Hợp đồng thuyht

Câu 1: Nêu và phân tích khái niệm hợp đồng TMQT. Ví dụ?

Trả lời:

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi or chấm dứt quyền và nghĩa vụ TMQT. Theo "giáo trình kinh doanh quốc tế – FTU) HĐTMQT là hợp đồng dược ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.

Đặc điểm: HĐTMQT là loại HĐ dân sự có đầy đủ đặc điểm của HĐDS nên mang những đặc điểm chung của hợp đồnng ds( chủ thể, mục đích, hình thức, thòa thuần dựa trên bình đẳng.). Tuy nhiên, chúng cx có những đặc điểm riêng: (7)

Chủ thể: đk thiết lập giữa các chủ thể trong HĐTMQT, đó là các cá nhân tổ chức có trụ sở TM, nơi cư trú ở các nước khác nhau.

Hình thức của HĐTMQT: do luật điều chỉnh HĐ quy định. Thông thường luật pháp các nước cho phép HĐTMQT đk giao kết = VB, lời ns, hành vi. Tuy nhiên, trong một số TH cụ thể luật QG luật QG buộc các bên giao kết hợp đồng = VB. Ví dụ: Việt Nam (K1. DD92 Luật thương mại).

Mục đích: sinh lợi

Đồng $: sử dụng: có thể là ngoại tệ vs ít nhất một trong các bên  chủ thể phải chú ý đến tỷ giá hối đoái và biến động của $. Cx có trường hợp đồng $ là nội tệ vs cả 2 bên ( các nc trong EU).

Luật điều chỉnh HĐ: đa dạng và phức tạp: Điều ước quốc tê; luật quốc gia; tập quán thương mại quốc tế; án lệ, HĐ mẫu.

Cơ quan giải quyết tranh chấp phat sinh từ HĐTMQT: Tòa án or trọng tài của quốc gia mà 1 (.) 2 bên mang quốc tịch hoặc của 1 nước thứ ba.

Ngôn ngữ trong HĐTMQT: đk ký kết = tiếng nc ngoài với ít nhât q trong 2 bên chủ thể, phần lớn sử dụng tiếng Anh  thông thường quy định: HĐ = tiếng nước nào sẽ đk quyền ưu tiên áp dụng.

Đối tương: hàng hóa di chuyển qua biên giới

Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế, hộp đồng chuyên chở,

Câu 2: Thương nhân – chủ thể phổ biến trong các quan hệ HĐTMQT. Thương nhân - cá nhân và pháp nhân

Trả lời:

Cách 1:

- Thương nhân là cá nhân hay pháp nhân có năng lực chủ thể và theo điều kiện khác nhau do pahsp luật của cac nc là khác nhau

+ cá nhân thì theo pháp luật nó mang quốc tịch

+ địa vị pl của ơhaps nhân rất khó xác đinh: pháp và đươc sxacs định theo trung tâm quản lý. NHư vậy, một pahps nhân có thể có nhiều quốc tịch

- đăng kí ngành ngề hàng hóa kinh d

- đúng thẩm quyền đại diện. nếu không sẽ không hinh thành hợp đồng trừ trường hợp bên dc đại diện đồng ý

Cách 2:

* cá nhân

- đạm bảo các quy đinh theo pháp luật quy đinh: 2th

+ nếu quy định ddk cụ thể thì phải tuân thủ đay đủ

+ Nếu k quy định thì trước tien phải đủ tư cách là thuong nhân trong nước, nếu muốn kinh doanh nước ngoài cần đáp ứng điều kiện bổ sung theo pháp luật quy đinh. Chẳng hạn, ....d/ư điều kiện theo quy định của chính phủ

- tiêu chí xác định tư cách chủ thể của các nhân: 2tc: nhân thân và ngành ngề

+ nhân thân: nlhvds +nlpl. Và phải đẩm bảo một số quy định riêng của pl: chẳng hạn như khôn thuốc đối tượng bị cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền cấm kinh doanh

+ vê ngành ngề: một số nước quy định về ngành ngề khác như Pháp: bác sĩ, luật sư, ..kinh doanh

* Pháp nhân

- thương nh là pháp nhân khi đước nhà nước của quốc gia đó thành lập và công nhận khi đủ điều kiện theo quy định của pl.

- pltm nc và pltmqt noi riêng hầu như đều công nhận nếu các bên đẩm bảo các yếu tố trên

- điều kiện chủ thể đối với ppahsp nhân ở các nước là khác nhau. Vd việt nam

- hầu hêt thương nhân dc công nhận ở việt nam thì đc hoaatj động ở nước ngoài, tuy nhiên cung còn tùy thuốc pl qtees quy định riêng

- thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lapapj và đăng kí theo pl nc ngoài ở nước sở tại, và hđ theo pháp luật cảu nước sở tại.

Câu 3: Quốc gia – chủ thể đặc biệt trong quan hệ HĐTMQT

Trả lời:

Khi tham gia và quan hệ hợp đồng TMQT cùng với những chủ thể khác, quốc gia được coi là chủ thể đặc biệt được hưởng quy chế đắc biệt: quyền miễn trừ tư pháp và quyền được chọn luật áp dung, nguyên tắc bình đẳng.

- bìn đẳng: + lý luận: tính chủ quyền thể hiện tối cao trong đối nội đối ngoại

+ thực tiễn:

- quyền miễn trừ tư pháp. Theo đó, tòa án quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia; không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện, thi hành phán quyết của tòa án  chỉ được phép cưỡng chế khi các quốc gia đó cho phép.

- Quyền lựa chọn luật áp dụng: khi có sự tham gia của chủ thể là quốc gia thì luật được lựa chọn áp dụng đó chính là luật của chính quốc gia đó.

Quốc gia được xem là chủ thể đặc biệt xuất phát từ yếu tố chủ quyền. Thược tính chủ quyền găn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong quan hệ HĐTMQT. Hơn nữa, những chủ thể khác trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế đều do chủ thể "quốc gia" tạo ra. Chủ quyền đem lại cho quốc gia vị trí trung tâm trong quan hệ này, là chủ thể tự xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế cho mình và chủ thể khác (không trái với ĐƯQT).

* từ bỏ: 2th: 1. Quy định trong pl; 2. Kí điều ước quốc tế qqđ từ bỏ

Vd: cư Washingtơn

Câu 4: trình bày vấn đề pháp lý cơ bản về pháp luật quốc gia - nguồn luật điều chỉnh HĐTMQT

Trả lời

- đ/n: pLuật quốc gia cơ sở pl và công cụ quốc gia thực hiện chức năng cảu mình

- Có thể là luật quốc gia mà 1 trong hai bên mang quốc tịch, có thể là luật quóc gia thứ ba hoặc bất kỳ nước nào có mối quan hệ với hợp đồng.

- Khi luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng không có nghĩa là toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia được áp dụng mà chỉ có ngành luật, VBPL liên quan mới được áp dụng.

- luật xung đột hoạc luật thực chất

Luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh HĐTMQT khi:

Các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng chọn luật quốc gia cụ thể vào điều khoản độc lập trong hợp đồng  điều khoản luật áp dụng.

Các bên lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng được ký kết. Vì những lý do chủ quan và khách quan các bên không thỏa thuận luật áp dụng  khi có tranh chấp hoặc sau khi ký hợp đồng các bên đàm phán đề lựa chọn luật quốc gia  nội dung thỏa thuận này trở thành phụ lục của HĐ.

Khi ĐƯQT là nguồn luật điều chỉnh nhưng ĐƯQT dẫn chiếu đến luật quốc gia thì luật quốc gia trở thành nguồn luật HĐTMQT.

Hợp đồng không quy định luật điều chỉnh và các bên sau này không thỏa thuận lựa chọn luât áp dung  cơ quan GQTC sẽ lựa chọn luật áp dụng. Nếu lựa chọn LQG thì LQG trở thành nguồn luật diều chỉnh HĐTMQT.

- Hạn chế: + Nếu có quy phạm mệnh lênh bắt buộc phải sử dụng pahps luật

+ vi phạm cơ bản pháp luật việt nam: trật tự công cộng

Câu 5: trình bày vấn đề pháp lý cơ bản về ĐƯQT - nguồn luật điều chỉnh HĐTMQT

Trả lời

- Khoản 1 Điều 2 Luật ký kết gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 quy định: "ĐƯQT là thỏa thuận = VB được ký kết or gia nhập nhân danh NN or nhân danh Chình phủ với 1 hoặc nhiều quốc gia, chủ thể quốc tế or chủ thể khác của PLQT không phụ thuộc vào tên gọi..."

* Phân loại:

Căn cứ vào số lượng chủ thể tham giá ĐƯ: song phương, đa phương.

Căn cứ vào tính chất điều chỉnh ĐƯQT: ĐƯQT quy định những nguyên tắc chung vd: vn và hky với các nguyên tắc nhưu tối huệ quốc, đối xử quốc gia; ĐƯQT quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên: vd cíg

ĐƯQT điều chỉnh hợp đồng TMQT khi: các bên mang quốc tịch của các nước là thành viên của điều ước; quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của nước là thành viên của điều ước.

* Phạm vi áp dung 3 trường hợp

*Giá trị pháp lý : - bắt buộc nếu là tvieen

- xung đọt vơi tập quán và luât qg thì uuw tiên đu

- đối các nc k phải thành viên chỉ bắt buộc khi thỏa thuận

* nguyên tắc: pacta sunt sẻrvanda

Câu 6: trình bày vấn đề pháp lý cơ bản về tập quán quốc tế - nguồn luật điều chỉnh HĐTMQT.

Trả lời

ĐN: TQQT trong lĩnh vực thương mại là những thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể rõ ràng được áp dụng liện tục và được các chủ thể trong giao dịch thương mại QT chấp nhận 1 cách phổ biến.

Đk để thói quen thương mại trở thành tập quán

Là những thói quen được áp dụng liên tục và áp dụng thường xuyên.

Tính lâu đời và liên tục trong áp dụng TQTMQT là cơ sở pháp lý đầu tiên xác định 1 tập quán TMQT

Là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại. Đây là tiêu chí xác định một cách chính xác định quyền và nghĩa cụ của các bên khi có thỏa thuận or dẫn chiếu đến 1 tập quán TMQT.

Phải có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó xácđịnh quyền và nghĩa vụ với nhau. Do TQTMQT không được ghi nhận 1 cách cụ thể nên 1 TQTMQT ko có nội dung rõ ràng không thể coi là nguồn luật TMQT. Tính rõ ràng là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ of mình + cơ quan xét xử áp dụng để giải quyêt tranh chấp.

Phải được đại đa số chủ thể TMQT hiểu biết và chấp nhận.

TQTMQT được áp dụng trong trường hợp(4)

Các bên thỏa thuận áp dụng và ghi trong hợp đồng.

ĐƯQT liên quan quy định áp dụng.

Luật trong nước quy định áp dụng.

Cơ quan xét xử cho rằng các bên mặc nhiên áp dụng TQTMQT trong giao dịch thương mại của họ. (Điều 9. Công ước viên 1980) khi có đủ cơ sở pl cho rằng giữa các bên mặc nhiên áp dụng tập quán khi không cần thỏa thuận: ví dụ chào hàng và chấp nhận chào hàng

Câu 7: trình bày vấn đề pháp lý cơ bản về án lệ quốc tế - nguồn luật điều chỉnh HĐTMQT.

Trả lời

ĐN: Án lệ là các bản án hay quyết định của tòa án đã có hiệu lực xét xử trước đây sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này.

Theo từ điển Black's Law: "1. Án lệ là việc làm luật của Tòa án khi công nhận và áp dụng quy tắc mới trong quá trình xét xử; 2. Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở đưa ra phán quyết cho những tường hợp có tình tiết or vấn đề tương tự về sau.

Đặc điểm:

Án lệ dược tạo ra trong quá trình xét xử  do thẩm phán ban hành.

Án lệ được hình thành phải mang tính mới.

Kỹ thuật xây dựng và vận hành án lệ dựa vào tình huống tương tự.

Điều hiện trở thành án lệ

Phải có vấn đề pháp lý

Phải có quan điểm của thẩm phán

Phải xuát phát từ tranh chấp

Phải có thẩm quyền

Phải được công bố và hệ thống hóa

Phải gắn liền với nguyên tắc tiền lệ.

Vai trò của án lệ

Án lệ mang tính thực tiễn cao:

+ Lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân đạo chứ không mang tính tự nhiên.

+ Các luật gia thông luật cố gắng giải thích tinh thần pháp luật hơn là từ ngữ pháp luật.

Khắc phục lỗ hổng pháp luật nhanh chóng và kịp thời.

Thể hiện tính khách quan, công bằng.

Hạn chế:

Dựa vào tư tưởng phân chia quyền lực trong BMNN  trao quyền làm luật cho TA  dẫn đến vấn đê "lấn sân" sang chức năng làm luật của nghị viện.

Án lệ không mang tính thống nhất và hệ thống cao như nguồn văn bản.

Vd án lệ của wto, án lệ cảu tòa án công lý chau âu

Câu 8: Nguyên tắc tự do hợp đồng (nêu + Phân tích).

Trả lời

4th: - tự do, bình đẳng và tự nguyện:

- Tự do đối tác, đói tượng

- tự do hình thưc nội dung

- tự do lụa chọn cơ quan tài phán và luật điều chỉnh

Quyền tự do lựa chọn đối tác và đối tượng của hợp đồng (câu 10)

Tất cả chủ thể có năng lực pháp luật có quyền tư do việc ký kết hợp đồng, được thể hiện:

Có quyền tự do quyết định việc đưa ra đề nghị hay không, đưa ra đề nghị cung như nội dung của đề nghị  các bên có quyền chấp nhận hay khong chấp nhận đề nghị.

Có quyền lựa chọn ký kết hợp đồng với chủ thể này và từ chối ký kết hợp đồng với chủ thể kia; họ có quyền quyết định ai sẽ là người bán hàng hóa cung cấp dịch vụ cho mình hoặc ai sẽ là người mua hàng hóa cung cấp dịch vụ của mình cũng như thảo thuận điều khoản cụ thể trong hợp đồng.

Hạn chế: xem câu 12

Quyền thỏa thuận nội dung, quyền và nghĩa vụ của các bên (câu 9)

Khi thỏa thuận nội dung của hợp đồng cũng như điều kiện của hợp đồng mà không bị ép buộc. Nguyên tắc này cho phép chủ thể được tự do quy định đều kiện của hợp đồng. Các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn đối tượng hàng hóa để mua bán hoặc dịch vụ để cung cấp, thỏa thuận giá cả, cách tính giá, phương thức thanh toán; điều kiện giao nhận hàng, vận chuyển, đóng gói bao bì và các nội dung khác trong hợp đồng trên cơ sở đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của hai bên.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi thực hiện quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, BLDS, Luật TM, Bộ luật Hàng hải, BLLĐ cũng như các văn bản pháp quy hướng dẫn đều có những quy định về nội dung của hợp đồng theo hướng các chủ thể phải thỏa thuận đầy đủ các điều khoản chủ yếu để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng; thỏa thuận về nội dung hợp đồng không thể trái với các nội dung thường lệ được quy định bởi pháp luật.

Hạn chế: câu 12

Quyền tự do trong quyết định hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng là phương thức ký kết, phương tiện ghi nhận nội dung thỏa thuận của hợp đồng. Nó có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói hành vi or = VB. Các bên có thể xác lập hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ càn đạt được sự thỏa thuận thống nhất về ý chí.

Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Do tranh chấp hợp đồng phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, nên theo nguyên tắc tụ do ý chí, việc giải quyết tranh chấp thược quyền tự địch đoạt của các bên. Theo nguyên tắc này, các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp, địa điểm giairq uyết tranh chấp hoạt động thương mại ...

Để đảm bảo quyền tự do và lợi ích của các bên trong việc giải quyết tranh chấp của hợp đồng pháp luật các nước đều quy định các bên có quyề lựa chọn vc giải quyết tranh chấp hợp đồng được thực hiên theo một trong các phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.

11. Trình bày về vấn đề tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.

- Thứ nhất: Tự do thỏa thuận cơ quan tài phán

+ Tòa án: Trong trường hợp các bên chủ thể không lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, HĐTM nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết bằng con đường tòa án. Thẩm quyền xét xử của tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó. Nhưng nhìn chung, thẩm quyền xét xử của tòa án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.

Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.

Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.

Để nhận biết tranh chấp có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án nước nào đó trên thế giới hay không? Trước hết phải thấy rằng các quốc gia khi xác định thẩm quyền xét xử của tòa án nước mình về một vụ việc có yếu tố nước ngoài thường dựa trên yếu tố hợp lý mà không quy định một cách tùy tiện. (ví dụ Việt nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án dân sự có liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ Việt nam).

Từ đó đã rút ra là trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án một nước nào đó, các bên chủ thể hoàn toàn có quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng giữa họ. Tuy nhiên xét khía cạnh pháp lý, khác với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể, thì về nguyên tắc thẩm quyền xét xử của tòa án là do pháp luật quy định. Thỏa thuận chọn tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mới chỉ là sự thống nhất giữa các bên chủ thể chứ nó không mang tính chất bắt buộc hay đương nhiên tạo lên thẩm quyền cho tòa án được lựa chọn. Tòa án có thẩm quyền hay không sẽ phụ thuộc vào tư pháp quốc tế của nước đó.

+ Trọng tài:

Thẩm quyền của trọng tài phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài của các bên chủ thể. Điều đó có nghĩa là các chủ thể của HĐTM có yếu tố nước ngoài có quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của họ.

Như vậy, trọng tài một nước sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HĐTM có yếu tố nước ngoài nếu thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận đó có hiệu lực. Cũng giống như các vụ việc trong nước, khi tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài đã thuộc về thẩm quyền giải quyết của trọng tài thì tòa án phải "để lại" vụ việc đó cho trọng tài xử lý.x

+ Các phương thức khác giải quyết tranh chấp như: các bên có thể thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hòa giải, trung gian....

- thứ hai: Tự do chon luật để giải quyết TC HĐTMQ: theo nguyên tắc chung của TPQT, trong KDQT, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn nguồn luật áp dụng cho QHHĐ của mình bao gồm: Luật quố gia, điều ước quốc tế, tạp quán quốc tế, và cá nguồn khác ( lấy phần của Dung ở nhưng câu hỏi trên chắt lọc ra)

+ Pháp luật quốc gia: Pháp luật trong nước của mỗi bên, hoặc có thể lựa chọn pháp luật của nước thứ 3

+ Điều ước quốc tê

+ Tập quán thương mại

+ Các nguyên tắc chung của PL hợp đồng

>>> Các nguyên tắc chung về hợp đồng

Các nguyên tắc như: nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc hợp tắc, nguyên tắc thiện chí...Hầu hết các nguyên tắc được quy định thồng nhất trong pháp l Quốc gia. Vì vậy, nó được công nhân rất phỏ biến trong TMQT

XU hướng áp dụng các nguyên tắc chung rất phát trienr vì nó tồn tại độc lập so với HTPL quố gia -- Dễ chấp nhận của các bên trong hợp đồng

Nó hinh thành như một thực tiễn kinh doanh quốc tế, chứa đựng những quy phạm phù hợp với thực tiễn quóc tế luôn biến đổi,  xu hướng này đã và đang được tập hợp lại và ban hành dưới bộ quy tắc

VD: Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế PICC

* Giá trị pháp lý:

Tùy ý, mang tính chất tham khảo, không bắt buộc với các bên trong hợp đồng. Nó chỉ áp dụng khi được các bên lựa chọn. Nó rộng hơn TQTMQT vì nó chứa đựng 1 hệ thống các qp tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh hầu hết mọi vẫn đề pháp lý phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

+ Hợp đồng mẫu: là nguồn luật điều chỉnh HĐKDQT, thường do các tổ chức quốc tế có uy tín soạn thảo (phòng thương mại quốc tế, hiệp hội nghề nghiệp, ..)

Vd: phong thương mại quốc tế đưa ra hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mẫu

Trong lĩnh vự kinh doanh cụ thể đều có các dạng hợp đồng mẫu khác nhau: vd: trong lĩnh vực xây dựng, các mẫu hợp đồng: FIDIC rất phổ biến.

* Lưu ý về giá trị pháp lý của hợp đồng mẫu

+ không có giá trị pháp lý ràng buộc, mà chỉ có giá trị tham khảo. Các bên có thể sửa đổi bổ sung các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp với giao dịch kinh doanh của mình

+ Hợp đồng mẫu sẽ trở thành nguồn cho HĐTMQT khi các bên dẫn chiếu đến HĐ mẫu hoặc dẫn đến 1 or 1 số điều khoản của hợp đồng mẫu.

VD: các bên trong hợp đồng có thể dẫn chiếu đến 1 dk của hợp đồng mẫu – điều khoản bất khả kháng

+ HĐ mẫu nó tồn tại độc lập với HTPL quốc gia

12. Nêu và phân tích các giới hạn của tự do hợp đồng.

Tự do hợp đông là nguyên tắc chung của HĐTMQT theo quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật thương mại quốc tế. Pháp luật cho phép các chủ thể có quyền tự do trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng cần lưu ý đến các giới hạn về quyền tự do của mình như sau:

- thứ nhất, giới hạn quyền tự do, bình đẳng trong giao kết hợp đồng

Tuy nhiên, quyền này sẽ bị hạn chế nếu hợp đồng giao kết trong một số lĩnh vực mà nhà nước độc quyền như: điện, nước, điện thoại, internet...nói cách khác là các dịch vụ công ích. Các bên trong hợp đồng có nghĩa vụ phục vụ cho khách hàng theo những điều kiện nhà nước kiểm soát mà không được quyền tự do từ chối hay phận biệt đối xử. Pháp luật một nước sẽ có nhưng quy định khác nhau đòi hỏi các bên phải tuân theo.

- Giới hạn về thỏa thuận về hình thức, nội dung của HĐTMQT

+ Theo công ước viên 1980 thì hợp đồng được giao kết dưới mọi hình hthuc.

+ giới hạn về hình thức: theo khoản 2 điều 27 Luaath thương mại VN 2005 quy định "2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương."

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì các bên trong mua bán hang hóa quốc tế khi giao kết hợp đồng, bắt buộc phải lập thành hình thức văn bản và các hinh thức tương đương như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu...theo CISG hình thức khác tương tự như văn bản la telex và điện báo.

+ Theo Điều 96 - Công ước viên 1980 (CISG) thì các thành viên của nó có quyền bảo lưu về hình thức hợp đồng nếu luật pháp của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được kí kết hay xác nhận băng văn bản...

+ Giới hạn về nội dung: các bên có quyền tự do thỏa thuận về nội dung ủa hợp đồng tuy nhiên thỏa thuận này không được trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Gới hạn chọn luật áp dụng cho hợp đồng

Theo điều 769 Blds 2005 thì: "Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

- Giới hạn lựa chọn cơ quan tài phán

+ thẩm quyền của tòa án xác định theo pháp luật quốc gia

+ Thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật quốc gia

+ Tòa án thường có xu hướng sử dụng luật trong nước của mình để giải quyết nội dung tranh chấp.

13. Tự do hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quyền tự do hợp đồng là quyền của các CTKD được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: (i) quyền được tự do bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng (GKHĐ), (ii) quyền được tự do lựa chọn đối tác GKHĐ, (iii) quyền được tự do thỏa thuận nội dung GKHĐ, (iv) quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện, (v) quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng, (vi) quyền được tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và luật giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ kinh doanh chính là hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng. Tự do ý chí luôn được xác định là nguyên tắc cốt lõi của hợp đồng. Có thể khái quát về quyền tự do hợp đồng trong pháp luật hiện hành ở những nội dung dưới đây:

a. Quyền được tự do, bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng

- Tự do GKHĐ là nguyên tắc cơ bản của GKHĐ nói chung. Theo đó, dù thiết lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực nào (dân sự, thương mại hay lao động), các chủ thể đều được tự do về mặt ý chí, không có chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác GKHĐ.

Quyền tự do GKHĐ xuất phát từ bản chất của hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất về mặt ý chí giữa các chủ thể, nhưng không phải tất cả những thỏa thuận giữa các chủ thể đều là hợp đồng. Sự thỏa thuận chỉ có thể trở thành hợp đồng khi ý chí của các chủ thể được thể hiện (trong sự thỏa thuận) phù hợp với "ý chí thực" của họ. Với yêu cầu đó, tự do trong GKHĐ phải được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản.

- Cspl - Quyền tự do GKHĐ được thể hiện trong pháp luật hợp đồng khá nhất quán. Điều 389 BLDS 2005 quy định việc GKHĐ dân sự được thực hiện theo các nguyên tắc: "1. Tự do GKHĐ nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng".

Điều 11 Luật TM 2005 quy định nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại: "1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. 2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào". ....

Quyền tự do GKHĐ còn được thể hiện ở quy định về phạm vi chủ thể có quyền GKHĐ. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền giao kết có những sự khác nhau nhất định: (i) Theo BLDS, chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình (Điều 14,15,16,17, 84, 106, 111 BLDS 2005);

(ii) Theo Luật TM, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (khoản 1, Điều 6 Luật TM 2005);

(iii) Theo BLLĐ, chủ thể của hợp đồng lao động là người sử dụng lao động và người lao động (Điều 26 BLLĐ 1994, Sđbs 2002, 2006, 2007)...

Quyền và nghĩa vụ bình đẳng:

- Hạn chế: Quyền tự do bình đẳng GKHĐ không được thực hiện trong thực tiễn trong một số lĩnh vực nhất định, điển hình nhất là các hợp đồng cung cấp, các dịch vụ công từ các chủ thể là các công ty nhà nước độc quyền phân phối các dịch vụ như điện, nước, điện thoại, chủ thể giao kết là người dân sử dụng các dịch vụ này thì bị ép ký kết các hợp đồng mẫu đã được soạn sẵn (không được thay đổi) thậm chí gây thiệt hại cho người sử dụng cũng không có điều khoản để bồi thường như việc các công ty cung cấp điện tự động ngắt điện làm hư hỏng các thiết bị điện hoặc hư các sản phẩm đang được sản xuất chưa thành phẩm...

Cần lưu ý rằng, mọi quyền tự do trong xã hội có Nhà nước đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích của bản thân các chủ thể hợp đồng, pháp luật các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều có những giới hạn nhất định đối với các chủ thể khi thực hiện quyền tự do GKHĐ. Các quy định hạn chế đối với quyền tự do GKHĐ thể hiện ở chỗ khi thực hiện quyền này, các chủ thể hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu: không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người giao kết có năng lực GKHĐ3.

b. Quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng

- Quyền tự do lựa chọn đối tác GKHĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các CTKD, bởi lẽ, họ sẽ lựa chọn đối tác nào để giao kết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: văn hóa ứng xử của đối tác, khả năng, kinh nghiệm kinh doanh của đối tác, uy tín của đối tác, các điều kiện lợi ích kinh tế phát sinh từ sự thương thảo hợp đồng... CTKD chỉ cần căn cứ vào các quy định pháp luật tương ứng với nội dung hợp đồng ký để thỏa thuận, tuân thủ khi ký kết và thực hiện.

- Pháp luật dân sự, thương mại và lao động chỉ quy định điều kiện các chủ thể được quyền giao kết các loại hợp đồng: đối với cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (Điều 14, 15 BLDS 2005); đại diện của pháp nhân (Điều 91 BLDS 2005) người đại diện pháp luật của pháp nhân (khoản 4 Điều 141 BLDS 2005), thương nhân (khoản 1, Điều 6 Luật TM 2005), người sử dụng lao động và người lao động (khoản 1, 2 Điều 26 BLLĐ 1994, Sđbs 2002, 2006, 2007). Hệ thống pháp luật hiện hành không quy định cá nhân nào, pháp nhân nào, hay thương nhân nào, người sử dụng lao động hay người lao động nào được quyền GKHĐ với nhau. Đây chính là sự thể hiện tôn trọng quyền được lựa chọn đối tác GKHĐ cho các CTKD.

Trong thực tiễn thì quyền tự do lựa chọn đối tác GKHĐ giữa các bên được thực hiện khá phổ biến, rộng rãi, các bên GKHĐ đều nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt về quyền năng này trong phạm vi có thể, thể hiện rõ nhất là (i) các bên lợi thế trong hợp đồng sẽ có sự lựa chọn đối tác yếu thế hơn để lấn át ý chí khi GKHĐ với mục đích tìm lợi ích cao nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối tác đó. Ví dụ như hành vi của thương nhân mua ép giá nông dân, ngư dân đối với hàng nông sản hoặc hải sản khi trúng mùa; (ii) hoặc một thương nhân xuất khẩu hàng may mặc được tự do lựa chọn một đối tác sản xuất, gia công hàng may mặc có uy tín về chất lượng để GKHĐ gia công hàng may mặc xuất khẩu.

c, Quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng

- Quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng là quyền hết sức cơ bản của quyền TDKD vì đây là yếu tố cơ bản nhất tác động đến lợi ích của các bên GKHĐ. Các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn đối tượng hàng hóa để mua bán hoặc dịch vụ để cung cấp, thỏa thuận giá cả, cách tính giá, ...và các nội dung khác trong hợp đồng trên cơ sở đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của hai bên. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi thực hiện quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, BLDS, Luật TM, Bộ luật Hàng hải, BLLĐ cũng như các văn bản pháp quy hướng dẫn đều có những quy định về nội dung của hợp đồng theo hướng các chủ thể phải thỏa thuận đầy đủ các điều khoản chủ yếu để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng; thỏa thuận về nội dung hợp đồng không thể trái với các nội dung thường lệ được quy định bởi pháp luật.

- Giới hạn: Quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng của các bên bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự thỏa thuận của các bên không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ hay trật tự công cộng (các nguyên tắc cơ bản của pháp luật) như việc các bên không thể tự thỏa thuận trước trong hợp đồng việc bồi thường thiệt hại hợp đồng bằng một mức ấn định trước trong hợp đồng vì nguyên tắc bồi thường thiệt hại của pháp luật Việt Nam là chỉ chấp nhận cho việc bồi thường đối với những thiệt hại thực tế từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia (Điều 302 và 303 Luật TM 2005.)

Quyền tự do thỏa thuận hợp đồng còn bị giới hạn về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa (Điều 24 Luật TM 2005) được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, ngoại trừ đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Đối với mua bán hàng hoá quốc tế (khoản 2 Điều 27 Luật TM 2005), phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, trong khi đó, Công ước Viên 1980 quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có hình thức đa dạng hơn, chỉ cần có người làm chứng thì hợp đồng cũng được công nhận.

d, Quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện

Quyền tự do thỏa thuận để thay đổi, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng đã giao kết trong quá trình thực hiện hợp đồng là sự khẳng định quyền trọn vẹn của các CTKD trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tôn trọng sự quyết định ý chí của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể là quyết định thay đổi một phần hợp đồng, hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng khi ý chí của cả hai bên trong hợp đồng muốn thay đổi, bổ sung hợp đồng đã ký kết.

- cspl: Quyền tự do trên được pháp luật hiện hành quy định tại Điều 423 BLĐS 2005 về sửa đổi hợp đồng dân sự: "1. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chúng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó" và

Điều 33 BLLĐ 1994, Sđbs 2002, 2006, 2007: "Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phái báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc GKHĐ lao động mới..."

Quyền tự do này được các CTKD lựa chọn theo thực tiễn của quá trình thực hiện hợp đồng: bổ sung hợp đồng, thay đổi một phần nội dung hợp đồng, chấm dứt không tiếp tục thực hiện hợp đồng.

e, Quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng

Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng là một trong các nội dung cơ bản để quyết định sự thành công của hợp đồng, đảm bảo các quyền nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện bằng một giao dịch thế chấp tài sản, hoặc giao dịch bảo đảm thanh toán của tổ chức tín dụng, hoặc một bên thứ ba bằng một tài sản là bất động sản hay một nguồn tiền từ một tài khoản ngân hàng; điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng liên quan mật thiết đối với trách nhiệm tài chính hữu hạn phát sinh trong một hợp đồng.

Pháp luật dân sự đã đảm bảo quyền tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng bằng các quy định (i) về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 318 đến Điều 325 BLDS 2005); (ii) về cầm cố tài sản (từ Điều 326 đến Điều 341 BLDS 2005; (iii) về hợp đồng thế chấp (từ Điều 342 đến Điều 357 BLDS 2005); (iv) về đặt cọc (Điều 358 BLDS 2005);(v) về ký cược (Điều 359 BLDS 2005);(vi) về ký quỹ (Điều 360 BLDS 2005); (vii) về bảo lãnh (từ Điều 361 đến Điều 371 BLDS 2005); (viii) về tín chấp (từ Điều 372 đến Điều 373 BLDS 2005).

Trên thực tiễn hiện nay, tình trạng đăng ký vốn ảo trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã gây nên tâm lý bất an của các đối tác trong nghĩa vụ thanh toán cho các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị lớn. Đồng thời, sự bất cập của Luật Nhà ở quy định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản là nhà ở từ người bán sang người mua là sau khi công chứng xong và BLDS lại quy định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản là nhà ở từ người bán sang người mua là sau khi đăng bộ xong (căn nhà trên đất đã xác định quyền chủ sở hữu đối với người mua khi công chứng xong, nhưng diện tích đất người mua được xác định là có quyền sử dụng đất ở lại là khi hoàn thành thủ tục đăng bộ xong) đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thế chấp tài sản, bảo lãnh để thực hiện việc đảm bảo thực hiện hợp đồng.

F, Quyền được tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và luật giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Quyền tự do thỏa thuận về cơ quan tài phán theo đó, Chủ thể kinh doanh (CTKD) có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân có thẩm quyền để tài phán tranh chấp hợp đồng.

- Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại (Luật TTTM) 2010 là trọng tài thương mại thì cần thỏa thuận trước trong hợp đồng hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Điều 6 Luật TTTM 2010 quy định Tòa án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài, theo đó, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

- không thỏa là cái nào giải qiuyet thì là tòa án

- Về quyền tự do lựa chọn luật giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 769 BLDS 2005. Theo đó, khi lựa chọn cơ quan tài phán là Tòa án (i) nếu không có thoả thuận khác thì áp dụng pháp luật nơi thực hiện hợp đồng; (ii) nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam; (iv) hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì áp dụng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 14 Luật TTTM 2010 quy định: khi lựa chọn cơ quan tài phán là Trọng tài thương mại thì (i) đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp; (ii) đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, thì áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; (iii) nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định luật để giải quyết tranh chấp; (iv) trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Theo các quy định trên, chỉ ngoại trừ trường hợp đã được luật quy định thì các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng tranh chấp theo sự thỏa thuận và khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì cơ hội lựa chọn luật áp dụng nước ngoài giải quyết tranh chấp được rộng hơn, còn lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp thì hạn chế hơn. :

25. Trình bày về bối cảnh ra đời của Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).

- CISG – Convention on contracts for the international sale of goods

- Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi là Công ước Viên) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước này đã trở thành Công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hoá quốc tế.

- Năm 1964, viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất pháp luật tư Unidroit cho ra đời 2 công ước La Hay 1964( luật thông nhất ký kết về hđmbhhqt đối với động sản hh, luật về hđmbhhqt dvs động sản hh. Tuy nhiên, 2 công ươc này rất it được áp dụng trên thực tế.

- Năm 1968, Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã khởi xướng soạn thảo một công ước thông nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho HĐMBHHQT nhằm thay thế cho 2 công ước La Hay 1964 trên cơ sở yêu cầu của đa số thanh viên Liên hợp quốc.

- Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của 2 công ước La hay nhưng CISG có những điểm mới và hoàn thiện cơ bản:

+ Do thiết chế tư ( UNIDROIT) soạn thảo nên không gậy ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới

+ Thời điểm 2 công ươc LaHay ra đời chỉ có 28 nước, chỉ nhưng nước phát triển và phương tây --ra đời nhằm bảo về lợi ích cho người phương Tây

+ Công ước có nhiều khái niệm phức tạp dẫn đến hiểu nhầm từ đó rất it được sử dụng trên thực tế

- Được thông qua tại Viên (Áo) 1980, với sự nhất trí của đại diện 60 nước và 8 tổ chức quốc tế.

- Công ước có hiệu lực (ngày 01/01/1988), Công ước đã chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong việc góp phần giải quyết các xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Điều này được thể hiện qua rất nhiều bản án, phán quyết của Toà án và Trọng tài trên khắp thế giới.

- Số thành viên hiện nay 26/9/2014 là 83 thành viên

26. Trình bày về phạm vi áp dụng của CISG.

Cơ sở pháp lý:

- Điều 1 CISG: Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau:

+ Theo khoản 1a Điều 1 CISG khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của công ước – trụ sở của các bên đóng tại các quốc gia là thành viên của công ước

Trong trường hợp chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế có nhiều trụ sở kinh doanh đặt ở nhiều quốc gia khác nhau thì theo Điều 10 CISG: "trong trường hợp nếu bên chủ thể hợp đồng có nhiều hơn một trụ sở kinh doanh thì trụ sở kinh doanh được xem xét ở đây là trụ sở có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng đó, có tính đến những tình huống mà các bên đều biết hoặc dự đoán được vào bắt kỳ thời điểm giao kết hợp đồng.

Hoặc trong trường hợp các bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm cơ sở xác định"

Theo đó nếu nơi cứ trú thường xuyên của chủ thể nằm trên lãnh thổ của nước là thành viên của CISG thì áp dụng CISG.

+ Theo khoản 1b Điều 1 CISG nguyên tắc trong tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của nước thành viên công ước. Việc áp dụng CISG phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên tắc của tư pháp quốc tế. Theo đó các quy phạm xung đột sẽ được xử dụng để xác định pháp luật cho quan hệ hợp đồng giữa các bên. Nếu quy phạm pháp luật dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nào thì hệ thống pháp luật đó sẽ được áp dụng. Và khi xung đột dẫn chiếu đến CISG thì toàn bộ quy định của CISG sẽ được áp dụng điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.

( Quy phậm pháp luật xung đột là QP ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật Dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế

Như vậy, QP luật xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của ác bên tham gia quan hệ, nó chỉ ấn định luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Có thể noi quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu. Vd như: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Bungan: "Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước kí kết mà ng để lại tài sản là công dân khi chết, , quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật nước có bất động sản.")

Trường hợp có câu hỏi các trường hợp áp dụng CISG thì có thể thêm như sau:

Thứ nhất, nếu các bên có thỏa thuận chọn CISG thì CISG được áp dụng, áp dụng trong trường hợp một bên hoặc cả 2 bên không phải là thành viên của CISG khi đó các bên thỏa thuận lựa chọn CISG được xem như các bên đã chuyển điều khoản của CISG thành điều khoản của hợp đồng.

Thứ hai, trong hợp đồng các bên không lựa chọn luật áp dụng, khi có tranh chấp xảy ra cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn luật áp dụng theo nguyên tắc Lex fori.

Lex fori là nguyên tắc giải quyết khi có xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, theo đó tòa án áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết những tranh chấp dân sự có nhân tố nước ngoài ( trừ th ngoại lệ mà được quy định trong pháp luật của từng nước hoặc trong điều ước quốc tế mà nước đó làm thành viên). Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật của mỗi nước và trong các điều ước quốc tế. Vd. Khoản 3 – Điều 22 – Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga: "Trong trường hợp nói ở các Khoản 1 và 2 trên đây, các cơ quan tư pháp của các nước kí kết chỉ áp dụng pháp luật của nước mình".

27. Nêu và phân tích các trường hợp không áp dụng CISG.

Các trường hợp không áp dụng CISG:

+ Thứ nhất, theo điều 2: không áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch nhất định như mua bán hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ (ngoại trừ khi người bán vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần biết rằng hàng hóa được mua để sử dụng như thế; bán đấu giá; để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác khác theo luật; các cổ phiếu, cổ phẩn, chứng khoán đầu tư, chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

Theo quy định của CISG thì hành vi mua bán quốc tế phải xuất phát từ mục đích kinh doanh, sinh lời. Các giao dịch mua bán hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, mua bán để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác theo luật là các giao dịch mua bán hàng hóa không sinh lời, mục đích của nó chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, gia đình hoặc nhằm mục đích thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác theo luật.

Còn với giao dịch đấu giá, mua bán các cổ phiếu, cổ phẩn, chứng khoán đầu tư, chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ có thể không có mục đích sinh lời như: bán đấu giá để từ thiện, mua bán cổ phiếu, cổ phần...để bù trừ các khoản nợ,... thì không thuộc phạm vi áp dụng của CISG. Tuy nhiên, những trường hợp mua bán cổ phiếu, cổ phần... như trên có mục đích sinh lời nhưng với những loại hàng hóa này là những hàng hóa có tính chất đặc biệt nên CISG không điều chỉnh.

Trong trường hợp bán đấu giá, khi bán đấu giá các bên phải tuân thủ theo quy định về bán đấu giá (các chủ thể phải tuân thủ theo những nguyên tắc và thủ tục nhất định do đặc tính của giao dịch này) mà theo CISG thì các giao dịch là do các chủ thể có thể thỏa thuận để giao kết hợp đồng nên bán đấu cũng không thuộc điều chỉnh của CISG.

+ Thứ hai, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến một số hàng hóa như: tàu thủy, máy bay, tàu đệm hơi; điện năng; bất động sản; các hợp đồng trong đó phần lớn nghĩa vụ của bên cung ứng hàng hóa là cung ứng lao động hoặc thực hiện các dịch vụ khác.

Hợp đồng mua bán hàng hóa được phân biệt khá rạch ròi đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ. Với mục đích điều chỉnh hành vi mua bán hàng hóa nên theo quy định của CISG chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà không áp dụng với hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có những hợp đồng mua bán hàng hóa đồng thời là hợp đồng trao đổi dịch vụ. Theo đó có thể giá trị trao đổi dịch vụ lớn hơn giá trị trao đổi hàng hóa trong hợp đồng này. Như vậy có thể thấy đây là hợp đồng mang nặng tính chất của một hợp đồng cung ứng dịch vụ hơn là hợp đồng mua bán hàng hóa nên cũng sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của CISG.

