Chương sáu - VẾT RẠCH VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT
Tin tức lan nhanh trong khu vực lân cận nhà thờ chỉ trong vòng buổi chiều, gây ra những cú sốc vô cùng lớn. Điện thoại và nick yahoo cũng như Facebook của thằng Khánh bị quấy rầy bằng những câu hỏi vô cùng bàng hoàng và nghẹn ngào. Hầu như không ai có thể tin được rằng thằng Thông đã mất, ngay cả khi thằng Khánh đã xác nhận điều đó cho những người thắc mắc. Bản thân nó cũng không thể nào tin được, không thể chịu đựng được, đến nỗi khi nhắn tin cho thằng Nam với nhỏ Ngọc lớp trưởng mà tay nó run run không bấm nổi.
Chiều thứ hai đi lễ, ngang qua ngõ vào nhà thằng Thông, nó thấy người ta ra vào tấp nập lắm. Nó khao khát biết bao được vào trong đó, để xác thực cái điều mà tưởng như không thể nào xảy ra được. Thằng bạn thân từ cấp một của nó, từng học chung giáo lý ở nhà thờ, chung lớp bốn năm cấp hai, cùng trải qua biết bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu,... bây giờ đã không còn ở bên cạnh nó nữa, không còn cùng nó cười đùa với những trò vui nữa, không còn những lúc cùng học bài và hỏi bài nhau, cũng không còn những buổi đá cầu đáng nhớ dưới sân trường mỗi giờ ra chơi, hay những dịp đá banh thỏa thích sau giờ học thể dục nữa. Sự mất mát quá lớn ấy dường như sẽ thay đổi hoàn toàn cái thế giới vốn quá sức tuyệt vời, quá sức đẹp đẽ mà nó có suốt mười mấy năm qua, và nó sẽ không bao giờ tìm lại được.
Lớp 10A3 thống nhất với nhau sẽ sang nhà Thông vào buổi chiều sau giờ học ngày thứ ba, và hiển nhiên thằng Khánh làm người chỉ đường. Ai có xe máy thì đi xe máy theo chỉ dẫn của ba thằng Khánh, còn ai đi xe bus sẽ đi riêng theo thằng Nam và nhỏ Ngọc lớp trưởng. Hầu như những thành phần trung tâm của lớp và những thằng con trai chơi thân với thằng Thông nhất đều có mặt để tiễn đưa người bạn của tụi nó lần cuối. Gương mặt ai cũng buồn rầu và đau khổ, một số đứa không thể cầm được nước mắt, kể cả những đứa con trai. Không một đứa nào dám nhìn gương mặt của người bạn quá cố của mình trên bức di ảnh, đây đó là những cái đầu gục xuống, những tiếng nấc lặng lẽ, những tiếng sụt sịt mũi cố nén lại. Lúc thắp nhang xong, tụi nó lặng lẽ chào gia đình thằng Thông rồi ra về, đứa nào cũng nấn ná quay lại nhìn với những ánh mắt đầy lưu luyến xen lẫn bi thương.
Trời âm u đến lạ thường, mây đen kéo đến mù mịt, gió thổi bay cả tóc của tụi nó. Thằng Nam tính rủ tụi nó đi uống nước, nhưng hầu hết đều từ chối, nhất là mấy đứa con gái. Thằng Khánh cũng chẳng vui vẻ gì mà nhận lời, bây giờ nó chỉ muốn trở về nhà, ngồi ôm nỗi đau một mình, chỉ một mình nó mà thôi.
Không hiểu sao nó không khóc được. Trước giờ nó cũng ít khóc vì bất kỳ điều gì, mặc dù tính nó cũng chả phải cứng rắn gì cho lắm, thậm chí nhiều người còn coi nó như công tử bột. Nhưng nó không thể khóc. Nó chỉ thấy ngực nhói đau từng hồi, nhất là mỗi khi nghĩ tới thằng Thông, nghĩ tới dòng status Facebook vào đêm chủ nhật, hay nghĩ tới những lời thanh minh trong vô vọng hôm xảy ra vụ mất cắp cái ví tiền của con Hương thủ quỹ. Có lẽ thằng Thông tự vẫn vì chuyện đó, không còn lý do nào khác. Bất chấp những gì người ta nghe lại, bất chấp những lời cáo buộc, bất chấp những bằng chứng mà nhỏ Mai đưa ra, thằng Thông nhất định khẳng định rằng nó không lấy cái ví, và như chính nó nói trong cái status cuối cùng: "có lẽ chỉ còn cách này mới giúp tôi rửa sạch nỗi oan ức thôi".
Tối ngày thứ tư thằng Khánh còn sang nhà thằng Thông viếng một lần nữa, đi theo nhóm các anh chị em trong nhà thờ cùng sinh hoạt với thằng Thông suốt thời gian qua. Cùng lúc đó có cả những người lớn trong xứ nữa, và nhờ đó nó được nghe câu chuyện thực sự xảy ra vào đêm chủ nhật định mệnh. Theo như mẹ thằng Thông kể, thì đêm hôm đó đúng là đã ở rất khuya trong phòng, không nói chuyện với ai, và tự lấy dao lam rạch nát cả hai cánh tay của nó, đến nỗi máu chảy đầy giường và cả sàn căn phòng; nhưng không ai biết và cũng không ai phát hiện ra. Mẹ thằng Thông thì thấy nó tỏ thái độ lạnh lùng, bất cần nên cũng không thèm để tâm đến nó suốt nhiều ngày liền, mãi cho đến sáng ngày thứ hai cô ấy đập cửa gọi nó dậy đi học mới phát hiện ra. Cả nhà tá hỏa đi gọi xe cấp cứu ngay sáng hôm đó (mà ba thằng Khánh chở nó đi học ngang qua nhưng nó không để ý) nhưng rồi mọi chuyện đã muộn.
Lớp 10A3 của nó dĩ nhiên là vô cùng lặng lẽ, không một tiếng nói cười, ngay cả khi có những đứa bạn thân từ lớp khác qua chia sẻ và có làm cho tụi nó vui lên. Những hoạt động vui chơi và học hành vốn bình thường vui vẻ, bây giờ vẫn diễn ra bình thường, nhưng cũng thấy gượng gạo sao đó, không còn tí nhiệt huyết nào. Nói nào ngay, giờ học trông có vẻ im lặng và nghiêm túc như vậy, nhưng biết đâu được có những đứa còn chìm đắm trong nỗi buồn vô hạn. Thằng Khánh để ý thấy nhỏ Mai và nhỏ Hương lặng lẽ hơn, đó là hai đứa trông buồn khổ nhất. Nó đoán là hai nhỏ bạn này còn dằn vặt vì nghĩ mình là nguyên nhân dẫn đến hành động nông nổi của thằng Thông. Thằng Khánh thì không dám kết tội ai cả, tính nó xưa nay không bao giờ trách cứ và để bụng ai, nội cái chuyện tiếc thương thằng bạn thân nhất thôi cũng đã giằng xé tâm can nó biết chừng nào rồi. Thỉnh thoảng nó lại liếc nhìn qua chỗ ngồi trống kế bên, nhớ biết bao nhiêu cái tiếng rì rầm hỏi bài hay những lần lén nói chuyện hài trong lớp rồi cười bể bụng với nhau. Hồi trước nó hay trách thằng Thông mỗi khi thằng này hỏi nó mấy bài tập dễ ẹt, hoặc những lần thằng này không chịu soạn bài ở nhà; nhưng bây giờ nó biết nó sẽ không bao giờ được nghe lại nữa.
Cô chủ nhiệm của tụi nó biết tin cũng không khỏi xúc động. Trong một tiết học toán vào giữa tuần lễ đó, cô dành ra khoảng mười lăm hai mươi phút để nhắc nhở lớp về chuyện thằng Thông. Lớp im lặng như tờ và không khí vừa nặng nề vừa đau thương, giọng cô đôi lúc cũng nghèn nghẹn. Cô nhắc lớp đúng ra không nên có thái độ nghi ngờ và kết tội thằng Thông ngay khi sự việc xảy ra, đặc biệt là nhỏ Mai; rồi cô cũng tự nhận lỗi về mình khi cô cũng góp phần vào việc làm sai lầm đó, vừa lên tiếng nhắc nhở thằng Thông ngay trên lớp, lại còn gọi điện về báo cho gia đình...
"Cô mong sự việc này sẽ giúp cô trò chúng ta rút kinh nghiệm." Cô kết lại bằng những lời cuối cùng "Đừng để những sự việc đáng tiếc như thế này xảy ra một lần nữa."
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Một số đứa tỏ ra tiếc nuối rằng phải chi thằng Thông chịu giãi bày tâm sự với cả lớp thay vì im lặng chịu đựng nỗi oan ức một mình. Suốt thời gian kể từ sau vụ mất tiền quỹ lớp, tụi nó vẫn cố gắng cư xử bình thường với thằng Thông, mặc dù có những đứa như nhỏ Hương cố gắng kiềm chế và không nhắc đi nhắc lại vụ quỹ lớp trước mặt nó. Nguyên do chính khiến thằng Thông bị đẩy đến bước đường cùng chính là cách đối xử của gia đình đối với nó. Một đứa như nó không thể nào chịu nổi những lời chì chiết và kết tội bất kể có thanh minh đến mức cạn lời. Nếu nó thực sự không làm, thì tại sao cứ phải bắt nó nhận?
Thằng Khánh đoán rằng đã có những lời lẽ xúc phạm, mới gây ra cớ sự như vầy. Mà có đúng như vậy hay không, có lẽ mẹ thằng Thông sẽ không đời nào cho nó biết...
Vụ việc xảy ra quá bất ngờ và đáng tiếc, lại là cái chết của một đứa học trò, nên họ hàng của gia đình Thông đến viếng nó nhiều lắm. Vì vậy mà lễ an táng mãi đến sáng thứ bảy mới được cử hành, bắt đầu lúc sáu giờ sáng. May sao sáng hôm đó tụi nó lại được nghỉ, thành ra thằng Khánh có thể tham dự thánh lễ mà không lo trễ giờ đi học. Nó tha thiết đi lễ sáng hôm đó lắm. Lễ ngắn thôi, nhưng đó là dịp cuối cùng mà nó còn có thể gần gũi thằng bạn nó, được nhìn thấy sự hiện diện của nó lần nữa.
Lễ sáng vắng vẻ lắm, lạnh lẽo lắm. Không gian tĩnh mịch và lạnh ngắt gai người, không một ai gây ra tiếng động lớn, chỉ có tiếng chân đi chầm chậm và tiếng rì rầm khe khẽ. Ánh đèn nhà thờ tỏa sáng rực rỡ, nhưng không đủ để xua đi sự u ám. Thân nhân của người đã khuất dồn hết lên những hàng ghế đầu ở dãy giữa, chứ không còn lác đác ở mấy hàng cuối như mọi khi nữa. Dường như ai cũng còn mếu máo khóc, đặc biệt là mẹ thằng Thông, một đứa em họ và một người họ hàng xa. Ngay lối đi giữa nhà thờ là chiếc quan tài bằng gỗ lộng lẫy, người ta đăm đắm nhìn vào nó, kể cả thằng Khánh.
Buổi lễ trôi qua trong lặng lẽ, với những bài thánh ca đượm nỗi buồn, những lời giảng Phúc Âm mang âm điệu tiếc thương sâu sắc. Những âm thanh đó vang vọng bên tai nó, nhưng nó không thể để tâm nghe được. Trong đầu nó cứ thoáng hiện ra những khung cảnh quen thuộc từ ký ức, cái thời đã xa xôi lắm. Nó có thể nhớ như in cái hồi mới gặp thằng Thông lần đầu, vào ngày học giáo lý đầu tiên ở nhà thờ: một thằng bạn khá dễ thương. Thằng Thông rất khăng khít với nó, hai thằng đi đâu cũng có nhau, mãi cho đến lúc lớn, học chung lớp trong trường cấp hai. Kỷ niệm của nó với thằng Thông khi sinh hoạt trong nhà thờ không biết kể bao lâu cho hết. Từng dòng ký ức trôi qua, làm tim nó nhói lên từng hồi, cục nghẹn trên cổ nó mỗi lúc một nghẹn thêm, chực trào ra thành những dòng nước mắt. Nó ngẩng nhìn lên từng hàng ghế nhà thờ, từng nơi chốn quen thuộc mà hai thằng từng ngồi chung với nhau. Hình bóng nhỏ nhắn, nghịch ngợm và có phần tưng tửng của thằng Thông như hiện ra khắp nơi mà nó đảo mắt tới, cứ như thể sự việc chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Sao mọi thứ lại thay đổi chóng vánh như vậy? Tất cả bây giờ chỉ còn là quá khứ và nó không bao giờ có thể tìm lại được nữa: bóng dáng ấy, tiếng cười nói ấy, và cả những trò điên buồn cười muốn bể bụng. Nó ước gì nó có thể tìm lại được, có thể trở về quá khứ, chỉ để được nhìn lại thằng bạn nó, nhìn lại quãng thời gian êm đẹp ấy.
Bất giác, nước mắt nó tuôn ra...
Nó ít khóc lắm, nhưng bây giờ nó không thể kiềm chế được nữa. Nó không còn quan tâm là có ai thấy nó khóc hay không, mà có thấy cũng không thành vấn đề nữa. Nó đau lắm, đau như cắt vậy. Khuôn mặt nó thoáng chốc ướt nhẹp, tèm lem, người nó run bắn lên từng cơn không cách nào ngăn lại được. Nó phải cố gắng không để bật ra tiếng nấc nghẹn. Bài hát cuối lễ vang lên, bài hát gợi sự đau xót không thể không khiến người ta bật ra tiếng khóc. Nó không biết có ai cảm thấy như nó bây giờ không, không rõ người đánh đàn trên kia có cảm nhận giống nó không, mà sao tiếng đàn của anh ấy nghe da diết và não ruột khủng khiếp...
Từng hàng người đứng dậy. Người ta khiêng chiếc quan tài ra xe, nối đuôi là dòng người lặng lẽ, buồn bã. Trong phút chốc, nhà thờ lại vắng tạnh, vắng tanh, không một bóng người. Đèn nhà thờ dần dần tắt, trả lại bóng tối và sự vắng lặng trong nhà thờ. Anh đánh đàn nhà thờ đã ra về. Anh đi ngang qua nó, nhưng không tỏ ra là có nhìn thấy nó ngồi đó, dám chừng anh cũng đang muốn che đi những giọt nước mắt, không muốn cho ai nhìn thấy.
"Anh Khánh."
Nó ở lại trong nhà thờ đến khi đèn quạt tắt hết, các cô ca đoàn cũng đã ra về và chỉ còn vài cụ già lớn tuổi còn đọc kinh. Đã tới giờ đi làm và đi học nên đường phố trở nên đông đúc hơn, tấp nập hơn. Xe cộ xuôi ngược dưới lòng đường gây ra những âm thanh hỗn độn giữa tiếng xe chạy và tiếng người cười nói. Khi vừa bước ra nhà thờ, thằng Khánh đã nghe tiếng con bé Nguyên Trúc gọi. Con bé đang khoác áo đồng phục học sinh và trên đường đi học.
"Anh không đi học hả anh Khánh?" Con bé hỏi. Nó đáp với vẻ thờ ơ:
"Không, hôm nay anh được nghỉ." Giọng nó hơi nghèn nghẹn. Nó cố mỉm cười, nó không muốn con bé biết nó vừa mới khóc xong. "Anh vừa đi lễ."
"Dạ, nãy em cũng có đi." Nguyên Trúc đáp, mặt cũng buồn rười rượi. "Buồn quá anh nhỉ? Tới giờ em vẫn chưa tin được chuyện này lại xảy ra."
"Ừ, nhưng biết sao được?" Thằng Khánh đáp bâng quơ, quả thực nó không muốn nhắc lại sự thật đau buồn nữa. Nó muốn mọi thứ chìm vào quên lãng càng nhanh càng tốt. "Mình vẫn phải tiếp tục sống thôi. Người chết có muốn người sống phải buồn bao giờ?"
