htksnb

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Khái niệm:

HTKSNB bao gồm toàn bộ các chính sách, bước kiểm soát, biện pháp và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong đơn vị

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển III, chuẩn mực số 400, đoạn 10,  2002:

“Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”

èMục đích tổng quát: qly va dieu hanh hoat dong cua dvi

èMục đích chi tiết:

  Nhằm đảm bảo an toàn tài sản, sổ sách và thông tin;

   Nhằm đảm bảo và thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật;

   Nhằm đảm bảo và tăng cường tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả về trong mọi hoạt động của đơn vị;

   Nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực hợp lý.

   KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiệu quả.

Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá HTKSNB là để xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

  KTV đặc biệt quan tâm đến mục tiêu thứ 1 và 4 của đơn vị. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tính trung thực hợp lý của BCTC-> ảnh hưởng đến mục tiêu đặc thù của KTV

TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

  Việc xây dựng và duy trì các quá trình kiểm soát ở đơn vị là trách nhiệm thuộc về đơn vị được kiểm toán chứ không phải trách nhiệm của KTV.

  Đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh và có hiệu quả để đảm bảo hợp lý là các BCTC được trình bày một cách trung thực                

NHỮNG HẠN CHẾ CỐ HỮU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

   Yêu cầu thông thường về tính kinh tế khi xây dựng HTKSNB của đơn vị;

   Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên;

   Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc kiểm soát; 

   Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác;

   Khả năng người thực hiện kiểm soát lại lạm dụng đặc quyền của mình;

   Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm…

6.2. CÁC MỤC TIÊU CHI TIẾT CỦA KSNB ĐỐI VỚI BCTC

Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ hợp lý (tính có căn cứ hợp lý);

Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn (sự phê chuẩn);

Các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, các tài sản hiện có phải được ghi sổ đầy đủ (tính đầy đủ);

Các nghiệp vụ kinh tế, các tài sản hiện có phải được đánh giá và tính toán đúng đắn (sự đánh giá và tính toán);

Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn (sự phân loại);

Các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ảnh kịp thời, đúng kỳ (tính đúng kỳ và kịp thời);

Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi đúng đắn vào các sổ chi tiết và phải được tổng hợp chính xác (quá trình chuyển sổ và tổng hợp).

 CƠ CẤU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

6.3.1: MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

Môi trường kiểm soát bao gồm những yếu tố ảnh hưởng có tính bao trùm đến việc thiết kế và vận hành của các quá trình kiểm soát nội bộ gồm cả hệ thống kế toán và các nguyên tắc và quy chế, thủ tục kiểm soát cụ thể.

Những yếu tố của môi trường kiểm soát: 

   Đặc thù về quản lý;

   Cơ cấu tổ chức;

   Chính sách nhân sự;

   Công tác kế hoạch;

   Bộ phận kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;

   Các nhân tố bên ngoài…

6.3.2: HỆ THỐNG KẾ TOÁN

Hệ thống kế toán trong các đơn vị bao gồm: 

  Hệ thống chứng từ kế toán;

  Hệ thống tài khoản kế toán;

  Hệ thống sổ kế toán;

   Hệ thống báo cáo kế toán.

6.3.3 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC KIỂM SOÁT

Các nguyên tắc kiểm soát

   Nguyên tắc Bất kiêm nhiệm;

   Nguyên tắc Phân công, phân nhiệm;

   Nguyên tắc Phê chuẩn, uỷ quyền.

Các loại thủ tục kiểm soát: 

   Kiểm soát tổng quát;

   Kiểm soát trực tiếp:

       - Kiểm soát bảo vệ tài sản và thông tin;

       - Kiểm soát xử lý;

       - Kiểm soát quản lý (kiểm soát độc lập).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: