Chương 5: Quyền lực

Ngày cử hành hôn lễ, Chử Trúc suýt chút nữa ngã lăn ra vì số trang sức cô đeo trên người. Cô tự hỏi Mai Tháp sợ không ai biết Kẻ Trài sản xuất trang sức hay sao mà bắt cô đeo lắm như vậy. Bộ đồ cô mặc cũng được dệt, được thêu bởi năm người thợ may hàng đầu, được nhập về từ nơi khác. Trên đầu cô và cậu Sâm đều đội mũ lông chim. Một cặp chim Lạc được mang tới, khi xong xuôi các thủ tục, lễ bái trời đất, dâng lễ gia tiên trình diện dâu rể xong xuôi sẽ thả cặp chim này, tượng trưng cho việc đôi vợ chồng mới cưới sẽ bay cao bay xa, tự do tự tại, có đôi có cặp đồng hành cùng nhau. Và hơn hết, có có được sự bảo hộ của chim Lạc, của vật tổ.

Thân thích trong thị tộc được đưa sang Kẻ Trài, ai nấy mừng rỡ khi thấy được địa vị của Chử Trúc tại nơi đây. Cô thầm nghĩ, đúng là hôn nhân giữa quý tộc với nhau, ai nấy đều chỉ chăm chăm lợi ích, chẳng mấy ai quan tâm cô và cậu Sâm có thật lòng yêu nhau hay không.

Chử Lang trao quà cưới cho em gái và em rể bằng ruộng đất, Mai Tháp trao quà cưới cho các em. Binh lính kéo chiếc trống đồng vào, chiếc này được đúc chỉ kém kích thước trống của thủ lĩnh. Ở đây, trống đồng càng to, hoạ tiết càng cầu kỳ càng chứng tỏ địa vị. Như vậy nàng Tháp cũng cho mọi người thấy, địa vị của cô lớn thế nào.

Nàng cũng đội mũ lông chim Lạc, khoác áo làm từ lông thiên nga. Nàng đứng bên cạnh trống đồng, tự tay nàng đánh trống. Đây là lần đầu cô được nghe âm vang của trống đồng. Từng nhịp trống vang lên, tựa như thúc giục lòng người, mang theo chính khao khát, ước vọng. Mà Chử Trúc nghe một hồi, lại thấy nuối tiếc. Suốt thời gian qua cô đã bỏ lỡ những gì vậy? Cô có thể nghe rất nhiều bản nhạc nước ngoài, nhưng đặc biệt lại chưa từng chú ý đến những giai điệu, âm hưởng truyền thống.

Nàng Tháp đứng đó, mang khí khái của vị thủ lĩnh, thần thái đó không phải tô son trát phấn mà có, càng không phải học qua trường lớp điện ảnh mà đòi có được. Nó toát ra từ cốt cách, từ xương máu, từ mồ hôi công sức, từ những gì giản dị gần gũi thân thương nhất của người Lạc.

Nàng trao binh quyền cho cô, tục lệ ở đây chỉ có em gái của thủ lĩnh khi kết hôn mới được trao binh quyền. Cô không phải em gái nàng, vậy mà lại được nàng trao binh cho. Hàng nữ binh được tận tay binh Nan binh Ni kèm cặp rèn giũa, có thể chiến đấu trên mọi địa hình, tài năng vẹn toàn, can đảm gan dạ, người nào người nấy hừng hực khí thế, thân hình cân đối, cơ bắp nở nang, nhưng vẫn mang nét đặc trưng của đàn bà con gái Kẻ Trài.

Giờ cô mới thấy Mai Tháp coi cô là em gái thật, nàng đúng là đã rất dụng tâm, nàng biết cô không giỏi võ nghệ, thể trạng cũng chẳng thể tập luyện được, nên mới đầu tư đào tạo đội nữ binh này để luôn túc trực bảo vệ.

Nàng còn nói cô nói không có người thân là nữ ở đây, nên đặc biệt trước ngày cử hành hôn lễ đã cho một người phụ nữ mà người ở đây hay gọi là mụ Năm, chuyên về khoa sinh nở, và các vấn đề tế nhị của chị em phụ nữ, đến chia sẻ kinh nghiệm cho cô về vấn đề "giao duyên".

Vì cha mẹ Mai Tháp và Mai Sâm không còn, nàng lại đương vị thủ lĩnh, nên vợ chồng người em cung kính hành lễ với nàng. Mai Tháp nhìn đứa em trai tới ngày thành lập gia thất, rồi nhìn sang em dâu, nàng cười hiền, chúc phúc cho đôi trẻ. Thật hiếm hoi khi thấy Mai Tháp cười một cách dịu dàng như vậy.

Người ta bảo chị cả như mẹ, thật chẳng sai.

Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng, cũng đúng nốt.

-Chính thức nên vợ chồng rồi, đám của hai đứa còn long trọng như vậy thì cũng nên đổi cách xưng hô đi chứ nhỉ? Cứ gọi một câu thủ lĩnh hai câu ngài nghe xa cách quá.

Lúc ăn cơm, Chử Lang nhắc em gái, chàng biết Mai Tháp muốn được nghe cô gọi nàng là "chị", nhưng ngại không dám nói ra.

-Gọi "chị" được sao? Có khi ai đó mặt nhăn như đít khỉ, ra giọng quát tháo, sai người đánh đòn em thì sao?

Chử Trúc dạo này to gan, dám nói đểu Mai Tháp.

-Cũng phải, chị xem bản thân ăn ở sao chứ em cũng sợ chị lắm.

Mai Sâm hùa theo vợ múa phụ hoạ.

-Giỏi nhỉ? Mới được có vài ba hôm mà đã lôi kéo bè phái với nhau.

Mai Tháp nói.

Chử Lang huých nhẹ vào tay nàng, ra hiệu vẫn là nàng nên mở lời trước, chứ Chử Trúc trước sợ nàng như vậy, bảo cô thay đổi cách gọi cũng khó.

-Gọi "chị" đi. Nếu không phải có lễ nghi trọng đại, cứ gọi là "chị". Không người ngoài lại tưởng ta hà khắc với em.

Mai Tháp nói.

-Em gọi "chị" thì chị cũng phải xưng là "chị" chứ?

Cô hạnh hoẹ.

-Ừ.  

Chử Trúc và Mai Sâm nhìn nhau, chẳng nghĩ Mai Tháp đồng ý nhanh đến vậy. Nàng đúng thật là rất cưng cô.

-Chị xếp cho em thế nào mà toàn nữ binh vậy? Nhìn chán muốn chết! Mấy chàng hôm đấu vật đâu? Em chọn lựa kỹ càng như thế chị lại ôm tất, chả chia sẻ cho em gì cả? Chị bớt vài nữ binh đi, cho em đôi ba chàng vào có phải tốt biết bao không?

Chử Trúc đòi hỏi. Mai Sâm nghe xong cau mày, cậu chờ đợi chị mình chỉnh đốn cô. Lần này có mà nọc ra đánh đòn cậu cũng không can, không thèm nói đỡ.

-Nhưng mà vẫn đang đào tạo, còn phải rèn giũa nhiều. Em đi đứng không xong, có khi đang đi còn té ngã, làm sao mà đã cho mấy tên đó theo được. Đợi một thời gian nữa thông thạo rồi, đến thao trường mà chọn, thích ai bảo cái Ni cái Nan sắp xếp cho. Công nhận chả được cái gì, được mỗi cái khéo chọn.

Mai Tháp tủm tỉm cười, màn đấu vật hôm đó đúng là quá đỗi bổ mắt.

-Chọn chọn cái gì? Nàng chỉ được có nữ binh, nữ binh Kẻ Trài chúng ta giỏi biết nhường nào?

Mai Sâm nghe chướng tai.

-Mà làm gì khéo chọn, anh thấy mắt em có vấn đề. Chị em còn phải làm bao việc, đừng có lôi kéo chị em vào mấy trò vô bổ!

Chử Lang mắng cô.

-Sao mà vô bổ chứ? Thủ lĩnh cũng cần có những thú vui. Anh xem, nơi khác người ta còn có cả một dàn "hậu cung", nàng cả đây có cái gì? Chả có gì ngoài mình anh! Em cũng có gì? Em có mỗi chàng Sâm. Anh có biết ngôi vị thủ lĩnh ngồi lên áp lực thế nào, mệt mỏi ra sao không? Người ta cũng cần có thú vui tiêu khiển chứ!

Chử Trúc lý luận, hai người kia càng nghe càng sôi máu.

Mai Tháp đồng tình, nàng gật gù tán thưởng.

-Chị yên tâm, thỉnh thoảng em sẽ tổ chức vài hội thi. Đảm bảo hàng tuyển, hay để em về Kẻ Vạc chọn ra tầm chục người thôi, không thì để em hỏi các thương nhân từ nơi khác tới, xem chỗ họ có không, đưa về đây, chị em mình thiết đãi hậu hĩnh. Mình cần cái gọi là... giao lưu văn hoá! Đúng vậy! Phải giao lưu văn hoá, học hỏi mọi nơi.

Chử Trúc rất nhanh nhạy, cô lập tức lên kế hoạch. Thậm chí nếu cần, hãy để cô đi tiên phong tổ chức cuộc thi Nam Vương thời này đi!

-Luyên thuyên cái gì đấy?

Chử Lang nhéo tai em gái, suýt nữa chàng lôi cô lên vụt cho mấy cái, nhưng tại vì quyền lực của cô ở đây lớn nên chàng phải nhịn.

-Chàng làm cái gì đấy? Không ra thể thống gì cả!

Mai Tháp bênh vực, nàng đánh một cái vào tay chàng.

Những ngày tiếp thu văn hoá ở Kẻ Trài, Chử Trúc mới biết rằng trống đồng như một "cuốn lịch" của con người ở thời kỳ này. Những hình ảnh khắc hoạ trên trống đồng, tượng trưng cho ngày tháng, và những hình ảnh người, vật xung quanh, đều tượng trưng cho mỗi mùa, vào thời điểm này thì người ta có những hoạt động gì. Nói về "xem lịch", cô bái phục Mai Tháp, nghe nói các già làng, và các thủ lĩnh mọi nơi, là người nắm rõ nhất về cách tính ngày tháng. Cô nghe nàng Tháp nói, ngày xưa nàng cũng chật vật mãi, sau luyện nhiều thành quen.

Chử Trúc còn ấn tượng hơn cả với tục thờ cúng, lễ hội ở thời kỳ này. Ở Kẻ Trài, người đứng đầu các khoa chiêm tinh bói toán, nghi lễ cúng bái, kính thưa các thể loại liên quan tới đời sống tâm linh là Thầy Mân Thị. Cô đã từng thấy có lần thầy Mân Thị này làm lễ ở dưới gốc cây, cúng kiếng linh đình lắm, còn khoác cả áo choàng lông mà bình thường chỉ thấy quý tộc được dùng, hay đội mũ lông chim, tay cầm quyền trượng, nhìn đức cao vọng trọng lắm.

Ả Vang bảo, tục lệ muôn đời, là dù có tảng đá, cái cây ven đường, nếu như thầy pháp cảm thấy "linh ứng", người dân đều xì xụp khấn vái, cầu nguyện.

Tuy nói về thờ chính, thì có thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Lúa, hay thờ vật tổ là loài Chim loài Rồng. Nhưng nói về hệ thống thờ đa thần thì cũng vô vàn vô kể, ví như con trâu, muôn đời có câu "con trâu là đầu cơ nghiệp", nếu như trâu nuôi để sử dụng vào mục đích tế lễ, thì gọi bằng "Ông Trâu". Hay như ông hùm ông beo, rồi lại các ông thần cây đa, ma cây gạo, còn nữa, đi đường sông đường biển, đôi khi người ta cũng thờ cúng khấn vái. Ở Kẻ Trài hay nhiều nơi còn có tục, ai hay đi biển thì xăm những vẩy rồng lên người, để cho loài thuồng luồng thấy, tưởng rằng đồng loại mà tha cho. Hoặc thuyền bè vẽ đôi mắt lên thuyền, để cho chúng không làm hại.

Nói về thuồng luồng, Chử Trúc có nghe kể qua, theo cô tưởng tượng thì đây là một loài mà giờ người ta gọi là "thằn lằn cổ rắn", còn tính chính xác là bao nhiêu % thì cô không rõ vì cô chưa từng được thấy, chỉ có nghe người từng gặp kể lại. Còn cá sấu lại là khác, không thể đồng nghĩa với "thuồng luồng".

Công xưởng trang sức nơi Chử Trúc phụ trách gặp đúng tình huống mà cô tối kỵ. Bản thân Chử Trúc không phải là người bài xích tâm linh, nhưng cô cực kỳ dị ứng với việc tôn sùng thái quá, hay như cái cách người ở đây quá sùng bái thầy Mân Thị.

-Thế giờ làm sao? Đến cả già làng, các vị trưởng lão, thủ lĩnh còn phải kiêng nể tao vài phần, thế mà có mấy thứ này chúng mày cũng tiếc? Này nhớ tiếc của bà thì sau này nhờ vả cái gì, công to việc nhỏ cũng đừng bén mảng tới. Mà ở Kẻ Trài này, chúng mày ma chay hiếu hỉ, hay các lễ hội hè mà không có mặt bà thì đừng mong làm được cái gì.

-Nói linh tinh cái gì ở đây?

Chử Trúc nghe ồn ào liền ra xem, người cô chướng mắt đã xuất hiện. Hôm nay Mân Thị tới đây để "xin" đồ trang sức.

Ả Vang nghe lệnh cô bảo từ chối không cho nên bị bà ta xỉ vả.

-À đây rồi nàng hai. Cái con ranh con nứt mắt này nó ngăn cản tôi lấy đồ. Mấy cái thứ này ở Kẻ Trài làm ra thiếu gì, nói không phải chứ thủ lĩnh còn sai người mang đến cho tôi chả hết. Giờ tôi bảo một câu chắc cũng có người dâng đến cho. Nhưng mà thôi, tôi lấy ở đâu thì ở đấy được lợi lạc. Mà cái con ranh con nô bộc này, nó...

-Đây không phải chỗ để cho bà đến xin xỏ. Có xin người ta còn phải xin cho đàng hoàng, chứ không phải câng câng cái mặt lên xong đến đây ra vành ra vẻ. Kẻ Trài có làm ra trang sức, cũng là công sức của biết bao người, đến tận công xưởng thì cũng thấy rồi đấy, từ lớn đến bé, già đến trẻ, có ai mà không lao động mà đòi có ăn không?!

Chử Trúc nghe chướng tai, cô nói cho một bài.

-Ô hay? Thế ý nàng hai là tôi đây không làm mà đòi có ăn? Cả Kẻ Trài này chắc có ai không biết tôi làm gì? Không có tôi thì ai là người kêu cầu tới thần linh? Không có tôi thì lấy đâu ra mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu? Không có tôi...

Ả Vang kéo kéo tay Chử Trúc, ý bảo đừng nên động đến Mân Thị, già làng trưởng lão còn phải nể bà ta vài phần. Cô động đến bà ta e rằng bất lợi.

-Đúng là không làm mà đòi có ăn! Mưa thuận gió hoà là do thời tiết, không phải do bà phun nước bọt tạo mưa! Càng không phải do bà nhăn cái mặt là có nắng chói chang! Có lúa mà ăn là do người làm nông biết trồng trọt cày cấy, biết chăn nuôi các loại. Kẻ Trài này nổi tiếng về đồng cũng là do có đầy đủ nguyên liệu, có kỹ thuật chế tác. Bà góp công sức gì? Khua môi múa mép xong chờ người ta mang tiền của đến cúng bái? Chờ được trọng vọng?

Chử Trúc mắng cho một tràng.

Người ở công xưởng tuy cũng sợ cô động tới thầy pháp nhưng nghe cô nói thấy cũng có lý. Vì bao công sức mồ hôi của họ bỏ ra, đương nhiên ai chả muốn được ghi nhận. Giờ tự dưng có người không ghi nhận thành quả lao động của họ, nhận vơ ôm về mình thì ai mà nghe được.

Mân Thị bị nói ngượng mặt, tính đến gần chỗ Chử Trúc nhưng bị nữ binh can. Nhìn sắc mặt của nữ binh, bà ta lui lại, tức mình bỏ đi.

-Bẩm nàng, xảo sợ rằng thầy Mân Thị sẽ đi tố cáo nàng, sợ rằng thủ lĩnh sẽ trách phạt nàng.

-Chị ấy sẽ không trách phạt ta.

-Bẩm nàng hai, cho hồn nói lời này, tuy nàng nói rất đúng, và cách cư xử của thầy Mân Thị có chút thái quá, nhưng ở đây trên dưới đều sùng bái thầy ấy. Hồn e rằng nàng sẽ gặp bất lợi. Hay là nàng đến nhận lỗi với thủ lĩnh trước?

Nữ binh nói với Chử Trúc.

-Có lỗi gì đâu mà phải nhận. Không sợ, thích đối chất cũng tốt, ta sẽ nói trước mặt mọi người, để cho đỡ u mê vào bà ta!

Chử Trúc quyết tâm.

-Bẩm nàng, không biết ở Kẻ Vạc ra sao, chứ ở đây không động đến thầy pháp được đâu. Thầy ấy có thể nói chuyện gặp gỡ thần linh, sai khiển binh tướng, lỡ may động phải...

Nữ binh vẫn lo cho cô.

-Bây giờ ta hỏi chị, để gia nhập được đội nữ binh của thủ lĩnh chị có mất thời gian và công sức tập luyện không?

-Dạ có.

-Vậy chị thấy trong quá trình chị tập luyện thầy Mân Thị giúp đỡ chị không? Chịu khổ thay chị, hay hàng ngày luyện tập võ nghệ? Hay tập bắn cung săn bắn cưỡi ngựa? Hay luật lệ trong đội binh nghiêm khắc bà ta chịu phạt thay chị?

-Dạ không.

-Vậy rõ ràng bà ta không làm cái gì thay chị cả. Thành quả của chị có được ngày hôm nay do sự cố gắng và nỗ lực của chị mà thành. Thì cớ gì chị lại vì vài ba câu hăm doạ của bà ta làm nhụt chí? Như vậy có thể đi theo bảo vệ ta được không? Giả dụ bà ý bảo cho "binh tướng" tới, như vậy chị sẽ bỏ ta mà chạy?

Chử Trúc hỏi dồn.

-Dạ không, chúng hồn thề chết bảo vệ chủ nhân!

Nữ binh lập tức quỳ xuống, mấy người nữ binh còn lại cũng quỳ xuống theo. Ả Vang thấy vậy cũng quỳ gối phục tùng.

-Đây chính là câu trả lời.

Nữ binh kia hoàn toàn khâm phục Chử Trúc. Ngay trong lúc ấy, nàng đã tự thề dù có thế nào cũng sẽ bảo vệ cô đến cùng. Những người còn lại cũng có ý nghĩ như vậy. Nếu Chử Trúc bị xử tội, họ không thể chống lại mệnh lệnh thủ lĩnh, vậy họ sẽ chịu tội chung với cô.

Mai Tháp ngồi trên ngai thủ lĩnh, các vị trưởng lão già làng có mặt đông đủ, tạo thành một phiên xét xử công khai. Nàng nhìn sang bên phía Chử Lang và Mai Sâm, phen này nàng Trúc đắc tội khó cứu vãn rồi. Mai Tháp tuy là thủ lĩnh, nhưng ở đây, ai ai cũng rất nghe lời thầy Mân Thị. Vốn dĩ bà ta là cái gai trong lòng Mai Tháp đã lâu, nhưng sự ủng hộ của người dân và già làng đối với bà ta là điều nàng khó có thể kiểm soát được.

Chử Trúc được binh Nan binh Ni đưa tới. Đội nữ binh và Ả Vang không rời cô một bước. Nàng Tháp nhìn cảnh này, và cả cảnh đội nữ binh tự dàn trận để bảo vệ Chử Trúc. Nhìn qua cũng biết, họ đã sẵn sàng hy sinh nếu như Chử Trúc bị kết tội. Binh Nan binh Ni nhìn nhau, đội nữ binh do họ đào tạo tuyệt đối trung thành, chắc chắn Chử Trúc phải có gì đó mới khiến họ chấp nhận hy sinh bản thân như vậy. Việc dàn trận như vậy trước mặt thủ lĩnh khi chưa có lệnh là phạm luật, cho dù không chết cũng sẽ bị đánh vào chục roi.

Chử Trúc bình thản, bên dưới còn có người dân Kẻ Trại kéo tới xem. Giờ cô đã hiểu vì sao Ả Vang và người nữ binh kia lo sợ cho cô như vậy. Đây có thể nói là sức ép dư luận đặt lên người Mai Tháp.

Nàng chưa nói gì. Còn cô, chính cô có hai lựa chọn. Một là chấp nhận hạ mình, nói lời xin lỗi, chấp nhận bị "bắt vạ" dù có địa vị cao. Hai là giữ vững lập trường. Cô cũng đang phân vân, với những người đã quá quen thuộc với những nghi lễ, những lời phán truyền doạ người của thầy pháp, thì liệu có chịu nghe những gì cô nói không? Cho dù cô có nói đúng, nhưng người ta không muốn tin, thì cô cũng thành sai.

Thậm chí cô có thể bị nhấn chìm trong bia miệng. Mai Tháp liệu có cứu nổi cô không?

Chử Trúc nhìn ánh mắt của Mai Tháp, cô đã biết nàng đứng về phía mình. Đây vốn là điều mà cô rất tự tin, nhưng giờ chẳng nhẽ cô lại đẩy nàng vào thế khó?

-Thầy Mân Thị vừa nêu tội của em, em có gì muốn nói không?

Nàng Tháp hỏi.

-Em không.

-Em nghĩ sao về những lời buộc tội đó?

-Em không nghĩ gì. Lúc đó em chỉ nóng nảy nhất thời mà thôi.

Mai Tháp không ngờ nàng đã tạo điều kiện cho cô như vậy rồi cô còn không nắm lấy. Chử Lang và Mai Sâm biết ý Mai Tháp, và cũng không hiểu sao cô lại dửng dưng như vậy.

-Bẩm nàng, thủ lĩnh đã nói vậy rồi.

Nữ binh kia nhắc cô.

-Bẩm nàng hai, nàng mau nói đi, nói như ban nãy.

Chử Trúc không phải chịu thua, mà là cô sợ rằng Mai Tháp bênh vực mình sẽ mất lòng già làng trưởng lão, cộng thêm việc người dân Kẻ Trài phản ứng.

-Chúng hồn đã sẵn sàng dàn trận để bảo vệ nàng. Nàng đừng để mọi người phí công vô ích.

Nữ binh kia nhắc tiếp.

-Đây là chỗ để cho các ngươi thể hiện? Hay đây là định phản lại thủ lĩnh?

Già làng lên tiếng.

-Phi! Rút trận mau!

Binh Nan nhắc.

Đội nữ binh đi theo Chử Trúc đứng yên không động đậy, lúc này người của công xưởng trang sức cũng kéo đến. Họ thà không làm, chứ nhất quyết không thể giương mắt nhìn cô phải chịu trận một mình. Chử Lang thở phào, nãy chàng thấy Chử Trúc ương bướng không chịu tự bảo vệ bản thân, chàng đã sai Cu Chạ - nô bộc thân cận của mình chạy đến công xưởng trang sức báo tin, thuyết phục mọi người tới. Cu Chạ không ngờ hắn còn chưa kịp nói gì, mọi người đã đồng loạt buông hết dụng cụ đồ nghề, chỉ để lại hai người trông xưởng, còn đâu kéo hết tới đây.

Mai Sâm gõ tay vào thành ghế, ra ý bảo cu Mạ đi chuẩn bị. Nếu hôm nay Chử Trúc mà bị trừng phạt, cậu cũng sẽ làm lớn chuyện một phen, cùng lắm thì cậu và cô sẽ bỏ xứ mà đi.

Mai Tháp vẫn chờ đợi, nàng không hạ lệnh, nàng muốn chờ những người kia thúc ép Chử Trúc. Nàng biết lần này cô vì mình, nhưng nàng không cần cô phải làm vậy.

-Các vị thấy rõ rồi chứ? Đây chính là mầm mống nhen nhóm. Nữ binh dàn trận bảo vệ, đã vậy còn hô hào người ở công xưởng tràn tới. Nếu như không trừng trị làm gương, thì ngày mai mặt trời sẽ tắt, chúng ta không còn thấy ánh nắng nữa, màn đêm bao phủ, dịch bệnh thiên tai ập xuống, mùa màng thất bát, Kẻ Trài này biết tồn tại làm sao?

Thầy Mân Thị đe doạ. Lời bà ta nói làm già làng trưởng lão xôn xao, người dân cũng sợ hãi.

-Nàng hai, ban nãy nàng đã nói những gì? Khẩn xin nàng... nhắc lại!

Người ở công xưởng lên tiếng.

-Nếu nàng không nói, chúng hồn sẽ mãi không nhận ra được sự thật!

Nữ binh tên Phi nói.

-Chử Trúc.

Mai Tháp thấy cô vẫn im lặng, nàng đánh tiếng. Ở cương vị thủ lĩnh, nàng không thể nào ra mặt nói lời thúc giục cô được. Nhưng thấy cô cứ không chịu mở miệng nói nàng thật sốt ruột. Chẳng nhẽ lại sai binh Nan binh Ni lấy roi ra đánh cô mấy cái?

-Bọn tôi cũng không muốn mang tiếng ép buộc nàng hai, thôi thì có gì nàng cứ việc nói. Nhưng mà nói gì cũng phải giữ lễ nghi lề lối!

Già làng nhấn mạnh.

-Vì đây là hiềm khích giữa tôi và bà, vậy nên tôi và bà sẽ đối chất với nhau.

Chử Trúc không thèm thưa gửi, cô quay sang nói với Mân Thị.

-Nói đi! Chắc chắn là tôi sẽ thắng nàng!

-Chuyện này không phải thắng hay thua. Mà là bà nói đến việc mặt trời sẽ tắt đúng không? Bà biết người dân ở đây tôn sùng thần Mặt Trời cỡ nào, vậy nên mang vị thần ấy ra để đe doạ người dân? Vậy nếu hôm nay tôi không bị trừng phạt, thậm chí được ban thưởng, mà mai mặt trời vẫn mọc, vẫn chiếu sáng cho Kẻ Trài, và mai hay những ngày sau, không có chuyện chỉ có màn đêm bao phủ thì bà sẽ chịu sự trừng phạt gì?

Chử Trúc hỏi.

-Đây... nàng cố ý khinh chê thần linh!

-Tôi rất tôn sùng thần linh, và đặc biệt tôn sùng thiên nhiên. Và đương nhiên, thần Mặt Trời hay Mặt Trăng cũng không ưu ái một mình bà. Những người làm nông ở đây, có ai không phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời, có ai không phải gieo mạ cấy lúa mà tự dưng được bà ban cho gạo để ăn không? Nếu vậy tôi sẽ để ra một mảnh ruộng, không gieo mạ không cấy lúa, chỉ để riêng một mảnh đất không, tôi muốn chứng kiến cảnh bà cầu cúng thần linh, cầu xin Mẹ Lúa, để cho lúa tự mọc lên. Còn nếu bà bảo có thể giao tiếp với thần linh, hô mưa gọi gió, cũng được thôi, giờ vẫn đang rất lạnh, tôi muốn mùa hè đến thật nhanh, ngay lúc này. Bà hô mưa gọi gió, vậy ngưng cơn gió lạnh đang thổi vào đây đi!

Chử Trúc lời lẽ đanh thép nói.

-Dòng họ nhà tôi nhiều đời làm thầy pháp ở Kẻ Trài này, có đời thủ lĩnh nào mà không tôn kính? Nàng dám thách thức tôi như vậy?

Bà ta tức đến đỏ mặt tía tai.

-Đây, Ả Vang chưa từng một ngày tập võ, bà cúng kiếng kêu gọi thần linh giúp ta, để cho thị tinh thông võ nghệ, nghiễm nhiên đứng cùng hàng với hai người nữ binh thân cận nhất của thủ lĩnh đi.

Cô "ra đề".

-À quên, còn nữa, nếu tài giỏi vậy thì cần gì phải tới công xưởng xin trang sức? Còn bảo thủ lĩnh sai người mang đến cho chả hết. Giờ bà làm phép, để thủ lĩnh tự dâng cả công xưởng cho bà đi. Nhân tiện, dạo này công xưởng quá bận rộn, bà làm phép làm sao cho có binh tướng đến giúp đỡ, tăng năng suất cho công xưởng, mang lại lợi ích cho Kẻ Trài!

Chử Trúc thách thức. Cô không phủ nhận chuyện có binh tướng dưới tay thầy pháp. Nhưng cô cũng biết cái gì cũng có giá của nó. Binh tướng có thể nghe lệnh thầy pháp, nhưng với điều kiện không được để người trần thấy, nếu để người trần thấy là phạm phải điều cấm, binh tướng lập tức phản lại thầy.

-Nói về binh tướng, binh lính của thủ lĩnh chúng ta ai cũng thấy, trung thành tuyệt đối. Vậy binh tướng của bà không ai nhìn thấy, ai biết có trung thành với thủ lĩnh không? Lỡ may không trung thành với thủ lĩnh, trung thành với mình bà, như vậy chả phải mối nguy hại cho Kẻ Trài sao?

Chử Trúc chưa buông tha, cô dồn tiếp.

-Bẩm thủ lĩnh, đây là vu khống! Tôi không có binh!

-Vậy sao? Thế sao bình thường ngươi đều bảo với mọi người ngươi có "binh lính nhà trời, bề trên cắt cử" trong tay.

Mai Tháp hỏi.

-Dạ... bẩm...

-Thành quả của người dân Kẻ Trài, là do mồ hôi xương máu của họ đánh đổi lại, chứ không phải do bà hô hào múa phép mà thành. Nếu như không ai chịu làm ăn, hay rèn luyện, cho dù bà có múa phép cỡ nào cũng không thể giúp nơi này phát triển được! Ta không phủ nhận việc có trời có đất có thần có quỷ có người có vật, vì đó vốn là quy luật của cuộc sống, và là sự vận hành của vạn vật. Nhưng tất cả ở đây đều phải nhìn cho rõ, con người mới chính là kẻ quyết định. Cơm không thể tự có nếu ta không vào bếp nấu. Ai biến ra được những thứ đó cho ta? Hơn nữa còn sợ bà ta một phép, bà ta đem lại được điều gì? Ngoài việc doạ nạt khiến cho người người lo sợ nhà nhà hoang mang? Còn dám doạ nạt người khác nếu không có bà ta thì đủ thứ việc không thành, như vậy chức vị của bà ta còn cao hơn cả thủ lĩnh? Bẩm thủ lĩnh, xin ngài xử lý công bằng!

Cô quỳ xuống, đội nữ binh theo cô cùng Ả Vang cũng quỳ xuống. Chử Lang và Mai Sâm đến trước mặt Mai Tháp quỳ xuống, những người ở công xưởng quỳ theo. Binh Nan và binh Ni nghe lời Chử Trúc nói bị thuyết phục cũng quỳ xuống, binh lính nam nữ theo vậy cũng phục tùng. Già làng trưởng lão không thể nói lại, Mân Thị nhìn cảnh này sợ hãi quỳ sụp xuống.

-Những gì nàng hai nói hoàn toàn chính xác, ngươi đã quá lạm dụng quyền hạn của mình, đến mức khó có thể tha thứ! Ngươi vì danh vì lợi mà khiến người dân Kẻ Trài u mê, mù quáng tin theo ngươi. Ngươi lại còn muốn vượt mặt thủ lĩnh? Người đâu, giáng bà ta xuống làm nô bộc, phạt đánh 100 roi thị chúng, cho đi khổ sai lao dịch suốt đời! Có như vậy ngươi mới thấy người ta phải cực khổ thế nào để trang trải cuộc sống!

Mặc cho tiếng kêu la van xin, Mân Thị bị binh lính lôi đi, áp theo lệnh mà trừng phạt.

-Bẩm thủ lĩnh, chúng ta không thể không có thầy pháp.

Đúng là rất khó để thay đổi suy nghĩ của mọi người. Nhưng Chử Trúc nghĩ, mình người đời sau, những gì xảy ra ở nhiều đời trước mình cũng không có khả năng thay đổi theo quan niệm, tư duy của mình được.

-Về việc này ta thấy sẽ có bài "kiểm tra" để chọn ra người phù hợp, thầy pháp ở Kẻ Trài phải là người có đức độ, tuân thủ luật lệ và phục tùng thủ lĩnh!

Mai Tháp nhấn mạnh.

Chử Trúc, Chử Lang và Mai Sâm hoàn toàn ủng hộ, quyền lực của vị thủ lĩnh và luật lệ Kẻ Trài phải được giữ vững, không thể để kẻ mượn danh thần thánh làm nhiễu loạn được. Người dân và già làng trưởng lão đồng loạt tán thành.

Khi mọi người đều đã giải tán, Chử Trúc theo Mai Sâm trở về. Thì đội nữ binh theo cô nán lại. Binh Nan binh Ni đứng đó nhìn họ. Ai nấy đều cúi mặt, có người có lén đưa tay ra sau chạm vào mông.

-Mỗi người lãnh 30 gậy. Làm thế có đáng không?

Binh Nan hỏi.

-Em thấy xứng đáng. Bọn em đều biết hậu quả phải chịu.

Nữ binh tên Phi là người đầu tiên nằm sấp xuống đất, những người còn lại cũng làm theo. Binh Nan giơ tay ra hiệu, mấy người cầm gậy đi tới, một người đứng đếm, tuy bị đánh đau nhưng không một tiếng kêu la vang lên. Đây là luật ngầm của họ, chỉ cần có một tiếng kêu sẽ bị đánh lại từ đầu.

Từ phía xa, Cu Chạ đứng đó nhìn, hắn nhìn người mình thầm thương trộm nhớ đang gồng mình chịu phạt. Nhưng hắn thật sự ngưỡng mộ nàng, nàng biết mười mươi sẽ bị đánh nhưng vẫn chấp nhận chịu trừng phạt. Ở Kẻ Trài này, việc lấy được nữ binh làm vợ, nhất là nữ binh trong đội cận vệ đi theo thủ lĩnh, hoặc những người có vai vế là điều đáng tự hào. Nhưng hắn nhìn lại thân phận mình chỉ là nô bộc, nên chưa bao giờ dám bày tỏ với nàng.

30 gậy đánh xong, đội nữ binh của Chử Trúc đứng dậy.

-Chị Nan, xin chị đừng nói với nàng hai, tính cách nàng ấy có hơi thẳng thắn, tuy đây là xử phạt đúng luật, nhưng nếu nàng ấy thấy không hài lòng có thể sẽ gây chuyện.

Binh Phi nói.

-Em nghĩ bọn chị không nói thì không đến tai nàng hai được sao? Không sao, nàng hai chẳng phải người tuỳ tiện. Em nhìn ban nãy, suýt nữa nàng hai đã vì thủ lĩnh mà chấp nhận bị bắt vạ đấy còn gì.

Binh Nan vỗ nhẹ vào vai binh Phi.

-Nói là được rồi, không cần phải tranh thủ động tay động chân đâu.

Binh Ni nhắc nhở.

-Có thế cũng ghen.

Binh Nan lẩm bẩm, không dám nói to.

-Ơ kìa chị!

Vừa bước chân lên bậc thềm, Ả Chân đã vội vàng giúp nàng Tháp cởi áo khoác. Nhìn sơ qua nét mặt của nàng cũng biết nàng đang rất gấp rút. Mai Tháp đi thẳng vào trong phòng em trai mình, nàng không thèm gõ cửa, đạp cửa thẳng vào, tóm lấy cổ áo Mai Sâm lôi ra ngoài. Cu Mạ vội đỡ lấy chủ nhân không sợ cậu bị ngã. Hai nữ binh đứng chắn trước cửa không cho người quấy rầy, họ đóng cửa lại. Chử Lang kéo Mai Sâm ra một góc.

Ngay lúc này nàng dùng một động tác nhanh gọn nhẹ, quăng Chử Trúc lên giường. Chử Trúc sợ hãi trước sự thô bạo của Mai Tháp. Nàng trước cũng chưa từng mạnh tay với cô đến như vậy. Chử Trúc bị nàng ép nằm sấp xuống giường, nàng nhanh thoắt thoắt tháo đai lưng của cô ra, chỉ đôi ba động tác kéo cái váy quây của cô ném sang một bên.

-Chị làm cái gì đây!!!

Mai Tháp rút cái roi da đeo bên hông ra, vụt tớt tấp vào mông cô. Roi da này thường ngày làm vũ khí, Mai Tháp thỉnh thoảng dắt bên mình, có khi cưỡi ngựa dùng tới, hoặc có khi chỉ đeo bên hông phòng thân.

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

-Đau... đau chết em... đừng đánh nữa...

Hai mươi roi da đánh xuống, mông cô sưng tấy, lằn roi chồng chéo lên nhau, có lằn còn tím lại. Lực đạo của Mai Tháp không hề nhẹ, lại thêm dụng cụ đánh là bằng roi da, Chử Trúc đau như muốn xé da, cô nhăn nhó cựa quậy nhưng không thể thoát khỏi bàn tay giữ chặt mình của Mai Tháp.

-Quỳ lên!

Chử Trúc sợ sệt, cô tưởng Mai Tháp đối với mình đã hiền hoà hơn nhiều rồi, chẳng ngờ nàng vẫn ghê gớm như vậy.

Cô lóc cóc quỳ lên, với vội cái váy quây để che thân phía trước.

Chử Trúc cho rằng Mai Tháp định bênh vực bà thầy pháp kia nên mới đánh mình như vậy.

-Em có biết suýt chút nữa thôi là em bị mấy người đó bắt vạ rồi không? Em nghĩ động đến thầy pháp mà họ dễ dàng tha cho em sao? Tại sao lúc đấy mãi mới chịu nói? Ta cần em phải đứng ra bảo vệ sao? Nếu ngồi ở ngôi thủ lĩnh này mà người nhà ta không bảo vệ được, để cho họ đè đầu cưỡi cổ, hay để cho bà thầy pháp đó mị dân, thì còn ai nghe lệnh của ta? Như vậy chả khác nào ngôi thủ lĩnh này là bù nhìn sao? Ta sớm đã chướng mắt với cái việc bà ta lập đàn cầu cúng, hô mưa gọi gió, làm đủ mọi trò, lại còn thêm người dân già trẻ lớn bé đều phải nghe lời bà ta, lắm lúc còn tốn biết bao công sức và tiền bạc của nơi này chỉ để bà ta thoả mãn cái danh cái lợi! Những cái đó sao em không nghĩ đến, mà em còn ra vẻ đang giúp ta? Em giúp cái gì? Giúp cái gì khi mà em có thể bị bắt vạ? Giúp cái gì khi người nhà của thủ lĩnh còn phải xin lỗi bà ta?!

Mai Tháp mắng cô một tràng dài.

Chử Trúc giờ mới nghe ra lý do vì sao nàng đánh mình. Nàng tức giận như vậy vì sợ cô có chuyện.

-Em xin lỗi... tại lúc đó... em sợ... em sợ chị... bị gây khó dễ.

Cô run run nói.

-Nếu ta không trừng trị bà ta thì làm gì còn ai nghe lệnh thủ lĩnh? Nếu để bà ta cứ làm cho người dân Kẻ Trài u mê tin theo thì làm sao họ còn chịu khó làm ăn, chịu khó phát triển? Rồi làm được bao nhiêu mang đi cầu cúng, quyết định công to việc nhỏ gì cũng phải theo ý bà ta. Em nói xem, bà ta có thể làm được gì? Mang lại lợi ích gì cho Kẻ Trài. Chẳng qua là giúp chúng ta thoả mãn vấn đề tâm linh mà thôi!

Mai Tháp nhấn mạnh.

-Nó vẫn phải song hành, vì Kẻ Trài chúng ta đến cái cây tảng đá ven đường người ta cũng có thể thờ cúng. Hơn nữa tục lệ ở đây vốn thờ Mặt Trời Mặt Trăng, thờ Mẹ Lúa Thần Sông Thần Biển. Rồi cả Thần Rừng...

Chử Trúc nói.

-Đúng vậy, hình ảnh nghi lễ khắc hoạ rất rõ ràng trên trống đồng, trên những thứ lưu trữ hiện nay, bát đĩa cũng có loại được khắc hoạ. Sau khi tiếp xúc với thủ lĩnh một số nơi, ta nhận ra điểm yếu của Kẻ Trài trước đây là trao quyền hành quá lớn cho thầy pháp, ta cũng e có ngày không còn tiếng nói ở nơi này nếu người dân quá sợ hãi vào mấy thứ đó. Thế nên ta dự định sẽ tìm người mới thay thế, nhưng một mặt phục vụ nhu cầu tâm linh cho Kẻ Trài, một mặt vẫn phải trung thành, biết bảo ban người dân và tuân theo luật lệ của Kẻ Trài.

Mai Tháp vốn có cái nhìn rất chuẩn xác. Chử Trúc giờ mới thấy lúc đó mình lo thừa.

-Em sợ chị cũng mê muội giống thế... nên...

Cô lắp bắp.

-Nằm xuống đây.

-Dạ? Chị đánh rồi còn gì...

-Chưa đủ.

Mai Tháp ngồi xuống giường, vỗ nhẹ vào đùi mình.

-Đừng... hơn nữa em không thể nằm ngang đùi chị được...

Cô nói.

Mai Tháp kéo một cái mạnh, Chử Trúc dù không muốn vẫn phải nằm sấp trên đùi nàng.

-Đừng đánh nữa... roi da đánh đau quá... em chịu không nổi nữa đâu...

Cô van nài.

"Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp" "Bốp"

-A... đau...

Mông vốn đã trải đầy lằn roi, giờ lại bị đánh thêm, dù nàng dùng tay đánh nhưng cô vẫn thấy đau.

-Năm cái này là đánh thay Chử Lang. Chàng ấy cũng bị em làm hoảng sợ một phen. Chàng ấy còn bảo Cu Chạ về công xưởng trang sức của em gọi người tới. Chử Lang không dám đánh em thôi, chứ chàng ấy cũng tức lắm. Nhớ cho kỹ, có chuyện gì anh chị cũng sẽ bảo vệ em, đừng có mà nghĩ đến việc tự hy sinh mình! Em không đáng giá thế đâu!

Mai Tháp nói rồi nàng nhấc cô dậy. Để cô nằm sấp trên giường.

-Chị đánh xong chưa...

Chử Trúc bặm môi, cúi đầu hỏi.

-Xong rồi.

-Đau quá...

Cô nhăn mặt.

-Ừ, cũng gần nát mông.

Mai Tháp thấy cô kêu nên nhìn, nàng đánh mạnh như vậy, 20 roi da đó làm cô tróc da luôn rồi, cũng may không chảy máu, nếu không cậu Sâm lại sắp sửa giãy đành đạch ra ăn vạ.

-Có chảy máu không...

-Suýt chảy.

-Chị đánh em kiểu gì đấy? Có ai đánh em đến mức độ suýt chảy máu luôn không?

Chử Trúc nghe xong hoảng loạn, cô gào lên bắt đền.

-Chị bảo là suýt, có nghĩa là chưa. Làm cái gì mà mồm năm miệng mười lên như vậy? Bên ngoài còn có nữ binh đứng canh, nói nhỏ thôi không sợ người ta cười cho? Mang tiếng là nàng hai... mà không bằng một binh lính mới gia nhập!

Mai Tháp mắng.

-Vì người ta là nữ binh! Như em thì làm sao làm nữ binh được! Chị biết thừa đấy còn gì! Nhưng mà ai chả có một thế mạnh riêng? Thế giờ em giỏi đánh đấm thì làm sao đi làm công xưởng trang sức cho chị?! Đòi hỏi lắm! Cái gì cũng muốn nhưng không muốn bỏ ra cái gì! Tham lam!

Cô mắng lại.

-Dạo này em được chiều quá rồi ấy nhỉ? Đây là giọng điệu mà em có thể nói với chị sao?

Mai Tháp không hài lòng.

-Ôi chao! Em về đây hai bàn tay trắng... tuy cũng không đến nỗi trắng tay nhưng em chả biết gì. Về đây chị là gì? Chị là bậc trưởng bối, chị gái thì như mẹ, mà đương nhiên em là do một tay chị dạy dỗ mà thành. Chị thấy anh em có mắng em không? Có đánh em không? Chỉ có mình chị, thế chị không phải người dạy dỗ em thì là ai? Nên em có thế nào cũng là do chị dạy!

Nàng bất ngờ trước sự lươn lẹo của Chử Trúc. Nói một thôi một hồi đổ cho nàng cái danh dạy không nên cơm nên cháo gì đây mà.

-Giỏi lắm. Đúng là thua em. Kể ra em chịu khó rèn luyện thân thể, như cái cách em rèn miệng lưỡi ý thì cũng đỡ phần nào.

Mai Tháp nói đểu.

-Người ta bảo bù trừ. Chị nhìn xem... giờ em với chị giống nhau quá thì chẳng phải sẽ rất bất ổn sao? Cứ như này, chị cũng chả phải phòng em!

Chử Trúc thật thà nói.

Mai Tháp nhếch miệng cười, vỗ "nhẹ" vào mông cô.

-Đau!

Cô kêu oai oái.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top