"Anh nói chuyện nghe triết lý quá à." Con bé đùa. Thằng Khánh không đáp lại câu nói đó. Nó đổi đề tài.
"Em chưa đi học hả? Gần trễ giờ rồi."
"À, tiết hai em mới bắt đầu vào học." Con bé trả lời "Em muốn vô sớm để làm bài thôi. Sáng nay có bài tập mà tối qua em quên làm. Đi học thêm về trễ quá!"
"Học thêm?" Thằng Khánh ngạc nhiên hỏi lại "Anh cứ tưởng em ghét học thêm lắm chứ?"
"Thì dĩ nhiên là ghét rồi, em có muốn đâu." Con bé đáp, giọng có vẻ bực bội "Nhưng mà ba mẹ đăng ký rồi bắt em học, bảo là ráng luyện thi đi mốt còn thi vô trường chuyên. Muốn thi vào đó thì phải học thầy cô ở ngày trường đó dạy, như vậy mới thi được."
Thằng Khánh ngờ ngợ, im lặng mất vài giây rồi hỏi lại:
"Ủa vậy là... em học ở trung tâm Lê Hồng Phong?"
"Đúng vậy." Con bé đáp "Từ đầu năm lận rồi. Nhà xa đi mệt thấy mồ, em bảo đi xa vậy để mẹ chở mất công quá. Mẹ em bảo mẹ chở được, không cần phải lo chuyện đó. Mà em nói thật với anh, học thêm buổi tối vậy chỉ tổ tốn thì giờ học bài ở nhà thôi, mà học xong có vô đầu được bao nhiêu đâu? Tối nào về cũng oải hết cả người, tâm trí đâu mà học bài nữa? Em tính xin qua học kỳ hai cho em nghỉ, mà không biết mẹ có cho không?"
"Anh đoán là không." Thằng Khánh nói xuôi theo. "Mà anh thấy không học thêm thì mốt khó thi lắm. Dù không muốn cũng phải vậy thôi."
"Em không thích thi vô trường chuyên." Con bé ngắt lời "Cao quá sao em học nổi?"
"Trường nào thì cũng phải học thêm thôi." Thằng Khánh nói tiếp luôn "Anh học thấy cũng thoải mái. Lên cấp ba nói chung dễ thở hơn cấp hai một tí, ít nhất là trước năm lớp mười hai."
Nguyên Trúc đáp, giọng xuôi xị, có vẻ giận dỗi:
"Ừ, chắc tại khả năng mỗi người mỗi khác." Con bé ngưng một chút, rồi hình như đã quyết định chấm dứt cuộc nói chuyện, vì con bé nói tiếp "Thôi em vô học đây. Bài tập một đống chưa làm được chữ nào. Chào anh."
"Chào em." Thằng Khánh đáp, không biết con bé kia có lắngnghe hay không – con bé còn bận lục lọi cái bóp tiền màu xanh lá ngộ nghĩnh củanó để lấy tiền mua đồ ăn sáng. Nhưng chuyện đó không quan trọng lắm. Nó chỉ cảmthấy lòng lại nhói đau, vì chính những lời mà nó vừa thốt ra với con bé NguyênTrúc. Ừ thì đối với nó, lên cấp ba học có vẻ nhẹ nhàng hơn cấp hai thật đấy, cóthoải mái hơn một chút đấy, nhưng đúng như con bé Nguyên Trúc kia nói: "Khảnăng mỗi người mỗi khác". Có thể nó cảm thấy như vậy thật, nhưng đó là vì nókhông bị áp lực từ bên ngoài tác động vào, như thằng bạn thân của nó. Điều đóchính là một phần tác nhân đã gián tiếp đẩy đứa bạn thân thiết của nó vào bướcđường cùng, để rồi phải nhận kết cục đau buồn mà chẳng ai muốn. Những điều đã xảyra ngày hôm nay chắc chắn sẽ in hằn trong tâm trí nó, không bao giờ có thể phaiđi được...VbV_
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top