác à bị chà đạp, cướp đi nhân tính. Chí muốn tồn tại trong xã hội đầh nghiệt ngã kiaa phải gây ra cảnh đổ máu : một là đổ máu chính mình bằng cách rạch mặt ăn vạ, hai là đổ máu người khác bằng cách kiếm chuyện gây gổ.
à Nhà tù Thực dâ tiếp tay cho lão cường hào ác bá nhào nặn ra Chí của ngày hôm nay. Chúng cướp đi của Chí nhân hình lẫn nhân tính, để Chí trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.
b. Tác nhân : Bá Kiến
Đây là một nhân vật phản diện được Nam Cao tập trung khắc họa sinh động đầy ấn tượng :
+ Bá Kiến là một tay địa chủ gian hung, xảo quyệt, một "lão cáo già", "khôn róc đời", "có tiếng chửi rất sang". Bá Kiến đầy rẫy những âm mưu thâm độc trong việc thống trị người nông dân.
+ Tính cách gian hung của hắn còn thể hiện cả khi đối xử với Chí Phèo. Vì lên cơn ghen mà hắn thẳng tay đẩy Chí vào tù, rồi lại xử nhũn để Chí nhớ ơn mà làm tay sai cho hắn, từ đó biến Chí Phèo – một anh canh điền hiền lành thành công cụ để thanh toán những kẻ đối nghịch. \
+ Nam Cao đã dùng những chi tiết đặc biệt để tô đậm tính cách Bá Kiến : tiếng chửi rất sang, cái cười Tào Tháo, cách Bá Kiến thay đổi thái độ: "quát" mấy bà vợ, dịu giọng với bọn người làng, cười nhạt, đổi giọng than mật với Chí ...
à Tiêu biểu ccho bộ mặt xấu xa của bọn cường hào địa chủ ở nông thôn Việt Nam trước CM.
c. Nhận xét : Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật, là sàn phẩm của tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn Việt Nam trước CM. Xã hội đen tối đương thời không cho con người sống tử tế, hiền lành. Người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu mang, tội lỗi, rất dễ bị bọn thống trị lợi dụng, dần biến dạng về nhân hình lẫn nhân tính.
2) Bi kịch bị từ chối quyền làm người.
a) Qúa trình
v Trước khi đi tù
q Ấu thơ : là một đứa trẻ hết sức khốn khổ, khốn nạn, tủi nhục, bị tước đoạt hết những gì bình thường nhất của một đứa trẻ :
+ Không ai muốn thừa nhận sự tồn tại của Chí trên đời. Chí Phèo bị vứt ở một cái lò gạch bỏ hoang từ khi mới ra đời.
+ Trở thành một món hang chuyền tay, đổi chác, sống bơ vơ, vất vưởng, lớn lên thiếu thốn tình thương, phải đi ở cho nhà này đến đi ở cho nhà khác.
q 20 tuổi :
+ làm thuê cho nhà Bá Kiến, sống kiếp trâu ngựa hết sức cục nhục của người bần cố nông.
+ là công cụ để thỏa mãn dục vọng cho các ông chủ bà chủ : mộng làm giàu của Bá Kiến và sự dâm dục của bà Ba.
à Ngay từ lúc mới sinh ra, cuộc đời Chí Phèo như một con số 0 tròn trĩnh, thiếu đi điều kiện làm "giấy khai sinh" xác nhận làm người." Lớn lên, Chí lại càng không có quyền làm chủ cả về thể xác lẫn tinh thần, sống phụ thuộc vào người khác. Chí Phèo "cùng hơn cả dân cùng". Nếu so Chí với Chị Dậu thì Chí khổ hơn chị rất nhiều. Chị Dậu là người cùng nhất trong hạng cùng đinh mà chị còn có một chút tài sản để mà để dành, còn đằng này, cả những quyền hạn nhỏ nhoi của một con người bình thường mà Chí cũng không có, huống gì nói tới những chuyện to tát hơn. Giua dòng đời mênh mông nghiệt ngã, Chí Phèo như một con người tội nghiệp, bé nhỏ, bơ vơ "không áo cơm cù bấc cù bơ" ( Tố Hữu )
v Sau khi đi tù về
Tiếng chửi của Chí Phèo :
+ chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại với hi vọng ai đó chửi lại nhưng không ai lên tiếng cả.
+ vô cùng tức tối, đau khổ, Chí Phèo "chửi cha đứa nào không chưở nhau với hắn"
+ xoay sang chửi "đứa chết mẹ nào đẻ ra than hắn"
à Tiếng chửi của Chí Phèo tuy khách quan nhưng đầy hàm ý. Chỉ chửi, lời của Chí rơi vào trong im lặng, không ai buồn đáp lại. Mong có người đáp lại mình, dù bằng tiếng chửi – ngôn ngữ hạ đẳng nhất của con người nhưng chẳng một ai lên tiếng. Đồng loại không ai đáp trả lại Chí Phèo. Chị Dậu dù tăm tối, đau khổ, phải bán sữa bán con ... nhưng linh hồn chị vẫn còn, chị vẫn là một con người đúng nghĩa. Chí Phèo vì muốn tồn tại trong xã hội phải bán linh hồn cho quỹ dữ, rồi cuối cùng bị khai trừ khỏi cộng đồng.
Mối tính Chí Phèo – Thị Nở :
Cuộc gặp gỡ bớ ngờ, khá đặc biệt. Lúc đầu chỉ là chuyện bản năng của một gã đàn ông say rượu nhưng về sau đã khơi lên ở Chí Phèo những cảm xúc rất người, từ đó khao khát hoàn lương. Cứ tưởng Chí sẽ mãi sống kiếp thú vật rồi chết bờ chết bụi ở cái xó nào đấ. Nhưng không, bằn tài năng và con tim của mình, Nam Cao đã để cho Chí trở về với kiếp người một cách tự nhiên.
+ Lần đầu tiên, sau bao năm không còn ý thức được bản than, giờ đây Chí thấy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn.
+ Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm tháng chìm trong cơn say bất tận, đây là giây phút Chí hoàn toàn tỉnh táo : lắng nghe tiếng âm thanh bình thường của cuộc sống, tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài khua mái chèo đuổi cá, tiếng người nói chuyện ... những âm thanh này có sức vang động sâu xa trong lòng Chí – tiếng đời đanbg dội vang thiết tha trong tâm hồn một con quỹ.
+ Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, những mơ ước từ xa xưa "hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ : chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ một con lợn nuôi làm vốn tiếng" vọng tiếng về làm cho thực tại càng đáng buồn hơn vì "hắn chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ" và cảm thấy buồn, lo sợ khi nghĩ đến tuổi già, sự cô độc, đói rét, ốm đau. Một trận ốm làm biến đổi cả sinh lý lẫn tâm lý. Lần đầu tiên Chí thoát khỏi cơn say, đối diện với chính mình và nhận ra tình trạng bi đát của bản than.
+ Đúng lúc Chí Phèo đang "vẩn vơ nghĩ mãi" thì thị Nở mang "nồi cháo hành còn nóng nguyên" vào. Việc làm này của thị khiến hắn hết sức ngạc nhiên và xúc động đến mức trào nước mắt. Bởi vì một lẽ dơn giản, đây là lần thứ nhất trên đời "hắn được được một người đàn bà cho". Hắn thấy cháo hành của thị thơm ngon lạ lùng, làm người nhẹ nhõm. Thì ra đối với Chí, bát cháo hành không phải là bát cháo bình thường, mà trong đó hàm chứa cả tình yêu thương chân thành của thị dành cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí có được. Bát cháo hành của Thị Nở như một liều tiên dược đánh thức bản tính con người trong trái tim một con quỹ dữ. à mong muốn chấm dứt đoạn đời thú vật.
+ Chí Phèo khao khát làm người lương thiện : Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao". Chí Phèo mong đợi được thu nhận lại xã hội "bằng phẳng, than thiện của những người lưng thiện", và thị Nở sẽ mở đường cho hắn, là cầu nối để hắn trở lại với đời.
Nhưng giấc mộng làm người lương thiện vỡ tan tành : bà cô Thị Nở phản đối kịch liệt.
+ Chí Phèo cố níu kéo thị Nở nhưng không được à khao khát làm người lương thiện lớn lao đến chừng nào.
+ Đau đớn, Chí lại uống rượu nhưng "càng uống càng tỉnh ra", "tỉnh ra, chao ôi buồn!" : "Hắn ôm mặt khóc rưng rức" và "thoang thoảng thấy hơi cháo hành" ( lưu ý chi tiết hương cháo hành lặp lại nhiều lần nhấn mạnh niềm khao khát được yêu thương và tô đậm bi kịch tinh thần của Chí ). à Bi kịch tinh thần sinh ra l2 người, nhưng lại không được làm người. Càng uống càng tỉnh, càng ý thức rõ được sự bi đát của bản than. Trong cơn say, Chí càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người.
+ Tuyệt vọng, Chí cầm dao đi đòi quyền lương thiện theo cách của mình. Thay vì đến nhà thị Nở, Chí lại đến nhà Bá Kiến, giết hắn rồi tự kết liễu sau một loạt câu hỏi tỉnh táo trong giờ phút đau khổ nhất đời mình : "Tao muốn làm người lương thiện", "Ai cho tao lương thiện?", "Tao không thể làm người lương thiện nữa". Chí Phèo chết bi thảm trong niềm khao khát làm người lương thiện nhưng không thể trở lại cuộc sống con người. Giết Bá Kiến không phải phản ứng của một kẻ say rượu mà chính vì mối thù hằn từ lâu trong Chí giờ đây đã bùng cháy.
à Nam Cao tả Chí Phèo trong trạng thái say mà tỉnh, để nhân vật của mình ĐI CHỆCH ĐƯỜNG NHƯNG ĐÚNG HƯỚNG. Hành động mang dao đến nhà Bá Kiến chứ không phải nhà bà cô Thị Nở chứng tỏ Chí rất tỉnh táo nhìn nhận ra kẻ đã tước đoạt đi cả cuộc đời hắn, đó chính là chệch đường nhưng đúng hướng. Hai lần trước Chí đến nhà Bá Kiến là đòi tiền, đòi cái mà xã hội vô nhân đạo ấy CÓ THỂ chu cấp cho Chí, nên Chí sồng. Còn lần này, Chí đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, đòi cái mà xã hội KHÔNG CÓ THỂ đáp ứng cho Chí, nên Chí phải chết. Chí Phèo giết Bá Kiết vì phẫn uất, nhưng Chí Phèo tự sát vì tuyệt vọng ( hãy thử đặt lại vấn đề : Nếu Chí không chết, Chí vẫn sống thì có thể làm một người lương thiện như mong muốn hay không ? )
à Chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loaì người. Cái chết chứng tỏ niềm khao khát sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Cái chết của Chì Phèo chính là bằng chứng đanh thép và chân thực tố cáo xã hội vô nhân đạo, đểu cán đẩy những người lương thiện như y vào con đường tội lỗi và cuối cùng phải lấy cái chết như một sự giải thoát.
b. Tác nhân :
- Trực tiếp : bà cô thị Nở - người đại diện cho tất cả dân lảng đang sống dưới gầm trời tối sầm những áp bức nên dần vô cảm trước nỗi đau của đồng loại; đại diện cho những định kiến khắc nghiệt của xã hội không cho con người phục thiện, hoàn lương khi họ đã trót lầm lổi.
"Thị Nở là một phát hiện lớn nhất về Chí Phèo, Từ phía dân làng, thị Nở đến với Chí , nhưng vì định kiến ác ôn mà thị phải từ chối Chí trở về với dân làng. Kẻ rút cây cầu trở lại làm người của Chí không phải là bà cô thị, hay thị, hay dân làng Vũ Đại mà chính là những định kiến đầy tàn nhẫn, ác ôn".
- Sâu xa : xã hội thực dân phong kiến dồn con người vào nghịch lý : muốn tồn tại thì phải ác, còn muốn sống như 1 con người đúng nghĩa thì phải chết : trước đây, để bám lấy sự sống, Chí đã bán linh hồn cho quỹ dữ, nay ý thức về nhân phẩm trỗi dậy, linh hồn trở về thì Chí phải thủ tiêu sự sống của chính mình.
c. Nhận xét
Qua kết cục bi thảm của Chí Phèo, độc giả có thể nhận thấy cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao : tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam là hết sức gay gắt, và nó chỉ có thể giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt..
Như vậy, qua đoạn văn này, Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã bị xã hội biến thành thú dữ . Chính điều đó góp phần làm nên đặc sắc cho tác phẩm.
B. CÁCH KẾT THÚC TRUYỆN
a. Ý nghĩa tư tưởng
- Phản ánh chân thực, sâu sắc hiện thực xã hội :
+ Mâu thuẫn, xung đột gay gắt không thể điểu hòa giữa giai cấp thống trị và nông dân bị áp bức.
+ Những người nông dân lương thiện bị tha hóa rồi phải chết một cách thảm khốc.
+ Phản ánh hiện thực mang tính quy luật : chừng nào còn xã hội vô nhân đạo, chừng đó còn Chí Phèo.
- Tăng thêm giá trị nhân đạo :
+ Tiếng nói lên án mạnh mẽ, quyết liệt : sự thức tỉnh và cái chết của Chí.
+ Đề cao giá trị và khả năng chống trả, chiến thắng sự tha hóa
Nếu Chí tham sống thì hẳn sự tha hóa chiến thắng, còn lương tâm đầu hang. Qua cái chết của Chí, Nam Cao thể hiện niềm tin chiến thắng vào cái thiện, BI KỊCH LẠC QUAN : dù bị dập vùi tan nát đến đâu con người cũng vươn lên sống tốt.
b. Thành công nghệ thuật
- Nghệ thuật kết cấu : vòng tròn, đầu cuối tương ứng
à Tình trạng xã hội quẩn quanh, bế tắc.
- Kết thúc không có hậu : dù Bá Kiến bị trừng trị nhưng những người như Chí Phèo vẫn không được hưởng hạnh phúc à tăng thêm giá trị nhân đạo.
- Phù hợp với mạch truyện, với tính cách và số phận nhân vật, làm nổi bật lên 1 điều : trong xã hội bấy giờ không có chỗ cho lương thiện tồn tại.
C. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
1. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
Chú ý các khía cạnh sau :
+ Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị : cường quyền và cầm quyền.
+ Phản ánh đời sống của người dân : tăm tối đau khổ và sự vùng dậy đấu tranh,
a. Phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước CMT8 trên bình diện rộng lớn và tầm khát quát lớn hơn.
1. Nội bộ giai cấp thống trị : phe Bá Kiến >< nội tả
- Làng Vũ Đại – một mảnh đất "quần ngư tranh thực" ( bầy cá tranh ăn, mồi thì ít mà con nào cũng muốn có miếng mồi béo bở ), tìm cách thanh trừng lẫn nhau, lún nhau xuống bùn, luôn ra sức tác oai tác oái. Điều đáng nói là chính mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai ương cho những người dân lương thiện.
2. Giai cấp thống trị >< giai cấp nông dân : sống lương thiện nhưng bị áp bức nặng nề
Bá Kiến : tiêu biểu cho giai cấp thống trị
Chí Phèo : tiêu biểu cho số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước CMT8
- Về Bá Kiến : bản chất TÀN BẠO nhưng rất QUỶ QUYỆT ) khác với một số nhân vật khác như Nghị Quế, Nghị Lại ( truyện Nguyễn Công Hoan ) , dù có tham lam nhưng không xảo trá bắng Bá Kiến ). Bá Kiến giỏi che đậy. Hắn sinh ra trong gia đình 6 đời làm lý trưởng, giỏi trong việc trị dân, có giọng quát rất sang và nụ cười Tào Tháo, có phương sách thống trị hẳn hoi : mềm nắn rắn buông, túm thằng có tóc chứ không túm thằng trọc đầu, lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, dùng thằng liều trị thằng liều. Hắn hết sức khôn ngoan : tìm mọi cách đẩy người khác xuống nước rồi giả vờ vớt lên. Hãm hại người ta nhưng cuối cùng lại để người ta mang ơn mà làm việc cho hắn. Từ tội nhân mà hắn biến thành ân nhân, còn nạn nhân thì biến thành tội nhân phải chịu ơn hắn.
- Chí Phèo : nười nông dân lương thiện nhưng xui rủi bị đẩy vào con đường tha hóa để rồi bị loại ra khỏi xã hội loài người và khi thức tỉnh lương tâm phải chết một cách thảm khốc ( phân tích và lấy d.c minh họa )
à cuối cùng : cả hai đều chết.
à Mâu thuẫn, xung đột gay gắt không thể điều hòa.
- Phản ánh hiện thực mang tính quy luật : còn xã hội vô nhân đạo thì vẫn còn hiện tượng Chí Phèo hay rộng hơn là hiện tượng người thiện lương bị tha hóa rồi phải chết một cách thê thảm.
2. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
a. Tình yêu thương ( hạt nhân ) : Nam Cao cảm thương sâu sắc trước những số phận đau khổ. Nhà văn dù không nói trực tiếp mà lại hết sức khách quan, khách quan tới mức sắc lạnh nhưng ân sau trong đó là một nỗi đau và niềm xót thương vô hạn về kiếp người bị tước đoạt, chà đạp về nhân hình lẫn nhân tính
Nam Cao miêu tả Thị Nở xấu đến nỗi không còn từ nào có thể diễn tả hết cái xấu xa, dở hơi của thị. Thị càng xấu, càng dở hơi, đần độn, cứ là tác phẩm không hoàn thiện của tạo hóa thì tác phẩm càng hay. Nếu thị mà đẹp như giai nhân thì có lẽ niềm cảm thương sâu sắc về bi kịch của Chí không sâu sắc và xúc động như ta nghĩ. Một sản phẩm bị lỗi lại là thứ mà Chí ao ước, khát khao mà không có được.
b. Bản cáo trạng đanh thép xã hội bất nhân :
1. Xã hội vô nhân đạo, giai cấp thống trị đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường tha hóa ( d/c )
2. Xã hội tiêu diệt tận cùng quyền sống của con người ( lấy 2 đoạn đời Chí Phèo làm dẫn chứng ), hủy hoại cả nhân hình lẫn tính.
Trong Chí Phèo không bao giờ tồn tại cả nhân hình lẫ nhân tính. Muốn tồn tại nhân hình thì nhân tính mất đi, phải bán đi linh hồn của mình để tồn tại. Còn khi nhân tính trở về thì phải tự thủ tiêu cuộc sống, chết thê thảm.
c. Khẳng định, đề cao con người : bản chất lương thiện trong những con người nghèo khổ và sức mạnh của sự thức tỉnh lương tâm.
Bản chất lương thiện ở những con người xấu xí, kệch cỡm.Chí Phèo bị chà đạp nhân hình lẫn nhân tính. Bá Kiến nhuộm đen nhân tính Chí Phèo. Trong con người tưởng như cả xác lẫn hồn đều mất đi nhưng vẫn tồn tại bản chất lương thiện. Xã hội dù khô héo tình người nhưng nhân tính trong Chí vẫn chưa cạn. Chí khóc khi được ăn cháo hành của thị Nở chính là minh chứng sinh động cho bản chất lương thiện trỗi dậy của y. Chí trở lại lương thiện bằng nước mắt. Tình thương của thị giúp bản tính thiện lương của Chí hiện hình. Chính thị là phát hiện lớn nhất về Chí Phèo. Thị dở hơi, đần độn, là sản phẩm không hoàn thiện của tạo hóa nhưng thị có cái mà cả một xã hội lạnh lùng kia không có : ấy chính là tình thương. Tình thương của thị đánh thức lương tâm Chí, cứu vớt số phận Chí, để Chí sống đúng nghĩa một kiếp người, dù chỉ có 5 ngày.Sức mạnh thức tỉnh lương tâm : cái chết của Chí chính là sự chiến thắng của lương tâm. Chí Phèo gắng gượng về với xã hội con người, chỉ cần mở cửa là trở về nhưng nó lại đóng sầm lại trước mặt Chí. Nếu Chí không chết, Chí lại sẽ trở về cuộc sống của loài quỹ dữ. Chí chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người. Sự thức tỉnh khiến y nhận ra được giá trị của sự lương thiện, thà chọn cái chết còn hơn là quay về cuộc sống loài quỹ, loài thú như trước đây. Tuy chỉ sống có 5 ngày ngắn ngủi nhưng Chí Phèo đã sống, và chết, như một con người.
d. Giai pháp xã hội : làm sao để con người được sống trong lương thiện ?
Hãy ngăn chặn xã hội vô nhân đạo làm tha hóa con người à phải thay đổi, cải tạo xã hội để nó nhân đạo hơn. Chỉ khi đó lương thiện mới được xác lập.
3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬTNghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Khắc họa cá tính bằng những chi tiết đầy ấn tượng : Bá Kiến gian hung với nụ cười Tảo Tháo, giọng nói ngọt nhạt, giọng quát rất sang, .. Chí Phèo vớing oại hình đặc biệt biệt gây ấn tượgn về sự lưu manh hóa.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật : dùng độc thoại nội tâm để nêu bật những toan tính của Bá Kiến, những dằn vặt, xót xa của Chí Phèo. Nam Cao thật sắc sảo, tinh tế khi phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
Nghệ thuật dựng truyện :
- Tổ chức, sắp xếp, dẫn dắt truyện độc đáo, khéo léo, tự nhiên.
- Truyện kể linh hoạch, không theo thứ tự thời gian một chiều
- Kết cấu vòng tròn gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Nghệ thuật dùng ngôn từ :
- Ngôn từ sống động, tự nhiên, phù hợp cá tính riêng của từng nhân vật.
- Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, độc thoại nội tâm kết hợp khéo léo với văn tự sự tạo hiệu quả cho việc đi sâu phân tích tâm lí nhân vật.
III. TỔNG KẾT
Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ; đồng thời là lời kết tội đanh thép xã hội thực dân – phong kiến đẩy con người vào bi kịch cùng cực, bế tắc, tuyệt vọng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top