Với một số loại như tàu thủy, máy bay, tàu hơi đệm; điện năng; bất động sản thì đây là những hàng hóa đặc biệt. Ở nhiều quốc gia trên thế giới việc mua bán loại hàng hóa đặc biệt này được điều chỉnh bởi các quy định đặc biệt đáp ứng những tính chất đặc biệt của hàng hóa đó nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.

+ Thứ ba, trừ trường hợp có quy định nêu ra trong công ước thì không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề như sau: tính hiệu lực của hợp đồng; sự tác động có thể phát sinh từ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hóa gây ra cho bất kỳ người nào.

Mục đích của công ước viên là chỉ điều chỉnh việc giao kết hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó công ước viên 1980 không điều chỉnh về tính hiệu lực của hợp đồng, những vấn đề xảy ra khi mua bán hàng hóa. Ví dụ hệ quả phát sinh liên quan tới quyền sở hữu đối với hàng hóa đã bán hoặc trường hợp hàng hóa là đối tượng của hợp đồng gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng đối với một người nào đó.

28. Trình bày về vấn đề hình thức của hợp đồng theo quy định của CISG.

Định nghĩa: hình thức của hợp đồng là dạng vật chất nhất định chứa đựng những điều khoản thỏa thuận của các bên. Theo quy định của CISG thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào cũng được coi là hợp pháp tại điều 11 CISG.

Tuy nhiên Điều 96 của CISG quy định nếu luật quốc gia thành viên nào quy định hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng (kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản). Điều này có nghĩa là, nếu Việt Nam tham gia vào Công ước thì Việt Nam được quyền bảo lưu không áp dụng điều 11 của Công ước vì pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết bằng văn bản.

29. Trình bày khái niệm và đặc điểm về chào hàng theo quy định của CISG.

- cspl: Điều 14 CISG

- Khái niệm: Chào hàng là một đề nghị rõ ràng về việc ký kết hợp đồng của một người gửi cho một hoặc nhiều người xác định khác. Trong đó người đề nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận đề nghị đó.

Thứ nhất, vậy khoản 1 Điều 14 điều chỉnh vấn đề hết sức cơ bản trong hợp đồng đó là vấn đề chào hàng, thông qua k1 điều 14 ta có thể thấy ở đây là sự kết lập hợp đồng thông qua phương thức chào hàng – chấp nhận chào hàng. Bên chào hàng – thông qua đề nghị giao kết hợp đồng – thể hiện ý định giao kết hợp đồng, đưa ra các điều kiện của giao dịch cho bên chào hàng. Dựa trên các điều kiện này, bằng quyết định chấp nhận chào hàng, bên được chào hàng kết lập nên hợp đồng với các điều khoản đưa ra trong chào hàng. Trong mô thức này, việc thể hiện ý định giao kết hợp đồng của bên chào hàng trước hết được xác định thông qua các điều kiện được đưa ra trong chào hàng. Trong trường hợp được chấp thuận thì các điều kiện trong chào hàng trở thành những điều khoản cốt lõi của hợp đồng. Khoản 1 Điều 14 đã đưa ra các chỉ tiêu để xác định nội dung chủ yếu cần có của một chào hàng.

- Thứ hai, chào hàng không chỉ là sự thể hiện ý định giao kết hợp đồng của người đưa ra chào hàng, nó còn thể hiện các yếu tố cơ bản cần thiết để các bên dựa vào đó thực hiện các nghĩa vụ của mình và qua đó đáp ứng quyền của bên kia.

Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng cụ thể mà yêu cầu về điều kiện cơ bản của hợp đồng có thể khác nhau. Với hợp đồng mua bán, khoản 1 Điều 14 quy định nội dung chào hàng phải thể hiện một cách rõ ràng, tức là nội dung phải thể hiện tối thiểu 3 điều kiện: hàng hóa mua bán, số lượng và giá cả.

Về giá cả đó có thể là giá cả cụ thể hoặc phương thức xác định giá cả, được nêu ra rõ ràng hoặc ngầm định trong chào hàng. Như thế theo quy định tại khoản 1 Điều 14, bên cạnh những điều kiện khác, người chào hàng bắt buộc phải thể hiện điều kiện về giá cả thì mới được xem là đầy đủ để kết lập lên hợp đồng. Trong trường hợp chào hàng được chấp nhận.

Đồng thời đề nghị này phải được gửi cho một hoặc nhiều người xác định. Bởi nếu gửi cho một hoặc nhiều người không xác định sẽ được coi là một lời mời chào hàng (khoản 2 Điều 14 CISG).

30. Trình bày về vấn đề giá trị pháp lý của chào hàng theo quy định của CISG - Điều 15 CISG

Về mặt pháp lý, người chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình bởi những điều kiện cam kết của mình trong chào hàng đối với người được chào hàng. Tuy nhiên chào hàng sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng trong các trường hợp sau:

- Chào hàng không tới tay người được chào hàng. Như vậy một lý do nào đó như sai địa chỉ của người được chào hàng mà chào hàng không tới được tay người được chào hàng thì chào hàng đó không có giá trị ràng buộc với người chào hàng.

- Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối chào hàng của người được chào hàng (Điều 17).

- Khoản 2 Điều 15 thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng. Quy định này áp dụng cho loại chào hàng không thể hủy bỏ. Theo đó thì chỉ trong trường hợp thông báo hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng thì người chào hàng mới không bị ràng buộc bởi các điều mà mình đã cam kết trong chào hàng. Do đó nếu người chào hàng muốn thoát khỏi nghĩa vụ của mình ghi trong chào hàng, bằng cách thông báo hủy chào hàng, thì người chào hàng phải gửi thông báo hủy chào hàng cho người được chào hàng bằng các phương tiện thông tin nhanh hơn so với phương tiện thông tịn mà họ đã sử dụng để gửi chào hàng trước đó, sao cho thông báo hủy chào hàng có thể đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng.

- Khoản 1 Điều 16 thông báo hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng (quy định áp dụng cho loại chào hàng có thể hủy bỏ). Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp nếu thông báo hủy chào hàng của người chào hàng được gửi đến tay người chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng cho người chào hàng.

Về mặt pháp lý trong trường hợp mặc dù bên được chào hàng đã nhận được chào hàng nhưng chưa bày tỏ ý kiến của mình thì hợp đồng coi như chưa được ký kết. Như vậy, đối với chào hàng có thể hủy bỏ, nếu trước khi gửi được chấp nhận chào hàng để xác lập hợp đồng, bên được chào hàng nhận được thông báo hủy chào hàng của bên chào hàng thì chào hàng này sẽ không có giá trị ràng buộc nghĩa vụ của bên chào hàng.

Ôn tập hợp đồng.

31. khái niệm và đặc điểm của chấp nhận chào hàng theo CISG

* Khái niệm: theo khoản 1 Điều 18 CISG chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng vs những đề nghị của người chào hàng.

* Đặc điểm:

- Điều kiện để chấp nhận chào hàng có hluc:

+ Chấp nhận vô điều kiện

+ Gửi chấp nhận chào hàng trong thời hạn đã ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý.

+ Người chào hàng phải nhận biết được sự chấp nhận lời chào hàng.

- Hủy bổ chấp nhận: theo điều 22 người chấp nhận chào hàng vẫn có quyền hủy bỏ chấp nhận, với điều kiện: Thông báo hủy bỏ chấp nhận tới người chào hàng trước hoặc cùng 1 lúc với chấp nhận.

- Thời điểm hợp đồng được kí kết: Điều 23: " Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này."

=> người chào hàng nhận được sự chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng.

32. Chấp nhận chào hàng vô điều kiện:

Là việc người nhận được lời chào hàng phúc đáp lại cho người chào hàng đồng ý với lời chào hàng đó mà không làm thay đổi cơ bản nội dung của hợp đồng ( đồng ý hoàn toàn). Trường hợp này thường gặp khi ưu thế thuộc về người bán.

* Ví dụ: công ty A kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp điện dân dụng, gửi lời chào hàng đến gia đình anh B ( đktt tại Mù Căng Chải) và sau đó anh B đã thay mặt gia đình gửi lại văn bản chấp nhận tất cả các điều kiện về giá,... đó chính là một lời chấp nhận chào hàng vô điều kiện.

- 2th+ chấp nhận toàn bộ và không sửa đổi

+ chấp nhận nhưng có sủa đổi nhưng k sảu đổi cơ bản nội dung của hợp đồng

33. Khái niệm và đặc điểm về hoàn giá chào

- Theo khoản 1 điều 19: "Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá."

=> hoàn giá chào là việc người được chào hàng trả lời người chào hàng vs mục đích chấp nhận chào hàng nhưng đưa ra điều kiện sửa đổi, bổ sung nội dung chào hàng.

- Chào hàng được coi là hoàn giá chào nếu đề nghị sửa đổi, bổ sung làm thay đổi 1 cách căn bản nội dung chào hàng.

* Đặc điểm:

- cấu thành chào hàng mơi

- hoán đổi vị trí chủ thê

- lời cahof hàng mơi băng lời cahof hàng với phần sủa đổi bổ sung

34. So sánh chào hàng, chấp nhận chào hàng và hoàn giá chào theo quy định của CISG.

* giông nhau: - là 1 giai đoạn của giao kết hợp đồng

- thực hiện giữa những ng vắng mắt

* khác nhau: dịnh nghĩa, chủ thể, nội dung, mục đích, hậu quả pháp lý, trường hợp hủy bỏ

35. Trình bày về vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán theo quy định của CISG.

- nghĩa vụ của người bán:

* giao hàng: Đúng địa điểm

- thoẢ THUẬN

- k thỏa thuận thì cho ng vận chuyển đầu tiên

- nếu k có thì giao ở nơi sản xuất hoặc trụ sở bên bán có tính đến việc bết hoặc có thể biết khi thực hiện hợp đông

theo Điều 31:

" Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này là:

a. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.

b. Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.

c. Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng."

* Đúng thời hạn

- thoa thuận

- hợp lý và phải thông báo trước

( điều 33):

" a) Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.

b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.

c) Trong trường hợp khác, trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết."

- Đúng số lượng và chất lượng, đúng theo bao bì đóng gói

Th k đúng theo chất lượng :3th

Điều 35 "1. Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

2. Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:

a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.

b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.

c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.

d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó

3. Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng."

+ Giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa

Thao thuaanjhoawcj có thẻ giao trc hạn nếu k ảnh hưởn đến bên kia

Điều 34: " Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này."

- Đảm bảo quyền của bên thứ 3 với bên mua

- Trách nhiệm của bên bán khi vi phạm hợp đồng:

+ thực hiện thực sự.

Bao gồm thay thế hàng hóa nếu k ahir là vi phạm chủ yêu

Và sủa chữa hàng và chịu mọi chi phí sủa chữa và chi phí ng bán phỉ chịu do lỗi đó

+ Bị bên mua hủy bỏ hợp đồng trong 3 trường hợp:

Trước khi hợp đồng được thực hiện, bên mua nhận thấy rõ ràng bên bán sẽ gây ra vi phạm cơ bản hợp đồng.

Vi phạm nội dung chủ yêu của hợp đong, k thực hiện nghĩa vụ đã gia hạn và tuyên bố không thực hiện

Bên bán đã giao 1 phần hàng nhưng phần hàng này không phù hợp với quy định của hợp đồng và đã tạo sự vi phạm cơ bản của hợp đồng.

+ Bồi thường thiệt hại. toàn bộ số tổn thất gây ra nhưng k vượt quá mức co thể dự đoán và không thể k thấy trc dc tại thời điểm giao kết hợp đồng

Tính bồi thương: dựa trrn thay thế và k thay thế hàng

Giảm gí bồi htuwowngf nếu bên kia k thực hiện khác phục có thể

36. Trình bày về vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua theo quy định của CISG.

* nghĩa vụ:

- nhận hàng: + sẵn sànmg tiếp nhận hàng hóa.

+ Tiếp nhận hàng khi hàng hóa được mang đến.

- Thanh toán tiền hàng:

+ đúng giá hàng hóa theo thỏa thuận không thi loại hàng cùng loại cung với điều kiện tương tự

theo Điều 55: "Trong những trường hợp, nếu hợp đồng đã được ký kết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan."

+ Đúng địa điểm theo thỏa thuận hoặc cùng với địa điểm giao nhận hàng

và theo điều 57: " 1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:

a. Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc:

b. Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.

2. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết."

+ Đúng thời hạn theo thoa thuạn k thì cùng... nếu quy định giao cùng

và theo điều 58: ". Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.

2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.

3. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó."

- Giao đúng ohuwowng thức 1 lần hay nh lần

* Trách nhiệm:

- Bị người bán tuyên bố hủy hợp đồng trong 3 trường hợp:

+ người mua đã vi phạm cơ bản hợp đồng.

+ Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian mà người bán gia hạn thêm.

+ trong thời gian bổ sung này, người mua tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán.

- Bồi thường thiệt hại.

37. Trình bày về vấn đề chuyển rủi ro từ người bán sang người mua theo quy định của CISG.

- hợp đồng không quy định hàng hóa phải giao tại 1 thời điểm nhất định => khi hàng được giao cho người đầu tiên để chuyển hàng cho người mua thì người bán đã chuyển giao rủi ro sang cho người mua.

- hợp đồng quy định hàng hóa phải giao tại 1 địa điểm nhất định nên khi hàng hóa được giao cho người vận tải tại địa điểm nhất định....

- nếu khoog thuộc 2 trường hợp trên thì kể từ khi ng mua nhận hàng hoặc hh thuộc sự định đoạt của ng mua.

* th k chuyển được rui ro/

- hàng hóa k được đặc đinh

- hàng hóa bị lỗ và hư hỏng mà ng bán biết và đáng lẽ biết nh k thông báo cho ng mua

38. Trình bày về các trường hợp hủy hợp đồng theo quy định của CISG.

2th

- điều 72 nếu trước khi thực hiện hd cảm thấy 2 bên có khả năng vi phạm thì co thể huye

- sau khi kí thì:

+ vi phậm nghĩa vụ cơ bản

+ gia hạn k thực hiện hoặc tuyên bố k thực hiện

- chỉ tuyên bố hủy nếu thông bao trong khoảng thời gian hợp lý

+Bên mua mất quyền huye nếu k thông báo trong thời gian hợp lý nếu

Bên bán giao chậm trong thời gian hợp lý mà bên bán bitte hoặc pahir biết

Bên mua không chấp nhận cho người mua thực hiện nghĩa trong thơi gian gia hạn thêm

+ bên bán mất quyền hủy nếu k thông báo trong thời gian hợp lý

Chạn thực hiện nhưng đã...như trên

Hết tời hạn bổ sung, hoặc ng mua tuyên bố k thực hiện

- theo khoản 1 Điều 49 CISG:

a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc:

b. Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.

- Khoản 1 điều 72: Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.

39. Trình bày về trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng theo quy định của CISG. Cho 1 ví dụ.

Theo khoản 1 điều 79 CISG:

Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó

- Trở ngại ngoài khả năng kiểm soát.

- Vi phạm không lường trước được

- Vi phạm không thể tránh được và không thể khắc phục được hậu quả.

Ví dụ: Công ty C có một kho hàng đồ vải sợ, quần áo chuẩn bị giao cho công ty D vào ngày 22/11/2012. Nhưng vào đêm ngày 21/11/2012, có một trận bão to, sét đánh làm chập ổ điện trong kho chứa vải, dẫn đến hảo hoạn, làm hỏng toàn bộ kho hàng của công ty C. Do đó công ty C không phải chịu trách nhiệm về việc không giao kịp hàng cho công ty D

40. Trình bày về trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của người thứ ba theo quy định của CISG. Cho 1 ví dụ.

Theo khoản 2 điều 79 CISG:

" Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ."

- Bên thứ ba là người được bên vi phạm giao cho hoàn thành 1 phần hoặc toàn bộ hợp đồng.

- Bên thứ ba vi phạm do rơi vào trường hợp bất khả kháng.

Ví dụ: Công ty A( Hoa Kỳ), đặt mua 10.000 tấn lụa của công ty B ( Việt Nam). Tuy nhiên công ty B không có tàu bển cỡ lớn nên đã thuê công ty C vận chuyển lụa cho công ty A vào ngày 20/10/2010. Trên đường vận chuyển, vào ngày 23/10/2010 tàu của công ty C bị bão nhấn chìm, hàng không được giao cho công ty A. Trong trường hợp này thì công ty B sẽ không phải chịu trách nhiệm với công ty A .

41. Trình bày về vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của CISG. Cho 1 ví dụ.

Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó "một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự".

Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (2) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó.

Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, ví dụ như hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Ngoài ra, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm. Thế nào là thiệt hại đáng kể?. Công ước Viên cho rằng thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. Công ước Viên không giải thích rõ cái mà người này chờ đợi là gì. Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.

Tuy nhiên, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm "không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được". Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xoay quanh giao dịch như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm.

Vi phạm cơ bản hợp đồng qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (tham khảo thêm)

Có thể thấy rằng không phải mọi trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đều cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Vì vậy, việc xác định được mức độ không phù hợp như thế nào của hàng hóa dẫn đến cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, Công ước Viên không quy định tiêu chí để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa so với quy định của hợp đồng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng có áp dụng Công ước Viên, tòa án và trọng tài một số nước thường áp dụng bốn (04) căn cứ để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa cấu thành một vi phạm cơ bản theo quy định tại điều 25 của Công ước Viên. Đó là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; Hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên là nghiêm trọng; Khả năng bán được của hàng hóa không phù hợp hợp đồng; và khả năng "sử dụng được" của hàng hóa không phù hợp hợp đồng. Dưới đây, sẽ phân tích thực tiễn xét xử tranh chấp liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên bốn căn cứ này.

a. Việc xem xét có hay không có sự thỏa thuận của các bên về sự vi phạm cơ bản hợp đồng

Nếu các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận rằng trong trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà sự tuân thủ nghiêm ngặt hợp đồng là yếu tố cần thiết thì bất kỳ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào cũng đều bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng. Ví dụ, nếu người mua tuyên bố rằng hàng hóa không phù hợp sẽ khiến cho người mua không đạt được một mục đích cụ thể hoặc nếu người mua thông báo cho người bán biết rõ mục đích mua hàng của người mua nhầm nhắc người bán phải giao hàng như hợp đồng quy định thì bất kỳ hành vi vi phạm nào ảnh hưởng tới mục đích cụ thể đó đều cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Căn cứ vào những thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng, lúc này, người bán không thể lập luận rằng anh ta không nhìn thấy trước được (không tiên liệu được) những thiệt hại có thể xảy đến cho người mua nếu anh ta không giao hàng theo những quy định đó. Như vậy, tòa án sẽ dễ dàng xác định được một sự vi phạm cơ bản hợp đồng nếu hàng hóa được giao không đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, tòa án dễ dàng kết luận người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng.

Điều quan trọng đối với việc áp dụng căn cứ này là người mua có nghĩa vụ chứng minh có hay không có điều khoản trong hợp đồng quy định rằng không thực hiện một nghĩa vụ liên quan đến giao hàng sẽ được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng. Nếu không, người mua không thể tuyên bố hành vi vi phạm đó của người bàn là vi phạm cơ bản hợp đồng và làm cơ sở để tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều 49 của Công ước Viên.[8] Phân tích vụ Garden flowers[9] dưới dây sẽ thấy rõ điều này.

Vụ Garden flowers là tranh chấp giữa người bán (Đan Mạch) và người mua (Úc). Vào mùa xuân 1991, người mua Úc đến Đan Mạch để đặt mua cây từ người bán. Cùng với Andreas Schwabe – nhân viên của người bán, người mua đã đến vườn hoa của Anders Jonsson – người bán loại cây Osteospermum ecklonis (Cúc Châu phi). Người mua đã kiểm tra những cây này, Schwabe đã giải thích cho người mua rằng đây là cây trồng trong vườn và cần chỗ có ánh nắng. Schwabe không hướng dẫn gì thêm cho người mua về việc bảo quản và chăm sóc cây, cũng như không có bất cứ bảo đảm nào rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè. Người mua đã bán lại số cúc Châu phi nói trên cho một khách hàng và cam kết với khách hàng này rằng cúc sẽ nở suốt mùa hè. Tuy nhiên, khách hàng này đã khiếu nại người mua vì cúc không nở suốt mùa hè. Vì thế, người mua đã khiếu nại lại người bán với lý do là chất lượng hàng hóa giao (tức là cúc Châu phi)không phù hợp với quy định về chất lượng trong hợp đồng – hoa không nở suốt mùa hè. Theo người mua, đây là sự vi phạm cơ bản hợp đồng và đã từ chối thanh toán cho người bán. Tòa án đã bác bỏ lập luận này với lý do là người mua đã không chứng minh được rằng người bán có đưa ra một sự bảo đảm rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè. Tương tự như vậy, trong vụ tranh chấp về hạt tiêu Spanish paprika[10]giữa người bán Đức và người mua Tây Ban Nha về việc giao hạt tiêu, theo đó hạt tiêu chứa gần 150% hỗn hợp ethyla oxit tối đa được chấp nhận theo luật về thuốc và thực phẩm của Đức. Trong vụ tranh chấp này, người bán đã chứng minh được rằng giữa người bán và người mua đã có thỏa thuận cụ thể về việc hàng hóa (tức là hạt tiêu) phải phù hợp với người tiêu dùng ở Đức. Vì thế, Tòa án quận Ellwangen[11] ra phán quyết tuyên rằng người mua đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Hai vụ tranh chấp với hai phán quyết khác nhau của tòa án cho thấy, khi các bên giao kết hợp đồng đã có thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án chỉ căn cứ vào thỏa thuận đó của các bên để quyết định hành vi vi phạm của một bên có phải là vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận về vi phạm cơ bản hợp đồng thì tòa án sẽ cố gắng suy luận dựa trên ngôn ngữ hợp đồng, tập quán, thói quen và giao dịch giữa các bên.[12] Điều này thường là rất phức tạp vì luật pháp chưa đưa ra những quy định cụ thể về cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng.

b. Mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên

Trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ ràng, vi phạm cơ bản hợp đồng có thể được xem xét căn cứ vào tính nghiêm trọng của hậu do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên. Theo quy định tại Điều 25 Công ước Viên, một trong những yếu tố quan trọng để xác định vi phạm cơ bản là thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên lên tới mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được cái mà họ chờ đợi từ hợp đồng. Như vậy, tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên được xem như sự thiệt hại đáng kể mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên vi phạm. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này, tòa án đã sử dụng một số tiêu chí dưới đây để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, tức là xác định mức độ "đáng kể" của thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

Căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao

Vụ Delchi v. Rotorex[13] được xem là ví dụ điển hình trong việc sử dụng tiêu chí về tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất khi xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng. Vào tháng 1/1988, Rotorex đống ý bán 10.800 máy nén khí cho Delchi để sử dụng cho máy điều hòa trong phòng. Trước khi ký kết hợp đồng, Rotorex gửi cho Delchi mẫu máy nén kèm theo chi tiết kỹ thuật về hiệu suất sử dụng. Tuy nhiên, trong khi lô hàng thứ hai đang trên đường vận chuyển cho Delchi, Delchi phát hiện rằng một số lượng lớn máy nén của lô hàng thứ nhất có chất lượng không phù hợp với mẫu và tiêu chí kỹ thuật kèm theo. Cụ thể, Rotorex phát hiện có đến 93% số máy nén điều hòa được giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với hàng mẫu cùng chi tiết kỹ thuật kèm theo hàng mẫu. Tòa phúc thẩm Liên bang[14] đã giữ nguyên phán quyết của Tòa án New York và cho rằng người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng vì khả năng làm lạnh và tiêu thị điện năng của điều hòa là yếu tố quan trọng xác định giá trị về chất lượng sản phẩm.[15] Tuy nhiên, trong vụ Frozen bacon,[16] Tòa phúc thẩm Hamm[17] lại có quyết định trái ngược khi xác định tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất. Cụ thể, trong vụ tranh chấp này, người bán (Italy) đã ký hợp đồng với người mua (Đức) giao 200 tấn thịt lợn muối xông khói, hàng được giao thành 10 lần. Người bán đã giao 4 lần với tổng số 83,4 tấn. Tuy nhiên, người mua đã từ chối nhận số hàng còn lại với lý do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán, trong lô hàng thứ tư, đã giao 420 kg trên tổng số 22,4 tấn thịt lợn muối xông khói bị bẩn. Tòa án cho rằng tỷ lệ phần trăm của hàng bị bẩn là quá nhỏ nên không thể coi đó là vi phạm cơ bản hợp đồng và bác bỏ lập luận của người mua.

Tỷ lệ phần trăm hàng tổn thất dẫn đến thỏa mãn vi phạm cơ bản hợp đồng là không giống nhau tùy vào từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, trong vụ Granite,[18] mặc dù hàng hóa bị tổn thất đến 40% và rất khó khăn cho việc sử dụng cũng như cho việc bán lại hàng hóa nhưng Tòa án cho rằng tỷ lệ này là chưa đủ điều kiện cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng theo tinh thần của điều 25 Công ước Viên mà chỉ thỏa mãn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Tương tự, trong vụ tranh chấp Frozen Meat[19] giữa người bán Đức và người mua Thụy Sĩ, mặc dù 25% chất lượng thịt đông lạnh không phù hợp với quy định trong hợp đồng, thậm chí thịt đông lạnh quá béo và ướt, giá trị thịt đông lạnh giảm đi 25% tương ứng nhưng tòa án tuyên quyết định rằng thiệt hại đó là chưa đủ "đáng kể" và hành vi vi phạm hợp đồng của người bán không cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng.

Từ các vụ tranh chấp trên có thể thấy rằng, tiêu chí căn cứ vào tỷ lệ tổn thất để xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng thường được áp dụng đối với những tổn thất của hàng hóa chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) trong tổng giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, khó có thể dự đoán được là tỷ lệ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng từ 10% – 50% có bị xem là vi phạm cơ bản hay không[20], bởi vì trong vụ Christmas trees[21]giữa người bán Đan mạch và người mua Pháp, Tòa án tuyên là có sự vi phạm cơ bản hợp đồng khi tòa án căn cứ vào tỷ lệ 25%-50% hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, tức là chỉ 75% cây thông có chất lượng tốt và 50% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì phù hợp với quy định của hợp đồng. Ngày 28/11/2996, giữa người bán và người mua đã ký hợp đồng bằng một thỏa thuận miệng về việc giao cây thông noel cho người mua. Ngày 29/11/1996, người mua đã gửi fax xác nhận những nội dung mà các bên đã thỏa thuận qua điện thoại trước đó và người mua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh là người mua đã từ chối nội dung của bản fax này. Vì thế, tòa án căn cứ vào nội dung của hợp đồng được ký bằng điện thoại, theo đó người bán giao 1.000 đến 1.200 cây thông noel cho người mua, trong đó 40% cây thông có chất lượng tốt nhất, 60% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì, cây to không có khiếm khuyết nghiêm trọng với chiều cao từ 1.7m đến 2.2m, giá 100 DKK/1 cây[22]. Tuy nhiên, người bán lại giao hàng với tỷ lệ có tới 25%-50% số cây thông không phù hợp với hợp đồng. Trong vụ tranh chấp này, tòa án tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản hợp đồng.

Căn cứ vào chi phí sửa chữa dự tính trên tổng giá trị hàng hóa được giao

Đây cũng là tiêu chí được tòa án sử dụng khi xem xét tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên – "thiệt hại đáng kể" mà người mua phải gánh chịu để xác định vi phạm cơ bản. Tranh chấp Scaffold fittings[23] giữa người bán Trung Quốc và người mua Úc về cột chống dàn giáo là một ví dụ. Người bán ký hợp đồng bán 80.000 cột chống dàn giáo cho người mua theo mẫu. Tuy nhiên, số cột chống dàn giáo này hoàn toàn không phù hơp với mẫu. Tòa án nhận thấy rằng chi phí dự tính để phân loại cột chống kém chất lượng trong số cột chống dàn giáo tốt chiếm hơn 1/3 giá mua, vì thế tòa tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản với lý do "phần quan trọng" của 80.000 cột chống dàn giáo không phù hợp với mẫu.

c. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại hay không

Trong kinh doanh quốc tế, xét đến cùng, mục đích mà người bán và người mua hướng tới là lợi nhuận.[24] Như vậy, xét trên khía cạnh người bán, hàng hóa không có khả năng bán được có nghĩa là mục đích của người bán khi giao kết hợp đồng là không thể đạt được, hay nói cách khác sự không phù hợp của hàng hóa có thể dẫn đến hàng hóa không có khả năng bán được, hậu quả, cấu thành vi phạm cơ bản. Vì vậy, có thể nói, tiêu chí đáng chú ý nhất mà các tòa án một số nước thường hay áp dụng là dựa vào khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng để xác định xem sự không phù hợp của hàng hóa có cấu thành vi phạm cơ bản hay không.

Trong vụ Shoes[25] – tranh chấp giữa Công ty thương mại Đức (người mua) với Nhà máy sản xuất giày của Ý (người bán) – người mua đã từ chối thanh toán cho người bán với lý do giày giao không phù hợp với chi tiết kỹ thuật nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo Tòa án Frankfurt[26], người mua không chỉ rõ giày dưới tiêu chuẩn hay hoàn toàn không phù hợp để bán lại. Tòa án cho rằng chỉ khi người mua chỉ rõ hàng hóa không thể bán lại được thì hành vi vi phạm của người bán mới bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng. Tòa án tối cao của Đức trong vụ Cobalt sulphate[27] cũng có quan điểm tương tự. Trong vụ này, người bán Hà Lan ký hợp đồng bán sunphat coban cho người mua Đức. Các bên thỏa thuận rằng hàng hóa có xuất xứ từ Anh và người bán sẽ cung cấp giấy chứng nhận chất lượng và xuất xứ. Sau khi nhận được chứng từ từ người bán, người mua Đức tuyên bố hủy hợp đồng vì sunphat coban được sản xuất ở Nam Phi và chứng nhận xuất xứ có sai sót. Người mua Đức cũng khiếu nại rằng chất lượng hàng hóa được giao thấp hơn chất lượng hàng mà các bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng người mua không chỉ ra được hàng hóa không thể bán lại ở Đức hoặc ở nước ngoài hay, nói cách khác, người mua không chỉ ra được rằng sự vi phạm của người bán đã lấy đi đáng kể những gì mà người mua mong đợi từ hợp đồng này theo tinh thần của điểu 25. Điều này có nghĩa là vi phạm của người bán không phải là vi phạm cơ bản hợp đồng.

Tiêu chí về khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng cũng được Tòa án tối cao của Pháp sử dụng để xác định cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng trong vụ Sacovini/M Marrazza v. Les fils de Henri Rame.[28] Trong vụ tranh chấp này, Sacovini – Công ty có địa điểm kinh doanh tại Ý – đã ký vài hợp đồng vào năm 1988 để bán rượu cho người mua Pháp. Tòa án tối cao cho rằng, vi phạm của Công ty Ý là vi phạm cơ bản vì rượu do công ty này cung cấp không có khả năng bán được trên thị trường Pháp. Hơn nữa, việc người bán cho thêm đường vào rượu đã vi phạm quy định về rượu của Pháp và ảnh hưởng tới chất lượng của rượu. Hậu quả là rượu không thể tiêu thụ tại Pháp và hành vi của người bán trong việc giao hàng như vậy đã dẫn đến việc người mua Pháp không thể khắc phục được khả năng bán lại lô rượu nói trên tại thị trường Pháp.

Cũng cần nói thêm rằng, trong các vụ tranh chấp trên, tòa án dường như chỉ chú trọng đến khả năng bán được của hàng hóa mà quên đi "thiệt hại đáng kể" mà người mua phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của người bán. Rõ ràng, trong một số trường hợp, hàng hóa bị tổn thất vẫn có thể bán lại được với mức giá thấp hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua và có thể dẫn đến "thiệt hại đáng kể" cho người mua.

d. Hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng có khả năng "sử dụng được" hay không

Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hóa bị tổn thất, thậm chí tổn thất nghiêm trọng nhưng vẫn có thể sử dụng được. Trong trường hợp này, tòa án sử dụng tiêu chí về khả năng vẫn còn sử dụng được của hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng.[29] Tòa án cho rằng bất kỳ sự không phù hợp nào liên quan đến chất lượng đều không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng nếu người mua vẫn có thể thuận tiện sử dụng hàng hóa đó hoặc bán hạ giá được hàng hóa đó.[30] Trong vụ Globes[31], Tòa án Đức quyết định rằng "nếu người mua vẫn còn có thể sử dụng bất kỳ hàng hóa bị tổn thất nào, người mua không thể viện dẫn tiêu chí vi phạm cơ bản hợp đồng"[32] để hủy bỏ hợp đồng. Điều này có nghĩa là điều 25 Công ước Viên sẽ không được áp dụng nếu hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng vẫn có thể sử dụng được trong điều kiện kinh doanh thông thường. Trong trường hợp này, người mua không được hủy bỏ hợp đồng mà chỉ có quyền đòi giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại.

Có thể nói rằng, nội hàm khái niệm "vi phạm cơ bản hợp đồng" theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng như của Công ước Viên là rất rộng. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có áp dụng Công ước Viên, tòa án các nước thành viên cũng đã đưa ra được một số căn cứ thực tiễn làm cơ sở cho việc giải thích nhằm làm rõ khái niệm này. Mặc dù vậy, Tòa án của các nước khác nhau có quan điểm không giống nhau hoàn toàn khi gặp vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng.

42. So sánh Séc và Hối phiếu trong thanh toán quốc tế.

Giống nhau:

Đều là phương tiện thanh toán dùng trong thanh toán quốc tế, là một phần của phương thức thanh toán.

- Người kí phát phải có tài khoản tại ngân hàng.

- Đều là lệnh vô điều kiện và số tiền ghi trên là số tiền nhất định.

- Có đặc điểm lưu thông giống nhau

Thứ nhất, tính trừu tượng thể hiện rằng không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức là nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu hay séc mà chỉ cần ghi số tiền phải trả và những nội dung có liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra.

Thứ hai, tính bắt buộc trả tiền thể hiện người trả tiền phải trả theo đúng nội dung ghi trên phiếu hay séc và không được viện những lý do riêng của mình để từ chối việc trả tiền, trừ trường hợp trái với đạo luật chi phối nó.

Thứ ba, tính lưu thông thể hiện hối phiếu hay séc có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần bằng trao tay hoặc thủ tục kí hậu Như vậy nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc nghĩa vụ trả tiền mà hối phiếu hay séc có tính lưu thông.

-Đều có nghiệp vụ kí hậu và nghiệp vụ bảo lãnh.

-Nội dung chủ yếu thường có: Tên tiêu đề, địa điểm và ngày tháng kí phát, mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, số tiền là một số tiền nhất định, địa điểm trả tiền, người hưởng lợi, người trả tiền (người bị kí phát), người kí phát, tên và địa chỉ các bên liên quan.

-Là giấy tờ có giá, có thể dùng để cầm cố, chiết khấu

Sự khác nhau Hối phiếu và Séc

- người phát hành

- mệnh lenh

- bên trung gian ( ngân hàng tín dụng)

- người thụ hưởng

- thời hạn trả

- chữ kí

Hối phiếu

Séc

Là một lệnh viết đòi tiền vô điều kiện của người ký phát hối phiếu cho ng ười khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu

Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người này trả cho nguời khác hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản

Thời hạn trả tiền của hối phiếu có thể là trả ngay đối với hối phiếu trả ngay hoặc vào 1 ngày nhất định trong tương lai đối với hối phiếu kỳ hạn

Thời hạn trả tiền của séc chỉ có thể là trả tiền ngay khi xuất trình. Một lệnh rút tiền phải có giá trị thực hiện ngay, không thể có kỳ hạn vì đặc điểm lưu thông séc là có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ

Có nghiệp vụ chấp nhận

Không có nghiệp vụ chấp nhận

Số tiền kí phát không vượt quá giá trị L/C trong phương thức tín dụng chứng từ

Số tiền kí phát không vượt quá số dư có hoặc hạn ngạch thấu chi

- Hối phiếu đòi tiền người bị kí phát là ngân hàng hoặc một người nào đó

Người bị kí phát séc chủ yếu là ngân hàng

43. Nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về Séc trong thanh toán quốc tế

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnhcho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cótên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc.

Điều kiện phát hành séc: phải có số dư trong tài khoản

Những người liên quan đến séc

* Người phát hành séc hay người ký phát (Drawer): là người có tài khoản phát hành séc ở ngân hàng (là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng). Thường thì người ký phát séc là người mua hàng, phát hành séc để trả nợ.

* Ngân hàng thanh toán hay người trả tiền (Drawee): là người trích trả tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người khác.

* Người thụ hưởng (Beneficiary): là người nhận tiền từ tờ séc do người ký phát chỉ định đích danh hay thông qua thủ tục chuyển nhượng.

Yêu cầu pháp lý đối với nội dung của tờ séc: 8

Tiêu đề của Séc: Phải có tiêu đề cùng ngôn ngữ phát hành Séc

Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện

Số tiền của Séc là một số tiền nhất định. Phải được ghi rõ ràng, ghi bằng số và chữa.

Địa điểm trả tiền thông thường là địa chỉ của ngân hàng nơi người ký phát séc mở tài khoản.

Thời hạn trả tiền: Trả tiền ngay khi xuất trình, không thể có kỳ hạn

Người bị ký phát: chủ yếu là ngân hàng thương mại

Ngày và địa điểm phát hành: Cần ghi rõ địa điểm phát hành séc vì séc tạo lập ở đâu thì phải tuân thủ luật ở đó.

Chữ ký của người phát hành séc

Thời hạn hiệu lực của séc

Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực.

Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu thông và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội địa thì ngắn hơn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế.

Theo công ước Giơnevơ 1931thì thời hạn hiệu lực của Séc được xác định là:

8 ngày nếu séc được phát hành và thanh toán trong một nước.

20 ngày nếu séc được phát hành và thanh toán giữa các nước trong một vùng ( Ví dụ, Châu Âu).

70 ngày nếu séc được phát hành và lưu hành ở các nước không cùng một châu lục.

Theo luật về séc quốc tế (Chương 5) do ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc( ngày 18/02/1982) thì séc phải xuất trình để thanh toán trong vòng 120 ngày kể từ ngày ghi trên séc.

44. Nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về Hối phiếu trong thanh toán quốc tế.

Các nước tham gia ký kết công ước Geneve năm 1930 đã đi đến sự thỏa thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB

* Luật hối phiếu 1882 của Anh định nghĩa như sau:

"Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi đến một thời hạn nhất định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu".

Các bên tham gia: Các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ về hối phiếu bao gồm:

Người ký phát hối phiếu (drawer): là người bán hàng, người xuất khẩu hàng hóa, người cung ứng dịch vụ.

Người trả tiền hối phiếu (hay người bị ký phát) (drawee): là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Là người mà hối phiếu gởi đến cho họ và đòi tiền họ, đó là người mua, người nhập khẩu, hoặc một người thứ ba do sự chỉ định của người trả tiền hối phiếu. Người thứ ba này thường là ngân hàng (ngân hàng xác nhận – confirming bank hoặc ngân hàng mở thư tín dụng – issuing bank...)

Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary): là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Tùy theo trường hợp, người thụ hưởng có thể là: người ký phát hối phiếu, hoặc là một người nào đó do người ký phát chỉ định. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta, người hưởng lợi của hối phiếu trong kinh doanh ngoại thương thường là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

Hình thức của hối phiếu

Hối phiếu phải là một văn bản, được lập ra dưới dạng một chứng từ. Theo luật của các nước nói chung, hối phiếu có thể viết tay, đánh máy, in sẵn... vẫn có giá trị ngang nhau.

Không được viết trên hối phiếu bằng viết chì, mực dễ phai, mực đỏ. Ngôn ngữ sử dụng để điền vào các đoạn để trống phải thống nhất với ngôn ngữ đã in sẵn trên hối phiếu, trừ tên các đương sự và tên các địa điểm nếu như không thể phiên âm, phiên dịch được.

Hối phiếu có thể có thể lập thành một bản hay nhiều bản để phòng thất lạc, hư hỏng, thông thường là hai (2) bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. Như vậy, người trả tiền có thể chọn bất kỳ một bản trong số bản đó để thanh toán. Khi một bản đã được thanh toán, thì các bản còn lại sẽ hết giá trị.

Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.

Theo quy định của Luật Thống nhất về Hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ các nội dung:

(1). Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ "Hối phiếu" (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft). Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh.

(2). Số tiền và loại tiền: Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C)

(3). Người trả tiền hối phiếu:

Họ tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái của hối phiếu, tức là ghi vào chỗ chữ "To................."

Trong phương thức thanh toán nhờ thu: người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu

Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/C.

(4). Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng:

+ Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là "trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này" (at ....... Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange).

+ Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận:

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu

(At...X.days....after sight of this..........)

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu

(At ....X days...after signed of this........)

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn

(At.....X days....after bill of lading date of this.....)

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng

(At.....X days.....after shipment date of this.......)

* Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai

(On......(date).....of this........)

(5). Địa điểm trả tiền của hối phiếu:

Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu.

(6). Người được hưởng lợi hối phiếu:

Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay.

Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

(7). Nơi và ngày lập hối phiếu:

- Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu)

- Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.

(8). Người ký phát hối phiếu:

Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu.

Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu...mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

45. Trình bày về phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế.

Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu....) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu...) ở một địa điểm nhất định.

Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

Các bên tham gia:

- Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter): thường là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối,... Người trả tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.

- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người xuất khẩu, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối,...do người chuyển tiền chỉ định.

- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền

- Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền.

Quy trình thanh toán

Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước

Giải thích quy trình:

(0) Ký kết hợp đồng mua bán

Người mua đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng (hợp đồng ngoại thương một bản chính, một bản sao, giấy phép nhập khẩu nếu có,....)

Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người mua (người nhập khẩu) để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người mua.

Ngân hàng bên mua ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người bán.

Ngân hàng dịch vụ đại lý báo có cho người bán.

Người bán giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký.

Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm:

Giải thích quy trình:

(0) Ký kết hợp đồng mua bán

Sau khi thỏa thuận đi đến ký hợp đồng mua bán ngoại thương, người bán (người xuất khẩu) thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người mua (người nhập khẩu), đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người mua.

Người mua sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn....viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người mua để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người mua.

Ngân hàng bên mua ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người bán.

Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó.

Hình thức chuyển tiền: có 2 hình thức

Chuyển tiền bằng thư (mail transfer – M/T):

Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi.

Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T):

Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi.

Trong hai hình thức chuyển tiền trên thì hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh hơn nhưng điện phí cao. Còn hình thức chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí thấp.

46. Trình bày về phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế.

Khái niệm chung về nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Các bên tham gia

- Người uỷ nhiệm thu (Principal): là người xuất khẩu, người hưởng lợi. Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.

- Người trả tiền (Drawee): là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là người nhập khẩu.

- Ngân hàng nhờ thu – Remitting Bank (hay còn gọi là ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

- Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank):là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền.

- Ngân hàng xuất trình (presenting Bank)

+ Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ (NHTH), thì NHTH sẽ xuất trình Nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất trình (NHXT).

+ Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển Nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ Người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu:

Nhờ thu là một phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế. Để phương thức thanh toán này được sử dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đã ban hành văn bản "Quy tắc thống nhất về nhờ thu" (Uniform Rules for Collection – URC) được phát hành lần đầu vào năm 1956, sau đó được tái bản vào các năm 1967, 1978 và lần tái bản sau cùng vào năm 1995, với tiêu đề "ICC Uniform Rules for Collections, Publication No 522" (viết tắt URC522).

Đây là văn bản mang tính chất pháp lý tùy nghi – nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt buộc. Tuy nhiên khi đã có sự thống nhất của hai bên mua bán, thì phải dẫn chiếu các điều khoản của URC và phải tuân thủ các điều khoản đó.

Các loại nhờ thu

Nhờ thu trơn (clean collection)

Nhờ thu trơn là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu ở người mua, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng.

Quy trình nhờ thu trơn:

Giải thích quy trình:

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức "Nhờ thu trơn".

(1) Người xuất khẩu gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người nhập khẩu.

(2) Người xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho ngân hàng nhờ thu (NHNT) để thu tiền từ người nhập khẩu.

(3) NHNT lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền từ người nhập khẩu

(4) NHTH thông báo Lệnh nhờ thu cho người nhập khẩu

(5) Người nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền.

(6) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT.

(7) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho người xuất khẩu.

2. Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection):

Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.

Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ:

Giải thích quy trình:

0. Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức "Nhờ thu kèm chứng từ"

Người XK giao hàng cho bên NK.

Người XK lập "Đơn yêu cầu nhờ thu", cùng bộ chứng từ (tài chính và thương mại) ủy thác NHNT thu hộ.

NHNT lập "Lệnh nhờ thu" kèm bộ chứng từ gửi NHTH.

NHTH thông báo nhờ thu cho người NK.

NK chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách (trả tiền, chấp nhận trả tiền, các điều kiện khác).

NHTH trao bộ chứng từ cho người NK.

NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, kỳ phiếu cho NHNT.

NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận cho người XK.

** Tùy theo thời hạn trả tiền, người ta chia phương thức này làm 2 loại:

- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ

- Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ

a. Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P):

Là phương thức thanh toán nhờ thu mà người bán yêu cầu người mua phải trả tiền, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp thanh toán ngay).

b. Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance – D/A):

Là phương thức nhờ thu mà người bán yêu cầu người mua ký chấp nhận trên hối phiếu sẽ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp bán hàng trả chậm, mua chịu).

Những điểm cần chú ý khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu

Thứ nhất, muốn sử dụng quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522, hai bên mua bán phải thống nhất quy định trong hợp đồng, Lệnh nhờ thu.

Thứ hai, các bên sử dụng phương thức nhờ thu cần tìm hiểu kỹ về đối tác của mình và những quy định về thương mại, ngoại hối của các quốc gia liên quan nhằm giảm bớt rủi ro.

Thứ ba, ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng và không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không.

Thứ tư, trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người mua có thể yêu cầu ngân hàng cấp giấy đảm bảo với hãng tàu để nhận hàng.

Thứ năm, trong trường hợp người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng thì cách giải quyết về lô hàng đó thực hiện như sau:

+ Giảm giá hàng bán cho người nhập khẩu

+ Nhờ ngân hàng thu chào bán lô hàng cho người khác,

+ Hoặc chuyển hàng về nước người xuất khẩu, nếu là hàng quý giá

+ Hoặc là có thể bán đấu giá công khai.

47. So sánh phương thức nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) và phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) trong thanh toán quốc tế.

Giống nhau:

Đều là phương thức của thanh toán nhờ thu.

Người bán hàng sau khi giao hàng hóa cho người mua họ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu.

Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau: Người xuất khẩu; Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu; Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu); Người nhập khẩu

Nhờ thu phiếu trơn

Nhờ thu kèm chứng từ

Khái niệm

Là phương thức người bán uỷ thác Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hổi phiếu do mình lập còn chứng từ hàng gửi thẳng cho người mua không qua Ngân hàng.

Là phương thức ngưòi bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ gửi Ngân hàng kèm theo với điền kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để người mua nhận hàng.

Đặc điểm

-Đơn giản, sơ sài

-Chưa sử dụng hết chức năng của Ngân hàng: NH ko chịu TN đôn đốc, giám sat, kiểm tra.

-Chỉ sử dụng chứng từ tài chính

-Khắc phục nhược điểm NTPT (người bán không sợ mất hàng).

-Trách nhiệm NH cao hơn: khống chế người mau bằng chứng từ.

-Sử dụng cả chứng từ thương mại

Quy trình

Bước 1: Người bán sau khi gửi hàng và chứg tư cho người mua, lập một hói phiếu đòi tièn người mua và uỷ thác cho Ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng uỷ nhiệm thu.

Bước 2: Ngân hàng bên bán gửi uỷ nhiệm thu kèm hối phiếu cho Ngân hàng đại lý của họ ở nước người mua nhờ thu tiến.

Bước 3: Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu tiền ngày hoặc chấp nhận hổi phiếu nếu là hối phiếu kỳ hạn.

Bước 4: Ngân hàng đại lý nhận tiến, hoặc hối phiếu đã được chấp nhận chuyển cho người bán qua Ngân hàng bên bán. Nếu là hối phiếu kỳ hạn khi đến hạn thanh toán, Ngân hàng sẽ đòi tiền người mua và thực hiện việc chuyển tiến như trên

Trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ tương tự nhờ thu phiếu trơn, chi khác ở bước (1) lập bộ chứng từ nhờ Ngân hàng thu hộ tiền boa gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi Ngân hàng, ở bước (3) Ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu như người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu

Phạm vi áp dụng

Tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu.

-Giá trị hàng hóa nhỏ,

-Thăm dò thị trường.

-Hàng hóa ứ đọng khó tiêu thu

Ưu điểm

Đối với nhà XK:

-Có lợi thế cho nhà XK, có thể kiểm tra hàng trước khi nhân, chủ động trong việc thanh toán.

-Thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp.

Đối với nhà NK:

-Thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp,

Đối với nhà xuất khẩu:

-đảm bảo bộ chứng từ chỉ được gia cho nhà NK sau khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

-Quyền lợi của nhà XK được pháp luật bảo đảm.

_Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà NK.

Đối với nhà nhập khẩu

-Được kiểm tra bộ chứng từ tại NH xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

-Có thể chiếm dụng vốn và hàng hóa cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.

Nhược điểm

Đối với nhà XK

-Không bảo đảm quyền lợi.

-Không thể khống chế việc thanh toán bên mua.

Đối với nhà nhập khẩu:

- Chưa biết được tình trạng hàng hóa đã phải thanh toán và chấp nhận thanh toán.

Đối với nhà xuất khẩu: Việc thanh toán phụ thuộc vào ý chí của người nhập khẩu.

- Bên mua có thể từ chối nhận hàng mà ngân hàng không có trách nhiệm bồi hòa hay bắt người mua bồi hòa cho nhà xuất khẩu.

48. Nêu và phân tích quan hệ giữa các bên tham gia tín dụng chứng từ.

Theo định nghĩa trong bản "qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" (Uniform customs and practive for documentary credit – 1993 – UCP – N­0 500) thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là "một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó hoặc sẽ trả, chấp nhận mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã qui định và mọi điều kiện đặt ra đều thực hiện đầy đủ".

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng của các NH ngày này và phương thức tín dụng chứng từ như là một phương thức thanh toán và hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế.

Có 4 bên tham gia chính thức vào quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là: người yêu cầu mở thư tín dụng; người hưởng lợi; ngân hàng mở thư tín dụng; ngân hàng thông báo.

Bên thứ nhất là người yêu cầu mở thư tín dụng ( applicant): là người nhập khẩu hay người mua hàng hóa, dịch vụ.

Bên thứ hai là người hưởng lợi ( beneficiary): là người xuất khẩu, người bán hay là người được hưởng lợi chỉ định.

Bên thứ ba là ngân hàng mở thư tín dụng (issuing bank): là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu.

Bên thứ tư là ngân hàng thông báo (advising bank): là ngân hàng ở bên nước xuất khẩu, người hưởng lợi.

49. Nêu và phân tích qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Sơ đồ trình tự nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ

(1) Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải tiến hành ký hợp đồng thương mại với nhau.

(2) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, làm đơn xin mở Thư tín dụng (L/C) cho người xuất khẩu hưởng tại ngân hàng phục vụ mình.

(3) Căn cứ vào nội dung đơn xin mở thư tín dụng, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng mở sẽ lập thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu, thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển 1 bản chính của thư tín dụng đến người xuất khẩu.

(4) Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và bức thư thu tín dụng, ngân hàng thông báo sẽ thông báo vầ chuyển ngay thư tín dụng cho người xuất khẩu.

(5) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng mở sửa đổi và bổ sung lại thư cho phù hợp nội dung hợp đồng rồi giao hàng hóa.

(6) Sau khi giao hàng hóa người xuất khẩu lấy bộ chứng từ thanh toán theo qui định của thư tín dụng qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng mở để yêu cầu được thanh toán tiền.

(7) Ngân hàng mở kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp với qui định trong thư tín dụng thi từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

(8) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.

(9) Người nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không thấy phù hợp cũng có quyền từ chối trả tiền.

Thư tín dụng là một phương tiện quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì nếu không mở được thư tín dụng thì phương thức này cũng không thể được xác lập và người xuất khẩu sẽ không thể giao hàng cho người nhập khẩu. Vì thế để tìm hiểm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ta cần tìm hiểm về thư tín dụng: nội dung cơ bản của thư tín dụng; các loại thư tín dụng,..

49 2. So sanh l/c hủy ngang và k thê hủy ngang

- dn, nd, gtpl, thong báo

50. Liệt kê các bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) tính đến hết tháng 11/2015 .

Bản đầu tiên là PICC năm 1994

Bản thứ hai được xuất bản vào năm 2004 và đã bổ sung một số chương mới về quyền đại diện, quyền của bên thứ ba (set-off), nhượng quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng và thời hiệu.

Bản thứ ba xuất bản vào năm 2010 mang đến sự đổi mới cơ bản về vấn đề hiệu lực, bồi thường, điều kiện và hợp đồng nhiều bên.

Phần thu đưa lên

Câu 50: -Liệt kê : PICC 1994,2004 và 2010 -Bối cảnh ra đời +1994 : Viện thống nhất tư pháp quốc tê ( UNIDROIT) thành lập năm 1929 . Với mong muốn thống nhất những quy định chung diều chỉnh trong lĩnh vực HĐTMQT, UNIDROIT (U) đã cho ra đời PICC. Đề án được đề xuất năm 1971 bởi 3 luật sư danh tiếng : P. Đa vít ( civil law), C.Schmithoff ( common law), T.Popescu ( hệ thống luật xhcn). Phiên bản đầu là 1994 gồm lời nói đầu, 7 chương và 120 điều. +2004 : PICC 1994 đã có những đóng góp đáng kể vào thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên trước những biến đổi không ngừng của TMQT, PICC cần phải sửa đổi bổ sung. Bắt đầu năm 1998, U đã cho thành lập 1 nhóm công tác gồm 17 thành viên nhằm tiến hành sửa đổi và bổ sung PICC 1994. Tháng 4/2004, hội đồng điều hành của U đã thông qua PICC 2004 gồm lời nói đầu, 10 chương và 185 điều. Mục đích chính là nhằm giải quyết các vấn đề mới và quan trọng đối với cộng đồng pháp lí và kinh tế quốc tế, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu điện tử => cơ bản là đưa thêm nhiều chương, mục và điều khoản mới về quyền đại diện, quyền của bên thứ ba (set – off), nhượng quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng và thời hiệu +2010 : Đổi mới cơ bản trong các vấn đề về hiệu lực, bồi thường, điều kiện và hợp đồng nhiều bên Nền kinh tế thế giới đua nhau phát triển, luôn không ngừng đổi mới và hiện đại do đó PICC cũng luôn cần được hoàn thiện trên nhiều phương diện, bổ sung những điều khoản mới nhằm phù hợp với hoàn cảnh.


51. Giá trị pháp lí và vai trò

Giá trị pháp lí:

Picc không phải là dự thảo cho công ước quốc tế tỏng tương lai, chỉ là một công cụ luật mềm không mang bất cứ một giá trị quy phạm nào. Picc được xuất bản như một cuốn sách và bất kì ai quan tâm cũng có thể sủ dụng các nội dung trong cuốn sách đó.

( Những trường hợp được áp dụng và bản chất của picc trong lời nói đầu)=> t hiểu đây chắc là giá trị pháp lí

Nó được áp dụng khi các bên thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ được điều chỉnh bằng bộ nguyên tắc này

Được áp dụng khi các bên không chọn luật điều chỉnh hợp đồng của họ

Được áp dụng khi các bên thỏa thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ được điều chỉnh bởi các nguyeent ắc chung của pháp luật "lex mercatoria" hoặc cách diễn đạt tương tự vậy.

Được sử dụng để giải thích bổ sung các văn bản luật quốc tế thống nhất và luật trong nước

Có thể sử dụng làm mẫu cho các nhà làm luật quốc gia và quốc tế.

Vai trò của Picc:

Picc không được soạn thảo để điều chỉnh chuyên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. picc là các quy phạm có thể áp dụng cho hợp đồng thương mại nói chung, chúng được xây dựng để điều chỉnh bất kì loại hợp đồng nào, không dành riêng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà áp dụng cho các hợp đồng dda dạng như hợp đồng cho thuê, hợp đồng xây dựng, hợp đồng phân phối, hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng cung ứng. Picc nêu rõ các quy phạm chung liên quan chủ yếu đến giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và không thực hiện hợp đồng. Picc giữ vị trí hàng đầu trong số các động cơ thúc đẩy quá trình cải cách lập pháp đã và đang diễn ra tại một số nước.

52. Cấu trúc và phạm vi của PICC

Cấu trúc:

Picc gồm 211 điều, sau lời nói đầu là 11 chương bào gồm:

điều khoản chung

giao kết hợp đồng và quyền đại diện

hiệu lực

giải thích hợp đồng

nội dung, quyền của bên thứ ba và các điều kiện của hợp đồng.

thực hiện hợp đồng

không thực hiên hợp đồng

thực hiện bù nghĩa vụ

nhượng quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng

thời hiệu

hợp đồng nhiều bên

Phạm vi áp dụng

- Khi các bên kí kết hợp đồng thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ áp dụng PICC 2010 điều chỉnh.

- Khi các bên không lựa chọn luật cụ thể để điều chỉnh hợp động.

- Các bên có quyền loại trừ việc áp dụng PICC 2010, hủy bỏ , hạn chế hay sửa đổi hiệu lực áp dụng bất cứ điều khoản nào của PICC 2010, nếu PICC 2010 không có điều khoản qui định khác.

53. Nêu và phân tích nguyên tắc chung của hợp đồng thương mại theo quy định của picc 2010.

Những qui định chung (General provisions).

Nguyên tắc tự do hợp đồng: "Các bên trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng, thỏa thuận nội dung của hợp đồng" – điều 1.1 PICC 2010.

=> Quyền tự do hợp đồng nguyên tắc chủ yếu trong phạm vi thương mại quốc tế

Nguyên tắc tự do hợp đồng một nguyên tắc hết sức quan trọng trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Thương nhân có quyền tự do quyết định ai là người họ sẽ bán hàng và cung cấp dịch vụ của mình và ai là người họ muốn mua hàng và nhận cung cấp dịch vụ cho mình, cũng như họ có thể tự do thoả thuận những điều khoản của từng giao dịch cụ thể. Đó là nền tảng của trật tự kinh tế quốc tế mang tính cạnh tranh và theo định hướng thị trường mở.

Nguyên tắc không bắt buộc về hình thức của hợp đồng: "...sự tồn tại của chúng có thể chứng minh được bằng bất cứ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng"- điều 1.2.

Theo nguyên tắc được nêu trong Điều 1.2, việc giao kết hợp đồng không yêu cầu các bên phải tuân theo bất kỳ hình thức nào. Mặc dù Điều 1.2 chỉ đề cập đến các hình thức kí kết bằng văn bản, song nó cũng có thể áp dụng rộng rãi cho các giao kết bằng các hình thức khác. Nguyên tắc này cũng gián tiếp công nhận sự hình thành và chấm dứt hợp đồng bằng thoả thuận.

Nguyên tắc tự do giao kết được công nhận trong các chế định của nhiều nước, và dường như nó lại càng thích hợp hơn khi áp dụng vào các hợp đồng thương mại quốc tế. Nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhiều giao dịch đã và đang được giao kết nhanh chóng mà không cần phải ký kết bằng văn bản.

Phần đầu của Điều 1.2 cũng lưu ý đến việc ở một vài nước vẫn yêu cầu hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản là bắt buộc, trong khi ở những nước khác chỉ yêu cầu các bên thể hiện mục đích của giao dịch. Phần tiếp theo có dụng ý mở rộng việc áp dụng tự do giao kết dưới mọi hình thức, cụ thể là bằng lời nói. Do vậy toà án có thể công nhận các lời khai của cá bên trước toà mà không cần phải có bằng chứng văn bản.

Nguyên tắc về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: – điều 1.3. "hợp đồng đã kí kết có hiệu lực ràng buộc đối với các bên".

Nguyên tắc pacta sunt servanda

Điều 1.3 đề cập đến một nguyên tắc căn bản khác của luật hợp đồng nguyên là tắc pacta sunt servanda.

Tính chất ràng buộc của hợp đồng hiển nhiên là do sự thoả thuận giao kết giữa các bên và sự thoả thuận này phải không được ảnh hưởng bởi bất kỳ lý do vô hiệu nào.

Nguyên tắc thiện chí và trung thực:điều 1.7. " các bên trong hợp đồng phải hành động phù hợp với tinh thần thiện chí và trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế".

Như vậy thiện chí và trung thực có thể được xem như một trong những ý tưởng chính của PICC. Bằng việc xác định rõ trong các qui định chung rằng mỗi bên mỗi bên trong hợp đồng đều phải tiến hành giao dịch trên tinh thần thiện chí và trung thực.Khoản (1)của điều luật này phải được hiểu là thậm chí nếu như không có những qui định trực tiếp điều chỉnh hành vi của mỗi bên, họ vẫn phải tuân theo nguyên tắc này trong suốt thời hạn hợp đồng, kể cả giai đoạn đàm phán.

54. Nguyên tắc về giao kết hợp đồng và thẩm quyền đại diện.

Phương thức giao kết HĐ: "Một HĐ có thể được giao kết bằng việc chấp thuận một chào hàng hoặc bằng hành vi của các bên theo đó đã thể hiện đầy đủ nội dung của sự thỏa thuận" – điều 2.1.1.

Đề nghị giao kết việc chấp nhận đề nghị giao kết

Nền tảng của PICC này là ý tưởng: chỉ cần sự thoả thuận giữa đôi bên là đủ để hình thành hợp đồng. Khái niệm về đề nghị và chấp nhận đề nghị thường được dùng để xác định xem hợp đồng đã được giao kết hay chưa, và nếu có thì từ khi nào. PICC coi những khái niệm về giao kết như là những công cụ phân tích thiết yếu và tiên quyết trước khi phân tích nội dung hợp đồng.

Nhữnghành viđượccoi như thoảthuận

Các hợp đồng thương mại, đặc biệt là những hợp đồng phức tạp, thường được giao kết sau các cuộc đàm phán kéo dài, mà vẫn chưa xác định được khi nào một bên đưa ra đề nghị giao kết và khi nào bên kia chấp nhận đề nghị giao kết. Trong những trường hợp như vậy, có thể sẽ khó xác định khi nào thì đôi bên mới đạt được một thoả thuận hợp đồng. Theo Ðiều 2.1, một hợp đồng có thể được giao kết, ngay cả khi thời điểm giao kết chưa được xác định rõ, miễn là hành vi của các bên biểu hiện đầy đủ nội dung của thoả thuận. Ðể xác định liệu đã đủ các bằng chứng thể hiện ý chí của các bên trong hợp đồng về việc giao kết hay chưa, hành vi của họ phải được giải thích theo những tiêu chuẩn được quy định trong Ðiều 4.1 .

