Phần 6

PHẦN 6
Vào mùa xuân năm 1906, tôi đi nghỉtại thành phố Atlantic. Lúc đó tôi đã bán hết cổ phiếu và chỉ muốn tới đây để nghỉ ngơi
và thay đổi không khí. Tiện thể, tôi muốn trở về thăm những nhà môi giới đầu tiên của mình, Hardy Brothers, và tài khoản của
tôi lúc đó cũng đã khá năng động. Tôi có thể giao dịch ngay lập tức khoảng ba, bốn ngàn cổ phiếu. Đó không phải là một lượng cổ
phiếu lớn so với ngày tôi làm tại công ty Cosmopolitan khi mới hai mươi tuổi. Tuy nhiên ở đây có sự khác biệt giữa khoản số dư
ký quỹ một điểm tại công ty chứng khoán chui trước kia và khoản số dư ký quỹ hiện nay khi các nhà môi giới thực sự mua bán cổ
phiếu bằng tài khoản của tôi trên sàn giao dịch New York.
Có thể các bạn vẫn nhớ câu chuyện tôi đã kể khi tôi bán khống 3.500 cổ phiếu Đường tại Cosmopolitan trong khi tôi có linh
cảm có điều gì đó không ổn và đáng lẽ tôi nên hủy bỏ vụ giao dịch này. Tôi rất thường xuyên có cảm giác kỳ lạ này. Tông thường
tôi nghe theo linh cảm này. Nhưng cũng đôi khi tôi gạt bỏ ý tưởng này vì cho rằng thật ngu ngốc khi nghe theo những linh cảm
mù quáng này để đảo chiều vịthế của mình. Tôi cho rằng linh cảm đó chỉ là do tôi hút quá nhiều thuốc hay thiếu ngủ, đau gan
hay những chuyện tương tự mà thôi. Mỗi khi tôi tự khuyên bản thân mình bỏ qua những linh cảm như vậy tôi luôn có lý do để
phải hối tiếc sau đó. Trong hàng chục trường hợp khác nhau khi tôi không bán ra theo giác quan thứ sáu của mình, ngay ngày
hôm sau khi xuống phố, thịtrường đang rất năng động và thậm chí là đang tăng giá, tôi tự nhủ với bản thân mình đã ngu ngốc khi
không tin theo những linh cảm mờ mịt kia. Tuy nhiên khi vào ngày hôm sau nữa, giá đột ngột giảm mạnh. Đã có chuyện gì đó
xảy ra và tôi kiếm được một khoản lợi nhuận mà không phải nhờ vào sự khôn ngoan và logic tự nhiên. Rõ ràng rằng lý do ở đây
không thuộc về triết lý mà là do tâm lý.
Tôi muốn kể với các bạn một trong những trường hợp như vậy. Chuyện xảy ra khi tôi đang đi nghỉtại Atlantic City vào mùa
xuân năm 1906. Tôi có một người bạn cũng là khách hàng của hang môi giới Harding Brothers. Tôi không có ý định tham gia
vào thịtrường mà chỉ muốn đi nghỉ và thư giãn mà thôi. Tôi hoàn toàn có thể từ bỏ việc giao dịch một thời gian trừ khi thịtrường
trở nên khá nóng. Tôi nhớ rằng khi đó đang là thời điểm thịtrường tăng giá. Triển vọng kinh doanh tương đối thuận lợi và tuy thị
trường đang có dấu hiệu chậm lại nhưng tốc độ rất ổn định và tất cả các yếu tố khác đều hướng tới việc tăng giá.
Một buổi sáng sau khi ăn và đọc xong các tờ báo ra buổi sáng của New York, chúng tôi bắt đầu đi dạo lên phố Broadwalk.
Đó là chính là công việc thú vị nhất trong ngày của chúng tôi.
Lúc đó là vào buổi sáng muộn, chúng tôi đi dạo một cách chậm chạp nhằm giết thời gian và hít thở luồng không khí mặn mà
của biển. Anh em nhà Harding có một văn phòng chi nhánh tại Broadwalk và chúng tôi thường ghé qua đó mỗi buổi sáng xem họ
mở cửa. Đó chỉ là một thói quen vì tôi không có ý định làm gì ở đó.
Chúng tôi nhận thấy thịtrường đang rất mạnh mẽ và năng động. Bạn tôi, với tâm lý đợi giá tăng đã mua vào một lượng tương
đối lớn với giá thấp hơn một vài điểm. Anh ta bắt đầu nói rằng cần khôn ngoan giữ lại số cổ phiếu chờ cho giá tăng lên cao hơn.
Tôi không mấy chú ý tới anh ta và cũng không buồn đồng ý với anh ta. Tôi đang mải xem bảng yết giá, chú ý tới những thay đổi -
phần lớn giá đều tăng lên — cho tới khi tôi bắt gặp cổ phiếu Union Pacific. Tôi có cảm giác rằng tôi nên bán chúng đi. Tôi không
thể nói được gì hơn nữa. Tôi chỉ có cảm giác cần bán ra mà thôi. Tôi tự hỏi bản thân mình tại sao lại có cảm giác như vậy, và tôi
không tìm ra lý do tại sao tôi lại có ý định muốn bán khống cổ phiếu của Union Pacific.
Tôi đứng xem chăm chú mã giá cuối cùng trên bảng tin cho đến khi tôi không thể nhìn được bất kì con số hay bảng tin hay
bất kì thứ gì nữa. Tất cả những gì tôi nghĩ tới lúc đó là tôi muốn bán ra cổ phiếu của Union Pacific và tôi không thể hiểu tại sao
mình lại muốn làm như vậy nữa.
Có lẽ trông tôi khá kỳ quặc vì người bạn đang đứng bên cạnh tôi bỗng thúc vào tay tôi và hỏi: “Có chuyện gì thế?”
“Tôi chẳng biết nữa.” Tôi trả lời.
“Có muốn đi ngủ không?” anh ta nói.
“Không cần đâu,” tôi trả lời. “Tôi không muốn đi ngủ. Việc tôi cần làm bây giờ là bán ngay loại cổ phiếu đó đi.” Tôi vẫn
thường kiếm được những khoản lợi nhuận khá lớn khi tin theo linh cảm của mình.
Tôi tiến lại chiếc bàn nơi người ta để sẵn một số tờ lệnh trắng. Anh bạn của tôi cũng đi theo. Tôi viết lệnh bán ra một ngàn cổ
phiếu của Union Pacific và đưa cho người quản lý. Ông ta mỉm cười khi nhìn thấy tôi viết lệnh bán và sau đó nhận lấy tờ lệnh.
Nhưng khi nhìn vào tờ lệnh ông ta không cười nữa và bắt đầu nhìn vào mắt tôi.
“Ngài đã viết đúng chưa?” ông ta hỏi tôi. Tuy nhiên tôi chỉ nhìn thoáng qua ông ta và đưa lệnh cho người nhân viên trực.
“Ông đang làm gì vậy?” anh bạn tôi hỏi.
“Tôi bán cổ phiếu!” tôi nói với anh ta. "Bán cổ phiếu nào cơ?” anh ta hét lên với tôi. Nếu anh ta đang đầu cơ giá lên thì tại sao tôi lại đầu cơ giá hạ? Chắc phải có vấn
đề gì ở đây.
“Một ngàn cổ phiếu Union Pacific,” tôi nói.
“Tại sao?” anh ta hỏi tôi với vẻ rất ngạc nhiên.
Tôi lắc đầu tỏ ý tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Tuy nhiên, có lẽ anh ta nghĩ rằng tôi phải nhận được một nguồn tin nội bộ
nào đó, vì sau đó anh ta nắm tay tôi và kéo tôi ra khỏi khu hội trường nhằm tránh khỏi tai mắt của các khách hàng và những kẻ
tò mò khác.
“Ông nghe thấy gì vậy?” anh ta hỏi tôi.
Anh ta có vẻ rất háo hức. Union Pacific là một trong những cổ phiếu con cưng của anh ta và anh ta cũng đang đầu cơ giá lên
cho cổ phiếu này do khoản doanh thu cũng như những triển vọng rất tốt của nó. Tuy nhiên anh ta vẫn sẵn sàng chuyển sàng đầu
tư giá hạ cho loại cổ phiếu này.
“Không có gì cả!” tôi nói.
“Không ư?” anh ta không giấu được vẻ nghi ngờ của mình.
“Tôi chẳng nghe thấy gì cả.”
“Thế tại sao ông lại bán ra?”
“Tôi chẳng biết nữa,” tôi nói với anh ta một cách thành thật.
“Ồ đừng như thế chứ Larry,” anh ta nói.
Anh ta biết răng tôi có thói quen luôn biết được lý do tại sao mình lại giao dịch như vậy. Tôi vừa bán ra một ngàn cổ phiếu
của Union Pacific và chắc chắn tôi phải có một lý do hợp lý khi bán ra một lượng cổ phiếu lớn như vậy khi thịtrường đang tăng
giá.
“Tôi không biết,” tôi lặp lại một lần nữa. “Tôi chỉ có cảm giác là sắp có chuyện gì đó xảy ra.”
“Điều gì sẽ xảy ra?”
“Tôi không biết nữa. Tôi không thể đưa ra được lý do nào cả. Tôi chỉ biết rằng mình phải bán ra số cổ phiếu đó. Và tôi sẽ bán
ra tiếp một ngàn cổ phiếu nữa.”
Tôi đi trở vào văn phòng và đặt lệnh bán tiếp một ngàn cổ phiếu nữa. Nếu tôi đã đúng khi bán ra một ngàn cổ phiếu đầu tiên
thì tôi cũng nên bán ra thêm một chút nữa.
“Điều gì có thể xảy ra chứ?” anh bạn của tôi vẫn tiếp tục gặng hỏi, anh ta vẫn không thể quết định làm theo tôi. Nếu tôi nói
với anh ta rằng tôi đã nghe được thông tin Union Pacific sẽ xuống giá thì anh ta sẵn sàng bán ra mà không cần hỏi tôi đã nghe
thông tin đó từ đâu hay nguyên nhân tại sao. “Điều gì có thể xảy ra chứ?” anh ta hỏi tôi một lần nữa.
“Hàng triệu thứ có thể xảy ra. Nhưng tôi không thể hứa đảm bảo với anh bất cứ điều gì cả. Tôi không thể đưa ra bất cứ lý do
nào cũng như không thể dự đoán trước cho anh được,” tôi nói với anh ta.
“Vậy anh bị điên mất rồi,” anh ta nói. “Anh điên thật rồi khi bán ra từng đó cổ phiếu mà không có lý do hay nguyên nhân gì
cả. Anh có chắc là anh không biết tại sao mình lại làm như vậy không?”
“Tôi không biết tại sao mình lại muốn bán ra số cổ phiếu đó. Tôi chỉ biết rằng mình muốn làm như vậy mà thôi,” tôi nói.
“Tôi muốn làm như vậy, chỉthế thôi.” Linh cảm thôi thúc tôi bán ra thêm một ngàn cổ phiếu nữa.
Thế là quá đủ đối với anh bạn của tôi. Anh ta nắm lấy tay tôi và nói: “Lại đây! Chúng ta phải đi ra khỏi đây trước khi anh ta
bán ra toàn bộ số cổ phiếu vốn của mình.”
Tôi đã bán đủ số cổ phiếu theo linh cảm của mình do đó tôi đi theo anh ta ra ngoài trước khi nhận lại bản báo cáo về hai
ngàn cổ phiếu tôi bán ở đợt sau. Tôi đã bán ra một lượng cổ phiếu rất lớn, cho dù là với lý do gì đi chăng nữa thì đó cũng là một
việc rất kỳ lạ, đặc biệt là khi toàn bộ thịtrường đang rất mạnh mẽ và năng động, và không có lý do gì để nghĩ tới một thịtrường
giảm giá cả. Tuy nhiên, tôi nhớ rằng những lần trước khi tôi không hành động theo những linh cảm của mình thì sau đó tôi luôn
có lý do để phải hối tiếc. Tôi cũng đã kể với bạn bè một số câu chuyện như vậy, và một số người bạn nói với tôi rằng đó không phải là linh cảm mà
điều đó thuộc về tiềm thức, tức là trí não vẫn làm việc một cách vô thức. Đó là một trạng thái tâm lý khiến những người nghệ sĩ
đôi khi làm những việc mà sau đó họ không thể hiểu được tại sao mình lại làm như vậy. Đối với tôi có lẽ đó là hệ quả của những
yếu tố riêng rẽ nhỏ lẻ được tích tụ dần dần. Có thể việc đầu cơ tăng giá không mấy sáng suốt của anh bạn tôi đã khiến tôi có cảm
giác ngược lại và tôi chọn Union Pacific vì nó không được chào mời nhiều lắm. Tôi không thể nói được nguyên nhân hay động
lực của những linh cảm như vậy. Tôi chỉ biết rằng khi tôi đi ra khỏi văn phòng chi nhánh Atlantic City của Harding Brothers thì
tôi đã bán ra ba ngàn cổ phiếu Union Pacific trong khi thịtrường đang tăng giá và tôi không có gì phải lo lắng cả.
Tôi muốn biết mức giá họ đã bán hai ngàn cổ phiếu đợt sau của tôi nên sau bữa trưa chúng tôi đi lên văn phòng. Tôi cảm
thấy hài lòng khi thịtrường chung đang năng động và giá của Union Pacific đã tăng lên.
“Tôi thấy anh hết tất cả rồi” anh bạn tôi nói. Có thể thấy rất rõ sự vui mừng của anh ta vì đã không bán ra một cổ phiếu nào.
Ngày hôm sau thịtrường tiếp tục tăng giá và tôi chỉ còn bắt gặp những lời nhận xét chúc mừng của anh bạn của tôi. Nhưng
tôi vẫn cảm thấy chắc chắn mình đã làm đúng khi bán ra số cổ phiếu của Union Pacific, đồng thời tôi không bao giờ cảm thấy
thiếu kiên nhẫn khi biết rằng minh đúng. Điều đó cỏ nghĩa là gì? Chiều hôm đó cổ phiếu của Union Pacific bắt đầu ngừng tăng giá
và đến cuối ngày hôm đó nó bắt đầu giảm giá. Nó nhanh chóng giảm xuống thấp hơn một điểm so với mức giá trung bình tôi đã
bán ra 3.000 cổ phiếu kia. Tôi cảm thấy rất phấn khích khi biết mình đã đúng, và cũng do cảm giác đó tôi muốn bán thêm một
lượng cổ phiếu nữa. Đến trước khi đóng cửa tôi bán ra thêm 2.000 cổ phiếu nữa.
Như vậy tôi đã bán ra 5.000 cổ phiếu của Union Pacific chỉ dựa vào linh cảm của mình. Đó là số cổ phiếu lớn nhất tôi có thể
bán được tại văn phòng của Harding với số dư ký quỹ tôi có ở đây. Trong một kì nghỉ, tôi bán ra một lượng cổ phiếu như vậy là
khá nhiều, do đó tôi quyết định kết thúc kì nghỉ và trở về New York ngay trong đêm hôm đó. Không thể nói trước việc gì sẽ xảy
ra nên tôi cố gắng luôn trong tình trạng sẵn sàng nhằm có những phản ứng đúng lúc nhất.
Ngày hôm sau tôi nhận được tin tức về vụ động đất tại San Francisco. Đó là một thiên tai rất khủng khiếp. Tuy nhiên thị
trường chỉ giảm giá hai điểm. Các thế lực đầu cơ tăng giá nhanh chóng bắt tay vào việc, và công chúng không bao giờ phản ứng
một cách riêng rẽ với những tin tức trên thịtrường. Điều này bạn có thể kiểm chứng bất kì lúc nào. Chẳng hạn khi có những nền
móng vững chắc cho một đợt tăng giá thì cho dù báo chí có nói rằng đó là hoạt động làm giá hay không thì những tin tức đó cũng
không có được tác dụng như mong muốn nếu thịtrường phố Wall chuyển sàng tâm lý giảm giá. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào
tâm lý chung trong thời điểm đó. Trong trường hợp này, phố Wall không đánh giá hết tác động của thảm họa đó chỉ đơn giản là
nó không muốn làm như vậy. Trước khi phiên giao dịch cuối ngày kết thúc, giá bắt đầu tăng trở lại.
Tôi đã bán khống 5.000 cổ phiếu. Linh cảm của tôi đã hoàn toàn đúng tuy nhiên tài khoản của tôi tại ngân hàng vẫn không
tăng lên, cho dù là trên giấy tờ. Người bạn của tôi tại Atlantic City khi tôi bán ra cổ phiếu Union Pacific tỏ ra vừa vui vừa buồn
về thông tin đó.
Anh ta nói với tôi: “Đó chỉ là linh cảm thôi ông bạn ạ. Tuy nhiên khi tất cả mọi người cũng như tiền bạc đang đổ về hướng đầu
cơ tăng giá thì tại sao anh lại đi ngược lại xu hướng đó chứ. Rốt cuộc thì họ cũng chiến thắng thôi.” “Cần phải có thời gian,” tôi
nói. Ý tôi muốn nói ở đây là về giá cả. Tôi sẽ không mua bù vì tôi biết rằng thiệt hại sẽ rất lớn và Union Pacific sẽ chính là nạn
nhận lớn nhất của cuộc thiên tai này. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy khó chịu trước sự mù quáng của thịtrường phố Wall.
“Cần có thời gian và sau đó anh cũng sẽ bị vắt kiệt như những người đầu cơ giá hạ khác mà thôi,” anh ta khẳng định với tôi
như vậy.
“Thế anh sẽ làm gì?” tôi hỏi anh ta. “Mua vào cổ phiếu Union Pacific à, khi mà Souther Pacific và hàng loạt hãng khác đang
phải chấp nhận mức thiệt hại lên tới hàng nhiều triệu đô-la à? Họ sẽ lấy gì để trả cổ tức khi đang phải chịu những khoản thiệt hại
lớn như vậy? Anh chỉ có thể hy vọng vào một điều đó là thiệt hại không trầm trọng hơn mà thôi. Nhưng đó liệu có phải là lý do để
mua vào cổ phiếu của những con đường đã bịtàn phá nặng nề như thế không? Anh thử trả lời tôi xem.”
Tuy nhiên anh bạn tôi lại nói rằng: “Điều đó nghe có lý đấy. Nhưng tôi nói với anh rằng thịtrường không đồng ý với anh về
điềm này. Bảng tin không bao giờ nói dối phải không?”
