Câu 2: MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX

Câu 2: MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX? Liên hệ vs LLSX và QHSX Việt Nam hiện nay:

1.MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX:

*LLSX: là n~ L2 nhờ đó con ng' tác động vào giới TN để tạo ra của cải vc, nó biểu hiện MQH giữa con ng' với giới TN, thể hiện trình độ chinh phục TN của con ng'.

+Nội dung, kết cấu: LLSX bao gồm:

- TLsx do XH tạo ra, trc hết là C2LĐ.

- Ng' LĐ với những exp sx, thói quen LĐ, biết sử dụng TLsx để tạo ra của cải vật chất.

- Kết cấu TLsx:

Đối tượng LĐ ko phải là toàn bộ giới TN mà chỉ là những bộ phận của TN dc đưa vào sx. Con ng' còn sáng tạo ra bản thân đối tượng LĐ.

TLLĐ là vật thể hay phức hợp vật thể mà con ng' giữa mình và Đtg LĐ, dẫn chuyền sự tác động của con ng' vào đtg LĐ. TLLĐ chỉ trở thành ll tích cực cải biến đtgLĐ khi chúng kết hợp vs đời sống.

Trong sự pt của hệ thống C2LĐ và trình độ KHKT, kỹ năng LĐ của con ng' đống vai trò qđ. Do KH trở thành LLsx trực tiếp mà thành phần con ng' cấu tạo thành LLSX cũng thay đổi, vận dụng tiến bộ KHKT tăng NSLĐ.

*QHSX:  là qh Kte giữa ng' vs ng' trong qtrinh' sx và tái sxXH: SX – Phân phối – Trao đổi – Tiêu dùng.

QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vc của XH, nó tồn tại khách quan, độc lập vs ý thức của con ng'. QHsx là qh kte cơ bản của 1 HTKTXH. 1 kiểu QHSX tiêu biểu cho bản chất KTXH nhất định.

+ND kết cấu: bao gồm những mặt cơ bản sau:

- QH giữa ng' vs ng' đối việc về TLSX

- QH giữa ng' vs ng' đối việc tổ chức quản lý.

- QH giữa ng' vs ng' đối việc phân phối sp LĐ.

Ba mặt trên có quan hệ hữu cơ vs nhau, trong đó quan hệ thứ 1 quyết định tất cả. Có 2 hình thức sở hữu cơ bản về TLSX:

- Sở hữu cá nhân

- Sở hữu XH

Những hình thức sở hữu này là QHKT hiện thực giữa ng' vs ng' trg XH. Hai MQH còn lại cũng có vai rò quan trọng cấu thành QHSX, có thể góp phần củng cố cũng có thể làm biến dạng QH sở hữu.

*Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX

Trong mỗi phương thức sản xuất thì LLSX và QHSX gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó LLSX là nội dung vật chất, thuật và QHSX là hình thức xã hộ của phương thức sản xuất. Nên mối biện chứng giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ nội dung – hình thức. trong mối quan hệ này nội dung(LLSX) quyết định hình thức(QHSX), nhưng hình thức tác động trở lại nội dung. Sự quyết định của LLSX như sau:

Trong quan hệ sản xuất:

- Tính chất và trình độ của LLSX như thế nào thì QHSX như ấy để đảm bảo sự phù hợp.  

- Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

- Khi LLSX cũ mất đi LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng mất đi và QHSX mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp.

- Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy LLSX phát triển..  Nếu QHSX không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX.

Lực lượng sản xuất vận động phát triển đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.

Ví dụ: Phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ(cũ) mất đi, phương thức sản xuất Phong kiến(mới) ra đời thay thế nó. Phương thức sản xuất Phong kiến(cũ) mất đi, phương thức sản xuất TBCN(mới) ra đời thay thế nó. .

C.Mác đã viết: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"

*QHSX tác động trở lại LLSX  :

Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, v.v... và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Ví dụ: Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.

*Sự vận dụng quy luật này ở nước ta

Nước ta tư một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đi lên CNXH. Trong thời kỳ đầu chúng ta vấp phải những sai lầm, khuyết điểm, trong đó bao trùm là bệnh chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cá thể khi nó còn lý do tồn tại; đề cao, mở rộng quan hệ sản xuất tập thể khi nó chưa có đầy đủ tính tất yếu kinh tế.

Để khắc phục thiếu sót và sai lầm đó, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quan và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó là nền kinh tế thị trường XHCN.

Quan hệ sản xuất phù hợp vói trình đô lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại nếu quan hệ sản xuất lạc hậu hoăc "tiên tiến" hơn trình độ lực lượng sản xuất 1 cách giả tạo thì sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: