htnnc1
Câu 1 Từ những khái niệm về lý thuyết hệ thống hãy nêu ví dụ làm rõ các kn đó?
1. Phần tử:Phần tử là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên hệ thống, nó có tính độc lập tương đối và thực hiện một chức năng khá hoàn thiện.
Để nhận biết một phần tử cần dựa vào 2 đặc điểm:
- Phải có tính độc lập tương đối
- Phải thực hiện một chức năng hoàn chỉnh
Ví dụ trong một ao cá mỗi con cá là một phấn tử
2. Hệ thống Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và vận động; nhờ đó xuất hiện thuộc tính mới, thuộc tính mới được gọi là tính trồi của hệ thống.
S = E.R.P
Trong đó:
S: là hệ thống ; E: là tập hợp các phần tử
R: là tập hợp các mối liên hệ giữa các phần tử; P: là tính trồi
Ví dụ: một doanh nghiệp chíh là một hệ thống, các phần tử của nó là các yếu tố đầu vào, cơ sở vật chất trang thiết bị sản xuát, lao động mà tính trồi của nó là hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp lớn hơn so với kết quả của từng cá nhân, tựng bộ phận riêng của doanh nghiệp…
3. Môi trường Môi trường là tập hợp những phần tử không nằm trong hệ thống nhưng lại có tác động qua lại với hệ thống.
Ví dụ: nếu ta xem hoạt động sản xuất của nông hộ là hệ thộng thì môi trường của hệ thống là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội. vì thế để sx nông hộ phát triển được thì hoạt động sx đó phải thích ứng với các đktn, kte, xã hội
4. Đầu vào:Đầu vào là tác động của môi trường lên hệ thống
Với một nông hộ thì đầu vào là: máy móc, nguyên vật liệu, lao động, thông tin công nghệ, giá thị trường, nhu cầu thị trường...
5. Đầu ra:Đầu ra là tác động trở lại của hệ thống với môi trường
Với một nông hộ thì đầu ra là sản phẩm, chất lượng, giá thành và phế thải...
Sự tác động qua lại của hệ thống và môi trường biểu hiện qua sơ đồ sau:
6. Phép biến đổi của hệ thống Là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra.
Phép biến đổi của hệ thống thường được đặc trưng bằng một hệ số biến đổi (T): Y = T.X
Cùng một đầu vào (X) nhưng hệ thống khác nhau thì T khác nhau có nghĩa là đầu ra (Y) sẽ khác nhau.
Ví dụ trong hệ thống cây trồng
Đầu vào x là giống thóc, đầu ra y la sẩn phẩm thu được là thóc. Sản phẩm thu đươc có thể được sử dụng làm đầu vào là thóc giống
7. Trạng thái của hệ thống:Là khả năng kết hợp giữa các đầu vào (X) của hệ thống ở một thời điểm nhất định.
Ví dụ: cùng điều kiện đất đai, vốn .. như nhau nhưng có hộ trồng khoai lang, có hộ trồng đậu tương….
8. Độ đa dạng của hệ thống:Là mức độ khác nhau giữa các trạng thái hoặc giữa các phần tử của hệ thống. Nếu hệ thống có n phần tử hoặc trạng thái thì độ đa dạng được tính theo công thức:
V = log2n
9. Mục tiêu của hệ thống:Là trạng thái mà hệ thống mong muốn và cần đạt tới.:
Ví du:trước đây trong thời kỳ bao cấp mục tiêu của hệ thống kt –xh của nước ta chỉ an no mặc ấm, nhưng đến nay trong thới kỳ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì không những chỉ ăn no mặc ấm mà còn ăn ngon mặc đẹp
Vì thế mà tùy từng mục tiêu đặt ra mà sự vận động, sự tác động qua lại giữa các phần tử của hệ thống là đơn giản hay phưc tạp
10. Hành vi của hệ thống:Là tập hợp các đầu ra (Y) của hệ thống. Có 2 loại hành vi:Hành vi mong muốn và Hành vi không mong muốn
Trong sản xuât thì hành ci mong muốn là giấ cả và hành vi không mong muốn là phế thải
11. Chức năng của hệ thống:Là khả năng được qui định cho một hệ thống làm cho hệ thống có thể thay đổi trạng thái từng bước đạt đến mục tiêu đã định.
Một hệ thống chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi nó thực hiện một chức năng riêng biệt
12. Cấu trúc của hệ thống:Là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, bao gồm sự sắp xếp vị trí giữa các phần tử cùng các mối quan hệ giữa chúng.
Nhờ có cấu trúc mà hệ thống có sự ổn định. Khi mối quan hệ giữa các phần tử thay đổi, hoặc số phần tử thay đổi thì hệ thống chuyển sang một cấu trúc khác.
Ví dụ trong một hệ thống nông hộ sx theo mô hinh VAC cấu trúc 3 phần tử v-a-c tùy đặt theo vị trí của tưng phần tử mà tạo nên cấu trúc khác nhau
VAC : V là sản phẩm chính, A - C la sp phụ
CAC : Thi C la sp chính A-V là sp phụ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top