phần 8

Một tác phẩm thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn là nghệ thuật của tứ thơ ấy, một tác phẩm truyện hay không chỉ hấp dẫn người đọc ở cốt truyện đầy kịch tính li kì mà còn ở hình tượng nhân vật. Nếu như nhà văn Nam Cao xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo với hình hài quỷ dữ xong làm nổi bật lên bản chất tốt đẹp của người nông dân thì Nguyễn Tuân một nhà văn tài hoa uyên bác lại xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao là một người tử tù nhưng mang nét tài hoa của những bậc tao nhân mặc khách. Đúng vậy, Huấn Cao giống như một viên ngọc sáng lấp lánh trong trang văn của Nguyễn tuân.

Tình huống truyện của tác phẩm chữ người tử tù là một điều không thể không nhắc đến. Chính sự oái oăm của tình huống truyện đã khiến cho nhân vật Huấn Cao được thể hiện. Huấn Cao là một tội phạm của triều đình nhưng lại có tìa viết chữ rất giỏi, trong một lần làm nghiệp lớn chống lại triều đình ông bi bắt và chờ ngày tử hình. Tại nhà giam ẩm thấp và tối tăm nhưng Huấn Cao vẫn hiện lên là một viên ngọc sáng lấp lánh lấn át đi sự tối tăm ấy.

Nhà văn đã xây dựng nhân vật Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng, có tài năng viết chữ rất đẹp. Tài năng ấy được thể hiện qua lời khen ngợi của viên quản ngục và thầy thơ lại. Khi nhận được tráp báo rằng sẽ có tên tử tù nguy hiểm tên Huấn Cao sẽ bị giải về nơi đây chờ tử hình thì cả hai người đều tỏ ra buồn thay cho một người tài hoa uyên bác như thế. Đặc biệt là viên quản ngục luôn tỏ ra kính trọng người có tài. Có thể nói Huấn Cao phải viết chữ đẹp lắm thì mới khiến cho viên quản ngục ngày đêm tìm cách mong Huấn Cao có thể cho chữ. "Có chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà thì cứ như là vật báu". Cảm phục trước tài năng nên quản ngục tỏ ra kính trọng và biệt đãi Huấn Cao. Là một tử tù nhưng Huấn Cao được biệt đãi được ăn rượu uống thịt. Về phần Huấn Cao thì ông là một người vốn khoảnh. Trừ những chỗ tri kỉ không bao giờ ông cho chữ ai một cách tùy tiện cả. Cả đời ông cũng mới viết có mấy bức cho mấy người bạn thân chứ ông chưa viết cho ai cả. Điều đó cho thấy Huấn Cao tôn trọng chính chữ viết của mình. Ông chỉ cho những ai biết thưởng thức nó và thực sự xứng đáng với nó mà thôi. Đó chính là thiên lương trong sáng trong ông. Không những thế khi được biệt đãi Huấn Cao còn quát mắng viên quản ngục nhưng đến khi được thầy thơ lại nói về tấm lòng của viên quản ngục thì Huấn Cao nhận ra được tấm chân tình và quyết định cho chữ. Đối với Huấn Cao chữ của ông chỉ cho những người có tấm lòng yêu nó. Và ông bật lên câu nói : "Suýt chút nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". Và thế là cảnh tương xưa nay chưa từng có" được diễn ra.

Không chỉ là người tài năng và có thiên lương trong sáng Huấn Cao còn là một anh hùng. Có thể nói Nguyễn Tuân đã sử dụng nguyên mẫu Cao Bá Quát để xây dựng lên hình ảnh nhân vật này. Huấn Cao được biết đến là một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục. Không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông. Nghe đến đây thôi thì ta tưởng Huấn Cao là một người xấu thế nhưng lại không phải vậy. Khi ấy triều đình có những tư tưởng sai lệch, một người có chí lớn như Huấn Cao không thể dương mắt làm ngơ, trong khi dân chúng khổ cực. Chính vì thế mà Huấn Cao không ngần ngại đứng đầu đội quân để chống lại triều đình. Điều đó khẳng định ông quả là một anh hùng không sợ trời sợ đất chỉ biết làm việc nghĩa cho nhân dân mà thôi. Thế rồi ông bị bắt và giam giữ, khi đến nhà lao nơi quản ngục và thầy thơ lại trông coi. Huấn Cao không hề tỏ ra sợ hãi. Biết rằng mình sắp chết nhưng vẫn không ngần ngại có những hành động coi thường những kẻ chỉ biết lấy uy quyền ra dọa nạt. Đầu tiên là hành động giỗ gông khi một trận dệp làm cho Huấn Cao không thê chịu nổi. Mặc cho bọn lính thúc và đánh liên tục Huấn Cao cũng không sợ mà quyết định giỗ gông. Hay khi được biệt đãi Huấn Cao nghĩ rằng viên quản ngục có thể cho thuốc độc vào thức ăn nhưng ông đã không sợ cái chết và vẫn ăn ngon lành. Khi mắng lại quản ngục Huấn Cao cũng nghĩ đến mấy trò trả thù hèn hạ của bọn cai ngục thế nhưng ông cũng chẳng sợ gì. Qua đây ta thấy Huấn Cao quả thật là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất.

Điều thứ ba làm nên một Huấn Cao hoàn hảo đó là khí phách hơn người. Khí phách của ông được thể hiện rất rõ qua những hành động của một vị anh hùng của một người làm chí lớn. Khí phách lớn là khi dám một mình đứng lên chống lại triều đình. Không những thế khí phách của Huấn Cao còn được thể hiện ở suy nghĩ của viên quản ngục. Đó là một người chí lớn thì chỉ biết đứng ở trên đầu của người khác chứ làm sao có thể hiểu được những nhỏ nhặt.

Tóm lại ở Huấn Cao ta thấy toát lên một vẻ đẹp của một người có danh tiếng lớn. Đối với triều đình thì Huấn Cao là một tên tử tù nguy hiểm cần bắt gấp và đề phòng còn đối với nhân dân Huấn Cao là một người tài năng có thiên lương trong sáng, là một vị anh hùng có khí phách hơn người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: