hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc thỏa thuận của các bên trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, mặt khác hợp đồng dân sự nó được điểu chỉnh bởi luật dân sự mà luật dân sự được coi la fluật gốc của các luật khác điều này được giải thích đơn giản khi các ngành khác chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh thì chỉ sẽ áp dụng quy định trong bộ luật dân sự hiện hành. Vì thế hợp đồng dân sự cũng thế nó là hợp đồng căn bản để xác định các quan hệ pháp luật trong xã hội và nó là căn cứ để xác định các loại hợp đồng khác là hợp đồng gì
Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại ?
Hợp đồng thương mại (hay trước đây thường còn gọi là hợp đồng kinh tế) là một dạng của hợp đồng dân sự, nội dung và hình thức ký kết hợp đồng đều phải tuân thủ theo những quy định của luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Câu 2
Cách thức thủ tục xin giao đất hoặc cho thuê đất đến cơ quan nào để có thể có đất hoạt động kinh doanh?
Điều 37 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau :
- UBND Tỉnh, Thành quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đ���i với tổ chức ; giao đất đối với các cơ sở tôn giáo ; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài ; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân ; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
UBND các cấp không được ủy quyền trong việc quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Thủ tục gồm có : Đơn xin giao đất hoặc thuê đất, phương án (hoặc luận chứng kinh tế) sử dụng đất khi được giao đất hoặc thuê đất. Từng trường hợp xin giao đất hoặc thuê đất cụ thể sẽ nộp thủ tục tại UBND các cấp tương đương theo quy định của điều 37 luật đất đai 2003.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
Câu 3
Trình bày hành vi gian lận trong việc rút tiền ngân sách thông qua việc xin hoàn lại thuế VAT?
ở nước ta trong những năm qua, hành vi gian lận, lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà nước được liên kết, tổ chức thực hiện rất bài bản giữa các lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp với các kế toán, trưởng phòng kinh doanh…Thực tế cho thấy, lợi dụng chính sách cho các doanh nghiệp trong nước được hoàn thuế VAT đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã liên kết, hợp tác, móc nối với nhau mua bán khống hóa đơn VAT, và sau những màn phù phép để hợp thức hóa các hợp đồng kinh tế khống việc mua, bán nông sản, xuất khẩu khống sang Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hoàn tất các tờ khai hàng hóa xuất khẩu khống tại hải quan để hoàn tất các thủ tục đầu vào, sau đó họ làm thủ tục hồ sơ xin hoàn thuế VAT để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Còn các công ty tham gia làm ăn đều nhận được tiền hoa hồng theo thỏa thuận và theo doanh số ghi trên hóa đơn.
Gian lận để rút tiền NSNN qua hoàn thuế GTGT có nhiều thủ đoạn và thay đổi tùy thuộc vào những quy định của Luật thuế GTGT (nới lỏng hay chặt chẽ)qua các lần BSSĐ.
- Trước đây việc gian lận chủ yếu là trong xuất khẩu hàng nông, lâm ,hải sản xuất khẩu:
Thủ đoạn gian lận trong thời gian này là làm thủ tục xuất khẩu "khống" (không có hàng xuất khẩu thực mà có đầy đủ bộ hồ sơ xuất khẩu có xác nhận thực xuất của Hải quan "thồn đồng"; :Với bảng kê thu mua hàng" nông, lâm hải sản của người trực tiếp sản xuất (Bảng kê khống); khi XK, DN được khấu trừ "hoàn" thuế GTGT 3% hoặc 1%; có DN thu mua hàng trăm tấn tôm, mực XK hoàn thuế hàng chục tỷ đồng mà thực tế chỉ tốn công ngụy tạo một đống Bảng kê thu mua và lo lót cho hải quan để có con dấu chứng nhận "hàng thực xuất" (chuyện buồn cười là khi xác minh người bán mực khô cho các DN; có người dân (đồng bằng Bắc bộ) đã nói :từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay Bà chưa nhìn thấy 1 con mực khô thì làm gì bà có mà bán đến 3 tấn!)
- Tiếp đến là gian lận bằng cách một người lập ra hàng chục Công ty để mua hóa đơn GTGT; các Cty này mua bán lòng vòng với nhau giá trị hàng trăm tỷ đồng (không có thực), bán xong là tự giải thể Cty); nhưng hóa đơn xuất cho đơn vị mua lại được khấu trừ, hoàn thuế GTGT (vụ 1 cán bộ đội thuế ở Thái bình là 1 vdụ).
- Hoàn thuế do đi xin hóa đơn đầu vào: (phổ biến nhất hiện nay):
Do nhiều loại hàng hóa khi bán cho người tiêu dùng không lấy hóa đơn (ví dụ: xăng dầu, vật liệu XD, hàng điện tử tiêu dùng; khách sạn, nhà hàng...) cho nên các đơn vị bán "thừa vô số hóa đơn đầu ra". Chính vì vậy, các Doanh nghiệp khác đã mua (hoặc xin) hóa đơn các đơn vị này để khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT, ngoài ra còn làm giảm Thu nhập để trốn thuế TNDN (biến lãi thành lỗ).
Ngoài ra còn những thủ đoạn gian lận khác tinh vi hơn; nhưng vẫn xoay quanh 3 nội dung trên đây
Câu 4
Thế nào là bán phá giá?
Để xác định sản phẩm có bán phá giá hay không, WTO dựa trên các quy tắc sau:
1. Lấy cơ sở giá bán hàng hoá cùng loại tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Khi không thể sử dụng giá này, phải sử dụng giá mà nước này xuất khẩu sang nước thứ ba làm chuẩn, hoặc xác định bằng cách cộng giá thành sản xuất với các chi phí hợp lý và lợi nhuận.
2. Hàng chuyển khẩu thường được so với giá tương ứng của nước xuất khẩu.
3. Nếu không có giá xuất khẩu hoặc giá này bị cho là không đáng tin, thì có thể lấy giá bán hàng nhập khẩu để xác định giá xuất khẩu.
4. Giá xuất khẩu và giá bán nội địa của nước xuất khẩu phải được so sánh ở cùng một trình độ thương mại.
Trên thực tế, nhằm bảo hộ công nghiệp nội địa, nhiều chính phủ áp dụng các hành động nhằm vào bán phá giá. Cho đến nay, WTO vẫn chỉ căn cứ theo điều 6 của GATT để các thành viên xử lý việc bán phá giá.
Ngày nay, các nước nhập khẩu chống bán phá giá bằng cách thu thuế nhập khẩu ngoại ngạch đối với sản phẩm cá biệt của nước xuất khẩu cá biệt, khiến giá hàng nhập “xấp xỉ giá thông thường”. WTO đã sửa đổi một số điều trong Hiệp định Chống bán phá giá, trong đó quy định các nước nhập khẩu phải kết thúc các biện pháp chống bán phá giá và thời gian thực thi sau 5 năm.
Khi nước nhập khẩu xác định được biên độ của bán phá giá đặc biệt nhỏ (nhỏ hơn 2% giá cả xuất khẩu của sản phẩm này) thì việc điều tra bán phá giá phải kết thúc. Hiệp định cũng quy định các thành viên WTO phải thông báo kịp thời và chi tiết với Uỷ ban các biện pháp chống bán phá giá về những hành động chống bán phá giá tạm thời và cuối cùng, khi nảy sinh tranh chấp, khuyến khích các thành viên thương lượng với nhau.
Thế nào là biên độ bán phá giá?
Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu
- công thức “Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu”
=>Giá thông thường càng cao hơn giá xuất khẩu thì biên độ phá giá càng lớn.
Biện pháp chống bán phá giá gồm những biện pháp nào ?
Giải pháp chống bán phá giá.?
Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, luật pháp quốc tế cho phép thực hiện việc đánh thuế vào hàng hoá bán phá giá. Các quy định của GATT về thương mại đa biên trong đó có quy định về chống bán phá giá là cơ sở pháp lý đầu tiên giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất của họ khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Năm 1995 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để kiểm tra việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước, các ngành sản xuất đề nghị các cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế, chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tại Mỹ, Bộ thương mại (DOC) và Hội đồng thương mại quốc tế (ITC) thực hiện nhiệm vụ này; ở Canađa Cục hải quan và thuế (CCRA) và Tòa án thương mại quốc tế (CITI) đảm nhiệm; tại châu âu, ủy ban châu âu sẽ tiến hành điều tra.
Nhìn chung, việc điều tra đều liên quan đến chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm tại thị trường nước xuất khẩu, giá trị thông thường của hàng hoá, mức độ tổn thất tiềm năng của ngành sản xuất… để có thể đưa ra các mức thuế phù hợp. Thuế chống bán phá giá sẽ làm cho giá hàng hoá tăng lên và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.
Một số kiến nghị với Việt Nam:
Bán phá giá là một thực tế thường gặp và không thể tránh khỏi trong thương mại quốc tế mặc dù nó gây ra thiệt hại cho các ngành sản xuất và bị phạt theo thông lệ quốc tế. Là một nước đang phát triển, hơn nữa lại là một nước chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, chúng ta cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là chính sách thương mại để hội nhập kinh tế quốc tế thành công hơn nữa. Hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, mang tính cạnh tranh cao, giúp cho các doanh nghiệp phát huy được đúng các lợi thế so sánh.
Trước mắt, chúng ta cần nhanh chóng thiết lập một hệ thống thị trường đồng bộ để các nước đều công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta trong buôn bán quốc tế. Chúng ta cần làm rõ vấn đề bán phá giá cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý hiểu để tránh các tranh chấp thương mại và nếu xảy ra thì cần hạn chế tới mức tối thiểu các thiệt hại về kinh tế.
Các cơ quan quản lý cần cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về giá cả, về thị trường quốc tế hàng ngày và bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin này qua hệ thống Internet.
Các doanh nghiệp phải liên minh với nhau thành các hiệp hội để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Quan trọng hơn cả đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu là áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác quản lý của mình như kế toán, kiểm toán…; chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thay vì bằng giá cả, nhất là tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật Bản, bởi vì các mặt hàng chất lượng cao không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế mà còn tạo vị trí vững chắc trên thị trường.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top