“Không phải trong trường hợp nào nó cũng nói sự thật đâu,” tôi nói.
“Nghe này. Một người đã đến nói với Jim Fisk ngay trước ngày Thứ Sáu đen tối
(1 ) về mười nguyên nhân nên 1 Black Friday,
thường chỉ ngày 24/09/1869. bán ra thay vì giữ lại số vàng mà họ có. Anh ta cảm thấy quá phấn khích trước những lời nói của
mình đến nỗi ông ta nói với Fisk rằng sẽ quyết định bán ra một vài triệu đôla vàng. Và Jim Fisk chỉ nhìn anh ta và nói, “Đi đi, bán
ra đi! Bán khống nhé và sau đó nhớ mời tôi tới lễ tang của anh nhé.”
“Được thôi,” tôi nói; “và nếu người đó đã bán ra số vàng đó thì thử hình dung cuộc sát phạt mà anh ta sẽ tạo ra! Bản thân anh
cũng nên bán ra một số cổ phiếu Union Pacific đi.”
“Không! Tôi không phải là người thích làm giàu bằng cách chèo thuyền ngược gió đâu.” Ngày hôm sau khi xuất hiện những bản báo cáo chi tiết hơn, thịtrường bắt đầu giảm giá, tuy nhiên đến thời điểm đó nó vẫn
chưa giảm mạnh như dự kiến. Biết rằng không có gì trên trái đất này có thể giúp tránh khỏi một sự sụp đổ của cổ phiếu đó. Tôi
quyết định gấp đôi số lượng bán ra và bán thêm 5.000 cổ phiếu nữa. Tất nhiên đến lúc đó nhiều người cũng đã nhận ra tình hình
thực sự và các nhà môi giới của tôi cũng đã sẵn sàng giao dịch hơn. Đó không phải là hành động bồng bột của tôi hay của họ hoặc
cách tôi đánh giá thịtrường. Vào ngày hôm sau, thịtrường bắt đầu đi đúng theo dự định. Sẽ có kẻ phải trả giá. Tất nhiên tôi cố
gắng tận dụng sự may mắn của mình bằng việc gấp đôi số cổ phiếu bán ra lên tới 10.000 cổ phiếu và đó là việc duy nhất tôi có thể
làm vào lúc đó.
Tôi không nghĩ gì khác ngoài việc cho rằng tôi đã đúng — chắc chắn 100% — và đó quả là một cơ hội trời cho. Chỉ còn vấn
đề là tôi có thể nắm bắt được nó hay không mà thôi. Tôi cố gắng bán ra thêm nữa. Liệu lúc đó tôi có nghĩ tới việc bán khống một
lượng lớn cổ phiếu như vậy thì chỉ cần một đợt phục hồi giá cũng có thể quét sạch toàn bộ số lợi nhuận trên giấy tờ của tôi và thậm
chí là cả nguồn vốn kinh doanh của tôi? Tôi không nhớ là tôi có nghĩ nhiều tới việc đó hay không nữa. Tuy nhiên tôi không cảm
thấy bị áp lực nhiều lắm. Tôi không đánh bạc một cách mạo hiểm. Tôi đang giao dịch một cách rất cẩn thận.
Người ta chẳng thể làm gì được để quay ngược lại trận động đất đó nữa. Họ cũng chẳng thể nào xây dựng và khôi phục lại tất
cả cơ sở hạ tầng ngay lập tức một cách hoàn toàn miễn phí có phải không? Dù dồn tất cả tiền trên thế giới vào đó thì cũng chẳng
thể khắc phục hậu quả trong vòng vài giờ đồng hồ, có phải không?
Tôi không đánh cược một cách mù quáng. Tôi không phải là một kẻ điên khùng đầu tư giá hạ. Tôi không ngủ quên với
những thành công hay cho rằng do thành phố San Francisco bị xóa khỏi bản đồ mà cả đất nước này sẽ trở thành một đống phế
liệu. Thực sự tôi không nghĩ như vậy. Tôi không trông mong vào một cuộc đổ vỡ. Ngày hôm sau nữa tôi bắt đầu thu về những
khoản lợi nhuận khổng lồ. Tôi kiếm được 250.000 đô-la. Đó là chiến thắng lớn nhất của tôi tính đến thời điểm đó. Và khoản lợi
nhuận đó kiếm được chỉtrong thời gian một vài ngày. Phố Wall không mấy chú ý tới trận động đất đó trong một hay hai ngày
đầu. Họ cho rằng đó là do những bản báo cáo đầu tiên cho thấy tình hình không mấy nghiêm trọng, nhưng tôi nghĩ rằng đó là do
mất quá nhiều thời gian để thay đổi quan điểm của công chúng đối với các thịtrường chứng khoán. Ngay cả những nhà giao dịch
chuyên nghiệp, phần lớn cũng tỏ ra chậm chạp và thiển cận.
Tôi không thể đưa ra lời giải thích nào ở đây, cho dù là về mặt khoa học hay vì những lý do ấu trĩ nào đó. Tôi chỉ có thể kể
cho các bạn việc tôi đã làm, tại sao tôi làm việc đó cùng những kết quả của nó. Tôi không quan tâm nhiều tới sự bí ẩn của những
linh cảm của mình mà nghĩ nhiều hơn tới việc nhờ có nó mà tôi đã kiếm được 1 triệu đô-la. Điều đó có nghĩa là tôi có thể giao dịch
một khoản cổ phiếu lớn nhất từ trước đến nay của mình, nếu có cơ hội.
Mùa hè năm đó tôi đi Saratoga Springs. Tuy đó là một kì nghỉ nhưng tôi vẫn luôn theo dõi sát sao các biến động của thị
trường. Trước hết là do tôi không cảm thấy quá mệt vì vậy tôi vẫn nghĩ tới nó. Và sau đó là tất cả những người tôi biết ở đó đều
thích thú đối với chủ đề này. Do đó chúng tôi nói chuyện một cách rất tự nhiên. Tôi nhận thấy có một sự khác biệt to lớn giữa
việc nói và giao dịch thực sự. Một số người ở đây có thể khiến bạn nghĩ tới một nhân viên trơ trẽn đang nói chuyện với ông chủ
hay gắt gỏng của họ như nói chuyện với một kẻ đê tiện nào đó.
Harding Brothers có một văn phòng chi nhánh tại Saratoga. Ở đó họ cũng có rất nhiều khách hàng, tuy nhiên, theo tôi lý
do thật sự ở đây là vì giá trị quảng cáo. Mở một văn phòng chi nhánh tại một khu nghỉ dưỡng như vậy sẽ là một công cụ quảng cáo
rất hữu ích tới tầng lớp thượng lưu. Tôi từng ghé qua và ngồi ở đây một vài lần giữa những đám đông này. Người quản lý ở đây là
một gã khá dễ chịu từ văn phòng New York tới, đó là người sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi có thể. Đây là một thiên đường cho
các loại tin đồn - từ đua ngựa cho tới thịtrường chứng khoán và cả những nguồn tin của những người bồi bàn. Họ biết rằng tôi
không có ý định tìm kiếm những tin đồn như vậy nên viên quản lý cũng không tới thì thầm cho tôi những nguồn tin nội bộ mà
anh ta vừa nhận được từ văn phòng tại New York. Anh ta chỉ chuyển cho tôi những bức điện đại loại nói rằng “đây là những gì
người ta gửi đi,” hay tương tự như thế.
Tôi vẫn theo dõi thịtrường. Với tôi, việc đọc bảng tin và những ký hiệu trên đó là một quá trình liền mạch. “Người bạn tốt”
của tôi, Union Pacific, có vẻ như đang tăng giá. Giá vẫn đang ở mức cao nhưng có dấu hiệu đang có sự tích luỹ loại cổ phiếu này.
Tôi theo dõi cổ phiếu này trong hai ngày liền nhưng không tham gia giao dịch. Càng quan sát tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng
có ai đó đang mua cân bằng cổ phiếu này. Đó chắc hẳn không phải là một tay cờ bạc dè dặt, một người không chỉ có tài khoản kha
khá tại ngân hàng mà đồng thời cũng giao dịch rất lành nghề. Tôi cho rằng đó là một đợt thu mua tích luỹ rất khôn ngoan.
Ngay khi tôi cảm thấy chắc chắn về vấn đề này, tôi bắt đầu mua vào với mức khoảng 160 điểm. Giá cổ phiếu vẫn rất ổn định
do đó tôi tiếp tục mua vào, một lần 500 cổ phiếu. Tôi càng mua nhiều thì cổ phiếu đó càng mạnh hơn, điều đó làm tôi cảm thấy
rất thích thú. Tôi không thể hiểu tại sao cổ phiếu đó không tăng giá nhanh hơn nữa, ít nhất là từ những gì tôi đọc được trên bảng
tin.
Bỗng nhiên người quản lý tìm tới tôi và nói rằng anh ta vừa nhận được một tin nhắn từ văn phòng tại New York - tất nhiên họ
có một đường dây điện trực tiếp riêng - hỏi rằng tôi có mặt tại văn phòng không, và khi nhận được một câu trả lời là có, một bức
điện khác được đưa tới: “Giữ ông ta ở đó. Nói với ông ta rằng ngài Harding muốn nói chuyện với ông ta.”
Tôi nói rằng tôi sẽ đợi, và tôi mua thêm 500 cổ phiếu của Union Pacific. Tôi không thể nghĩ ra Harding có chuyện gì muốn
nói với tôi. Tôi không nghĩ rằng đó là vấn đề về công việc kinh doanh. Số dư ký quỹ của tôi lớn hơn mức cần thiết cho số cổ phiếu tôi mua vào. Một lát sau người quản lý tới nói với tôi rằng ngài Harding muốn nói chuyện với tôi thông qua một cuộc điện thoại
đường dài.
“Chào Ed,” tôi nói.
Tuy nhiên anh ta nói, “Có vấn đề quái quỉ gì với anh vậy? Anh có bị điên không vậy?”
“Có phải anh không đó?” tôi nói.
“Anh đang làm gì vậy?” anh ta hỏi.
“Anh muốn nói gì?”
“Việc anh mua cái cổ phiếu đó.”
“Tại sao, số dư ký quỹ của tôi có vấn đề gì à?”
“Đây không phải là vấn đề số dư ký quỹ, đó là vấn đề của một tên khờ ngu ngốc.”
“Tôi không hiểu anh muốn nói gì.”
“Tại sao anh lại mua vào cổ phiếu của Union Pacific?”
“Tại giá đang tăng.”
“Tăng giá quái quỉ gì! Chẳng lẽ anh không thấy là giới lãnh đạo nội bộ đang tìm cách đẩy số cổ phiếu đó cho anh sao. Anh
chính là một đòn bẩy để họ tăng giá. Anh sẽ trở thành trò cười trong vụ giao dịch cổ phiếu này. Đừng để chúng lừa bịp anh như
vậy chứ.”
“Không có ai lừa bịp tôi cả,” tôi nói với anh ta. “Tôi còn chưa nói với ai về chuyện đó.”
Tuy nhiên anh ta trả lời tôi rằng: “Anh không thể mong chờ vào một phép màu sẽ lại giúp anh thắng lợi đối với cổ phiếu đó
một lần nữa. Cố gắng rút ra khi anh còn có thể làm được.” anh ta nói. “Quả là một tội ác khi mua vào cổ phiếu đó trong thời điểm
này — khi mà những kẻ đầu cơ đang tống vô khối cổ phiếu ra thịtrường.”
“Bảng tin cho thấy họ đang mua vào,” tôi vẫn nài nỉ.
“Larry, tôi cảm thấy đau tim khi thấy lệnh đặt mua của anh được chuyển tới. Vì tình yêu đối với Mike, đừng trở nên khờ
khạo như vậy. Rút ra đi, ngay lập tức. Bây giờ anh bán ra số cổ phiếu đó vẫn kịp đó. Tôi đã làm hết sức của mình rồi. Tạm biệt!”
Và anh dập máy.
Ed Harding là một tay rất thông minh, luôn đầy đủ thông tin và là một người bạn thực sự, không vụ lợi và rất tốt bụng. Ngoài
ra, tôi biết rằng anh ta có thể biết được rất nhiều tin nội bộ. Còn cơ sở của vụ giao dịch lần này của tôi khi mua vào cổ phiếu của
Union Pacific, chỉ là sự mách bảo của nhiều năm nghiên cứu những động thái của cổ phiếu và một cảm giác về những biểu hiện
mà kinh nghiệm của tôi đã cho thấy luôn đi kèm với một đợt tăng giá ổn định. Tôi không hiểu điều gì đã xảy ra với mình. Tuy
nhiên, có lẽ tôi đã cho rằng số cổ phiếu đó được mua vào đơn giản chỉ là do một thủ thuật làm giá khôn ngoan của giới nội bộ
nhằm khiến bảng tin đưa ra những số liệu không đúng sự thật. Có lẽ tôi bị ấn tượng bởi viễn cảnh tồi tệ mà Ed Harding đã vẽ ra
trước mắt tôi khi anh ta cho rằng tôi đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Không có gì phải đặt câu hỏi về khả năng cũng như động
cơ của anh ta. Tôi không thể nói rõ ràng, nhưng cuối cùng tôi đã nghe theo lời khuyên của anh ta.
Tôi bán ra toàn bộ số cổ phiếu Union Pacific của mình. Tất nhiên, nếu việc mua vào số cổ phiếu đó là một sai lầm thì việc
bán ra lại càng sai lầm hơn nữa. Sau khi quyết định từ bỏ, tôi bán khống 4.000 cổ phiếu với mức giá khoảng 162 điểm.
Ngày hôm sau ban giám đốc của Union Pacific công bố mức cổ tức 10% cho cổ phiếu của công ty. Ban đầu không ai tại phố
Wall có thể tin vào điều đó. Câu chuyện giống như một cuộc lũng đoạn thịtrường của những con bạc liều lĩnh. Tất cả các báo đều
hướng về phía những thành viên của ban giám đốc. Tuy nhiên khi những tay lão luyện của phố Wall còn đang phân vân thì thị
trường đã bắt đầu nóng lên. Số cổ phiếu của Union Pacific được giao dịch với mức giá và số lượng kỷ lục. Một số nhà giao dịch đã
kiếm được cả một gia tài chỉtrong vài giờ đồng hồ. Tôi nhớ rằng sau đó có nghe câu chuyện về một chuyên viên giao dịch đã đút
túi 350.000 đô-la nhờ vào một “lỗi” trong quá trình giao dịch. Ngay tuần sau anh ta bán chỗ của mình và tháng sau đó anh ta đã
trở thành một ông chủ đồn điền phong lưu.
Tất nhiên, ngay khi nghe thông tin về mức cổ tức 10% chưa từng có từ trước đến nay tôi đã nhận ra mình đã phải trả giá như
thế nào khi thay vào tin tưởng kinh nghiệm của bản thân tôi lại nghe theo một nguồn tin nội bộ. Tôi đã bỏ niềm tin của mình sang
một bên để nhường chỗ cho những nghi ngờ của một người bạn chỉ đơn giản vì anh ta hoàn toàn không vụ lợi và do đó anh ta biết mình đang làm gì.
Ngay khi thấy giá cổ phiếu Union Pacific đạt mức tăng kỷ lục, tôi đã tự nhủ với bản thân mình, “Mình chẳng còn cổ phiếu
nào để bán nữa rồi.”
Tất cả những gì tôi còn lại chính là số dư ký quỹ tại văn phòng của Harding. Tôi không cảm thấy vui vẻ hay chán nản khi
biết được thông tin này. Rõ ràng rằng tôi đã đọc chính xác những thông tin từ bảng tin và tôi đã quá dại dột khi để Ed Harding
lung lay những quyết định của mình. Lúc này việc buộc tội lẫn nhau cũng không có ý nghĩa gì nữa. Tôi phải cố gắng tranh thủ
khoảng thời gian ít ỏi của mình. Hơn nữa việc gì đã qua coi thì coi như đã qua. Do đó, tôi đặt lệnh mua vào số cổ phiếu đã bán
khống, giá lúc đó đã là 165 điểm và tôi bị lỗ khoảng ba điểm trong vụ giao dịch đó. Một số cổ phiếu trong đó các nhân viên môi
giới của tôi đã phải mua vào với giá 172 hoặc 174 điểm. Khi nhận được các báo cáo sau đó tôi biết rằng sự can thiệp với mục đích
rất tốt đẹp của Ed Harding đã khiến tôi đánh mất 40.000 đô-la. Đó là một cái giá khá rẻ cho việc tôi không đủ dũng cảm để kiên
định với niềm tin của mình. Tôi cho rằng đây là một bài học không mấy đắt giá.
Tôi không lo lắng bởi vì bảng tin cho thấy giá vẫn còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Đó là một động thái bất thường
vừa chưa hề có tiền lệ đối với hành động này của ban giám đốc. Nhưng lần này, tôi đã làm đúng những việc nên làm. Ngay khi đặt
lệnh mua bù 4.000 cổ phiếu đã bán khống, tôi quyết định kiếm lại lợi nhuận từ những biểu hiện của bảng tin. Tôi mua vào 4.000
cổ phiếu và giữ lại cho tới sáng hôm sau. Khi bán ra tôi không chỉ kiếm đủ bù lỗ khoản 40.000 đô-la đã mất đồng thời còn kiếm
thêm được 15.000 đô-la. Nếu Ed Harding không cố gắng tiết kiệm tiền giùm tôi thì tôi đã tạo nên một cuộc sát phạt thật sự. Tuy
nhiên anh ta cũng giúp ích cho tôi rất nhiều vì với bài học lần này, tôi tin rằng mình đã hoàn tất khoá học làm một nhà giao dịch
chứng khoán của mình.
Đó không chỉ là bài học về việc không nên nghe theo những nguồn tin nội bộ và đi theo niềm tin của bản thân. Nó còn tăng
thêm lòng tự tin của tôi và rũ bỏ hoàn toàn phương pháp giao dịch trước kia. Bài học tại Saratoga là lần cuối cùng tôi hành động
theo phương thức hú hoạ, được chăng hay chớ. Kể từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ tới những điều kiện cơ bản của thịtrường thay vì
những cổ phiếu riêng rẽ. Tôi đã tiến thêm một nấc trên con đường trở thành một nhà đầu cơ chứng khoán, và đó là một bước đi
không hề dễ dàng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truyen