Phần 12
PHẦN 12
Không lâu sau khi tôi hoàn thành vụ giao dịch bông trong tháng Bảy với thắng lợi hơn mong đợi, tôi nhận được một bức thư
hẹn gặp. Bức thư có chữ ký của Percy Thomas. Dĩ nhiên là tôi ngay lập tức trả lời rằng tôi sẽ rất vui mừng được tiếp ông ta tại văn
phòng vào bất kỳ thời gian nào. Và ngay hôm sau, ông ta đến chỗ tôi.
Tôi đã ngưỡng mộ ông ấy từ rất lâu. Tên của ông đã trở nên rất quen thuộc với bất kỳ người nào có quan tâm đến việc mua
bán hay trồng bông. Ở cả Châu Âu cũng như nước Mỹ, mọi người đều nhắc đến các ý kiến của Percy Thomas với tôi. Tôi còn nhớ
có lần, tại một khu nghỉ mát của Thuỵ Sĩ, tôi đã nói chuyện với một ông chủ ngân hàng Cairo, người có chút quan tâm tới việc
trồng bông tại Ai Cập, cùng với Ngài Ernest Cassel sau này. Khi biết tôi từ New York đến, ông ta đã ngay lập tức hỏi tôi về Percy
Thomas, người có những bản báo cáo thịtrường luôn được ông ta đón đọc từ lâu.
Tôi luôn nghĩ, Thomas đã tổ chức công việc kinh doanh của ông theo cách rất khoa học. Ông ta là một nhà đầu cơ đích
thực, một nhà tư tưởng có tầm nhìn của một người dám mơ mộng và lòng dũng cảm của một chiến sĩ, một người thông thạo cả lý
thuyết cũng như thực tiễn của việc giao dịch bông. Ông luôn thích thú khi lắng nghe và diễn đạt những ý kiến, giả định hay quan
điểm, và đồng thời cũng đầy ít những kiến thức thực tiễn phong phú về thịtrường bông hay tâm lý của những người giao dịch mà
ông không biết đến, bởi ông đã lăn lộn với nghề giao dịch bông trong nhiều năm và không ít lần kiếm được những khoản lợi kếch
sù.
Sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Sheldon & Thomas phải đóng cửa, ông bắt đầu kinh doanh độc lập. Chỉtrong hai năm,
ông đã trở lại, thực sự rất ngoạn mục. Tôi còn nhớ đã đọc trên tờ rằng khi ông có lại được chỗ đứng vững chắc về mặt tài chính,
việc đầu tiên ông làm là thanh toán đầy đủ cho các chủ nợ cũ, và sau đó là thuê một chuyên gia để nghiên cứu cách tốt nhất để
đầu tư một triệu đô-la. Vị chuyên gia này đã kiểm tra tài sản, nghiên cứu báo cáo của một vài công ty và kiến nghị ông mua cổ
phiếu Delaware & Hudson.
Sau khi đã mất đi nhiều triệu đô-la và kiếm lại với nhiều triệu hơn, Thomas một lần nữa lại trắng tay sau vụ giao dịch bông
tháng Ba. Không để thời gian lãng phí sau khi ông đến gặp tôi. Ông đề xuất chúng tôi sẽ hợp tác làm ăn. Bất kỳ thông tin nào có
được, ông ta sẽ báo cho tôi trước khi nó được thông báo công khai. Việc của tôi là tiến hành những giao dịch thực sự, và theo
như ông ta nói, tôi có một tài năng thiên bẩm mà ông ấy không thể có được.
Nhưng việc đó lại không hấp dẫn tôi vì một số lý do riêng, do đó, tôi thẳng thắn trả lời ông là tôi không nghĩ có thể làm
chung với ai và cũng không có ý định thử làm việc đó. Nhưng ông ấy vẫn nài nỉ rằng đó sẽ là một sự kết hợp lý tưởng cho đến khi
tôi buộc phải nói thẳng là tôi không muốn dính dáng đến bất kỳ việc gì gây ảnh hưởng khiến mọi người phải giao dịch.
“Nếu tôi tự lừa dối mình,” Tôi nói với ông ta, “tôi chỉ phải chịu đau khổ một mình và tôi sẽ thanh toán những khoản thua lỗ
ngay lập tức. Sẽ không có những khoản bồi thường kéo dài hay những phiền toái bất ngờ. Tôi làm việc độc lập bởi tôi muốn thế,
và cũng bởi đó là cách giao dịch khôn ngoan nhất và rẻ nhất. Tôi cảm thấy thú vị khi được sử dụng trí não của mình để chống lại
những người giao dịch khác, những người tôi chưa từng nhìn thấy, chưa từng nói chuyện, chưa từng khuyên họ mua hay bán, và
chẳng bao giờ mong gặp hay quen biết họ. Khi tôi kiếm tiền, tôi luôn tiến hành bằng các ý kiến của mình. Tôi không bán chúng
hay lợi dụng chúng. Nếu tôi kiếm tiền từ bất kỳ cách nào khác tôi có thể tưởng tượng ra, tôi đã chẳng được như bây giờ. Lời đề
nghị của ngài không hấp dẫn với tôi bởi tôi chỉ quan tâm đến trò chơi này khi tôi chơi vì chính tôi và theo cách của riêng tôi.”
Ông nói ông rất tiếc khi tôi đã có những suy nghĩ như vậy và vẫn cố thuyết phục rằng tôi đã không đúng khi từ chối kế hoạch
của ông. Nhưng tôi vẫn giữ quan điểm của mình. Khoảng thời gian còn lại, chúng tôi chỉ nói chuyện vui vẻ. Tôi nói với ông rằng
tôi biết thế nào ông ấy cũng sẽ “trở lại”, và rằng tôi sẽ coi đó là một đặc ân nếu ông cho phép tôi làm phụ tá tài chính cho ông.
Nhưng ông trả lời rằng ông không muốn nợ tôi bất kỳ điều gì. Rồi ông ấy hỏi tôi về vụ giao dịch bông tháng Bảy và tôi đã kể cho
ông ấy tất cả; từ việc làm thế nào mà tôi tham gia, rồi số bông tôi đã mua, đến giá cả và tất cả những chi tiết khác. Chúng tôi nói
chuyện thêm một lúc và sau đó ông ấy ra về.
Khi tôi nói với bạn rằng một người đầu cơ có rất nhiều kẻ thù mà phần nhiều trong số đó xuất phát từ chính bản thân họ, tôi
đã nghĩ đến rất nhiều lỗi lầm tôi đã mắc phải. Tôi đã hiểu ra rằng một người có thể có trí tuệ độc đáo, có một thói quen suy nghĩ
độc lập và đồng thời cũng rất dễ chịu ảnh hưởng từ một nhân vật có sức thuyết phục. Tôi có thể miễn nhiễm đối với những tác
nhân ảnh hưởng đến đầu cơ thông thường như thói tham lam, sự sợ hãi hay hi vọng. Nhưng là một người bình thường, tôi lại rất dễ
mắc sai lầm.
Tôi lẽ ra phải đề phòng cẩn thận vào thời điểm đặc biệt này bởi không lâu trước đó, tôi đã có một kinh nghiệm cho thấy con
người dễ dàng bịthuyết phục làm một việc trái với quyết định, thậm chí là trái với mong muốn của anh ta. Việc đó xảy ra trong
văn phòng của Harding. Tôi có một văn phòng riêng và không ai được phép vào nếu không có sự đồng ý của tôi. Tôi không
muốn bị quấy rầy và, khi tôi đang tiến hành những giao dịch với số lượng lớn và tài khoản của tôi đang sinh lợi, tôi được bảo vệ
khá.
Một hôm, sau khi thịtrường đã đóng cửa, tôi chợt nghe thấy tiếng của một người nói: “Xin chào, ngài Livingston.” Tôi ngẩng đầu lên và nhìn thấy một người hoàn toàn lạ mặt - một anh chàng khoảng ba mươi đến ba mươi lăm tuổi. Tôi
không hiểu làm cách nào anh ta vào được đây, nhưng rõ ràng là anh ta đang ở đây. Tôi kết luận có thể một cuộc giao dịch nào đó
của tôi với anh ta giúp anh ta vào được đây. Nhưng tôi không nói gì cả. Tôi chỉ nhìn anh ta và ngay lúc đó, anh ta lên tiếng: “Tôi
đến gặp ông vì bộ sách của Walter Scott,” rồi ngừng lời.
Anh ta là một nhân viên bán sách. Không hẳn anh ta có thái độ dễ chịu hay có tài ăn nói. Cũng không phải anh ta có ngoại
hình đặc biệt hấp dẫn. Nhưng chắc chắn anh ta có một phẩm chất đặc biệt. Anh ta cứ nói và tôi nghĩ là tôi đã nghe. Nhưng tôi
không biết anh ta đã nói gì. Tôi chưa từng nghĩ là tôi biết, đến giờ cũng vậy. Và khi anh ta kết thúc màn độc thoại, anh ta đưa cho
tôi một chiếc bút và một mẫu đơn trống và tôi ký vào đó. Đó là một bản hợp đồng mua một bộ sách của Scott với giá năm trăm
dùng cho thống nhất đô-la.
Và ngay sau khi đặt bút ký, tôi chợt tĩnh trí lại. Nhưng anh ta đã có được bản hợp đồng, an toàn trong túi anh ta. Tôi không
muốn những quyển sách đó. Tôi chẳng biết để chúng ở đâu cả. Chúng cũng chẳng có ích gì cho tôi. Tôi cũng không biết tặng
chúng cho ai. Nhưng tôi đã đồng ý mua chúng với giá năm trăm đô-la.
Tôi đã quá quen với việc mất tiền nên tôi chưa từng phải nghĩ ngay đến khía cạnh đó của sai lầm. Nguyên nhân đầu tiên
chính là bản thân cuộc chơi đó. Trước hết, tôi muốn biết những giới hạn và thói quen suy nghĩ của chính mình. Một nguyên nhân
khác là tôi không muốn lặp lại sai lầm đó một lần nữa. Một người chỉ có thể tha thứ cho lỗi lầm của mình nếu anh ta biết lợi dụng
chúng để kiếm những món lợi sau này.
Vậy là, dù đã phạm một sai lầm trị giá năm trăm đô-la nhưng bởi chưa giải thích được vấn đề của mình, tôi quan sát anh
chàng lạ mặt như bước đầu tiên để đánh giá đối thủ của mình. Tôi sẽ bịtreo cổ nếu không phải anh ta đã mỉm cười với tôi - một nụ
cười đầy vẻ thông cảm. Cứ như thể anh ta đọc được ý nghĩ của tôi vậy. Bằng cách nào đó, tôi biết rằng tôi không cần phải giải
thích bất kỳ điều gì với anh ta; anh ta hiểu được mà không cần tôi phải nói ra. Vì vậy, tôi bỏ qua những lời giải thích và những lời
mào đầu mà hỏi thẳng: “Anh được hoa hồng bao nhiêu cho năm trăm đô-la này?”
Anh ta mau mắn lắc đầu và trả lời: “Tôi không thể trả lời thế! Xin lỗi ngài!”
“Anh được bao nhiêu?”, Tôi gạn hỏi.
“Một phần ba. Nhưng tôi không thể trả lại!”, anh ta đáp lại.
“Một phần ba của năm trăm đô-la là một trăm sáu mươi sáu đô-la và sáu mươi sáu xu. Tôi sẽ đưa cho anh hai trăm đô-la tiền
mặt nếu anh trả cho tôi bản hợp đồng đó,” Và như để chứng minh điều đã nói, tôi rút tiền ra khỏi ví.
“Tôi đã nói là tôi không thể làm thế mà”, anh ta trả lời.
“Tất cả các khách hàng của anh đều đưa ra đề nghị kiểu này hả?”, tôi hỏi.
“Không,” anh ta trả lời tôi.
“Vậy sao cậu lại biết tôi định làm gì?”
“Nó như là môn thể thao mà ngài hay chơi vậy. Ngài là người thua cuộc hạng nhất, và chính điều đó làm ngài trở thành một
thương nhân hạng nhất. Tôi rất biết ơn ngài vì điều đó, nhưng tôi không thể làm được.”
“Vậy hãy cho tôi biết, sao cậu lại không muốn kiếm một khoản nhiều hơn hoa hồng cậu nhận được?”
“Không hẳn chỉ vì thế, thực sự là vậy,” anh ta trả lời,
“Tôi làm việc không phải chỉ vì số tiền hoa hồng đó.”
“Vậy cậu làm việc vì điều gì nữa?”
“Vì hoa hồng và vì thành tích”, đó là câu trả lời tôi nhận được
“Thành tích nào?”
“Thành tích của tôi.”
“Cậu muốn nhắm tới điều gì?”
“Liệu ông có làm việc chỉ vì tiền không?”, cậu ta hỏi lại tôi “Có”, tôi nói.
“Không,” và cậu ta lắc đầu, ”Không phải vậy. Ông không thể tìm thấy niềm vui của mình chỉtừ việc kiếm tiền. Rõ ràng ông
không phải làm việc chỉ để kiếm thêm vài đồng đô-la bỏ vào tài khoản ngân hàng, và ông cũng không có mặt ở phố Wall chỉ bởi
những khoản tiền dễ kiếm được. Ông tìm kiếm niềm vui của mình theo một cách khác. Và, tôi cũng vậy thôi.”
Tôi không phản đối nhưng hỏi lại: “Vậy cậu tìm kiếm niềm vui của cậu như thế nào?”
“Chà,” cậu ta thú nhận “Chúng ta ai cũng có điểm yếu cả.”
“Vậy điểm yếu của cậu là gì?”
“Hư danh”, cậu ta trả lời.
“Vậy,” tôi nói với cậu ta, “Cậu đã thành công khi khiến tôi chấp nhận ký hợp đồng. Giờ tôi muốn hủy hợp đồng đó, và tôi sẵn
sàng trả cho cậu hai trăm đô-la cho mười phút làm việc. Như thế chưa là đủ cho lòng kiêu hãnh của cậu sao?”
“Không phải vậy,” cậu ta trả lời, ”Ông cũng biết, cả đám người còn lại của chúng tôi đã xuôi ngược ở phố Wall hàng tháng
trời và chẳng kiếm nổi một đồng nào. Rồi họ lại đổ lỗi tại sản phẩm và khu vực. Vì vậy, tôi được cử đến đây để chứng minh rằng
lỗi thuộc về cung cách bán hàng của họ chứ không phải vì những quyển sách hay địa điểm. Họ đang được trả 25% hoa hồng bán
sách. Trước kia, tôi làm ở Cleverland, nơi tôi có thể bán 82 bộ sách chỉtrong hai tuần. Tôi đến đây không phải để bán sách cho
những người đã không mua sách từ những người kia, mà là bán cho những người mà những người đó chưa bao giờ có thể gặp mặt
được. Đó là lý do tôi được hưởng hoa hồng một phần ba.”
“Tôi vẫn không hiểu sao cậu có thể bán được cho tôi một bộ.”
“Tại sao không chứ,” giọng cậu ta chắc nịch, “Tôi cũng đã bán được cho ông J. P. Morgan một bộ mà.”
“Không, cậu không thể làm được”, tôi phủ nhận.
Cậu ta không lộ vẻ tức giận. Cậu ta chỉ đơn giản nói:
“Nói thực đấy, tôi đã làm được!”
“Một bộ sách của Walter Scott bán cho ông J. P. Morgan, người không chỉ có vài tác phẩm hoàn chỉnh mà còn có thể là bản
thảo gốc của một số tiểu thuyết nổi tiếng sao?”
“Phải, chữ ký của ông ấy đây.” Và cậu ta mau mắn chìa ra trước mặt tôi một bản hợp đồng có chữ ký của chính J. P. Morgan.
Có thể đó không phải là chữ ký của ngài Morgan, nhưng khi đó, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì.
Chẳng phải anh ta đang có bản hợp đồng của tôi trong túi sao? Tất cả những gì tôi cảm thấy lúc đó là tò mò. Vì vậy, tôi hỏi:
“Làm sao cậu qua mặt được người thủ thư?”
“Tôi không gặp bất kỳ người thủ thư nào. Tôi gặp chính
Ông Già Morgan. Trong văn phòng của ông ấy”
“Quá lắm rồi!” tôi thốt lên. Ai cũng biết muốn vào được văn phòng riêng của ngài Morgan dù với hai bàn tay trắng còn khó
hơn bước vào Nhà Trắng với một gói hàng có những tiếng tích tắc như của một chiếc đồng hồ báo thức.
Nhưng cậu ta lại khẳng định, “Tôi đã làm thế thật mà.”
“Nhưng làm thế nào cậu vào được văn phòng của ông ta?”
“Vậy làm thế nào tôi vào được văn phòng của ngài?”, cậu ta hỏi vặn lại.
“Tôi không biết, sao cậu không nói cho tôi”, tôi trả lời.
“Chà, cách tôi vào văn phòng của ngài Morgan cũng giống như cách tôi vào được văn phòng của ngài thôi. Tôi chỉ việc nói
chuyện với những anh chàng có nhiệm vụ chính là không cho tôi vào. Cách ngài Morgan ký vào bản hợp đồng đó cũng chẳng
khác nào cách tôi đã khiến ngài làm cả. Ngài đã không ký hợp đồng để mua một bộ sách.
Ngài đã cầm lấy cây bút tôi đưa và làm điều tôi yêu cầu ngài làm với nó. Chẳng có gì khác biệt cả. Giống nhau hoàn toàn.” “Và đấy thực sự là chữ ký của Morgan sao?”, phải mất ba phút sau, tôi mới có thể hỏi lại cậu ta với vẻ đầy hoài nghi.
“Chắc chắn mà. Ông ấy biết cách viết tên mình từ hồi còn bé cơ.”
“Và đó cũng là tất cả những việc cậu làm để có được nó?”
“Tất cả chỉ có thế,” cậu ta trả lời, “Tôi biết chính xác việc tôi đang làm. Tất cả bí mật chỉ có thế. Tôi biết ơn ngài rất nhiều.
Chúc ngài một ngày tốt lành, ngài Livingston.”
Và anh ta chuẩn bị bước ra.
“Gượm đã,” tôi lên tiếng. “Tôi sẽ đưa anh đủ hai trăm đô-la”. Và tôi giúi vào tay cậu ta ba mươi lăm đô-la. Cậu ta vẫn lắc đầu.
Sau đó, cậu ta trả lời. “Không, tôi không thể làm thế. Nhưng tôi có thể làm thế này!” Cậu ta lấy ra bản hợp đồng của tôi, xé đôi và
đưa lại cho tôi. Tôi đếm đủ hai trăm đô-la và đưa ra trước mặt cậu ta, nhưng lại một lần nữa cậu ta lắc đầu.
“Không phải cậu muốn thế sao?”, tôi nói.
“Không.”
“Vậy tại sao cậu xé bản hợp đồng?”
“Bởi vì ngài đã không than vãn mà chấp nhận điều đó, việc mà tôi sẽ làm nếu tôi ở vịtrí của ngài.”
“Nhưng tôi đã đề nghị cậu hai trăm đô-la vì ý muốn của riêng tôi?”
“Tôi biết; nhưng tiền không phải là tất cả.”
Có điều gì đó trong giọng nói của cậu ta khiến tôi thốt lên: “Cậu nói phải, tiền không phải là tất cả. Vậy bây giờ cậu muốn tôi
làm gì cho cậu nào?”
“Ngài thật mau lẹ,” cậu ta nói, “Ngài thực sự muốn làm điều gì đó cho tôi chứ?”
“Đúng vậy,” tôi nói, “Tôi muốn. Nhưng liệu tôi có làm được hay không còn tuỳ thuộc vào việc cậu đang nghĩ trong đầu
nữa.”
“Xin ngài dẫn tôi tới văn phòng của ông Ed Harding và nói với ông ta cho tôi ba phút. Sau đó, xin ngài để chúng tôi lại với
nhau.”
Tôi lắc đầu và nói: “Anh ta là một người bạn tốt của tôi.”
“Nhưng ông ta đã năm mươi tuổi và còn là một nhà môi giới chứng khoán nữa”, người bán sách đáp lại.
Điều đó hoàn toàn đúng, vì vậy tôi đã dẫn cậu ta tới văn phòng của Ed. Từ đó, tôi không nhận được bất kỳ tin tức nào về
người bán sách đó. Nhưng một buổi tối, vài tuần sau đó, khi tôi đang đến khu phố trên, tôi tình cờ gặp lại anh ta trên một chuyến
tàu đến Six Avenue L. Anh ta ngả mũ chào tôi rất lịch sự và tôi gật đầu đáp lại. Anh ta tiến về phía tôi và lên tiếng hỏi: “Dạo này
ngài khoẻ chứ, ngài Livingston? Và ngài Harding nữa?”
“Ông ta cũng bình thường. Sao anh lại hỏi thế?”, tôi có cảm giác anh ta còn có một câu chuyện phía sau lời hỏi thăm đó.
“Tôi đã bán cho ông ấy số sách trị giá hai ngàn đô-la vào hôm ngài dẫn tôi đến gặp ông ấy.”
“Vậy mà ông ấy chẳng nói với tôi gì cả”, tôi đáp lời.
“Dĩ nhiên là không, kiểu người như ông ấy sẽ chẳng bao giờ nói đâu.”
“Kiểu người thế nào cơ?”
“Kiểu người chẳng bao giờ phạm sai lầm. Kiểu người lúc nào cũng biết mình muốn gì và không ai có thể bảo anh ta khác đi
được. Chính nhờ những người như thế mà các con tôi được đi học và vợ tôi lúc nào cũng vui vẻ. Ngài đã giúp tôi rất nhiều, thưa
ngài Livingston. Tôi đã trông đợi điều đó khi tôi từ chối món tiền hai trăm đô-la mà ngài đã rất sốt sắng muốn tặng tôi.”
“Và nếu ông Harding không chịu mua sách cho anh thì sao?” “Ồ, nhưng tôi biết chắc chắn ông ta sẽ làm thế mà. Tôi biết ông ta thuộc kiểu người nào mà. Ông ta luôn là người chắc thắng.”
“Phải. Nhưng nếu ông ta không chịu mua thì sao?”, tôi gạn hỏi.
“Vậy thì tôi sẽ quay lại chỗ ngài và thế nào cũng bán được cái gì đó. Chúc ngài một ngày tốt lành, ngài Livingston. Tôi phải
đi gặp thịtrưởng đây.” Rồi anh ta đứng dậy khi chúng tôi dừng lại ở Park Place.
“Hy vọng anh có thể bán cho ông ta mười bộ,” tôi chúc.
Ngài thịtrưởng là một người Tammany.
“Tôi cũng là một người của đảng Cộng hòa mà,” anh ta nói ra bước ra, không vội vã, mà rất khoan thai, đầy tự tin như thể
chuyến tàu sẽ đợi anh ta xuống. Và đúng thế thật.
Tôi kể chi tiết cho các bạn câu chuyện này vì nó liên quan tới một người đàn ông xuất chúng, người đã khiến tôi mua một
thứ tôi không muốn. Anh ta là người đầu tiên làm được điều đó đối với tôi. Lẽ ra chẳng nên có người thứ hai như thế, nhưng sự
thật lại không được như vậy. Bạn đừng bao giờ trông đợi sẽ không xuất hiện một người bán hàng xuất chúng như thế hay sự miễn
nhiễm hoàn toàn đối với ảnh hưởng của một nhân cách.
Khi Percy Thomas rời khỏi văn phòng của tôi, sau khi tôi đã nhã nhặn nhưng dứt khoát từ chối lời mời liên minh làm ăn của
ông ta, tôi đã có thể thề rằng con đường làm ăn của chúng tôi sẽ không bao giờ gặp nhau. Tôi không chắc còn có cơ hội gặp lại
ông không. Nhưng ngay ngày hôm sau, ông đã viết cho tôi một bức thư để cảm ơn lời đề nghị giúp đỡ của tôi và mời tôi đến gặp.
Tôi trả lời rằng tôi rất vui lòng. Ông ta lại viết cho tôi. Và tôi đã đến gặp Percy.
Tôi đã đến gặp ông rất nhiều lần. Mỗi lần gặp lại là một niềm vui khi được nghe ông nói. Ông hiểu biết rộng và có khả năng
diễn đạt những kiến thức của mình rất hấp dẫn. Tôi nghĩ đó là người đàn ông cuốn hút nhất tôi đã từng gặp.
Chúng tôi nói chuyện với nhau về nhiều thứ, bởi ông ấy là một người đọc rộng, về nhiều lĩnh vực và có khả năng khái quát
đáng khâm phục. Mỗi câu nói của ông đều chứa sự uyên thâm đầy ấn tượng, và về tính hợp lý thì không ai bằng. Tôi đã nghe
nhiều người gán cho Percy nhiều tội, kể cả tính giả dối, nhưng đôi khi tôi vẫn băn khoăn liệu có phải sự hợp lý khác thường của
ông ấy không xuất phát từ sự thật là ông đã tự thuyết phục mình triệt để tới mức nhờ đó có được năng lực mạnh mẽ để thuyết
phục người khác.
Dĩ nhiên là chúng tôi đã nói chuyện với nhau rất lâu về các vấn đề của thịtrường. Tôi không đầu cơ giá lên trong thịtrường
bông, nhưng ông thì có. Tôi không hiểu gì về đầu cơ giá lên, nhưng ông thì có. Ông đã cung cấp cho tôi những thông tin chính
xác, với số lượng nhiều tới mức chừng như có thể vùi lấp tôi trong đó, may là không phải vậy. Tôi không thể bác bỏ chúng bởi tôi
không thể chối bỏ tính xác thực của chúng, nhưng chúng cũng không làm lay chuyển nổi niềm tin của tôi về những gì đã đọc
được. Nhưng ông ấy vẫn kiên trì làm thế cho đến khi tôi không còn cảm thấy chắc chắn về những thông tin chính tôi thu thập
được từ các tạp chí thương mại và nhật báo. Điều đó có nghĩa là tôi đã không thể đánh giá thịtrường bằng con mắt của chính
mình. Một người không thể bịthuyết phục đến mức chống lại niềm tin của chính mình, nhưng anh ta có thể bịthuyết dụ đến mức
lâm vào tình trạng không chắc chắn và do dự, điều này thậm chí còn tệ hơn, bởi nó có nghĩa là anh ta không thể giao dịch với sự
thoải mái và tự tin được nữa.
Tôi không thể nói là mọi thứ đã được sắp đặt sẵn cho tôi, chính xác là thế, nhưng tôi đã mất đi thế cân bằng của mình, hoặc ít
nhất, tôi đã không còn tự suy nghĩ. Tôi không thể kể chi tiết cho bạn các bước dẫn tôi tới tình trạng đó, mà kết quả của nó là tôi
đã phải trả một cái giá rất đắt. Tôi nghĩ chính vì những bảo đảm về độ chính xác trong những con số của ông, những thông tin
của riêng ông và sự mơ hồ của tôi, thực ra không phải chỉ của riêng tôi mà là của toàn bộ công chúng. Ông cứ nói đi nói lại về độ
tin cậy tuyệt đối, hết lần này đến lần khác, của mười ngàn người đưa tin của ông ấy ở phía Nam. Cuối cùng, cũng đến lúc tôi có
những nhận định tình hình như chính ông - bởi chúng tôi đang đọc chung một trang của cùng một cuốn sách mà ông đặt trước
mặt tôi. Ông là người có đầu óc lô-gic. Một khi tôi đã chấp nhận những số liệu của ông, một điều chắc chắn là những kết luận tôi
rút ra, từ những số liệu của ông, cũng sẽ tương đồng với những ý kiến của ông.
Khi ông bắt đầu những buổi nói chuyện về tình hình bông, tôi đang đầu cơ giá hạ và đang bán khống trên thịtrường. Dần
dần, khi tôi bắt đầu chấp nhận những thông tin và số liệu của ông, tôi bắt đầu cảm thấy sợ rằng mình đã xây dựng vịtrí dựa trên
những thông tin sai lệch. Dĩ nhiên là tôi đã có thể không cảm thấy như thế và đã không bù lượng bán khống. Và một khi tôi đã bù
lại lượng bán khống đó bởi Thomas khiến tôi nghĩ rằng tôi đã sai, tôi đơn giản là phải bắt đầu mua vào. Đó là cách mà đầu óc tôi
đã nghĩ. Bạn biết đấy, cả cuộc đời tôi chỉ làm công việc giao dịch chứng khoán và hàng hoá. Tôi thường suy nghĩ rất tự nhiên là
nếu như thịtrường không phải đang đầu cơ giá hạ thì nghĩa là đang đầu cơ giá lên. Và nếu đúng là thịtrường đang đầu cơ giá lên,
mua vào là điều bắt buộc. Như lời người bạn già của tôi ở Palm Beach kể, Pat Hearne đã từng nói: “Bạn sẽ không biết nếu bạn
không đánh cược!”. Tôi phải chứng minh liệu tôi đúng hay sai; và các dẫn chứng chỉ có thể có trên các báo cáo của những người
môi giới của tôi vào cuối tháng.
Tôi bắt đầu mua vào bông và gần như trong chốc lát, tôi đã đạt mức thường lệ, sáu mươi ngàn kiện. Đó là canh bạc ngu ngốc
nhất trong sự nghiệp của tôi. Thay vì có thể đứng vững hay ngã xuống bằng quan sát và kết luận của chính mình, tôi gần như đã chơi cuộc chơi của một người khác. Rõ là đáng khi trò cá cược ngu ngốc của tôi đã không kết thúc ở đó. Tôi không chỉ mua vào
khi tôi không có nhu cầu đầu cơ giá lên mà tôi còn không tích luỹ đủ lượng hàng như lời cảnh báo từ kinh nghiệm của chính
mình. Tôi đã không giao dịch đúng hướng. Chỉ vì nghe lời người khác, tôi đã hoàn toàn thất bại.
Thịtrường đã không tiến triển theo hướng của tôi. Tôi không bao giờ cảm thấy sợ hãi hay mất kiên nhẫn nếu tôi đã chắc
chắn về vịtrí của mình. Nhưng thịtrường đã không phát triển theo hướng đáng ra phải như thế nếu như Thomas dự đoán đúng.
Bước đầu tiên đã sai lầm, những bước tiếp theo của tôi cũng là sai lầm, và dĩ nhiên là chúng làm tôi rối trí. Tôi đã để bản thân bị
thuyết phục không chỉ để tự chuốc lấy thua lỗ mà còn làm đình trệ cả thịtrường. Đó là cách đánh cược hoàn toàn không giống
với bản tính của tôi, đối ngược hẳn với những nguyên tắc và lý thuyết giao dịch của tôi. Kể cả khi còn làm cho hãng môi giới bất
hợp pháp tôi cũng hiểu rõ những điều đó hơn lúc này. Nhưng tôi đã không còn là tôi. Tôi đã trở thành một người khác - một
người chỉ biết làm theo lời của Thomas, một Thomas phẩy.
Khi đó, tôi không chỉ đầu cơ bông mà còn đang tích trữ một lượng lớn lúa mỳ. Việc đó được tiến hành khá tốt và đem lại cho
tôi một khoản lợi hậu hĩ. Những nỗ lực ngu ngốc của tôi nhằm nâng giá bông lên đã khiến lượng bông tôi có tăng lên một trăm
năm mươi ngàn kiện. Tôi có thể nói với bạn rằng lần này tôi chẳng cảm thấy ổn chút nào. Tôi nói ra điều này không phải để lẩn
tránh sai lầm của mình, mà chỉ muốn nói ra một sự thật rõ ràng. Tôi nhớ lúc đó mình đã đến Bayshore để nghỉ ngơi.
Ở đó, tôi bắt đầu suy nghĩ. Có vẻ như lượng hàng đầu cơ của tôi đã trở nên quá lớn. Nó không làm tôi thấy sợ hãi như lẽ
thường, nhưng cũng khiến tôi phải có chút lo lắng và buộc tôi phải đi đến quyết định giảm bớt gánh nặng của mình. Và để làm
được vậy, tôi phải bỏ bớt bông hoặc lúa mỳ.
Có vẻ như khó tin được rằng một người hiểu rõ trò chơi này như tôi, với mười hai tới mười bốn năm kinh nghiệm đầu cơ
chứng khoán và hàng hoá, lại có thể mắc những sai lầm như vậy. Số bông khiến tôi chịu một khoản lỗ nặng và tôi đã giữ lại.
Lượng lúa mỳ kiếm lại cho tôi một khoản lãi và tôi lại bán đi. Đó thực sự là một canh bạc ngu ngốc, nhưng tất cả những gì tôi có
thể nói để xin giảm nhẹ tội là đó không phải vụ giao dịch của tôi, mà là của Thomas. Trong đầu cơ, chẳng có mấy sai lầm tồi tệ
hơn việc cố gắng vãn hồi một cuộc chơi mình đã thất bại. Và vụ giao dịch bông của tôi là một minh chứng rõ ràng chỉ ít lâu sau
đó. Bạn hãy nhớ, luôn bán đi những gì khiến bạn lỗ và giữ lại những gì giúp bạn kiếm lời. Đó rõ ràng là một việc làm khôn ngoan
và đã nổi tiếng cùng tôi đến mức đến giờ tôi vẫn còn ngạc nhiên vì mình khi quyết định làm điều ngược lại vào lúc đó.
Và vậy là tôi bán đi số lúa mỳ của mình, và rút bớt khoản lãi của mình. Sau khi tôi rút ra, giá lúa mỳ đã tăng lên hai mươi xu
một giạ và không ngừng tăng. Nếu tôi giữ lại, tôi đã kiếm được một khoản lãi khoảng tám triệu đôla. Và rồi lại quyết định tiếp tục
với lời đề nghị sẽ dẫn đến kết cục thua cuộc, tôi mua thêm nhiều bông!
Tôi còn nhớ rất rõ làm thế nào từng ngày qua tôi mua vào bông, thêm nhiều bông hơn. Và bạn nghĩ tại sao tôi lại mua thêm?
Chỉ để giữ giá không hạ xuống! Vậy nếu đây không phải là trò đánh bạc của một kẻ đại khờ, liệu còn có thể là gì khác nữa? Tôi chỉ
đơn giản là tiếp tục đổ thêm nhiều tiền và nhiều tiền hơn để nhận về một kết cục thảm bại. Những người môi giới và những người
bạn thân thiết của tôi cũng không hiểu được; đến nay vẫn thế. Dĩ nhiên, nếu vụ giao dịch đó kết thúc theo một cách khác, có khi
tôi đã trở thành một người phi thường. Đã hơn một lần tôi được cảnh báo vì đặt quá nhiều lòng tin vào những phân tích thông
minh của Percy Thomas. Nhưng tôi đã chẳng mảy may quan tâm và vẫn tiếp tục mua thêm bông để tránh giá hạ. Thậm chí, tôi
còn đặt mua ở cả thịtrường Liverpool. Tôi đã tích trữ bốn trăm bốn mươi ngàn kiện trước khi tôi nhận ra việc mình đã làm.
Nhưng lúc đó đã là quá muộn. Vì vậy tôi buộc phải bán tống toàn bộ số bông ra.
Tôi gần như mất tất cả gia tài tích cóp được từ những vụ giao dịch chứng khoán và hàng hoá trước đây. Không đến mức
hoàn toàn trắng tay, nhưng tôi chỉ còn lại vài trăm ngàn, so với hàng triệu tôi từng có trước khi gặp được ông bạn quí hoá Percy
Thomas. Đối với tôi, làm trái những luật lệ mà kinh nghiệm đã dạy cho mình để đạt được thành công là một việc còn hơn cả ngu
xuẩn. Nhưng hiểu được rằng một người có thể dễ dàng tìm đến những canh bạc ngu ngốc chẳng vì lý do nào cũng là một bài học
đáng giá. Tôi đã phải mất hàng triệu đô-la để học được rằng kẻ thù lớn nhất của một người giao dịch chính là bản tính dễ xúc động
của anh ta trước những lời dụ dỗ của một nhân vật có sức thuyết phục, được diễn đạt một cách khéo léo thông qua một bộ óc
thông minh.
Nhưng, tôi vẫn nghĩ rằng mình cũng sẽ tiếp thu tốt bài học này nếu cái giá phải trả chỉ là một triệu đô-la. Rõ ràng là Thần số
mệnh chẳng bao giờ cho phép ta tự xác định cái giá cho sự chỉ dạy. Bà ấy chỉ mang đến cho ta những trận đòn nhớ đời, rồi tự tính
toán hoá đơn, và biết rằng bạn sẽ phải trả chúng, dù chúng có lớn thế nào đi nữa. Hiểu được mình có thể điên rồ tới mức nào, tôi
quyết định chấm dứt vụ giao dịch đó. Và Percy Thomas cũng mãi mãi bước ra khỏi cuộc đời tôi.
Chỉ còn lại tôi, với chín phần mười tài sản, như Jim Fisk từng nói, khăn gói đến những tiệm cầm đồ rẻ tiền. Tôi chỉ được làm
triệu phú trong chưa đến một năm. Những đồng tiền tôi đã kiếm được bằng khối óc, cùng với sự trợ giúp của may mắn. Và tôi mất
hết chúng chỉ vì muốn đảo ngược quá trình. Tôi bán hai du thuyền của mình và quyết định thay đổi lối sống phung phí trước đây.
Nhưng chỉ một đòn đau dường như là chưa đủ. Vận may cũng quay lưng lại với tôi. Đầu tiên là tôi bị ốm, và sau đó là cần gấp
một khoản hai trăm ngàn đô-la tiền mặt. Vài tháng trước, đó không phải là chuyện gì lớn với tôi; nhưng giờ đây đó có nghĩa là
gần như toàn bộ gia tài đã sắp cạn kiệt của tôi. Tôi cần có tiền mặt và câu hỏi đặt ra là: Tôi lấy đâu ra khoản tiền đó? Tôi không
muốn rút ra từ số dư trong tài khoản của những người môi giới của tôi, bởi nếu làm thế, tôi sẽ chẳng còn gì cho công việc làm ăn
của mình; và giờ đây, hơn lúc nào hết, tôi rất cần những điều kiện cơ bản cho công việc kinh doanh của mình nếu muốn kiếm lại thật nhanh gia tài của mình. Vậy là chỉ còn một nguồn mà tôi có thể có được khoản tiền đó, đó là kiếm ra từ thịtrường chứng
khoán!
Hãy suy nghĩ về điều này! Nếu bạn biết nhiều về những khách hàng bình thường của những công ty môi giới, bạn sẽ đồng ý
ngay với tôi rằng hi vọng khiến thịtrường chứng khoán trả những hoá đơn của bạn là một trong những nguồn gốc sinh ra nhiều sự
thất bại nhất ở phố Wall. Bạn sẽ mất tất cả những gì mình có nếu cứ giữ nguyên quyết định của mình.
Một mùa đông, trong văn phòng của Harding có một đám người đang chi ba - bốn mươi ngàn đô-la cho một chiếc áo choàng
— và chẳng ai sống để mặc nó cả. Lúc đó, có một người giao dịch sàn nổi bật - người sau này có thể nổi tiếng thế giới như những
ông chủ làm việc tình nguyện (dollar-a-year man)
(1 ) - thường đến Sở giao dịch với 1 Dollar-a-year man: những ông chủ doanh
nghiệp tình nguyện làm việc cho chính phủ Mỹ, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất, và nhận mức lương tượng trưng
là một đô-la một năm. một chiếc áo khoác da rái cá biển. Ngày đó, trước khi lông thú bị đẩy giá lên cao ngất trời, một chiếc áo
như thế chỉ có giá khoảng mười ngàn đô-la. Và, một anh chàng trong văn phòng của Harding, Bob Keown, cũng quyết định mua
một chiếc áo lông chồn loại xịn của Nga. Anh đặt mua một chiếc ở khu phố trên. Giá cũng khoảng đó, mười ngàn đô-la.
“Đắt khiếp đi được,” một trong số những người bạn của anh ta phản đối.
“Ồ, cũng đáng tiền! Đáng tiền thôi!”, Bob Keown nhã nhặn thừa nhận, “Khoảng một tuần lương - trừ khi các cậu hứa sẽ tặng
tớ một chiếc như thế như một biểu hiện nhỏ nhưng chân thành cho sự quý mến mà các cậu dành cho chàng trai tốt nhất văn
phòng này. Liệu tớ có được nghe những lời nói tặng quà như vậy không nhỉ? Không à? Tốt thôi. Tớ sẽ để thịtrường chứng khoán
mua cho tớ chiếc áo ấy!”
“Sao cậu lại muốn mua một chiếc áo như thế?”, Ed
Harding hỏi.
“Nó trông hợp với những người có chiều cao cỡ tôi,”
Bob đứng thẳng dậy và trả lời.
“Vậy cậu nói xem sẽ thanh toán cái áo ấy thế nào đây?” Jim Murphy, người hay tìm kiếm lời khuyên nhất của văn phòng,
lên tiếng.
“Bằng một vụ đầu tư sáng suốt vào một cổ phiếu tạm thời, James ạ. Là thế đó,” Bob trả lời, và biết rằng thế nào
Jim rất muốn có một lời khuyên.
Và chắc chắn là Jimmy lại hỏi: “Cậu định mua cổ phiếu nào vậy?”
“Lại sai nữa rồi, anh bạn. Đây không phải lúc mua gì hết. Tớ đề nghị bán năm ngàn cổ phiếu Steel. Giá của nó sẽ giảm xuống
ít nhất mười điểm. Tớ sẽ kiếm được khoảng hai điểm rưỡi. Thế là vừa phải rồi, nhỉ?”
“Cậu biết gì về vụ ấy?”, Murphy hỏi lại với vẻ hồ hởi. Đó là một người cao, gầy với mái tóc đen và một khuôn mặt lúc nào
cũng như ốm đói, kết quả của việc anh ta chẳng bao giờ dám đi ăn trưa vì sợ lỡ mất một vụ nào đó.
“Tớ biết tớ chuẩn bị có được cái áo ấy rồi”, cậu ta quay sang Harding và nói, “Ed, bán năm ngàn cổ phiếu phổ thông của U.
S. Steel ra thịtrường. Đến lúc rồi, em yêu!”
Cậu ta là một kẻ máu mê đánh bạc, tôi muốn nói Bob, và thích tự cho phép mình lao vào những buổi nói chuyện phiếm. Đó
là cách cậu ta muốn cho cả thế giới biết cậu ta có thần kinh thép. Cậu ta bán ra năm ngàn cổ phiếu Steel, và giá ngay lập tức tăng
lên. Không đến nỗi ngốc nghếch như cách anh ta thể hiện khi nói chuyện, Bob đã chặn được khoản thua lỗ của mình ở mức một
điểm rưỡi và anh ta lại tỉtê với cả phòng rằng với thời tiết ôn hòa như ở New York thì cũng chẳng cần phải có một chiếc áo lông
thú làm gì. Chúng quá phô trương và cũng không tốt cho sức khoẻ. Những người còn lại trong phòng đều cười nhạo anh ta.
Nhưng cũng chẳng bao lâu sau, lại có người trong số đó mua cổ phiếu của Union Paciffic để trả tiền cho cái áo. Anh ta mất một
ngàn tám trăm đô-la và lại nói rằng lông chồn Nga có thể đẹp khi cùng đi với trang phục ngoài của một người đàn bà, nhưng lại
không hợp với bộ đồ mà một quý ông thông minh và khiêm tốn định mặc.
Và rồi, hết người này đến người khác cố thử gạ gẫm thịtrường chi trả cho chiếc áo đó. Và một ngày, tôi nói rằng tôi sẽ mua
chiếc áo đó để tránh cho cả phòng khỏi lâm vào cảnh khánh kiệt. Nhưng tất cả bọn họ lại nói rằng đó không phải việc nên làm;
rằng nếu tôi muốn có chiếc áo đó, tôi nên để thịtrường mang nó lại cho tôi. Nhưng Ed Harding lại hoàn toàn ủng hộ ý định của
tôi và ngay chiều hôm đó, tôi đến cửa hàng bán áo lông thú. Và ở đó, tôi được biết tuần trước một người ở Chicago đã mua chiếc
áo.
Đó mới chỉ là một trường hợp. Không phải chỉ có một người ở phố Wall tốn tiền để thử buộc thịtrường chứng khoán chi trả. cho một chiếc xe hay một cái vòng tay hay một chiếc thuyền máy hay một bức tranh anh ta mua. Tôi có thể xây cả một bệnh
viện đầy những người mà cái thịtrường chứng khoán keo cú đó từ chối chi trả cho những món quà sinh nhật của họ. Nói chung,
trong số tất cả những con quỉ đem lại xui xẻo ở phố Wall, tôi nghĩ chính quyết tâm biến thịtrường chứng khoán thành một bà
tiên đỡ đầu là kẻ kiên trì và bận rộn nhất.
Giống như tất cả những vận xui xác thực khác, điều này cũng có lý do của riêng nó. Một người sẽ làm gì khi anh ta quyết
định buộc thịtrường chứng khoán chi trả cho một nhu cầu bất chợt của mình? Anh ta chỉ đơn thuần hi vọng. Rồi anh ta bắt đầu
đánh cược. Và vì vậy, anh ta đã lao vào những rủi ro lớn hơn rất nhiều những điều anh ta có thể gặp phải nếu anh ta chịu đầu cơ
theo những cách khôn ngoan, phù hợp với những ý kiến và niềm tin có được từ những nghiên cứu vô tư về tình hình thịtrường.
Đầu tiên, anh ta đang theo đuổi những món lợi trước mắt. Anh ta không thể chờ đợi lâu hơn. Ban đầu, thịtrường có thể phản ứng
rất tốt đối với anh ta. Anh ta tự huyễn hoặc mình rằng tất cả những gì anh ta đòi hỏi chỉ là hòa vốn. Bởi anh ta đã chuẩn bị để rút
lui nhanh - giả sử như, chỉ để thua lỗ ở mức hai điểm trong khi tất cả những gì anh ta hy vọng đạt được là thắng hai điểm — anh ta
đang ôm ảo tưởng mình đang có một cơ hội 50 — 50. Thực là, tôi đã thấy rất nhiều người đã mất đi hàng ngàn đô-la từ những phi
vụ kiểu đó, đặc biệt là những vụ mua bán ở mức giá cao của thịtrường đầu cơ giá lên ngay trước một đợt điều chỉnh giá vừa phải.
Thực sự là không có cách nào giao dịch thành công kiểu vậy.
Vậy là, việc làm điên rồ trong sự nghiệp đầu cơ chứng khoán của tôi là cọng rơm cuối cùng. Tôi đã bị đánh bại. Tôi mất nốt
chút của cải ít ỏi còn sót lại sau vụ giao dịch bông. Thậm chí nó còn gây hại nhiều hơn, bởi tôi vẫn tiếp tục giao dịch — và lại tiếp
tục thua. Tôi vẫn cố níu kéo suy nghĩ rằng tất nhiên, đến cuối cùng, thịtrường chứng khoán sẽ kiếm lại tiền cho tôi. Nhưng kết
cục cuối cùng ngay trước mắt lại chính là tôi cạn sạch vốn. Tôi lâm vào cảnh nợ nần, không phải chỉ với những người môi giới
chính của mình mà với cả những sở giao dịch đã tin tưởng làm ăn với tôi mà không yêu cầu tôi đặt trước số dư ký quỹ. Không chỉ
mắc nợ, tôi bắt đầu sống trong nợ nần kể từ đó.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top