Chương 3
Tuyết luôn là thứ khó để diễn tả, ít nhất với tôi là thế. Nếu là giọt sương mong manh bám trên tán cây thì nó đẹp đấy, trong trẻo đấy, nhưng sao lạnh lẽo và cô độc đến tột cùng. Hay nếu là những giọt mưa vô định luôn rơi xuống, bám riết lấy tay tôi mỗi khi không còn chỗ trú. Chúng hay tích tụ lại thành những vũng nước nhỏ. Và mỗi khi tôi nhìn chúng, tưởng nhầm từng mảng vảy rồng đang rơi khỏi thân thể, từng chút một, đau đớn mà âm thầm. Chỉ là những giọt nước tầm thường thôi nhưng chúng kéo tôi trôi xuống, chìm sâu hơn vào vực thẳm nơi những suy nghĩ mà chính tôi đã tự mình bày ra. Nó rỉ máu và trông thật đáng thương.
Nếu máu tôi có thể chảy dài qua từng vảy mưa ấy, hay nếu tôi có thể biến mất trong cơn đại hồng thủy mà chúng ngầm tạo ra, có lẽ mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Chỉ là một vài hạt mưa, một giọt sương, nhưng trong mắt tôi, chúng chẳng hề mang vẻ đẹp tinh khôi như người đời vẫn nói. Không, chúng kì cục, vụn vỡ, và tàn nhẫn. Cũng lạ thay, tôi vẫn yêu chúng, yêu bằng một tình yêu méo mó, khắc khoải, thứ tình yêu mà mỗi lần nghĩ đến, lòng tôi như bị hàng ngàn vết dao cứa toạc. Chúng không đẹp. Chúng chưa bao giờ đẹp. Nhưng chúng là tất cả những gì tôi còn lại – những điều kì cục, tạp nhạp, và rời rạc. Tôi yêu chúng, bởi có lẽ chúng cũng là hình bóng của chính tôi, của một kẻ đã chẳng còn gì để bám víu, chẳng còn ai để hy vọng.
Nhưng tuyết thì khác. Tôi không biết tuyết, cũng chẳng thể hình dung nó như bất kỳ điều gì quen thuộc. Không phải niềm vui, không phải nỗi buồn, cũng chẳng phải thứ gì tầm thường hay xấu xí. Tuyết là sự trống rỗng, là một nỗi xa lạ đến nhói lòng, vừa kỳ lạ, vừa ám ảnh—như chính em. Em, cái kẻ mặc cảm dẫu mang trong mình dáng dấp của mùa thu vĩnh cửu nhưng lại khoác lên tôi cảm giác rét buốt của mùa đông.
Tôi không rõ điều này bắt đầu từ đâu. Chỉ biết rằng giữa cơn bão tuyết đầu tiên trên đất Pháp, khi gió cuốn mọi thứ vào hỗn loạn trắng xóa, lòng em cũng nổi bão. Nhưng em im lặng. Em đứng đó, ánh mắt mờ mịt như phủ bởi một tầng tuyết dày và không thốt ra dù chỉ một lời dẫu chỉ đơn thuần một tiếng thán. Một câu nói kỳ lạ nào đó—một chút gợi ý rằng em hiểu, rằng em đã thấy hình ảnh mình trong bài thơ tôi đã viết ra, dài đằng đẵng như chính nỗi lòng tôi, cũng chẳng có, không hề tồn tại, im lặng trong sự bất diệt.
Em ơi, em chẳng làm gì cả. Em lặng lẽ như tuyết, rơi xuống mà không để lại dấu vết, để tôi chới với trong khoảng không giá lạnh. Sự im lặng của em, như tuyết, trùm lấy tôi, bóp nghẹt từng hơi thở. Và tôi, trong khoảnh khắc ấy đã nhận ra mình chẳng còn cách nào chạm tới em.
Tôi đã ngồi lặng yên nơi đó, trái tim đập thình thịch, từng giây từng phút trôi qua như cả một thế kỷ. Tôi hồi hộp, chờ đợi một lời nói nào đó, một dấu hiệu, dù chỉ là một ánh mắt, hoặc một cái gật đầu. Nhưng em chỉ thốt lên một tiếng "ôi," ngắn ngủi, lạnh lùng như cơn gió bấc, rồi lại vòng về im bặt. Không thêm một lời, không một cử động. Ôi khoảnh tôi ngồi đó, lặng người, mắt đờ đẫn, không có cảm giác gì ngoài sự trống rỗng đang dần chiếm lấy tôi.
Khách thưa dần và tôi vẫn nơi đây, không dám di chuyển, như thể sợ rằng mọi thứ sẽ tan biến nếu tôi làm một động tác nhỏ xíu. Cả không gian như vụn vỡ, mỗi âm thanh càng làm tôi thêm bẽ bàng. Chẳng có câu nhận xét nào, chẳng có chút an ủi nào.
Cuối cùng, chúng ta lại lần nữa chia tay trong im lặng. Em chào tôi, bước đi, từng bước đi ấy như nhấn chìm tôi vào thứ không gian vô tận. Em đã trở về phía nhà hát địa phương còn tôi vẫn đứng đây như bức tượng bạc nổi danh nào đó. Ánh mắt tôi đọng lại theo từng bước chân em, thất thần và ngờ nghệch. Tôi đã thấy một cơn bão hay tất cả chỉ là do tôi nhầm? Là bão trong lòng em, hay chính bão trong tôi? Tôi không rõ nữa. Cơn bão ấy như một thứ gì đó vỡ tan trong tôi, gào thét trong tĩnh lặng khiến tôi không thể thở nổi. Tôi chỉ biết rằng khoảnh khắc em rời đi, khoảnh khắc ấy lại dịu dàng đến đau đớn, như một lưỡi dao lặng lẽ rạch qua trái tim tôi, tách rời đôi ta thêm một lần nữa. Một lần nữa trong nhiều lần khác, thật nực cười cho trái tim chai lì vẫn cuồng điên đuổi theo bóng dáng em trong sự tuyệt cực vọng về.
Đầu tôi quay cuồng như chìm trong hỗn man, đầy những dòng suy nghĩ không lối thoát. Nên hay không? Đuổi theo em hay cứ đứng đây, chôn chân trong tuyết bùn này, nơi mọi thứ đều mờ mịt, lạnh lẽo và vô vọng? Nên hay không, câu chuyện của chúng ta, tưởng như chỉ là một tai nạn tình cờ nhưng lại buộc chặt vào nhau như sợi dây định mệnh, không thể cắt đứt, không thể thoát ra? Nên hay không, giữa tôi, một tên nhà thơ tầm thường, và em, một ngôi sao sáng chói trong làng hát? Nên hay không, giữa tôi và em, giữa những gì đã qua và những thứ chẳng thể quay lại?
Những đắn đo ấy không ngừng nhảy múa trong tâm trí tôi như những cơn sóng dữ dội, xoáy quanh ngọn lửa đang bùng cháy trong lòng, thiêu rụi từng mảnh ký ức, từng mảnh hi vọng. Tôi lụi tàn, dần dần hòa vào ngọn lửa ấy, thiêu cháy chính con người mình, không còn để lại gì ngoài tro tàn. Cuối cùng, lý trí tôi tan biến, vỡ vụn như đám mây mong manh bị gió cuốn đi, và trái tim—thứ đã từng là điểm tựa, là ngọn đèn soi sáng—cũng rời bỏ tôi, trong khoảnh khắc đau đớn và tê tái nhất. Thứ duy nhất còn lại là đôi chân nhưng chúng cũng không còn thuộc về tôi nữa. Chúng bước đi, không nghe theo bất cứ lý trí nào, bước đi nhanh hơn, như thể chạy trốn khỏi chính tôi, khỏi những lựa chọn ngu ngốc mà tôi đã làm để tạo ra một sự ngu xuẩn hơn tất thảy. Và miệng tôi không ngừng gọi tên em, trong cơn hoảng loạn, trong cái cảm giác trống rỗng đang dần nuốt chửng tôi. Tôi đã chọn đuổi theo em, bất chấp tất cả, dù biết rằng phía trước chẳng còn gì ngoài hư vô. Một vực thẳm vô tận đang chờ đợi tôi, và tôi vẫn lao vào như một kẻ mù quáng, không thể quay đầu.
Đoạn em quay lại. Đôi mắt em mở to, ngỡ ngàng như không thể tin vào những gì đang xảy ra trước mắt. Ánh nhìn ấy, lạnh lùng và bàng hoàng như một cú tát thẳng vào mặt tôi. Cả thế giới như sụp đổ trong khoảnh khắc ấy. Và trong đôi mắt nâu đẫm màu kia, tôi nhận ra nỗi đau đớn không thể tả, rề rà tàn nhẫn xé nát tâm can tôi. Cả hai chúng ta đều đứng chết lặng, ngỡ ngàng, như thể thời gian đã ngừng trôi, để cho tôi nhận ra sự ngu ngốc của chính mình.
Và trong cái khoảnh khắc dài vô tận ấy, tôi nhận ra, tôi đã sai rồi.
Mọi quyết định, mọi bước chân tôi đã chọn, tất cả đều là sai lầm. Cuộc đuổi theo em, cái hành động tưởng chừng như là duy nhất có thể cứu vãn mọi thứ, hóa ra lại một lần nữa tự hủy đi mảnh đời tôi. Tôi đã không thể thấy rõ, cái kết cục đã quá mức rõ ràng. Tôi đã làm tổn thương chính mình.
Một lần nữa.
“Tôi hy vọng có thể gặp lại cậu.”Lời tôi thốt ra, nhẹ nhàng như hơi thở cuối cùng của cơn gió lạnh mang mùi tuyết, nhưng ẩn chứa cả một khối đau đớn đang dần dâng lên trong tim. Mỗi từ tôi nói ra như từng mảnh vỡ rơi từ một bức tranh họa dầu đã hoàn toàn tan nát bởi giòi bọ. Dẫu tôi cố gắng giấu đi những vết thương đang rỉ máu trong lòng, vờ như em không thể nhận ra sự tuyệt vọng đang dâng lên trong mắt tôi. Nhưng em, em cũng không thật sự là chính mình, em đóng kịch với những cảm xúc của em, giả vờ hờ hững, như thể câu nói nơi tôi sẽ có thể làm mọi thứ trở lại bình thường. Nhưng tôi biết, em cũng biết, rằng mọi thứ giờ đây đã quá mức thường nhiên, chẳng thể nào sửa chữa được nữa. Câu nói ấy chẳng có gì ngoài sự lừa dối, bởi tôi tự lừa dối mình, hy vọng rằng mọi chuyện có thể khác đi. Và cũng là để dối em, xóa đi cái nghi ngờ trong đôi mắt ấy, đôi ta là bạn chứ chẳng phải tình.
“Thứ bảy tuần sau vở Macbeth sẽ được diễn lần đầu ở đây, tôi vào vai kẻ tù tội Fleance. Nếu được, mong cậu sẽ đến.”Em nói, và trong giọng nói ấy, tôi nghe thấy cả sự mong đợi lẫn nỗi đau đớn giấu kín. Em cười, nhưng nụ cười sao lại méo mó đến vậy? Nó giống như chiếc mặt nạ từ sáp bùn đang cố gắng che giấu cơn tuyết lỡ sắp cuốn phăng mọi thứ. Nhưng tôi nào hỏi, chỉ bất động gật đầu như một con rối vô hồn. Tôi không thể nói, cũng chẳng thể làm gì, vì ngay khoảnh khắc ấy, em đã cắm vào tim tôi một vết dao găm sắc bén khác. Máu của sự tuyệt vọng, tưởng chừng vừa khép miệng, lại rỉ ra, cuộn thành một dòng thác lớn.
“Cậu ấy sẽ vào vai Macbeth, thật tuyệt đúng không? Đấy sẽ là lần đầu tiên cậu ấy được đứng trên sân khấu mà cậu ấy luôn hằng mong.”
Giọng em lướt qua tôi như cơn gió lạnh và những lời ấy là nhát dao cuối cùng. Một thứ gì đó nặng nề, khó thở, đè chặt lên ngực tôi. Tôi nhìn em, nhưng chẳng thể nhìn rõ nữa. Mọi thứ trở nên mờ nhạt, chỉ còn lại một sự thật tàn nhẫn, em đã đi, và tôi, tôi chỉ là cái bóng mờ của chính mình, đứng nhìn em rời xa.
Chỉ một câu đó, em đã để lại trong tôi nỗi đau không thể tả như thể em đang rút lui vào thế giới mà tôi không bao giờ có thể chạm vào. Mỗi từ em nói như một mũi tên xuyên qua tim tôi, để lại một vết thương không thể lành. Tôi nhìn em, đang bước đi, hòa vào thinh không. Còn tôi, vẫn đứng tại nơi ngoài bờ vực để nhìn em đi về nơi thế giới của gã, về phía một người mà tôi chẳng thể trở thành. Cả thế giới xung quanh như mờ dần, chỉ còn lại tôi và cái lạnh thấu xương. Tuyết vẫn rơi, nhưng tôi không còn cảm thấy lạnh nữa. Đôi chân cứng đờ bị tuyết chôn vùi, cùng trái tim vỡ vụn, không thể kêu gọi em về. Cả hy vọng, cả tình yêu, tất cả đều chết lặng trong khoảnh khắc ấy, trong cái nhìn cuối cùng của em, cái nhìn mà tôi sẽ không bao giờ quên.
Mọi thứ sau đó chỉ là một chuỗi những ngày dài đằng đẵng trôi qua trong sự im lặng chết chóc, như lời nguyền của thời gian trong tiệm sách nhỏ vắng tanh. Từng phút giây nặng nề như những chiếc vòng sắt đeo trên cổ tôi, siết chặt, không thể thở nổi. Tiệm sách ấy giờ chỉ còn là nơi chứa đựng những quyển sách quá khứ, đã mòn vẹt theo tháng năm. Ôi những trang giấy đã héo úa chẳng còn hơi ấm, chẳng còn dấu vết của những giấc mơ tươi đẹp. Tôi ngồi đó, nhìn ngọn lửa đèn cầy chập chờn, yếu ớt, như tôi đang tàn lụi từng chút một. Mỗi ngọn lửa ấy như một cái tạt vào mặt tôi, nhắc nhở tôi rằng hiện thực tôi đang sống kinh khủng đến nhường nào.
Mùi cũ kỹ của sách cũ đang bốc lên, hương của thời gian phai mờ như đang xâm chiếm từng ngóc ngách trong tâm hồn, khiến tôi nghẹt thở. Bóng ma âm thầm ngồi trong bóng tối mờ mịt, chẳng còn lấy một tia hy vọng nhỏ nhoi. Mỗi ngày trôi qua như một vòng xoáy sâu kéo tôi xuống tận cùng vực núi.
Sáng mai, những cuốn sách mới sẽ đến, nhưng với tôi, có lẽ chúng sẽ là những cuốn sách cuối cùng, những thứ vô nghĩa chỉ lại làm đầy không gian trống vắng này. Tôi chẳng còn là gì ngoài một kẻ tù đày trong bốn bức tường lạnh lẽo, với những kệ gỗ đầy mối mọt, mùi ẩm mốc, và những ký ức không thể xóa nhòa. Tiếng bước chân ngoài cửa một lần nữa lại không còn ý nghĩa gì, như những lời thì thầm mà gió cuốn đi. Cả thế giới chắc đã quên tôi từ lâu và tôi cũng đã quên mất cách để gọi tên mình. Mỗi ngày trôi qua, tôi chỉ cảm nhận được sự trống rỗng, sự hoang vắng dần dần nuốt chửng linh hồn. Mất hút giữa không gian này, không có ai để gọi tên, không ai để đợi chờ. Chỉ có tôi, đơn độc, trong cơn tuyệt vọng duy trì mãi không thể cứu vãn.
Lúc ấy đột ngột, đoạn tiếng cửa tiệm mở vang lên sắc lạnh, một cú giật mình phóng ra khỏi ngực. Cùng tôi ngước mắt lên, ánh mắt tôi chạm phải hắn, người đàn ông cao ráo với mái tóc vàng kim nhạt màu không thể dễ dàng quên, tôi lập tức quay đi như thể ánh mắt ấy có thể thiêu rụi tôi ngay tức khắc dẫu nó mang một màu đại dương. Tôi biết hắn là ai, và hắn, hắn cũng biết tôi là ai. Tôi biết hắn là ai, và hắn cũng biết tôi là ai. Chúng tôi là những kẻ quen thuộc xa lạ, thuộc về nơi này nhưng chỉ hiện hữu trong những ngóc ngách tối tăm của thời đại — nơi đã từ lâu bị người đời quên lãng.
“Ở đây chẳng còn quyển nhạc lí nào sao?” Giọng hắn vang lên, trầm đục và lạnh lẽo như thể từng chữ của hắn là một lời nguyền. Những từ đó đâm vào tôi như những lưỡi dao, sắc bén và đầy châm biếm. Tôi không thể đối mặt với hắn, không thể chịu đựng cái nhìn của hắn, cái nhìn hiểu rõ từng ngóc ngách trong tâm hồn tôi, cái nhìn có thể thấy rõ sự sụp đổ của tôi, sự thất bại của tôi, của tất cả những gì tôi đã từng có.
Tôi cố gắng giả vờ như xa lạ, gật đầu một cách vô hồn và chỉ tay về phía gian sách bên trong. Nhưng trong lòng tôi biết rõ, hắn đã đến, chỉ bằng một câu hỏi lạnh lùng cũng đủ khiến chân tôi mềm nhũn. Cả thế giới như đổ sụp xuống khi hắn đứng trước mặt tôi, hiện hữu như một ký ức đau đớn, một cơn ác mộng không cho phép tôi tỉnh dậy.
Hắn không nói gì thêm nhưng ánh mắt ấy đang xé toạc mọi lớp vỏ bọc mà tôi còn sót lại. Tôi run rẩy, tê liệt, không thể làm gì ngoài việc gượng cười nhạt. Tôi vẫn chỉ tay về phía gian tiệm, chẳng có ý nghĩa gì, như một hành động vô thức, để bảo bọc lấy cái diễn xuất bê tha nơi tôi. Cảm giác tuyệt vọng cứ thế dâng lên trong tôi, cảm tưởng như một con chuột bị mắc bẫy, giãy giụa trong tuyệt vọng mà chẳng thể thoát ra. Mọi thứ xung quanh chỉ là những bức tường vô hình, giam giữ tôi trong không gian trống rỗng, nơi không có lối thoát, nơi tôi bị nghiền nát bởi sự im lặng và sự tồn tại không tên. Dẫu cho tiếng giày hắn lộp cộp đầy trên lớp sàn gỗ lạnh giá của cơn sốt đông chẳng hề dừng lại nhưng xung quanh tôi vẫn yên tĩnh đến kinh hoàng. Sự sợ hãi đeo bám lấy lưng tôi và truyền dần lên đại não, tôi chắc chắn hắn đã thấy tôi giữa cơn nhục vọng trong đêm và chắc hẳn hắn sẽ không bao giờ tha cho một tên trộm xấu xí.
“Tôi sẽ lấy nó.” Hắn ta quay lại và đặt mạnh một tiếng bịch nặng nề lên quầy thu ngân, âm thanh ấy vang lên như một cú tát trời giáng, đánh vào mặt tôi, khiến tôi choáng váng, ngỡ như cả thế giới này sụp đổ ngay trước mặt. Tôi ngước lên, đôi mắt tôi như lạc vào khoảng không vô định, không biết phải nhìn gì hay làm gì. Nụ cười tôi cố gắng nở ra, giờ đây chỉ còn là một vệt màu mỏng manh, yếu ớt và gượng gạo. Những mảnh vỡ của niềm tin, của hy vọng, đang rơi từng mảnh, và tôi không thể níu giữ nó. Sự thê lương đang lấn át từng ngóc ngách tâm hồn tôi mà chẳng chừa lại chút gì ngoài cảm giác tuyệt vọng vô tận.
“La théorie de l'harmonie của Arnold Schoenberg, quả là một lựa chọn tuyệt vời, thưa ngài.” Lời tôi thốt ra là những viên gạch lạnh lùng ném vào chính trái tim mình, cứng và vô cảm nhưng lại mang theo nỗi đau tê dại, khiến tôi muốn vỡ vụn ngay tức thì. Tôi cố gắng nhìn thẳng vào đôi mắt xanh thẫm của hắn nhưng chúng chỉ là thứ hố sâu cuốn lấy tất cả những mảnh vỡ trong tôi, và trả lại hoàn hảo. "10 franc, thưa ngài." Mỗi chữ tôi nói ra như một một vết rạch, từng âm thanh sắc nhọn khiến tôi cảm thấy như mình đang tự bào mòn bản thân, từng chút một, không thể xóa nhòa.
“Dường như tôi biết cậu,” hắn nói, và những đồng franc của hắn xoay tròn trên bàn gỗ, lấp lánh như những giấc mơ đã chết. Những ảo tưởng tôi từng nắm chặt, giờ đây vỡ vụn dưới bàn tay tàn nhẫn của thời gian. Ánh mắt hắn ghim chặt vào tôi, không rời đi, phô bày lời tuyên án mà tôi chẳng thể thoát khỏi. Một sợi dây vô hình thít chặt cổ tôi, khiến từng hơi thở đều trở nên khó nhọc. Đôi mắt ấy như một lưỡi gươm, xuyên qua từng lớp vỏ bọc tôi dựng lên để bảo vệ chính mình, bóc trần những nỗi sợ hãi và xấu xí mà tôi cố chôn giấu.
“Đây là lần đầu tôi được diện kiến một quý ông lịch lãm như ngài. Trông ngài không giống người Pháp lắm nhỉ?” Tôi cười, một nụ cười méo mó, gượng gạo như vết nứt trong tâm hồn tôi đang ngày càng rộng ra. Không có ánh sáng nào trong đó mà chỉ còn bóng tối. Chỉ còn trống rỗng. Từng lời tôi thốt ra như lưỡi dao tự cứa vào chính mình, đau đớn hơn cả khi đối diện với sự thật. Tôi không muốn nhìn hắn, không muốn nhìn thấy bản thân mình trong ánh mắt ấy – ánh mắt soi rọi cả những điều tôi chẳng bao giờ thay đổi được.
“Tôi là người Anh, con lai,” hắn trả lời, giọng trầm đục như vực thẳm. Những lời ấy mang theo một nỗi buồn vô hình, một bóng tối không lối thoát. Hắn rít một hơi thuốc, làn khói lượn lờ như đám mây u ám, và đặt tay lên những con chữ mạ vàng trên quyển nhạc lý. Mỗi động tác của hắn đều như đang khao khát một điều gì đó xa xăm, một giấc mơ vụt tắt từ lâu mà tôi chẳng thể nào chạm vào, dù có cố gắng thế nào đi nữa.”
“Tôi là nhạc công, đang công tác ở đây một khoảng.” Giọng hắn lạnh lùng, từng từ rơi ra như những hòn đá nặng nề, đập vào không khí khiến tôi nghẹt thở. Những lời ấy như cơn gió vô tình thổi bay đi mọi thứ còn sót lại trong tôi. Ra là nhạc công, vô tình thật phù hợp với gã. Tôi lướt qua những suy nghĩ vị kỷ trong đầu và thầm thở dài, đời gã thật là đẹp làm sao.
“Ra vậy. Ngài đang làm việc ở đây sao?” Tôi cố nặn ra một câu, giọng mình mỏng manh như sợi chỉ.
“Cậu đã thấy tôi mà, đúng chứ? Ở vở diễn Othello hôm trước.”
Hắn rít một hơi thuốc dài, đôi mắt lạnh nhạt chiêm ngưỡng cái lắc đầu rụt rè của tôi. Rồi hắn bật cười, một tràng cười trầm đục, vang lên như tiếng gõ của chiếc búa tạ vào thẳng lồng ngực tôi.
“Có lẽ cậu không thấy tôi, nhưng tôi thì nhớ rõ cậu. Chẳng ai lại không nhớ một kẻ điên từ đâu nhảy bổ lên sân khấu cả.”
Từng lời hắn thốt ra như lưỡi dao sắc bén, cứa qua lớp vỏ bọc cuối cùng tôi dùng để che chắn chính mình. Cơn nhục nhã rít lên trong đầu tôi nhưng tôi không thể nói gì, chỉ bất động, như một con rối đứt dây.
Hắn dần dụi tắt thuốc, những ngón tay lướt nhẹ qua bìa cuốn sách nhạc lý, như đang vuốt ve một giấc mơ phai màu. Rồi hắn thẳng lưng và xoay người, hắn rời đi, để lại tôi ngồi đó chìm trong mớ bòng bong vừa vỡ lẽ, không biết phải làm gì với những mảnh vỡ của chính mình.
Những ngày sau cứ lê thê trôi qua, từng giờ phút như những nhát cắt chậm rãi, tàn nhẫn, cứa sâu vào tâm hồn tôi. Vết thương không bao giờ lành, chỉ âm ỉ, rỉ máu, như nhắc tôi rằng tôi vẫn còn sống – nhưng sống chỉ để chịu đựng. Tôi sống trong một cơn bão không hình thù, một hỗn loạn lặng lẽ, xé nát từng mảnh nhỏ linh hồn tôi, để tôi còn đó, nhưng không bao giờ nguyên vẹn.
Trời vẫn có nắng đấy thôi, nhưng ánh sáng ấy yếu ớt, bạc nhạt, như sự nhạo báng lạnh lùng của số phận. Em cũng vậy – thoáng qua đời tôi như một tia sáng mong manh, chỉ để nhắc nhở tôi rằng bóng tối là điều duy nhất còn lại. Em hiện diện để khẳng định sự vắng mặt của em, và tôi – một kẻ bám víu vào ký ức, mãi mắc kẹt trong vòng lặp tuyệt vọng, không bao giờ thoát ra được. Đôi khi tôi nhớ về em giữa những khoảng trống của ngày, khi tôi ngồi đó, như mọi ngày, bên cạnh quầy thu ngân cũ kỹ đã ngấm đầy mùi mục nát của thời gian. Những mảnh gỗ mủn, giống như tôi, hòa lẫn vào không khí đượm mùi cháy khét – mùi của những giấc mơ đã hoang tàn. Bên ngoài, thế giới vẫn vận hành, nhưng trong tôi, chỉ còn một bãi tha ma, nơi ngay cả những nỗi đau cũng đã mệt mỏi.
Tôi từng nghĩ, em là ánh sáng cuối cùng trong đời mình mỗi khi dòng nghĩ ngợi ghé thăm khu vườn của em. Nhưng giờ đây, ánh sáng ấy chỉ còn là hồi ức – một hồi ức khiến tôi nghẹt thở, như sợi dây thòng lọng siết chặt lấy tôi.
Ôi cái bản nhạc buồn trên radio vẫn vang vọng với từng nốt nhạc kiêu sa có âm vực như tiếng đinh đóng vào nắp quan tài của hy vọng. Tôi lắng nghe, nhưng chúng không an ủi, không cứu rỗi – chỉ là lời nhắc tàn nhẫn rằng mọi thứ đã chết từ lâu. Không chỉ là những giấc mơ, mà cả chính tôi. Và cả chính em đấy em ơi.
Bụi phủ dày trên những kệ sách lớn, tựa lớp tro tàn từ những ngọn lửa đã tắt từ lâu. Tôi cũng chẳng khác gì những món đồ cũ kỹ đó – một kẻ bị lãng quên, không còn chỗ đứng trong thế giới này. Ngồi lặng lẽ giữa căn phòng hoang tàn, tôi cố níu giữ chút ý nghĩa của sự tồn tại, nhưng chỉ thấy nỗi trống rỗng lan rộng như một vết loét chẳng thể chữa lành.
Bà chủ tiệm – người duy nhất còn liên kết tôi với thực tại – đã rời đi nhiều tuần. Những lá thư bà gửi từ Paris, nơi ánh sáng và tình yêu ngập tràn, chỉ càng khiến tôi thêm đau đớn. Thành phố ấy là biểu tượng của cuộc sống trọn vẹn, còn với tôi, nó chỉ là một giấc mơ xa vời, nhắc nhở tôi về sự lạc lõng không thể thoát ra và cả những vệt đớn đau nào đấy.
Em có ghé qua vài lần nhưng không phải vì tôi. Em bước vào như cơn gió thoảng qua để tìm kiếm những cuốn kịch cũ bởi em muốn "cảm nhận lại lần đầu." Nhưng "lần đầu" ấy đã thuộc về quá khứ xa xôi, một ký ức em có thể chạm vào, nhưng tôi thì chẳng hình dung được. Tôi giả vờ không nhận ra để cố kìm nén nỗi đau cuộn trào, như thể điều đó có thể làm nó biến mất.
Ngày ấy trời cũng có nắng, nhưng chẳng mang hơi ấm mềm mại nào. Ánh sáng chỉ làm nổi bật thêm sự trống rỗng bên trong tôi thôi nhỉ. Với bầu trời xanh, những đám mây trắng, và cả cơn gió lành lạnh đều chỉ như một bức tranh nhạt nhòa và vô nghệ. Tôi ưu tư nhìn ngắm bầu trời trên đầu bên ngoài cửa tiệm sách, run cầm cập vội chà sát hai bàn tay tôi, nó đã khô ráp, nứt nẻ như những nhành cây chết khô, rơi rụng dưới sức nặng của mùa đông. Mỗi mảnh da bong tróc là một nhắc nhở tàn nhẫn rằng tôi đang chết dần, không phải bởi vết thương hữu hình, mà bởi chính nỗi đau không tên.
Tuyết rơi, đẹp đến lạnh lùng. Nhưng giờ đây, cái đẹp ấy chẳng còn thuần khiết. Nó là tấm chăn vô tình phủ lên những gì mong manh nhất, chôn vùi mọi hy vọng nhỏ nhoi vừa chớm nở. Người ta bảo rằng tuyết là máu thịt của vị Thánh trên cao khi ngài chết đi vì mất mối tình ngàn năm có một, hỏi sao nó lạnh đến thế, hỏi sao nó khô khốc và dễ tan.
Tôi nhìn bầu trời mãi rồi cũng bỏ cuộc và trở vào trong, khi tôi khép cửa tiệm lại thì thật hay ho bởi mọi thứ chỉ còn im lặng. Tay tôi vô thức lật bảng hiệu gỗ - như đang chạm vào một viên đá mộ phần ai. Hình bóng tôi in dần lên, phản chiếu trên kính phủ sương mờ nhạt, như thể chính tôi đã bị xóa bỏ khỏi cuộc đời này mà chỉ còn là một hình hài mờ nhòa giam mình trong lớp thủy tinh rắn rỏi.
Rồi một tiếng động sắc bén vang lên, xé toạc không gian tĩnh lặng và cả dòng suy tư mơ hồ. Tôi ngước lên. Trước mặt tôi, Macbeth hiện ra, chẳng hề báo trước. Đôi mắt sâu thẳm loạn sắc của gã nhìn thẳng vào tôi, như xuyên qua từng lớp vỏ mà tôi đã tạo ra từ những buổi đầu trên đất Pháp. Không một lời, chỉ một cú đập mạnh vào cửa kính và tiếng vang ấy kéo theo nỗi sợ hãi đã ngủ yên trong tôi bấy lâu nay.
Tôi đứng đó, bất động, trái tim đập loạn nhịp, cổ họng nghẹn lại, chỉ còn cảm giác nặng trĩu như thể không thể thoát ra được. Gã mang theo cơn bão của sự tuyệt vọng, và tôi – tôi chính là kẻ đã tự vẫy gọi nó. Không còn đường thoát, chỉ còn lại cái bóng mờ nhạt của chính mình, hòa tan vào trong cơn bão mà gã mang đến, không thể trốn chạy, không thể cứu vớt. Quả thật, tôi chỉ biết chôn chặt đôi chân vào mặt đất cọt kẹt và đứng trơ ra, đối mặt với gã đàn ông ấy, như một chiếc gương soi tâm hồn tôi, phản chiếu những bất xứng và ô nhục.
“Hẳn đây là tiệm sách L’aube lừng danh?” Gã hỏi, giọng không có chút gợn sóng nhưng ánh mắt lại sắc bén như một con dao, cắt đứt từng sợi dây còn sót lại giữa tôi và thế giới này. Mắt gã lướt qua những kệ sách cao vời vợi khi đẩy cửa vào trong và mang theo thứ cảm giác lạnh lẽo - một sự phán xét nhẹ nhàng nhưng đủ sức xé nát những mảnh vụn còn lại trong tôi. Ánh mắt gã như xuyên thấu, nhìn tôi như thể tôi chỉ là một bóng ma vô hình, không đáng để hiện diện trong không gian này. Cái nhìn ấy như một lời khẳng định, tôi không phải là gì cả.
Và khi gã tiếp tục, lời nói không còn là câu hỏi nữa, mà là một mũi dao nhọn hoắc, bồi thêm vào những vết thương đã quá lâu không lành “Tôi nghe bảo có khá nhiều nghệ sĩ ghé qua đây, để học hỏi, để gặp gỡ vị nhà thơ trong truyền thuyết.”
“Vị nhà thơ trong truyền thuyết.” Những từ ấy như một cái tát đau đớn, vỗ vào mặt tôi, làm tim tôi quặn lại. Bà Moreau, vị nhà thơ “thật sự” lừng danh mà gã nhắc đến, không phải là kẻ đang đứng đây, giữa những kệ sách này, nơi không một bóng khách, nơi chỉ còn lại những kỷ niệm cũ nát và sự tuyệt vọng. Gã không nói về tôi, nhưng tôi nghe thấy. Gã không nhìn về tôi, nhưng tôi cảm nhận được mỗi từ gã thốt ra đều nhắm vào mình. Người nghệ sĩ,con người lừng danh đang mơ về thứ huyền thoại, không phải là tôi – không phải là người đang vùi mình trong một tiệm sách tồi tàn này, một kẻ không thể tự cứu vớt chính mình. Bà chủ Moreau đã đi công tác rất lâu về trước và gã chỉ muốn một cái cớ để đến đây, để chiêm ngưỡng cái tên trộm thậm thụt trong đêm đã luôn là sinh mạng sinh đôi bên kia mặt gương của gã.
Cái tên “vị nhà thơ trong truyền thuyết” là một sự mỉa mai, một cơn gió lạnh thổi qua trái tim tôi, làm nghẹt thở tôi trong nỗi tuyệt vọng.
Mắt tôi không thể dừng lại, dù từng giọt lệ máu cứ vô thức lăn xuống cõi lòng như một dòng sông lặng lẽ. Trái tim tôi lại run rẩy, như thể mỗi nhịp đập đều mang theo một vết thương đang nứt ra từ sâu trong lòng. Tôi biết, gã đến để đe dọa tôi. Phải, sự thật như những mảnh vỡ của một tấm gương soi chiếu giữa tôi và gã, và tôi không còn đủ sức để ghép lại, vì cái hình ảnh phản chiếu trong đó xấu xí và buồn nôn đến kinh hoàng.
Gã nói về bà Moreau, nói những lời ấy với cái nhìn đầy thách thức, như thể tôi chỉ là một vật trang trí tồi tàn trong câu chuyện của người khác. Dù cho gã đang nói về tôi, vì chắc hẳn em đã từng nói về tôi cho gã qua những lời biện minh trào phúng mà em nghĩ ra. Tôi biết sạch nhẵn và tôi có thể lảng tránh, có thể giả vờ không nghe thấy những lời nói lạnh lùng ấy, nhưng tôi hiểu, ngay từ khoảnh khắc ấy, tôi đã trở thành một phần của những lời biện nơi em. Tôi không còn là người đứng giữa tiệm sách này, mà là một mảnh vỡ trong câu chuyện của em, một phần của vũ trụ mà chỉ riêng em biết, không có nhận thức, chỉ là thứ con rối, một con tốt trên bàn cờ giữa em và gã. Gã đã đánh thức sự thật mà em luôn cố gắng tránh né, và giờ đây, nó như một cái bóng đè nặng lên tôi, xé toạc tất cả những gì còn sót lại của con tốt đen trên bàn cờ 32 ô.
Và rồi, như một sự trừng phạt không thể tránh khỏi, gã đặt quyển La Peste của Camus lên bàn tôi. Một quyển sách nhưng không phải là một quyển sách bình thường. Đối với tôi, nó là một lời nguyền, một lời tố cáo mà tôi không thể thoát khỏi. La Peste – sự phản bội, sự hủy diệt, như chính cái tên của nó. Nó giống như những gì tôi đã phải gánh chịu suốt bao năm qua, như cái bóng tối mà tôi không thể thoát khỏi. Cũng giống như những gì tôi vẫn giấu kín trong lòng, một sự thật quá tàn nhẫn, một sự thật mà tôi không thể chối bỏ dù cho tôi có cố gắng đến đâu.
Gã đặt quyển sách ấy lên bàn tôi như một lời khiêu khích đầy thách thức, như thể đang đào bới lại tất cả những vết thương chưa lành trong tôi. Gã không cần nói thêm gì bởi ánh mắt của gã đã đủ để chửi rủa, để lột trần tất cả những gì tôi vẫn lén giấu trong tận cùng tâm hồn. Và tôi, dù cảm nhận rõ ràng rằng tôi và gã chẳng khác gì nhau, chỉ là hai sinh linh bị tách ra bởi cuộc đời, vẫn phải giả vờ không nhìn thấy. Tôi nhìn gã qua một lớp màn lạnh lẽo, xa lạ, cố gắng tránh né cái nhìn ấy, cái nhìn không khoan nhượng của một kẻ đã nhìn thấu tất cả.
Nhưng trong lòng tôi, tôi biết rõ. Gã chính là tôi, và tôi chính là gã. Chúng tôi, dù có cố gắng đến đâu, cũng không thể cứu vớt nhau. Chúng tôi chỉ là những cái bóng lạc lõng trong thế giới này, những sinh vật đã mất đi mọi thứ và không thể quay về. Và đó, có lẽ, là sự trừng phạt tồi tệ nhất.
“Nếu một tên điên đột ngột lao vào nghệ sĩ của chúng tôi, và được ca ngợi như một nhà thơ xuất chúng giữa cái thời này, có lẽ nó cũng chỉ là cái sự thường nhiên,” gã nói, giọng điệu lạnh lẽo, không chút rung động, như thể sự khinh miệt ấy đã ăn sâu vào từng thớ thịt, trở thành một phần không thể tách rời của gã. Lời nói của gã như một nhát dao sắc lạnh, cứa vào lòng tôi, làm máu trong người tôi đông cứng lại. “Nhưng nếu là lần hai, hay lần ba, có lẽ đó vẫn mãi là một tên điên không thể sửa chữa…”
Và tôi cảm nhận được, từng chữ, từng từ, như những cú đấm vào mặt tôi, vào sự thật mà tôi không thể chối bỏ. Cái mà tôi gọi là lý tưởng, là cuộc sống, là đam mê, tất cả giờ đây chẳng khác gì những mảnh vụn vỡ vụn dưới chân tôi. Tôi nhìn vào chính mình, và tôi thấy không còn gì ngoài một gã điên chỉ còn lại cái bóng của thứ sinh vật đã đánh mất tất cả, đang tuyệt vọng trong một cơn mê muội không lối thoát. Gã không cần phải nói thêm gì nữa. Những lời của gã là sự thật rõ rệt tôi không thể phủ nhận.
Gã đẩy quyển sách về phía tôi, và tôi biết, không chỉ là quyển sách ấy, mà là một mũi tên sắc nhọn xuyên qua mọi suy nghĩ trong đầu tôi, làm vỡ vụn từng mảnh ký ức, từng ảo tưởng về cuộc sống mà tôi từng khao khát, về những giấc mơ đã dần phai tàn. Tôi cúi đầu, không phải vì kính trọng, mà vì không còn đủ sức đối diện với cái tôi tội lỗi đang đập mạnh vào tôi như một cơn sóng dữ, nhấn chìm tôi vào đáy vực tuyệt vọng. 13 franc. Một món tiền nhỏ nhoi, nhưng lại là cái giá đắt nhất mà tôi buộc phải nhận– không phải vì sự sống hay cái chết, mà vì sự thật mà tôi đã chạy trốn bao lâu nay, giờ đây không thể chối bỏ nữa.
Cánh cửa đóng sầm lại và những mảnh tuyết rơi xuống, như bàn tay tàn nhẫn vùi lấp mọi thứ – cả cánh cửa, cả cái bảng hiệu tồi tàn mà tôi vẫn cố gắng níu giữ. Cơn gió lạnh xô gã đi, nhưng để lại trong không gian một vệt lạnh lẽo, một khoảng trống không thể xua đi. Ngọn đèn trên bàn chao đảo rồi tắt phụt, đẩy tôi vào bóng tối sâu thẳm, không còn chút ánh sáng nào để bám víu. Nhưng ánh sáng lại trở lại, yếu ớt, mờ nhạt, không gian lại bừng lên như một phép màu mong manh nhưng ai có biết rằng, lòng tôi đã vỡ ra, đã đổ sông đổ bể trong cái phút ấy đâu. Cái bóng của sự thật, cái bóng của hối hận đã vĩnh viễn chìm vào đêm, không thể quay lại, không thể thay đổi. Những mảnh vụn của tôi cũng chẳng thể nào ghép lại được nữa.
Rốt cuộc, bà Moreau đã chẳng bao giờ quay lại. Mặc dù tôi đã biết điều đó từ lâu nhưng nỗi đau vẫn cứ quặn thắt, vẫn cứ như một vết thương không bao giờ lành. Bà đã đi, rời xa mảnh đất này, nơi mà chúng tôi từng cùng nhau xây dựng những giấc mơ nhỏ bé và bao cuộc chuyện trò. Bà đã tìm lại được cảm xúc mà bà đánh mất sau những năm tháng mệt mỏi, những cảm xúc mà nếu là tôi thì chỉ có thể vớt vát trong tuyệt vọng. Và rồi, bà để lại cho tôi một lá thư cuối cùng, lạnh lùng như một lưỡi dao cắt sâu vào trái tim tôi, xé nát mọi hy vọng còn sót lại. Một lá thư mà tôi chẳng thể đọc hết, vì mỗi từ ngữ như một lời khẳng định về sự kết thúc, về việc tất cả đã hết.
Bà nói về việc rời đi, về việc để lại mảnh đất nhỏ này, nơi mà những giấc mơ của chúng tôi từng sống. Nhưng những giấc mơ ấy giờ chỉ còn là những mảnh vụn không thể ghép lại, và hy vọng đã tắt ngấm từ lâu. Bà, người phụ nữ bao dung ấy, người đột nhiên nén mọi gánh nặng lên đôi vai tôi, giờ đây chẳng còn ở đây nữa. Bà đã tốt với tôi, nhưng tôi, tôi chỉ là một kẻ yếu đuối, chẳng đủ sức mạnh để gánh vác những điều bà để lại. Tôi chỉ có thể bám víu vào những ký ức đã mờ dần, vào những hình ảnh nhòe nhoẹt của quá khứ, như một cách để níu giữ chút nhiệt sống còn lại. Nhưng tất cả chỉ là vô nghĩa. Mọi thứ đã mất đi, tôi lại một mình giữa vùng Âu châu rộng lớn.
Tôi trôi qua tuần lễ sau vở Othello như một bóng ma, một kẻ vô hồn lướt qua những con người hữu ý, những cuộc gặp gỡ mà tôi không hề mong đợi. Tôi chẳng còn mục đích, chẳng còn lý do gì để bước tiếp, như thể một lực vô hình nào đó đã đẩy tôi vào dòng xoáy mà tôi không thể thoát ra. Những vở kịch ấy, những nhân vật ấy – và khi Macbeth đến, mang theo bi kịch khác, thay thế Othello trong những màn kịch vô tận, không có điểm dừng, không có kết thúc. Nhưng những gì tôi nhớ không phải là những vai diễn ấy, mà là buổi chiều hôm ấy, khi em và tôi cùng nhau ngồi tại tiệm trà gần nhà hát.
Em vẫn tươi cười, vẫn kể về những điều nhỏ nhặt, những câu chuyện vụn vặt của cuộc sống, nhưng tôi biết, tôi biết rõ rằng mọi thứ đã thay đổi. Mọi thứ đã vỡ vụn từ lâu rồi, chỉ có tôi, vẫn quẩn quanh trong một vòng lặp đau đớn không thể tháo gỡ. Em vẫn là em, nhưng tôi, tôi không còn là tôi nữa. Tôi nhìn em, và nỗi buồn trong lòng tôi dâng lên, như một con sóng lớn vỗ vào bờ, không ngừng, không thể dập tắt. Trong khi em hạnh phúc, tôi chỉ là một kẻ lạc lõng, không thể giữ lại những gì đã tuột khỏi tay mình.
Và rồi, khi chúng ta chia tay, khi em quay lưng bước đi, tôi chỉ đứng đó, im lặng nhìn em rời xa, mang theo tất cả những điều tôi không thể giữ lại. Một phần của tôi muốn chạy theo, muốn giữ em lại, nhưng tôi biết, trong sâu thẳm, mọi nỗ lực đều vô nghĩa phải không.
Bởi em đi rồi.
Je croyais que c'était un rêve, quand l'hiver mordait de son froid,
Tu murmurais un salut, parlant du thé de l'après-midi et des gâteaux parfumés.
Les gouttes de rosée, encore enlacées à la fenêtre,
Je hochais la tête, en harmonie avec les battements fous de mon âme.
Chắc em vẫn còn nhớ tập thơ dày cộm mà tôi đã xuất bản, cái tập sách với trang bìa màu nâu cà phê loang lổ trên giấy, phông chữ viết tay thô sơ như chính những cảm xúc không thể nén lại trong tôi. Em có còn nhớ sợi dây thừng mỏng manh, không phải để buộc chặt gì, mà chỉ để đánh dấu từng bài thơ, từng mảnh vỡ của tâm hồn tôi đã cố gắng nắm giữ. Và những khoảng trống, những khoảng trống vô tận đó – tôi để lại chúng không phải để chờ đợi, mà vì tôi chẳng thể lấp đầy nổi, dù có cố gắng đến đâu.
Tôi đã gửi thêm những bài thơ khác trong tập thơ đầu tiên, nhưng không phải về em. Không phải em, mà là những bóng hình khác, những người mang dáng dấp và linh hồn của em. Họ là những người tôi tưởng mình có thể thông cảm, nhưng rồi lại làm tôi đau đớn hơn bao giờ hết. Tôi gửi cả con quái vật vào trong quyển sổ ấy, con quái vật dưới địa ngục lửa đỏ, đầy giòi bọ, đầy rễ cây ma. Một thứ quái vật tôi không thể thoát khỏi mà cũng không thể không đối diện.
Và rồi khoảnh khắc tôi đặt nó trước mắt em một lần nữa, em vẫn nhìn tôi như thể tôi chẳng hề thay đổi, vẫn bằng ánh mắt ấy – ánh mắt mà tôi đã quen thuộc, ánh mắt chứa đầy sự mong chờ nhưng cũng đầy sự giấu giếm. Mặc cho tất cả những gì em che giấu sau lớp màn giả dối ấy, tôi cảm nhận rõ ràng. Nhưng tôi lại chẳng thể làm gì, chẳng thể chạm vào những bí mật ấy, chỉ có thể đứng đó, như một kẻ ngu ngốc, nhìn em với tất cả những nỗi đau mà tôi không thể giải thích nổi.
“Cậu đã thêm vài bài mới đúng chứ? Thật tuyệt vời.” Em thốt lên, giọng nói ấy như vỡ vụn trong không gian, như cách em tặng tôi nụ cười giả tạo khi lướt qua những dòng thơ mà tôi đã gửi gắm tất cả nỗi đau vào đó. Cái đẹp trong thơ của tôi, khi em chiêm ngưỡng, chắc hẳn nó có màu hồng hoa, hay màu vàng rực rỡ, như một bức tranh tươi sáng mà tôi không thể chạm đến. Em đã nhìn vào những từ ngữ mà tôi dày công xây dựng bằng đôi mắt nâu ấy lấp lánh, như thể đọc được cả những mảnh vụn tan nát trong lòng tôi mà tôi chẳng thể bày tỏ. Mỗi câu, mỗi chữ em đọc, nó như một điểm kim nhẹ nhàng, ghim sâu vào những ký ức mà tôi đã cố gắng giữ lại.
Và rồi, em đã đề nghị một bài thơ. Chỉ một bài thôi, như thể đó là tất cả những gì em cần, như thể tôi có thể ban tặng em những gì em muốn mà không hề đau đớn. Nhưng trong tôi, mọi thứ đều đã vỡ vụn khi em thốt nên từng câu thơ một và dù tôi có cố gắng đến đâu, tôi biết rằng lời thơ dù của tôi mặc của em cũng không thể cứu vãn được gì.
Bien que ce soit une malédiction, je souhaite que tu me voies,
Bien que ce soit de la chance, ne regarde pas dans ce cœur-là.
Bien que la tristesse me touche, je finirai par guérir,
Bien que le bonheur soit là, tu souffriras toujours.
Alors je préfère que tu meures plutôt que de vivre ainsi,
Bien que je désire que tu prospères à jamais.
Bài thơ đó của em, như một cơn sóng mực đen vồ lấy tôi, lướt qua từng vệt chữ rỉ máu của tôi, xé nát mọi thứ tôi đã cố gắng xây dựng trong thế giới tưởng chừng vô hại. Tôi đã mải mê với cảm giác hòa vào nhau, tưởng rằng chúng ta đã tìm thấy điểm giao hòa, như thể chúng ta là những mảnh ghép đã lạc nhau từ lâu nay được tìm lại. Nhưng rồi, như một cú tát tê tái vào mặt, sự thật ập đến, như một tia chớp xé tan màu hoa mà tôi đã tự tô vẽ. Em không viết về tôi. Em chưa bao giờ viết về tôi. Từng vệt mực sắc lẹm đó xuyên qua tôi như dao cắt vào da thịt, và trong khoảnh khắc tăm tối ấy, tôi thấy rõ: em chỉ viết về gã.
Gã, người tôi chỉ dám tị nạnh trong những giấc mơ khi đêm về mà không bao giờ dám chạm tới, lại là người em nâng niu như thần thánh, như một ngọn lửa mà em sẵn sàng thiêu rụi cả linh hồn mình để được gần gũi. Còn tôi? Tôi chỉ là bóng ma mờ nhạt trong cái bóng khổng lồ của gã, một kẻ lạc lõng, không bao giờ có thể đứng vững trong ánh sáng ấy. Em viết về gã, không phải về tôi, dù tôi đã tưởng mình là trung tâm của em, dù tôi đã tự huyễn hoặc mình rằng mình là người duy nhất em cần trong thế giới mà tiệm trà là vũ trụ, khách khứa là cư dân và tôi cùng em trị vì. Nhưng không, tôi vẫn chẳng là gì cả. Tôi vẫn chỉ là một vết mờ trong câu chuyện của em, một khoảnh khắc vô danh, có thể rồi sẽ bị quên lãng giữa những hư không. Và khi sự thật phơi bày, khi mọi thứ tan vỡ, tôi chỉ còn lại nỗi đau mơ hồ, đắng cay như ngàn mảnh kính đâm vào tim.
Cả quá khứ đau đớn ấy, nó đã xoắn chặt lấy tôi, vặn vẹo từng thớ thịt, từng mảnh ký ức, khiến tôi không còn nhận ra đâu là ranh giới giữa tôi và em. Tôi nhìn em, nhưng không phải em nữa, tôi chỉ thấy gã, người đã luôn là bản gốc của tôi. Tôi nhìn thấy gã trong em, trong chính tôi, nhưng trong đôi mắt màu nâu đó, lại là em, em mà tôi yêu thương và cả trong ánh mắt màu rượu đỏ của tôi, vẫn là em mà. Chúng ta cứ đuổi nhau trong một vòng luẩn quẩn, như những bóng ma em nhỉ? Khi lạc lõng giữa những đồi núi mịt mù không lối thoát, khi chúng ta thất lạc nhau, khi chúng ta hoảng hốt, rơi vào khủng hoảng đến nỗi bật khóc trong lòng, nhưng rồi tất cả chỉ là những tiếng thở dài vô nghĩa.
Mọi thứ không phải là một câu chuyện, mà là một bản nhạc lãng mạn, đầy chết chóc, nơi những nốt nhạc nối tiếp nhau, mãi mãi không bao giờ kết thúc. Từng nhịp điệu cất lên, nhưng chẳng có giai điệu nào thực sự đến, không có kết thúc nào để giải thoát. Và tôi, em, cả hai chúng ta, mãi mãi chỉ đứng giữa, bế tắc trong những sự thật không bao giờ được thốt ra, những lời chưa từng được nói, những cảm xúc đã vỡ vụn từ lâu nhưng chưa kịp rơi. Mãi mãi đứng lưng chừng, không thể tiến lên, không thể lùi lại, như những kẻ bơ vơ bị nhốt trong một trò chơi tàn nhẫn mà chúng ta không bao giờ có thể chiến thắng. Khung nhạc của tôi, gã và em, cùng cả hắn trong cái thời giao thoa giữa đau khổ và yên an, nực cười như một vở hài kịch.
Vậy, tôi yêu gã hay yêu em? Hay tất cả chỉ là sự tự huyễn hoặc mà tôi đã sống trong suốt bao ngày qua, một trò chơi không người thắng, không ai có thể chiến thắng khi mọi thứ đã bị hủy hoại đến mức này? Tôi từng nghĩ mình yêu em, từng tin rằng em là tất cả, nhưng thật ra, tôi chỉ yêu cái bóng mờ ảo của gã, cái hình ảnh mà em đã vô tình dựng lên trong đầu tôi, một thứ tôi không thể với tới, nhưng lại không thể từ bỏ.
Những cảm xúc này, tất cả chỉ là sự trống rỗng, là vỏ bọc lừa dối mà tôi mang theo để che giấu sự thật tàn nhẫn: tôi chẳng yêu ai cả. Tôi chỉ yêu nỗi đau của chính mình, yêu sự dằn vặt mà tôi tự tạo ra. Cả em và gã, rốt cuộc, cũng chỉ là những hình ảnh phản chiếu trong chiếc gương vỡ nát của tôi, và tôi là kẻ đứng đó, nhìn chằm chằm vào chính mình trong khi vẫn tưởng rằng mình đang yêu. Nhưng chẳng ai yêu trong câu chuyện này, chỉ có sự tự hủy hoại, chỉ có sự trừng phạt mà tôi không thể thoát ra.
Vậy, tôi yêu gã hay yêu em? Hay tôi chỉ yêu sự đau đớn mà chính tôi đã vẽ ra, cái cảm giác lạc lõng giữa những mảnh vỡ của chính mình, giữa những lời dối trá mà tôi không thể thốt ra? Tất cả chỉ là sự hủy hoại, một sự trống rỗng không ai có thể cứu vớt.
Tôi chưng hững giữa ánh đèn mờ.
Nhưng tôi kiềm nén bản thân, gắng gượng khen ngợi những vần thơ tuyệt vọng ấy như thể chúng là tuyệt tác tôi chưa từng thấy, mặc dù trong lòng chỉ là sự nứt vỡ. Em ngồi đó, cười tự hào, đôi mắt sáng rỡ vì một thành tựu mà em chẳng hay biết đã chôn vùi một phần trong tôi. Em mãi mê nói về việc lần đầu viết thơ, như thể đó là chiến thắng lớn lao. Và tôi, chỉ lặng lẽ nghe, giấu đi nỗi xót xa đang trào dâng trong ngực, đáp lại em bằng những lời bâng quơ, vô tình như tôi đã trở thành bóng ma trong cuộc đời em.
Buổi tiệc trà ban đầu đã lạnh lẽo, nhưng giờ đây, sự lạnh lẽo ấy càng thêm sâu thẳm, như một hố đen hút trọn mọi cảm xúc tôi có thể giữ lại. Tôi lạc vào dòng suy nghĩ của chính mình, như thể đi trong mưa không có dù, không có nơi nào để trú ẩn. Và em, em lại đứng dậy, ra đi với bước chân nhẹ nhàng, cứ như mọi thứ chưa từng thay đổi chỉ bởi em trễ giờ tập diễn. Còn tôi, vẫn ngồi đó, không thể giữ em lại hay đã buông tay chính mình.
Ngày mai lại đến, một buổi diễn khác lại về. Tôi tự bảo mình rằng sẽ như bao vở kịch cũ, rằng mọi thứ sẽ chỉ là sự lặp lại của những gì đã qua, nhưng trong sâu thẳm, tôi biết, lần này khác rồi. Ôi, không, Macbeth không phải là vở diễn nữa, mà chính cuộc sống này đã biến thành bi kịch. Lần này, em không chết, em không còn là nạn nhân. Lần này, gã phải ra đi. Và tôi, vẫn đứng đó, không thể cứu vãn, không thể thay đổi. Tất cả đã quá muộn màng.
Ánh đèn vàng chập chờn, tờ mờ như chính tâm trạng tôi, lắc lư trong không gian nặng nề, giữa những tiếng náo nhiệt loạn cào cào vang lên từ khắp nơi, chẳng có nơi nào là yên tĩnh, chẳng có nơi nào là bình yên. Macbeth đã chết, chết trong những tiếng dè bỉu, trong nỗi ô nhục mà gã mang theo, tầm nhìn mờ mịt giữa những phán xét lạnh lùng. Và trong khoảnh khắc ấy, đôi mắt lạc lỏng của em như không thể thấu hiểu nổi, như thể em chẳng thấy gì ngoài việc chứng kiến tử thần cướp gã đi..
Gã đã đi rồi, em ơi. Ra đi trong im lặng, không còn gì ngoài bóng tối bao trùm. Và tôi, tôi đứng giữa tất cả những mảnh vỡ của vở kịch này, vỡ òa cả ra.
Gã thật sự đã chết rồi, em hỡi.
Note:
"La Peste" (Cái dịch) của Albert Camus là tiểu thuyết diễn ra tại thành phố Oran, nơi một dịch bệnh hạch bùng phát, gây ra sự tàn phá và cái chết. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật như bác sĩ Bernard Rieux, Jean Tarrou, Raymond Rambert và Joseph Grand, những người đối mặt với dịch bệnh và tìm cách chống lại nó. Tiểu thuyết không chỉ phản ánh cuộc chiến với căn bệnh mà còn là phép ẩn dụ về sự vô lý và tàn khốc của cuộc sống, nơi con người phải đối mặt với cái chết và tìm kiếm ý nghĩa trong hoàn cảnh khủng hoảng. Camus khai thác những chủ đề như sự đoàn kết, đấu tranh, cái chết, và việc tạo ra ý nghĩa trong một thế giới thiếu trật tự.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top