Vídụ

A và B cùng thoả thuận về việc thành lập một Công ty liên doanh nhằm phát triển một sản phẩm mới. Sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài mà vẫn chưa đưa ra một đề nghị hay chấp nhận đề nghị giao kết chính thức nào, và còn một vài điểm nhỏ chưa được giải quyết, cả hai bên quyết định bắt đầu thực hiện hợp đồng. Dù các bên chưa đạt được về những điểm tranh chấp nhỏ này, toà án hoặc hội đồng trọng tài vẫn có thể quyết định là hợp đồng đã được giao kết, vì các bên đã bắt đầu thực hiện hợp đồng, điều đó chứng tỏ sự thể hiện ý chí của các bên muốn ràng buộc bằng hợp đồng.

Đề nghị giao kết HĐ: "Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết HĐ nếu nó đủ rõ ràng thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận" – điều 2.1.2.

Để phân biệt một đề nghị với các hình thức giao thiệp khác mà một bên thường làm trong khi thảo luận sơ khởi đến tiến tới giao kết hợp đồng. có hai yêu cầu: một đề nghị cần phải được (i) xác định đầy đủ các yếu tố cần thiết của hợp đồng để bên kia chỉ việc chấp nhận, và (ii) thể hiện rõ ý chí của bên đề nghị giao kết muốn được ràng buộc về hợp đồng nếu bên kia chấp nhận đề nghị này.

1.Tínhxácthựccủamộtđềnghị:

Vì một hợp đồng được giao kết bằng sự chấp nhận đề nghị giao kết, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng cần phải được xác định cụ thể ngay trong đề nghị giao kết. Việc liệu một đề nghị đưa ra có thoả mãn được yêu cầu về tính xác định này hay không thể được mô tả bằng những từ chung chung. Thậm chí những điều khoản thiết yếu như mô tả chi tiết về hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ cung cấp, giá cả thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng, v.v... có thể không được xác định trong đề nghị mà vẫn không làm mất tính xác thực của lời đề nghị: mọi việc tuỳ thuộc vào việc soạn thảo nội dung đề nghị giao kết, và việc bên nhận đề nghị có chấp nhận kiểu đề nghị đó hay không, có mong muốn ràng buộc về hợp đồng không, và liệu những điều khoản chưa được đưa ra có thể được xác định bằng việc giải thích ngôn ngữ của bản thoả thuận theo điều khoản 4.1 et seq., hoặc được bổ sung theo điều khoản 4.8 và 5.2 hay không. Việc xác định có thể được bổ sung và giải thích bằng cách áp dụng tập quán hoặc các quy ước giữa các bên (xem Điều 1.8), cũng như bằng cách áp dụng những điều khoản cụ thể trong PICC (ví dụ Điều 5.6 (xác định chất lượng của việc thực hiện), Điều 5.7 (xác định giá cả), Điều 6.1.1 (thời gian thực hiện hợp đồng), Điều 6.1.6 (nơi thực hiện hợp đồng) và Điều 6.1.10 (đồng tiền).

Vídụ

1. A - người mua máy tính - thường gia hạn hợp đồng trợ giúp kỹ thuật hàng năm với B, A mở một văn phòng thứ hai sử dụng cùng loại vi tính này và yêu cầu B trợ giúp kỹ thuật cho cả những máy tính mới này. B chấp nhận và, mặc dù bản đề nghị của A không ghi cụ thể mọi điều khoản thoả thuận trong hợp đồng, hợp đồng đã được giao kết vì những điều khoản chưa được nêu ra có thể được lấy từ những điều khoản tương tự trong những hợp đồng trước đây như một quy ước giữa các bên.

2.Mong muốn được ràngbuộc

Tiêu chuẩn thứ hai để xác định xem một bên đã thực sự đề nghị giao kết hợp đồng hay chỉ mở đầu các cuộc đàm phán, là ý chí của các bên mong muốn được hợp đồng ràng buộc. Vì ý chí này ít khi được tuyên bố rõ ràng, nó thường phải được xác định khi xảy ra tranh chấp trong từng trường hợp cụ thể. Cách thức bên đề nghị trình bày một đề nghị (ví dụ bằng cách định nghĩa rằng văn bản của họ là "bản đề nghị giao kết" hoặc chỉ là "lời mời thảo luận") trước tiên cho ta biết về ý muốn của bản đề nghị, dù không phải đã là cách hiểu đúng. Điều quan trọng hơn nhiều là nội dung và địa chỉ của bên nhận đề nghị. Nói chung, các văn bản này càng chi tiết, thì càng có khả năng được xem là một bản đề nghị giao kết hợp đồng. Một văn bản được gửi đến một người thì có khả năng được hiểu như là một bản đề nghị giao kết hợp đồng hơn là lời mời thảo luận (nếu văn bản đó được gửi cho nhiều người).

Vídụ

Sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài, các giám đốc điều hành của hai Công ty A và B, trình bày những điều kiện để B chiếm 51% cổ phần trong Công ty C hiện đang thuộc sở hữu của Công ty

A. Trong "Biên bản ghi nhớ" được ký kết giữa các bên tham gia đàm phán, có một điều khoản quy định rằng thoả thuận trong hợp đồng này sẽ mang tính chất không ràng buộc trừ khi được hội đồng quản trị của Công ty A chấp nhận. Hợp đồng chỉ hình thành sau khi có sự chấp nhận của hội đồng quản trị đưa ra.

A - một cơ quan Nhà nước - thông báo việc mở thầu cho việc lập một mạng lưới điện thoại mới. Theo thông báo này, đây chỉ là thư mời gọi nộp đề nghị, theo đó A có thể sẽ chấp nhận hay không chấp nhận. Tuy nhiên, nếu thông báo ghi chi tiết những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án và nêu rõ rằng hợp đồng sẽ được hình thành với giá thầu nào thấp nhất đáp ứng đúng quy cách kỹ thuật này, thông báo này sẽ trở thành một đề nghị giao kết hợp đồng một khi giá thầu thấp nhất được xác định.

Một lời đề nghị có thể chứa đựng tất cả các điều khoản thiết yếu của hợp đồng, nhưng nếu như có thoả thuận rằng việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào việc các bên có phải đạt được những thoả thuận về một số điều khoản nhỏ chưa được đưa ra trong lời đề nghị, thì dù các điều khoản thiết yếu đã được thoả thuận bên đưa ra lời đề nghị vẫn không bị ràng buộc về hợp đồng khi bên kia chấp nhận.

55. Nguyên tắc về hiệu lực của hợp đồng.

Nguyên tắc hiệu lực của PICC 2010 gồm có 23 điều trong chương III.

Nội dung của nó là không áp dụng hiệu lực đối với hợp đồng bị vô hiệu do:

Thiếu năng lực hành vi,

Thiếu thẩm quyền giao kết hợp đồng

Hoặc những giao kết trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức xã hội và trái với pháp luật.

=> không phải bất kì nguyên nhân dẫn đến vô hiệu nào của hợp đồng trong các hệ thống luật khác nhau đều được điều chỉnh trong PICC. Cụ thể là vấn đề thiếu năng lực hành vi, hay giao kết hợp đồng khi không được uỷ quyền, hoặc những giao dịch được thực hiện có nội dung trái với thuần phong mĩ tục, trái đạo đức hoặc bất hợp pháp. Nguyên nhân của việc loại trừ những trường hợp này ra khỏi PICC là vì những vấn đề này rất phức tạp. Đó là những vấn đề về tư cách chủ thể, về đại diện và nguyên tắc tôn trọng đạo đức và truyền thống tốt đẹp. Vì PICC được áp dụng một cách khác nhau trong các hệ thống luật pháp khác nhau, nên những vấn đề như ultra vires, thẩm quyền của đại diện và khả năng gây hậu quả pháp lý cho người đại diện, cũng như hành vi của một giám đốc trong việc có thể ràng buộc hậu quả pháp lý cho công ty của họ, hoặc là giao dịch có nội dung bất hợp pháp và vô đạo đức của một hợp đồng, vẫn tiếp tục được áp dụng bởi luật áp dụng của từng nước.

Các trường hợp HĐ vô hiệu thuộc phạm vi điều chỉnh của PICC 2010

HĐ vô hiệu do nhầm lẫn.

Nhầmlẫn một giả thiết sai lầm liên quan đến sự việchoặc luật lệ tồn tại vào thời điểm giao kết hợpđồng.

Nhầm lẫn về sự việc và nhầm lẫn về luật pháp.

Coi nhầm lẫn về sự việc và nhầm lẫn về luật pháp là như nhau.Việc đánh đồng hiệu quả pháp lý của hai loại nhầm lẫn này dường như là có lý, vì các hệ thống luật pháp hiện đại ngày càng trở nên phức tạp.Trong các giao dịch thương mại quốc tế, vấn đề này gây nhiều khó khăn cho những giao dịch mà các bên trong hợp đồng chưa quen thuộc với các hệ thông luật pháp của nước mình.

Thời điểm quyết định.

Lỗi do nhầm lẫn sự việc hoặc luật pháp phải tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng

Mục đích của việc đặt ra yếu tố của thời điểm này là nhằm phân biệt những qui định về nhầm lẫn có thể dẫn đến vô hiệu hợp đồng.Thật vậy, nhầm lẫn là một trường hợp điển hình về vô hiệu hợp đồng để trốn tránh việc thực hiện hợp đồng nếu một bên tham gia giao kết hợp đồng do không hiểu về sự việc hay không hiểu về tính chất pháp lý mà do đó đánh giá không đúng về hậu quả hay về khả năng sinh lợi của hợp đồng thì những quy định về nhầm lẫn sẽ được áp dụng . Mặt khác, nếu một bên hiểu đúng hoàn cảnh xung quanh của hợp đồng nhưng đánh giá không đúng về khả năng sinh lợi trong tương lai của hợp đồng và từ chối thực hiện thì trường hợp này chúng ta sẽ áp dụng những quy phạm về việc vi phạm hợp đồng, các quy định về vô hiệu do nhầm lẫn không được áp dụng.

HĐ vô hiệu do bị lừa dối.

Một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng do bị phía bên kia lừa dối về sự việc, kể cả trong ngôn ngữ hoặc hành vi, hoặc do bên kia (bên lừa dối) không cung cấp thông tin về các yếu tố, mà theo những tiêu chuẩn thông thường về công bằng và hợp lý trong thương mại, họ phải được thông báo

Sự khác biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn là ở tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên, hoặc việc bên này không tiết lộ sự thật. Bên bị lừa dối có quyền huỷ bỏ hợp đồng do hành vi diễn đạt "không đúng sự thật", hay không tiết lộ sự việc của bên kia. Một hành vi bị coi là lừa dối nếu như nó dẫn đến việc làm bên kia hiểu không đúng sự việc, và giúp bên lừa dối được lợi trên sự thiệt hại của bên bị lừa dối. Một đặc tính nữa của lừa dối là nếu chúng ta chứng minh được một bên đã lừa dối bên kia, thì chúng ta không cần chứng minh những điều kiện tiếp khác được trình bày trong Điều 3.5 về nhầm lẫn có thể vô hiệu hợp đồng.

Một câu nói "phóng đại" trong chương trình quảng cáo hoặc trong các cuộc đàm phán không đủ để coi là lừa dối.

HĐ vô hiệu do bị đe dọa.

Mộtbên trong hợp đồng được phép vôhiệuhợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng là do bịbên kia đe doạ không chính đáng, trong trường hợp nghiêmtrọng và tức thời đến nỗi họ không còn cách nàokhác hơn là buộc phải giao kết hợp đồng. Cụ thể, sựđe doạ là không chính đáng khi hành vihoặcbất tác vi với một bên trong hợp đồng bị đe doạ làbất hợppháp,hoặckhimụcđíchsửdụngnólàbấthợpphápnhằmđạtđượcgiaokếthợpđồng.

HĐ vô hiệu do bị bất bình đẳng

Mộtbên của hợp đồng được phép vôhiệuhợp đồng hoặc một điều khoản của nó nếu, vào thờiđiểm giao kết hợp đồng, hợp đồng hoặc điều khoảnđó đã làm cho bên kia được hưởng lợi thế do có sựbất bình đẳng một cách không chính đáng. Nói cụ thể,các yếu tốđểxemxétsựbấtbìnhđẳngnàylà:

Việc một bên đã lợi dụng sự lệ thuộc, hoàn cảnh khó khăn kinh tế và nhu cầu cấp bách của bên kia, hoặc lợi dụng sự thiếu suy nghĩ, bất cẩn, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu kỹ năng thương lượng hợp đồng của bên đó; và

Tính chất và mục đích của hợp đồng.

56. Các nguyên tắc giải thích hợp đồng.

HĐ phải được giải thích trên cơ sở thống nhất ý chí chung và tôn trọng ý chí của các bên trong hợp đồng.

nguyên tắc là khi xác định ý nghĩa của một điều khoản của một hợp đồng, cần phải giải thích theo ý chí chung của các bên. Vì thế, một điều khoản của hợp đồng có thể mang một nghĩa khác với từ ngữ mà chúng thường được sử dụng, thậm chí khác cả với ý nghĩa mà một người bình thường có thể hiểu, miễn là ý nghĩa đó thống nhất với cách hiểu của các bên vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Tuy vậy không nên đánh giá quá cao tác dụng của nguyên tắc này, thứ nhất là vì các bên trong hợp đồng thương mại không mấy khi sử dụng những ý nghĩa khác với ý nghĩa thông thường được dùng, và thứ hai là vì nếu có sử dụng thì một khi xảy ra tranh chấp, sẽ rất khó chứng minh rằng một ý nghĩa nào đó do một bên nêu ra là ý chí chung của các bên, và thực chất đã được bên kia hiểu như vậy vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Các tuyên bố hoặc cách xử sự khác của một bên được giải thích theo ý định của họ du bên kia biết hoặc không biết trước ý định ấy.

trong việc giải thích những phát biểu hoặc những hành vi đơn phương, cần lưu ý đến ý chí của bên phát biểu hay bên thể hiện hành vi, với điều kiện là bên kia biết (hay không thể không biết) về ý chí đó, và trong tất cả các trường hợp khác, những lời nói hoặc những hành vi này phải được giải thích theo cách hiều của một người bình thường, mà có cùng hoàn cảnh với bên là đối tượng của các lời nói hay hành vi đó.

Khi giải thích HĐ cần phải cân nhắc đến các yếu tố liên quan trong quá trình đàm phán, bản chất, mục đích của HĐ trên cơ sở luật pháp và tập quan thương mại quốc tế.

Những yếu tố liên quan là:

Những cuộc đàm phán giữa đôi bên trước khi giao kết hợp đồng;

Những qui ước mà cả hai bên đã xác định và hiểu rõ;

Hành vi của các bên sau khi giao kết hợp đồng;

Tính chất và mục đích của hợp đồng;

Ý nghĩa thường dùng cho các điều khoản và những thể hiện trong lĩnh vực thương mại mà hai bên tham gia trong hợp đồng;

Tập quán

Các điều khoản và cách diễn đạt phải được giải thích theo đung nghĩa của toàn bộ hợp đồng.

Các điều khoản hay các diễn đạt nội dung trong hợp đồng được một hoặc cả hai bên sử dụng không được phép hiểu trên những lập trường riêng biệt, mà phải được xem xét trên tổng thể. Vì vậy, việc giải thích hợp đồng hoặc câu văn của hợp đồng trong bối cảnh tổng thể luôn luôn là một việc làm bắt buộc.

Vídụ

A - bên nhận li-xăng nhãn hiệu hàng hoá, nghe nói rằng, mặc dù có một điều khoản trong hợp đồng cho A được cấp giấy phép kinh doanh độc quyền, B - bên giao li-xăng, đã giao kết một hợp đồng tương tự với C, đối thủ cạnh tranh của A. A gửi B một lá thư khiếu nại về sự vi phạm của B và trong thư kết thúc bằng câu "hành vi của ngài rõ ràng đã thể hiện rằng chúng tôi đã nhầm lẫn khi tin tưởng vào khả năng chuyên nghiệp của ngài. Do vây chúng tôi vô hiệu hợp đồng đã ký với các ngài". Mặc dù dùng từ "vô hiệu", nhưng nếu giải thích các từ ngữ của A theo quan niệm tổng thể của toàn bộ lá thư, thì cần phải hiểu đây là một thông báo chấm dứt hợp đồng.

Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích sao cho tất cả chúng đều có hiệu lực hơn là cho một vài điều có hiệu lực.

Khi soạn thảo hợp đồng, thông thường, các bên không sử dụng những từ không có ý nghĩa.

Do vậy, những điều khoản hợp đồng không rõ nghĩa sẽ được giải thích, sao cho tất cả các điều khoản hợp đồng đều có hiệu lực hơn là chỉ làm cho một vài điều khoản trong hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, qui tắc này chỉ được áp dụng nếu như những điều khoản không rõ nghĩa này vẫn không giải thích được, mặc dù đã áp dụng những qui tắc cơ bản về giải thích

Vídụ

A - một Công ty truyền hình thương mại, tham gia giao kết hợp đồng với B - một nhà phát hành phim, về việc cung cấp một số phim truyền hình nhiều kỳ để phát sóng trên kênh truyền hình của A vào buổi trưa, khi những phim này được phép phát sóng cho khán giả. Theo hợp đồng này, những phim này cần phải được "thông qua kiểm duyệt của cơ quan văn hoá thông tin". Giữa A và B đã nảy sinh tranh chấp về ý nghĩa của điều này. B cho rằng điều khoản này chỉ đề cập đến những phim được phép phát hành, kể cả những phim loại kém, trong khi A cho rằng đó phải là những phim có chất lượng và được người xem chấp nhận. Nếu không có cách nào khác để giải thích ý nghĩa này, thì cách giải thích của A là thắng thế, vì cách giải thích của B có thể làm hợp đồng không có hiệu lực.

Nếu trong HĐ có điều khoản do một bên đề xuất không rõ ràng thì những điều khoản này phải được giải thích theo ý nghĩa không tạo thuận lợi cho bên đề xuất.

Một bên có thể chịu trách nhiệm soạn thảo một số hay toàn bộ các điều khoản của hợp đồng, ví dụ các điều khoản soạn sẵn. Khi đó, bên soạn thảo sẽ phải chịu mọi rủi ro do chính mình sử dụng những từ ngữ tối nghĩa trong khi soạn thảo. Cũng vì lý do đó, mà Điều 4.6 qui định: nếu những điều khoản của hợp đồng do một bên đưa ra là không rõ nghĩa, thì bên đó sẽ bị bất lợi khi giải thích những điều khoản này. Tất nhiên việc áp dụng qui tắc này là tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể; nếu các điều khoản hợp đồng này càng ít được các bên đàm phán, thì càng dễ bị giải thích theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hợp đồng.

Vídụ

Hợp đồng giữa A - một chủ thầu xây dựng và B về việc xây dựng một nhà máy, trong hợp đồng có một điều khoản do A soạn thảo, một không được thảo luận trước, ghi rằng "Chủ thầu sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho bên B mọi thiệt hại, chi phí, và những khiếu nại phát sinh từ bất kỳ một khoảng thiệt hại hoặc mất mát nào về tài sản (ngoài công việc), chết người hoặc tai nạn thương tích do sự thiếu trách nhiệm của chủ thầu, do công nhân hoặc các đại diện của A gây ra". Một trong những công nhân của A đã sử dụng một số thiết bị của B sau giờ làm việc và làm hỏng nó. A chối bỏ trách nhiệm, cho rằng điều khoản trên chỉ áp dụng trong những trường hợp công nhân của A sử dụng nó trong giờ làm việc. Vì không có một hướng dẫn nào khác, điều khoản trên sẽ được giải thích theo hướng bất lợi cho A, nghĩa là điều khoản này tính luôn cả những trường hợp công nhân của A hoạt động ngoài giờ.

Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các bản dịch ngôn ngữ khác nhau thì các giải thích theo bản được thảo ra đầu tiên sẽ có giá trị ưu tiên hơn.

Các hợp đồng thương mại quốc tế thường được soạn thảo ra hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau, mà giữa các ngôn ngữ có thể có sự khác nhau về nhiều điểm riêng biệt. Ðôi khi các bên có ghi rõ bản dịch nào sẽ có giá trị ưu thế hơn khi giải thích. Nếu tất cả các bản dịch đều có giá trị hiệu lực ngang nhau, thì nảy sinh một khó khăn là phải giải quyết như thế nào khi có sự khác nhau giữa những bản dịch này. Điều 4.7 không trình bày một qui tắc cứng nhắc, nó chỉ gợi ý là bản dịch, mà theo đó hợp đồng được soạn thảo đầu tiên sẽ có giá trị ưu thế hơn khi giải thích hoặc khi hợp đồng được soạn thảo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ngay từ đầu, thì sẽ chọn một trong các bản thảo của một trong những ngôn ngữ đó.

Vídụ

A và B - cùng không là người nói tiếng Anh bản xứ, đã đàm phán và soạn thảo một hợp đồng bằng tiếng Anh trước khi dịch nó ra ngôn ngữ của nước mình. Các bên đồng ý rằng ba bản dịch hợp đồng này có giá trị hiệu lực ngang nhau. Trong trường hợp có bất đồng về cách giải thích, trừ những trường hợp có yêu cầu khác, thì bản dịch tiếng Anh sẽ chiếm ưu thế hơn về cách giải thích.

Một trường hợp khác xảy ra khi các bên ký kết hợp đồng theo các văn bản được soạn sẵn có giá trị quốc tế như INCOTERMS hoặc các Qui ước và Tập quán thống nhất về Tín dụng và Chứng từ (UCP). Khi có sự khác nhau giữa các bản dịch hợp đồng đã được các bên sử dụng, thì nên dùng những bản nào được giải thích rõ ràng hơn các bản khác.

Vídụ

Một hợp đồng giữa một Công ty Mexico và Công ty Thụ Điển được soạn thảo làm bằng ba tiếng: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển và tiếng Anh, trong đó tham chiếu theo INCOTERMS 1990. Nếu bản dịch tiếng Pháp của INCOTERMS rõ nghĩa hơn ba bản dịch trên, thì khi có sự bất đồng giữa ba bản dịch trên, bản dịch bằng tiếng Pháp sẽ có giá trị tham khảo ưu tiên

Khi các bên trong HĐ chưa thỏa thuận một điều khoản nào đó mà điều khoản ấy lại quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ thì các bên có thể tiến hành bổ sung điều khoản thiếu đó.

Khi xem xét điều khoản nào là thích hợp, cần lưu ý đến những chi tiết xung quanh, ví dụ như:

Ý định của các bên trong hợp đồng;

Tính chất và mục đích của hợp đồng;

Nguyên tắc thiện chí và trung thực;

Tính hợp lý.

Những điều khoản còn thiếu hoặc những chỗ trống trong hợp đồng phát sinh sau khi giao kết hợp đồng, nếu chưa được các bên điều chỉnh lại cho đúng trong toàn bộ hợp đồng, thì có thể là do họ không muốn giải quyết, hoặc do họ không thể ngờ đến những trường hợp này.

57. Nguyên tắc về nội dung của hợp đồng.

- Nghĩa vụ của các bên không chỉ giới hạn trong những điều khoản của HĐ mà còn có các nghĩa vụ khác có tính mặc nhiên hay hiểu ngầm theo tập quán, tính hợp lý và ngay tình.

Thông thường, quy định này có những mối liên kết chặt chẽ với mọt số điều khoản khác của PICC. Do đó, Điều này là một kết quả tất yếu của một điều khoản, theo đó "mỗi bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ một cách thiện chí và trung thực, phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức trong giao dịch thương mại quốc tế" . Trong một chừng mực, nếu như các quy định về giải thích hợp đồng đã đưa ra các giải pháp để bù đắp các thiếu sót của hợp đồng (bên cạnh các giải pháp nhằm giải thích các điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng), các quy định về nội dung hợp đồng có thể hỗ trợ các bên trong việc xác định đúng nội dung của hợp đồng, bằng cách thiết lập các điều khoản được xem như ngầm hiểu giữa các bên.

Các nghĩa vụ ngầm hiểu thường phát sinh từ:

Tính chất và mục đích của hợp đồng;

Những quy ước mà cả hai bên đã xác định và hiểu rõ, và những tập quán;

Sự ngay tình và công bằng;

Tính hợp lý.

Bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, người ta đã giải thích việc tại sao các nghĩa vụ ngầm hiểu không được thể hiện một cách rõ ràng trong hợp đồng. Một trong những nguyên nhân là vì các nghĩa vụ ngầm hiểu đã hiển nhiên trở thành bản chất hoặc mục đích của nghĩa vụ. Các bên cảm thấy các nghĩa vụ ngầm hiểu đã trở thành luật "bất thành văn". Ngoài thiết lập từ trước giữa các bên hoặc được qui định trong các tập quán thương mại. Hơn nữa, có thể nghĩa vụ ngầm hiểu là kết quả của nguyên tắc thiệt chí và trung thực, phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức trong giao dịch thương mại quốc tế và tính hợp lý trong các quan hệ hợp đồng.

- Các bên có trách nhiệp hợp tác nhau nhằm thực hiện hợp đồng hạn chế những thiệt hại xảy ra vì lợi ích của các bên trong hợp đồng.

Một hợp đồng không chỉ là một điểm dung hoà các mâu thuẫn về quyền lợi của các bên trong hợp đồng, mà trong một chừng mực nhất định nó còn được xem như là một dự án chung, trong đó mỗi bên có nghĩa vụ phải hợp tác cùng thực hiện. Điều này có liên quan đến nguyên tắc công bằng và thiện chí trung thực , cũng như đối với nghĩa vụ hạn chế thiệt hại khi vi phạm hợp đồng

Dĩ nhiên, trách nhiệm của việc hợp tác phải được giữ trong một giới hạn nhất định (đề cập đến những yêu cầu hợp lý), vì thế, không được phép đảo ngược việc phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng. Yêu cầu chủ yếu và tối thiểu của việc hợp tác là nghĩa vụ không cản trợ việc thực hiện của bên kia, đôi khi nghĩa vụ này cũng yêu cầu sự hợp tác tích cực hơn giữa các bên.

Vídụ

A sau khi hợp đồng với B về việc giao hàng ngay một số lượng dầu hoả, đã chỉ thị cho nhân viên của mình mua tất cả số dấu hiện có trên thị trường từ các nguồn khác. Chỉ thị như vậy sẽ cản trở B trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ, là trái ngược với nghĩa vụ hợp tác.

Tại một phòng trưng bày nghệ thuật tại quốc gia X, A mua một bức vẽ vào thế kỷ thứ XVI từ B, một nhà sưu tập tại quốc gia Y. Bức vẽ có thể không được phép xuất khẩu nếu không có giấy phép của Chính phủ Y. Hợp đồng yêu cầu bên B phải xin thủ tục này. B không có kinh nghiệm trong các thủ tục như vậy, trong khi A lại có kinh nghiệm hơn trong việc xin giấy phép. Khi này, bất kể các điều khoản của hợp đồng quy định như thế nào, A có thể bị yêu cầu phải cung cấp một số hỗ trợ tốithiểu cho B thực hiện hợp đồng.

- Chất lượng của công việc được xác định trước hết là theo các yêu cầu của hợp đồng.

- Đối với các hợp đồng vô thời hạn thì các bên có thể chấm dứt HĐ bằng cách thông báo cho nhau trong một thời gian hợp lý.

Thời gian của hợp đồng thường được quy định rõ ràng bằng một điều khoản, hoặc nó có thể được xác định từ bản chất và mục đích hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp đào tạo chuyên môn về kỹ thuật để hỗ trợ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn thường kết thúc khi công việc đó kết thúc). Tuy nhiên, có những trường hợp khi thời hạn này không được xác định mà cũng không thể xác định, các bên cũng có thể quy định rằng hợp đồng được hoàn thành trong một thời hạn chưa xác định.

trong các trường hợp như thế, một bên có thể chấm dứt mối quan hệ hợp đồng, bằng cách đưa ra thông báo trước cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Việc xem xét thế nào là thời hạn hợp lý là tuỳ vào từng trường hợp, chẳng hạn như thời gian mà các bên đã và đang hợp tác, tầm quan trọng của các dự án đầu tư có liên quan của họ trong mối quan hệ làm ăn, thời gian cần thiết để tìm các đối tác mới...

Qui định này có thể được hiểu như là một giải pháp "lấp chỗ trống". Khi các bên không qui định thời hạn cho hợp đồng. Nhìn chung, nó cũng liên quan tới nguyên tắc được công nhận rộng rãi, là các hợp đồng không thể ràng buộc các bên một cách vĩnh viễn, và họ có thể lựa chọn lối thoát ra khỏi những hợp đồng như thế, với điều kiện họ không báo trước cho nhau một thời hạn hợp lý.

58. Nguyên tắc về thực hiện hợp đồng.

- Xác định thời gian địa điểm thực hiện hợp đồng.

Mỗibêntronghợpđồngphảithựchiệnnghĩavụcủamình:

Nếu thời gian thực hiện được ghi rõ trong hợp đồng, theo thời gian đó;

Nếu một thời hạn nhất định được đưa ra cho việc thực hiện hợp đồng, là bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó, trừ trường hợp hoàn cảnh yêu cầu một trong các bên được chọn thời gian thực hiện;

Trong tất cả các trường hợp khác, là trong thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được giao kết.

Nhằm mục đích xác định thời điểm chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng, phân biệt 3 trường hợp. Trường hợp đầu tiên là khi hợp đồng quy định thời điểm chính xác cho việc thực hiện, hoặc làm cho nó có thể xác định được. Hoặc nếu hợp đồng không qui định cụ thể một thời điểm chính xác, mà chỉ đưa ra thời hạn cho việc thực hiện, thì bên thực hiện có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn trên để thực hiện nghĩa vụ, trừ khi hoàn cảnh biểu hiện rằng bên kia có quyền được lựa chọn thời gian thực hiện. Sau cùng, trong tất cả các trường hợp khác, việc thực hiện phải được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý.

- Xác định nguyên tắc giải quyết trong trường hợp hợp đồng được thực hiện sớm hơn thời hạn của HĐ.

Bên có quyền từ chối công việc được thực hiện sớm hơn quy định, trừ khi họ không có lý do chính đáng trong việc từ chối.

Trong một hợp đồng song vụ, sự chấp nhận việc thực hiện sớm hơn quy định của một bên, không ảnh hưởng đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên đó, nếu thời gian này đã được xác định bất kể thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên kia.

Các khoản chi phí phát sinh, mà người có quyền phải chi cho việc thực hiện nghĩa vụ sớm hơn dự định, sẽ được thanh toán bởi bên có nghĩa vụ, nếu điều đó không làm thiệt hại đến những cách giải quyết khác.

1. Bên có quyền về nguyên tắc có quyền từ chối việc thực hiện sớm hơn dự định

Khi đến hạn thực hiện (được xác định theo Điều 6.1.1), thì công việc phải được thực hiện. Trên nguyên tắc, bên có quyền có thể từ chối tiếp nhận công việc của bên có nghĩa vụ, nếu bên này thực hiện sớm. Thông thường, thời gian dự định tiếp nhận công việc của bên có nghĩa vụ được tính toán sao cho khớp với các hoạt động của bên có quyền, và việc thực hiện sớm này có thể gây ra bất tiện cho việc tính toán trước. Do đó bên có quyền có lý do chính đáng trong việc từ chối việc thực hiện sớm. Về nguyên tắc việc thực hiện sớm hơn là sự vi phạm hợp đồng.

Dĩ nhiên bên có quyền cũng có thể chấp nhận việc thực hiện sớm kèm với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, hoặc cũng có thể chấp nhận việc bên có nghĩa vụ thực hiện sớm so với dự định, mà không có yêu cầu thêm về bất kỳ điều kiện hạn chế nào. Khi này việc thực hiện sớm không được coi là vi phạm hợp đồng.

Vídụ

1. A đồng ý thực hiện bảo trì hàng năm cho tất cả các thang máy tại cao ốc văn phòng của B vào ngày 15 tháng 10. Nhân viên của A đến ngày 14 tháng 10, trong khi ở đó đang diễn ra các cuộc họp quan trọng và có nhiều khách đến toà nhà này. B có quyền từ chối việc thực hiện sớm đó đang diễn ra các cuộc họp quan trọng và có nhiều khách đến toà nhà này. B có quyền từ chối việc thực hiện sớm đó, vì rõ ràng sẽ gây ra bất tiện cho B.

2.Bêncóquyềnchỉcóthểtừchốiviệcthựchiệnsớmkhicólýdochínhđáng

Cũng có trường hợp lý do chính đáng của bên có quyền trong việc phải thực hiện đúng hạn không được rõ ràng, và việc chấp nhận thực hiện sớm hơn sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho bên có quyền. Nếu bên có nghĩa vụ đề nghị thực hiện sớm và chứng minh được điều này, bên có quyền không thể từ chối việc thực hiện sớm25.

Vídụ

2. Cùng sự kiện giống như trong ví dụ 1, chỉ khác là cả ngày 14 và ngày 15 tháng 10 không có một ý nghĩa đặc biệt gì đối với B, A có thể chứng minh rằng B không có lý do chính đáng trong việc từ chối việc thực hiện sớm.

3.Ảnh hưởng của việc chấp nhận nghĩa vụ được thựchiện sớm đối với các côngviệckhác của bên cóquyền

Nếu một bên chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ sớm của bên kia, một vấn đề có thể phát sinh là liệu nó có làm ảnh hưởng đến thứ tự thực hiện các nghĩa vụ của riêng họ hay không. Khoản

liên quan đến các trường hợp các nghĩa vụ đến hạn của một bên, vào một thời điểm nhất định, không được liên kết đúng lúc với việc thực hiện của bên kia; vì thời điểm cho việc thực hiện đó vẫnkhông thay đổi đối với bên này.

Tuy nhiên Điều này không liên quan tới trường hợp ngược lại, khi cả hai sự kiện phải được liên kết kịp thời. Nhiều tình huống sau đó có thể phát sinh. Tự bản thân các trường hợp này có thể là lý do chính đáng của bên có quyền trong việc từ chối việc thực hiện sớm của bên có nghĩa vụ. Nếu việc thực hiện sớm vì thế mà bị từ chối, thời gian thực hiện của bên có quyền sẽ không bị ảnh hưởng. Bên có quyền có thể chấp nhận việc thực hiện sớm kèm theo các yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra do việc thực hiện sớm của bên có nghĩa vụ. Tóm lại bên có quyền chấp nhận việc thực hiện sớm, bên này cũng có thể đồng thời quyết định chấp nhận hay không chấp nhận các hậu quả liên quan.

Vídụ

B hợp đồng giao hàng cho A vào ngày 15 tháng 5 và A thanh toán vào ngày 30 tháng 6, B muốn giao hàng vào ngày 10 tháng 5 và A không có lý do chính đáng trong việc từ chối việc giao hàng sớm hơn. Điều này tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến thời hạn đã thoả thuận về việc thanh toán đã được xác định, không có liên quan đến ngày giao hàng.

B hợp đồng giao hàng cho A vào ngày 15 tháng 5 và A thanh toán "khi nhận hàng". Nếu B đề nghị giao hàng vào ngày 10 tháng 5. A, trong tình hình đó có thể từ chối việc thực hiện sớm hơn, có thể đưa vào lý do không thể thanh toán được vào ngày đó. A có thể nhận hàng nhưng trả tiền sau theo đúng thời hạn ban đầu, hoặc quyết định chấp nhận hàng và thanh toán tiền hàng ngay lập tức.

4. Các chi phí phát sinh do việc thực hiện sớm hơn thời hạn sẽ do bên thực hiện thanh


Việc chấp nhận thực hiện sớm hơn có thể phát sinh một số chi phí đối với bên có quyền.


Trong tất cả các trường hợp, bên có nghĩa vụ phải chịu các chi phí đó. Nếu việc thực hiện sớm được xem là vi phạm hợp đồng (trường hợp thông thường), thì các chi phí đó là một phần của thiệt hại. Nếu việc thực hiện sớm không bị coi là vi phạm (bên có quyền không có bất kỳ lý do chính đáng nào trong việc từ chối đề nghị thực hiện sớm, hoặc bên có quyền không có yêu cầu gì thêm), thì bên có quyền có thể chỉ được tính các chi phí phát sinh đó (mà không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại).

vídụ

5. A không có lý do chính đáng trong việc từ chối nhận hàng hoá vào ngày 10 tháng 5 thay vì ngày 15 tháng 5, nhưng phải trả thêm một số phí lưu kho trong 5 ngày đó. Phí này sẽ do B chịu.

Quy định về phương thức, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán, chi phí và thứ tự thanh toán.

Phương thức:

Thanh toán có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào được sử dụng trong giao dịch tại địa điểm thanh toán.

Tuy vậy, kể cả trường hợp bên có quyền đã nhận séc hay bất kỳ hình thức chi trả hoặc bảo chi nào được quy định tài khoản(1), thì việc thanh toán chỉ được coi như đã thực hiện nếu các hình thức trên ngân hàng chấp thuận.

Các nghĩa vụ về thanh toán thường được thực hiện bằng việc hoặc các công cụ thanh toán tương tự khác, hoặc bằng chuyển khoản giữa các tổ chức tài chánh. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến hình thức thanh toán rất hiếm khi được thảo luận trên trường quốc tế, ngoại trừ "Khuôn mẫu Luật về Chuyển khoản Tín dụng Quốc tế của UNCITRAL". Tuy không có tham vọng đưa ra một quy định chi tiết, vì điều đó có thể không phù hợp với sự tiến bộ nhanh chóng của các phương tiện thanh toán. vẫn đưa ra một vài nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ cho việc thanh toán quốc tế

- đồng tiền thanh toán: Các nghĩa vụ trả tiền thường nêu rõ một loại tiền tệ nhất định (đơn vị thanh toán), và việc thanh toán thông thường phải được thực hiện trên cùng một loại tiền tệ đó.

-Chí phí: Mỗibênsẽchịuchiphítrongviệcthựchiệnnghĩavụcủamình.

Việc thực hiện các nghĩa vụ thường phát sinh các chi phí dưới dạng khác nhau: phí vận chuyển trong giao nhận hàng hoá, phí ngân hàng trong chuyển ngân, phí trả cho việc xin giấy phép... Trên nguyên tắc các chi phí đó do bên thực hiện chịu.

Các bên dĩ nhiên có thể có các cách thu xếp khác nhau, và bên thực hiện có thể tính gộp các chi phí đó trước khi định giá. Quy định được đưa ra chỉ áp dụng khi các bên không có thoả thuận gì khác.

chỉ quy định ai phải chịu các chi phí này, chứ không quy định ai sẽ trả chúng. Thông thường, đó sẽ là cùng một bên, nhưng có thể có trường hợp ngược lại, ví dụ có nơi quy định một bên cụ thể sẽ chịu các khoản thuế trong việc thanh toán;

. Một bên có nghĩa vụ có nhiều nghĩa vụ trả tiền vào cùng một thời điểm với cùng một bên có quyền, và có thể đã thực hiện việc thanh toán làm nhiều lần với số lượng chưa đủ để trang trải tất cả các món nợ đó. Vấn đề sẽ phát sinh là trong số món nợ đó, món nợ nào sẽ được thanh toán trước.

cho phép bên có nghĩa vụ tự xác định việc thanh toán của họ về một món nợ cụ thể, với điều kiện là các chi phí và lãi suất trên món nợ đó phải được thanh toán trước khi thanh toán vồn. Khi bên có nghĩa vụ không tự xác định, bên có quyền được phép phân bổ khoản tiền thanh toán nhận được từ bên có nghĩa vụ, nhưng nhất thiết không phải là một món nợ đang bị tranh chấp hay chưa đến hạn.

- Quy định về việc phải thực hiện hợp đồng ngay cả trong trường hợp gặp khó khăn. Trong trường hợp này thì bên bị bất lợi có quyền đề nghị đàm phán lại

Mục đích của Điều này không trái nguyên tắc chung về đặc tính ràng buộc của hợp đồng

theo đó giữa việc phải hợp đồng và chi phí cho việc thực hiện không liên quan gì với nhau. Nói cách khác, thậm chí một bên phải chịu thua lỗ nặng nề thay vì lợi nhuận như mong đợi, hay khi việc thực hiện trở nên vô nghĩa đối với bên đó, các điều kiện của hợp đồng vẫn phải được tôn trọng.

59. Nguyên tắc điều chỉnh việc không thực hiện hợp đồng.

-Không thực hiện HĐ: Là việc một bên không hoàn thành một hoặc nhiều nghĩa vụ của mình trong HĐ, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặc thực hiện chậm.

Trước tiên là việc "không thực hiện" được định nghĩa gồm tất cả các hình thức có thực hiện nhưng không đúng như giao kết cũng như hoàn toàn không thực hiện. Vì thế nếu một nhà xây dựng khi xây dựng một toà nhà một phần theo đúng hợp đồng và một phần không theo đúng hợp đồng, hoặc hoàn thành toà nhà trễ, thì bị coi là vi phạm hợp đồng (không thực hiện hợp đồng)

Đặc tính thứ hai trong mục đích của PICC là khái niệm "không thực hiện" bao gồm cả việc không thực hiện được miễn trừ trách nhiệm hay không được miễn trách.

Nếu là do lỗi của bên kia, việc không thực hiện miễn trách hoặc vì các sự kiện bất ngờ bên ngoài . Một bên không có quyền đòi bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bên kia phải thực hiện một nghĩa vụ cụ thể nào, khi bên kia được miễn trách về việc không thực hiện, nhưng thông thường bên không nhận được việc thực hiện sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng, dù cho việc không thực hiện có được miễn trách nhiệm hay không.

PICC không có điều khoản chung nào đưa ra một biện pháp xử lý cho mọi trường hợp không thực hiện. Một biện pháp xử lý chỉ áp dụng cho các trường hợp không gây mâu thuẫn về mặt logic. Vì vậy nói chung, một bên thành công việc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng sẽ mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng không có lý do gì mà bên bị thiệt hại29 không thể vừa chấm dứt hợp đồng do bên kia vi phạm hợp đồng vừa đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Bên bị vi phạm có các quyền sau:

Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ thực hiện công việc;

Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ sửa chữa hoặc thay đổi vật;

Yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

Bên vi phạm có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp

- Nghĩa vụ mà bên kia không thực hiện là một nghĩa vụ quan trọng.

- Khi bên kia chậm thực hiện nghĩa vụ dù thời điểm gia hạn thêm để thực hiện HĐ đã kết thúc.

- Nếu trước ngày thực hiện nghĩa vụ của phía bên kia mà họ có đầy đủ chứng cứ rõ ràng là bên đó sẽ vi phạm hợp đồng.

- Khi được yêu cầu bên kia có biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ do có cơ sở để tin rằng bên đó sẽ vi phạm nghiêm trọng HĐ nhưng các biện pháp đảm bảo này không được thực hiện.

60. Nguyên tắc về thời hiệu:

- Thời hiệu là khoảng thời gian mà khi kết thúc khoảng thời gian này, quyền được qui định trong bộ nguyên tắc UNIDROIT không thể được thực hiện.

- Thời hiệu (PICC 2010) là 3 năm tính từ ngày tiếp theo ngày mà bên có quyền lợi biết hoặc đáng lẽ phải biết về những hành vi làm phát sinh quyền và cho phép thực hiện quyền của mình. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 năm.

-Các bên có thể thỏa thuận thời hiệu riêng nhưng không được dưới 1 năm và dài nhất cũng không qua 15 năm.

-Trong qua trình thực hiện, thời hiệu có thể bị tạm ngừng trong các trường hợp sau:

Do thủ tục tố tụng của Tòa án.

Do thủ tục tố tụng của trọng tài.

Do thủ tục hòa giải.

Các trường hợp bất khả kháng.


62. p. tích mqh giữa PICC và CIGS 2010 trong vc điều chỉnh hđ mua bán hh qt

- giới thiệu qua về PICC và CISG

- không giống CISG và INCOTERMS, PICC ko đc điều chỉnh chuyển về hđ mbhhqt. PICC là các quy phạm có thể áp dụng cho hđ tm nói chung; chúng đc xd để điều chỉnh bât cứ loại hđ nào, ko dành riêng cho hđmbhqt. Mà còn áp dụng cho các loại hđ đa dạng như: hđ cho thuê; hđ x.dựng; hđ phân phối; hđ chuyển giao công nghệ hay hđ cung ứng

PICC nêu rõ các quy phạm chung lq chủ yêu đến giao kết hđ, thực hiện hđ và ko thực hiện hđ

-CISG x.dựng các quy phạm để điều chỉnh nhiều khía cạnh quan trọng nhất của HĐ mbhhqt như: giao kết hđ; nghĩa vụ của bên bán ( giao hàng, sự phù hợp của hh; quyền của bên thứ 3) và các bp khắc phục vi phạm hđ tương ứng cho ng mua; ng.vụ của ng mua (thanh toán tiền hàng, nhận hàng) và các bbp khắc phục sự vi phạm hđ tương ứng cho ng bán; chuyển rủi ro cũng như 1 số điều khoản áp dung chung cho ng. vụ cả 2 bên

-Theo nguyên tắc luật riêng đc ưu tiên áp dụng so với luật chung, CISG chiếm ưu thế hơn PICC khi điều chỉnh các vđề như nghĩa vụ của các bên và các bp khắc phục vi phạm hđ tương ứng. tất nhiên, ko có gì ngăn cản các bên làm giảm hiệu lực của điều khoản nào đó của CISG bằng việc ủng hộ các q.định của PICC

-PICC chịu sự ảnh hưởng của CISG, chúng đạt đc sự tương thích ở mức độ cao. PICC đưa ra những điều khoản bổ sung, bổ trợ cho các qđ trong CISG

63. p. tích mqh giữa CISG và INCOTERMS 2010 trong vc điều chỉnh hđ mua bán hh qt

- giới thiệu qua về 2 cái

-INCOTERMS cũng điều chỉnh cụ thể về hđmbhhqt, nhưng các qđ trong INCOTERMS chỉ điều chỉnh 1 vài vấn đề cụ thể, cơ bản là giao hàng và chuyển rủi ro

- một số vđề chủ đạo của INCOTERM đã đc số số điều khoản của CISG điều chỉnh (đố là các vđ về giao hàng và chuyển rủi ro). Tuy nhiên, các quy phạm này của CISG là quy phạm chung, áp dụng cho bất kì hđ mbhhqt nào, trong khi với giao dịch mbhh cụ thể, các bên thường ưa chuộng các quy phạm cụ thể và tinh tế như INCOTERMS hơn là các qđ chung.(ng. tắc luật riêng đc ưu tiên ad hơn so với luật chung)

- vc lựa chọn qđ của INCOTERMS hoàn toàn thương thích với việc ad CISG,

Tóm lại, cả 3 vb trên đều bổ sung cho nhau, mỗi vb thể hiện ở 1 mức độ khái quát khác nhau, về tính khái quát và tính cụ thể ( chi tiết xem tại 893 đến 895 textbook )

64. trình bày những nội dung p.lý cơ bản của bộ nguyên tắc LUẬT hợp đồng châu âu (PECL)

Chỉ ad giữa các thương nhân châu âu, trong p,vi c,âu. Bao gồm các quy định nền tảng về hđ, giao kết hđ, quyền đại diện, hiệu lực hđ, giải thích hđ, ndung hđ, thực hiện hđ, ko đc thực hiejn hđ (vi phạm) và các bp khắc phục vi phạm hđ

* phạm vi áp dụng

- thỏa thuận P

- thỏa thuận là hợp đồng sẽ dc điều chỉnh bởi nguyên tắc chung của hợp đồng và tương tự

- không thoa thuận nhưng liên quan đến p

Nguyên tắc tự do hđ

Là 1 ng.tắc cơ bản. phần lớn các quy định trong PECL là những áp dụng cụ thể của ng.tắc tự do hđ. Việc áp dụng trực tiếp ng.tắc tự do hđ đc q.định tại điều 1;102 PECL. Các bên đc tự do giao kết hđ và quyết định nd hđ, tùy thuộc vào sự thiện chí, tính công = và các q.định bắt buộc của PECL. Tuy nhiên, các bên có thể ko áp dụng bất kì q.định nào của PECL. Hoặc làm giảm hoặc thay đổi hiệu lực của các q.định đó, trừ khi PECL có q.định khác (đ 6 CISG)

-Về yêu cầu thiện chí, PECL q.định rằng trc khi bảo lưu trách nhiệm của bên đàm phán thiếu thiện chí, PECL ghi nhận quyền tự do đàm phán của các bên, mà ko có gì khác ngoài việc thể hiện sự tự do hđ ở giai đoạn trc khi kí kết hđ( Đ 2; 301)

Điều 1;301 PECL q,định chi tiết giới hạn của tự do hđ,

Khi luật áp dụng chọn luật tòa án giải quêt tc, thì các bên vẫn có quyền lựa chọn pecl làm luật điều chỉnh hợp đồng.... trừ th là bắt buộc áp dung bất kể là luật điều chỉnh là luật nao. Tuy nhiên trong trường hợp bảo về trật tự công cộng

-tự do quyết định nội dung của hđ nghĩa là tự do quy định các n.vụ, nơi thực hiện n.vụ, ngày thực hiện hđ, hoặc đồng tiền đc sử dụng để thanh toán.

Giao kết hđ

-PECL q.định về quy tắc đồng thuận, nêu rõ hđ đc giao kết nếu có sự thỏa thuận giữa các bên. Đó là ý định chịu sự rang buộc về mặt pháp luật và đạt đc thỏa thuận đầy đủ mà ko cần phải cõ them bất kì yêu cầu nào

-1 hđ ko cần phải giao kết or chứng minh = văn bản, cũng ko cần phải phụ thuộc vào bất kì yêu cầu nào về hình thức

-1 chào hàng có thể bị hủy cho đến lúc đc chấp nhận chào hàng, trừ khi c.hàng đó đc xem làm c,hàng cố định. Chấp nhận c.hàng ko phù hợp với c.hàng đc xem là c.hàng mới, trừ khi những thay đổi đó là ko cơ bản

- ngoài ra quy định giao kết băng bất cứ cách nào k chỉ băng chào hàng và chấp nhận chào hàng

Các biện pháp khắc phục khi ko thực hiện hđ

-buộc thực hiện đúng hđ

-giảm giá

-chấm dứt hđ khi vi phạm cơ bản hay k thực hiện trong thời gian gia hạn

-bồi thường thiệt hại

+ về vđề tính toán bồi thường thiệt hại: tất cả chi phí thiệt hại và lợi lẽ ra dc nhận

+ mức độ của thiệt hại: không quá mức tiên liệu trước trừ th cẩu thả hiển nhiên và cố ý

+miễn trừ trách nhiệm do có trở ngại nằm ngoài khả năng kiểm soát của bên vi phạm

Nguồn: trang 897 đến 900 textbook

65. nêu những nộp dung p.lý cơ bản của plvn về hđ mua bán hh quốc tế
nguồn luật điều chỉnh: BLDS 2005 VÀ LTM 2005 (quan trọng nhất)

Kn hđmbhhqt

LTM ko trực tiếp định nghĩa. Thay vào đó, luật liệt kê các hình thức hoạt động đc coi là hoạt động mbhhqt tại đ 27: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu ;;; tức là chỉ áp dụng với động sản

Hình thức hđ

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản

Giao kết hđ

LTM ko quy định về những nd này đã đc điều chỉnh bởi BLDS. Hđ đc giao kết và rang buộc khi chào hàng đc chấp nhận. về cơ bản quy định tương tự CISG. (1 số khác biệt đọc tại trang 903)

Chỉ khác hai điểm với cisg là: chấp nhận trào hàng trong th sủa đổi

Và ự im lặng có cấu thành chấp nhận chào hangm

Nội dung hđ

Các bên tt các điều khoản về

Hh

Số lượng và chất lượng

Giá cả và phương thức thanh toán

Thời hạn, địa điểm thực hiện

Nghĩa vụ của các bên

Trách nhiệm của các bên

Phạt vi phạm và các điều khoản khác

Trong trường hợp ko quy định giá cả: Điều 52. Xác định giá

Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

Điều 54. Địa điểm thanh toán

Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

Điều 55. Thời hạn thanh toán

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:

1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

Chuyển giao rủi ro khá giống CISG

+ko có tt, chuyển từ ng bán sang mua khí ng mua nhận hàng tại địa điểm giao hàng

+ko có tt về địa điểm, chuyển chon g mua khi ng mau nhận đc giấy tờ sở hữu or giấy tờ xác nhận việc chiếm hữu hh của mình

+ nếu ng mua ko phải ng nhận hàng từ ng bán, rủi ro sẽ chuyển cho ng mua khi hh đc giao chon g vận chuyển đầu tiên

Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.

Thực hiện hđ

Giống CISG, khác mỗi cái định nghĩa vi phạm cơ bản. đối chiếu sang câu 35, 36. Theo điều 13.3 LTM Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. đối chiếu sang câu 41 để thấy

Các bp khắc phục vi phạm hđ

Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

2. Phạt vi phạm.

3. Buộc bồi thường thiệt hại. không giống cisg về mức thiệt hại theo đự kiến

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

6. Huỷ bỏ hợp đồng.

7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Các trường hợp miễn trách

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Them vào đó, điều 161 BLDS còn quy định theo về sự kiện bất khả kháng

Xem chi tiết tại trang 901 đến 907 textbook

66. trình bày về các hình thức phân phối trong tmqt

Theo quy định của wto Gồm: đại lý hoa hồng; đại lý bán buôn; đại lý bán lẻ (bao gồm các hđ bán hàng đa cấp); d.vụ nhượng quyền tm; và các d.vụ pp khác

Plvn theo tinh thần của GATS với 4 phân ngành dịch vụ. tuy nhiên pl tm 2005 chỉ có quy định về đại lý tm và nhượng quyền tm mà ko đề cập đến bán buôn, bán lẻ

Đại lý tm: Điều 166. Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Điều 169. Các hình thức đại lý

1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

Nhượng quyền tm: Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Nghị định số 23/2007 đưa ra quy định về khái niệm bán buôn, bán lẻ như sau:

7. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

8. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

9. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.

Nghị định còn quy định cụ thể về thủ tục cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ( từ điều 13 đến đ.17)

67. Nêu và phân tích các điều khoản thường có trong hđ đại lý

Hđ đại lý tmqt là 1 thỏa thuận, theo đó, đại lý tm tiến hành việc mua bán hh thay mặt bên giao đ. Lý

Các điều khoản thường có trong...

p. vi địa lý

bên giao đl chỉ định đl để tiến hành việc bán các sp (or d.vụ ) trong khu vực địa lý và theo hình thức xúc tiến tm theo q. định dưới đây:

sp: mô tả chi tiết về sp

khu vực địa lý: mô tả chi tiết về khu vực địa lý mà bên đl bán hh

hình thức xúc tiến tm: mô tả chi tiết (ví dụ: k.mại, quảng cáo...)

n.vụ của đại lý

thực hiện hđ 1 cách nghiêm túc, thiện chí và vì lợi ích của bên giao đl

đ.lý nhân danh mình, tiến hành vc bán các sp trong khu vực địa lý và theo các hình thức xúc tiến tm theo q. định của hđ, giao lại các đơn đặt hàng cho bên giao đ. Lý

thực hiện việc bán hàng (như time giao hàng, giá cả, p. thức thanh toán ) theo quy đinh của bên giao đại lý

định kì báo cáo về hoạt động của mình cho bên giao đ.lý

nhãn hiệu và quyền sh

Bên giao đ.lý cho phép đ.lý sử dụng nhãn hiệu hh tên tm, quyền shtt khác lquan đến sp, nhằm mđ thực hiện hđ

Đ.lý sử dụng nhãn hiệu h, tên tm, quyền shtt khác theo cách thức trong những trường hợp đc quy định bởi bên giao đ.lý

Bên giao đ.lý đản bảo nhãn hiệu, tên tm, quyền shtt của mình ko vi phạm pl và shtt trong khu vực địa lý

phương thức tính hh và thanh toán

-hh đc tính trên số tiền bán hh ghi trên hóa đơn, ko bao gồm các khoản thuế và chi phí bổ sung phải đc thể hiện riêng biệt trên hóa đơn

-hh bao gồm các cho phí để đại lý thực hiện n.vụ theo hđ

-tính = đồng tiền cuẩ hđ mb trên đó hh đc trả

-thời hạn thanh toán

-trường hợp bên giao đại lý chậm thanh toán

68. Trình bày khái niệm, đặc điểm của logistics quốc tế

- kn logistic

Theo hội đồng các nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp: quản lý logistics là 1 bộ phận cấu thành của quản lý chuỗi cung ứng, có chức năng lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc di chuyển 2 chiềulưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm đầu đến điểm tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Đặc điểm của logistic qt:

+ chủ thể tiến hành: phải là thương nhân kd dv logistics

+ nhiệm vụ chính là quản lý hiệu quả việc di chuyển 2 chiều lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan đến dòng hàng hóa và dịch vụ

+ hàng hóa tạo ra sự luân chuyển hữu hình bên trong và giữa các tổ chức ( bao gồm xử lý đơn hàng, vận tải, lưu kho, quản lý kho hàng, xử lý và đóng gói nguyên liệu)

+ không giống như sp hữu hình, việc sản xuất và tiêu dung dv logistics diễn ra đồng thời. ngay khi việc sx bắt đầu, quá trình tiêu dung cũng b.đầu. d.vụ đc tiêu dung hết khi quá trình sx kết thúc ...

Đ.đ h. đồng d.vụ logistics (dự vào câu này sẽ bị hỏi thêm)

Là 1 thỏa thuận theo đó, ng cung cấp d.vụ cam kết thực hiện 1 or 1 số d.vụ logistic nhất định cho khách hàng với giá cả nhất định trong 1 khoảng time nhất định.

+ hợp đồng dịch vụ: đ.tượng mua bán trong hđ này là dịch vụ, có tính chất vô hình

+ việc thực hiện hợp đồng có thể sử dụng rất nhiều nhà thầu phụ khác nhau: do đặc điểm của dv logistic rất đa dạng và có thể trải rộng trên phạm vi không gian rộng, việc sử dụng các nhà thầu phụ rất là phổ biến

+hợp đồng quan hệ: quan hệ tốt giữa ng cung cấp dv logistic và khách hàng và mạng lưới quan hệ của ng cung cấp dv logisctic đóng 1 vai trog hết sức quan trọng đến sự thành công của hợp đồng. theo nhận định của 1 số chuyên gia logistic, nếu thiết lập đc q. hệ tốt với k, hàng và những ng cung cấp dv logistic khác thì việc kí kết và thực hiện hđ gần như chắc chắn thành công.

69. phân tích vai trò của logistics trong TMQT

- kn logistic...

* Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chất lượng cao.

* Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, ... tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.

* Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, ... Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm (just in time)

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.

70. liệt kê các phương thức giải quyết trang chấp TMQT. Trong các p. thức trên, p. thức nào là hiệu quả nhất để g. quyết các tranh chấp về HĐ TMQT:

Tranh chấp tmqt là sự giành giật, bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các bên lien quan tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế

Có 4 p. thức g. quyết tranh chấp

Thương lượng trực tiếp giữa các bên

Thương lượng là phương thức gq tc thông qua việc các bên tự gặp nhau để bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ, những bất đồng phát sinh để loại bỏ tc mà ko có sự tham gia của bên thứ 3 hay sự can thiệp của cơ quan tài phán.Trong kdqt. Thương lượng là p. thức đc lựa chọn trc tiên trong thực tiễn các tranh chấp kd, đc nhà nước khuyến khích áp dụng

Ưu điểm:

-về mặt kinh tế, đây là pp gq tranh chấp vừa tiết kiệm time, vừa đỡ tốn chi phí, bởi vì việc qg tranh chấp giữa các bên ko nhất thiết phải tuân theo những thủ tục cứng nhắc như các cơ quan tài phán quy định, và cũng ko phải trả bất cứ khoản phí nào cho bên thứ ba, ko phải đi lại nhiều lần.

-về hậu quả pháp lý, việc qgtc = thương lượng thường mang lại hiệu quả chinh xác hơn vì hơn ai hết, các bên trong tranh chấp là những ng hiểu rõ tình tiết vụ việc nhất nên dễ dàng thỏa mãn những như cầu của nhau.

-Mặt khác, thông qua thương lượng các bên có thể hiểu nhau hơn, qua đó có thể làm quan hệ kd phát triển hơn. Do vậy, ...vừa bảo vệ đc quyền và lợi ích của các bên vừa giữ đc uy tín kd trong giao dịch với nhau, giữ bí mật kd

Nhược điểm:

K.quả thương lượng hoàn toàn vào sự thiện chí của các bên

Việc thực thi k.quả thương lượng phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên

Hòa giải

Là p.thức gq tranh chấp bằng cách dựa vào 1 ng thứ 3 gọi là hòa giải viên. Hgv ko chỉ thuyết phục 2 bên hòa giải với nhau mà còn đưa ra những lời khuyên hợp lý giúp cho các bên có thể gq đc vấn đề dang tranh chấp.

Ưu điểm

– Nhanh, tiết kiệm chi phí, các bên tham gia tranh chấp hoàn toàn chủ động tham gia gq tc. Ko bị ràng buộc bởi thủ tục chặt chẽ

– Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải do đó có thể tìm một trung gian hòa giải có hiểu biết chuyên môn về vấn đề đang tranh chấp;

– Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên;

– Có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp

Hạn chế.

– Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có thể nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.

– Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp. Thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Nên hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí , sự lựa chọn của các bên

Có thể ko đảm bảo đc bí mật và giữ đc uy tín

Gq tranh chấp bằng tòa án

Gq tc tmqt băng Tòa án là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Cơ quan tài phán Nhà nước có quyền nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.

- Ưu điểm:

+ Bản án, quyết định của Tòa án được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế của Nhà nước.

+ trình tự tố tụng chặt chẽ

+ Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án.

+ Đương sự có thể kháng cáo, yêu cầu Tòa án xét xử lại, nếu thấy phán quyết của Tòa án không thỏa đáng.

- Hạn chế:

+ Time gq kéo dài

+ Thủ tục tố tụng chặt chẽ, không khỏi khiến cho các thương gia cảm thấy bị gò bó và đôi khi quá cứng nhắc.

+ Tòa án xét xử công khai nên khó bảo đảm bí mật. ko giữ đc uy tín cho các bên

+ Quyền tự định đoạt của đương sự bị hạn chế so với tố tụng Trọng tài.

Giải quyết tc = trọng tài tm qt

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứu xung đột = vc đưa ra 1 phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bent c và có hiệu lực bắt buộc dối với mỗi bên

Ưu điểm

+ có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên;

+ tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật hơn so với tt tại tòa

+ Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi nên có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình.

+ Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình.

+ Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào
Nhược điểm:

+ đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao.

+ Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Tranh chấp trong thương mại quốc tế là lĩnh vực rất rộng, phức tạp tập trung chủ yếu vào hai nhóm đó là Tranh chấp Hợp đồng và Tranh chấp ngoài hợp đồng (điều kiện và tập quán thương mại quốc tế). Khi xảy ra tranh chấp các bên rất khó thương lượng giải quyết, đa phần là do cách hiểu không đồng nhất về tập quán và các điều kiện trong thương mại quốc tế, sự khác nhau về văn hóa kinh doanh mỗi quốc gia, sự khác biệt về ngôn ngữ,...vv.. hiệu quả nhất để gq là trọng tài tm qt. theo t nghĩ là như thế ^.^



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: