HỒI KÝ H.S. OLCOTT

CHƯƠNG MỘT: CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN GIỮA HAI NHÀ SÁNG LẬP

I

Vì  quyển  “Hồi  ký’’  này  có  liên  quan đến  lịch  sử  Hội  Thông  Thiên  Học  Thế  Giới,  nên  tôi  phải  kể  lại  từ  đầu,  và  tường  thuật  cuộc  gặp  gỡ  giữa  hai  nhà  sang  lập  hội.

Câu  chuyện  cũng  rất  bình  thường;  tôi  nói  mở  lời: “Xin  bà  cho  phép,’’  và  quẹt  một  cây  diêm  cho  bà  hút  thuốc  để  mượn  dịp  làm  quen. Cuộc  gặp  gỡ  của  chúng  tôi  bắt  đầu  bằng  một  làn  khói  thuốc,  nhưng  nó  đã  bùng  cháy  lên  thành  một  ngọn  Lửa  Thiêng  trường  cửu  muôn  đời.Những  sự  việc  đưa  đến  cuộc  gặp  gỡ  này  cũng  khá  ly  kỳ,  như  tôi  sẽ  trình  bày  sau  đây.

        Một  ngày  nọ, vào  tháng  7  năm  1874, ngồi  tại  văn  phòng  Luật,  tôi  đang  nghiên  cứu  một  vụ  kiện  quan  trọng,  liên  quan  đến  tòa  Đô  Chính  thành  phố  Nữu  Ước,  tự  nhiên  tôi  lại  nghĩ  rằng  từ  nhiều  năm  nay  tôi  không  chú  ý  đến  phong  trào  Thần  Linh  Học.  tôi  không  hiểu  tại  sao  trí  óc  tôi  lại  liên  tưởng  từ  vụ  kiện  nọ  đến  phong  trào  này.  Dù  sao,  tôi  cũng  đã  bước  ra  phố  để  mua  một  tờ  nhật  báo  “Banner  of  Light’’,  trong  đó  tôi  thấy  có  bài  tường  thuật  về  một  hiện  tượng  hồn  ma  hiện  hình  xảy  ra  tại  một  nông  trại  ở  thị  trấn  Chittenden,  thuộc  tiểu  bang  Vermont,  cách  Nữu  Ước  độ  vài  trăm  dặm.  Tôi  liền  nghĩ  rằng  nếu  quả  thật  đúng  là  người  ta  có  thể  nhìn  thấy,  sờ  mó,  và  nói  chuyện  được  với  những  thân  nhân  đã  chết  nhưng  đã  tìm  cách  hiện  nguyên  hình  để  tạm  thời  xuất  hiện  trở  lại  thế  gian,  thì  đây  là  một  sự  kiện  tối  quan  trọng  về  khoa  học  vật  lý  hiện  đại. Tôi bèn  quyết  định  đi  quan  sát  ngay  tại  chỗ.

Tôi  đến  tận  nơi  xem  xét  các  hiện  tượng,  và  thấy  rằng  câu  chuyện  quả  có  thật,  tôi  bèn  ở  lại  đó  thêm  ba  ngày.  Khi  trở  về  Nữu  Ước,  tôi  viết  một  bài  tường  thuật  những  điều  tôi  đã  nhận  xét  cho  tờ  báo  New  York  Sun.

Bài  báo  của  tôi  được  các  báo  trên  thế  giới  in  lại  và  phổ  biến  khắp  nơi,  vì  tính  cách  hấp  dẫn  và  quan  trọng  của  những  việc  đã  xảy  ra.  Kế  đó,  vị  chủ  nhiệm  báo  Daily  Graphic  đề  nghị  vối  tôi  hãy  trở  lại  Chittenden  để  viết  phóng  sự  với  một  họa  sĩ  cùng  đi  theo  tôi  để  vẽ  hình  ảnh,  và  để  mở  cuộc  điều  tra  quan sát  tường  tận  về  vấn  đề  này.

Việc  ấy  làm  cho  tôi  thích  thú  đến  mức  tôi  phải  thu  xếp  mọi  việc  của  văn  phòng,  và  ngày  17  tháng  9  năm  đó  tôi  trở  lại  nông  trại  của  gia  đình  Eddy  một  lần  nữa.  Tôi  lưu  trú  tại  ngôi  nhà  bí  mật  đó  trong  mười  hai  tuần,  và  hằng  ngày  tôi  đã  thu  nhập  được  những  kinh  nghiệm  vô  cùng  kỳ  dị.  Trong  thời  gian  đó,  tôi  viết  bài  đăng  trên  báo  Daily  Graphic  mỗi  tuần  hai  lần,  có  kèm  theo  những  bức  vẽ  các  hồn  ma  hiện  hình  do  tôi  và  người  họa  sĩ,  ông  Kappes  đã  nhìn  thấy  tận  cùng  với  độ  bốn  mươi  quan  khách  đến  viếng. Chính  những  bài  tường  thuật  của  tôi  trên  mặt  báo  đã  làm  cho  bà  Blavatsky  đến  Chittenden,  và  do  đó  chúng  tôi  mới  quen  biết  nhau.

Tôi  còn  nhớ  rõ  cái  ngày  đầu  tiên  mà  chúng  tôi  gặp  nhau  dường  như  chỉ  mới  ngày  hôm  qua.  Đến  bữa  ăn  trưa  tại  nông  trại  Eddy,  tôi  và  họa  sĩ  Kappes  vừa  bước  vào  phòng  ăn  thì  thấy  nơi  bàn  ăn  đã  có  hai  người  phụ  nữ.  Đó  là  bà  Blavatsky  và  một  người  bạn  người  Gia  Nã  Đại.  Hôm  ấy  bà  mặc  một  cái  áo  màu  đỏ,  nổi  bật  giữa  những  y  phục  tầm  thường của  người  chung  quanh.  Gương  mặt  vuông,  có  bề  ngang,  đôi  mắt  tinh  anh  biểu  lộ  một  tinh  thần  cương  dũng,  đầy  hào  khí,  trội  phần  nam  tính  hơn  nữ  tính,  cũng  làm  cho  bà  có  một  phong  độ,  cốt  cách  khác  thường  so  với  những  gương  mặt  bình  dị  của  số  đông  du  khách  đến  viếng.  Những  người  thuộc  đủ  mọi  thành  phần  luôn  luôn  vãng  lai  không  ngớt  để  xem  các  hiện  tượng  dị  kỳ.  Đứng  trước  ngưỡng  cửa,  tôi  nói  nhỏ  vào  tai  ông  Kappes:

     “Này,  anh  hãy  nhìn  xem  cái  bà  kia,  có  lạ  không?’’

Kế  đó,tôi  bèn  đi  thẳng  lại  chỗ  bàn  ăn,  chọn  một  ghế  ngồi  đối  diện  với  bà  để  có  dịp  thực  tập  về  khoa  tướng  pháp,  như  tôi  vẫn  có  thói  quen  nhìn  xem  tướng  diện  khi  gặp  những  nhân  vật  mà  tôi  chú  ý.

Hai  bà  khách  lạ  nói  chuyện  với  nhau  bằng  tiếng  Pháp.  Nghe  giọng  nói  sành  âm  điệu  và  ngôn  ngữ  lưu  loát  trôi  chảy  của  bà,  tôi  đoán  ngay  rằng  nếu  bà  không  phải  là  một  người  Pháp  chính  cống  ở  Paris,  thì  ít  nhất  bà  cũng  phải  là  một  học  giả  uyên  thâm  về  môn  pháp  ngữ.

Buổi  ăn  trưa  vừa  xong, hai  bà  bước  ra  ngoài.  Bà  Blavatsky  vấn  một  điếu  thuốc  lá,  tôi  bèn  bật  diêm  quẹt  cho  bà  đốt  thuốc  để  lấy  cớ  mở  đầu  câu  chuyện.  Vì  tôi  mở  lời  bằng  một  câu  tiếng  Pháp: “Vous permettez,  Madame,’’  nên  chúng  tôi  liền  nói  chuyện  với  nhau  bằng  tiếng  Pháp  luôn.  Bà  hỏi  tôi  đến  đây  từ  bao  giờ,  và  tôi  có  cảm  tưởng  ra  sao  về  việc  này?  Bà  nói  chính  Bà  cũng  rất  thích  thú  về  những  hiện  tượng  đó  và  đã  đến  Chittenden  do  những  bài  báo  Bà  đã  đọc  trong  tờ  Daily  Graphic.  Dân  chúng  thích  những  loạt  bài  phóng  sự  đó  đến  nỗi  chỉ  một  giờ  sau  khi  phát  hành,  báo  đã  bán  hết  sạch,  và  Bà  đã  phải  trả  một  đô  la  để  mua  một  tờ  với  giá  chợ  đen.  Bà  nói:

  “Tôi  rất  do  dự  trước  khi  đến  đây,  vì  tôi  sợ  sẽ  gặp  Đại  Tá  Olcott.’’

Tôi hỏi

“Thưa  Bà,  tại  sao  bà  lại  sợ  gặp  ông  ta?’’

“Bởi  vì  tôi  sợ  ông  ta  sẽ  viết  về  tôi  trên  mặt  báo!’’

Tôi   mới  nói  rằng  bà  hãy  yên  lòng  về  việc  đó,  vì  tôi  chắc  rằng  Đại  Tá  Olcott  sẽ  không  nói  gì  đến  bà  trong  các  bài  báo  nếu  bà  không  muốn  như  vậy.  Tôi bèn tự giới  thiệu.  Ngay  tức  khắc  chúng  tôi  đã  trở  nên  hai  người  bạn  thân.  Mỗi  người  trong  chúng  tôi  đều  cảm  thấy  dường  như  chúng  tôi  vẫn  cùng  chung  một  thành  phần  xã  hội,  thuộc  về  giới  tự  do  tư  tưởng  và  gần  gũi  với  nhau  hơn  so  với  những  người  khác  trong  nhóm  quan  khách.  Đó  là  sự  đồng  thanh  đồng  khí  về  phương  diện  tâm  linh,  một  sự  thông  cảm  giữa  hai  linh  hồn,  chứ  không  phải  là  sự  hấp  dẫn  giữa  nam  nữ  tính.  Kể  từ  lúc  mới  quen  cho  đến  mãi  về  sau,  không  một  người  nào  trong  chúng  tôi  có  cái  ý  nghĩ  rằng  người  bạn  của  mình  là  người  khác  phái.  Chúng  tôi  chỉ  coi  nhau  như  bạn,  và  chỉ  có  thế  thôi,  không  hơn  không  kém.  Thảng  một  đôi  khi  cũng  có  kẻ  xấu  miệng  nói  rằng  giữa  chúng  tôi  chắc  có  một  cảm  tình  sâu  đậm  hơn,  cũng  như  họ  đã  từng  vu  khống  bà  HPB  là  tình  nhân  của  những  người  đàn  ông  khác,  nhưng  không  một  người  quang  minh  chính  đại  nào  có  thể  nghĩ  như  thế  sau  khi  đã  được  gần  gũi  quen  biết  bà  một  thời  gian  để  có  dịp  nhận  xét  tính  chất  và  tác  phong  đặc  biệt  vô  nữ  tính  của  bà.

Sau  cuộc  gặp  gỡ  và  làm  quen,  chúng  tôi  nói  chuyện  về  những  hiện  tượng  quái  gở  ở  nông  trại  Eddy  và  ở  những  xứ  khác.  Tôi  được  biết  bà  đã  từng  đi  du  lịch  nhiều  nơi,  thấy  biết  nhiều  điều  bí  ẩn,  diệu  hiền  và  nhiều  bậc  danh  sư  trong  giới huyền  môn,  nhưng  lúc  đầu  bà  không  nói  gì  đến  các  Chân  Sư  bên  Tây  Tạng  và  những  quyền  năng  của  bà.

Bà  nói  về  khuynh  hướng  duy  vật  của  phong  trào  Thần  Linh  Học  bên  Mỹ,  vốn  quá  chú  trọng  đến  những  hiện  tượng  vật  chất  hữu  hình  mà  không  biết  đến  những  khía  cạnh  triết  lý  siêu  hình.  Bà  có  một  phong  độ,  tư  cách  rất  duyên  dáng  và  hấp  dãn,  những  sự  bình  phẩm  chỉ  trích  của  bà  về  người  và  vật  rất  độc  đáo  và  linh  hoạt.  Bà  tìm  cách  biết  những  ý  nghĩ,  quan  niệm  của  tôi  về  các  vấn  đề  tâm  linh,  và  lấy  làm  thích  thú  mà  nhận  thấy  rằng  tôi  có  những  tư  tưởng  phù  hợp  theo  đường  lối  của  Huyền  Môn  mà  bà  vẫn  theo  đuổi.  Bà  nói  chuyện  không  phải  với  tư  cách  một  đạo  gia  thấm  nhuần   đạo  lý  Đông  Phương,  mà  với  tư  cách  một  nhà  Thần  Linh  Học  uyên  bác.  Về  phần  tôi,  hồi  ấy  tôi  chưa  biết  hay  hầu  như  không  biết  gì  cả  về  triết  học  Đông  Phương,  và  lúc  đầu  bà  giữ  im  lặng  không  nói  gì  đến  vấn  đề  ấy.

Những  buổi  họp  đàn  của  William  Eddy,  nhà  đồng  tử  chính  của  gia  đình  này,  diễn  ra  mỗi  đêm   trong  một  gian  phòng  rộng  ở  trên  lầu.  Ông  William  và  người  em  trai  là  Horatia,  đều  là  những  nông  dân  siêng  năng  cần  cù  làm  việc;  người  em  lo  việc  đồng  áng,  còn  người  anh  lo  việc  bếp  núc,  dọn  bữa  ăn  cho  các  quan  khách  hàng  ngày  tấp  nập  đến  từ  khắp  nơi  trong  xứ  Hoa  Kỳ.  Họ  là  những  nông  dân  nghèo,  thất  học,  và  có  nhiều  thành  kiến,  đôi  khi  lại  cau  có,  gắt  gỏng  đối  với  những  du  khách  tự  nhiên  không  mời  mà  đến.  Mỗi  buổi  chiều,  đồng  tử  William  Eddy  ngồi  trong  phòng  tối  để  đợi  cho  các  hiện  tượng  xảy  ra.  Khi  y  vừa  bước  vào  phòng,  người  ta  kéo  tấm  màn  che  qua  một  bên,  thì  từ  bên  trong  bước  ra  một  bóng  ma  hiện  hình  một  người  đàn  ông,  đàn  bà  hoặc  trẻ  con,  coi  như  một  pho  tượng  biết  cử  động,  tạm  thời  đông  đặc  và  chắc  nịch,  nhưng  trong  giây  phút  liền  tan  biến  mất  dạng  trước  mắt  của  mọi  người.

Trước  ngày  bà  Blavatsky  đến  đây , những  bóng  ma  hiện  hình  đều  là  những  người  Da  Đỏ,  người  Mỹ  hay  người  Âu,  họ  hàng  thân  thuộc  của  những  khach  đến  viếng.  Nhưng  kể  từ  buổi  đầu  tiên  khi  bà  vừa  đến,  thì  những  bóng  ma  thuộc  những  quốc  tịch  khác  đã  xuất  hiện  trước  mắt  chúng  tôi.  Trong  số  đó,  có  một  thanh  niên  người  xứ  Causase;  một  người  lái  buôn  Hồi  Giáo  ở  Tiflis;  một  cô  thôn  nữ  Nga,  và  những  hình  bóng  khác.  Tối  hôm  nọ ,  hiện  hình  một  người  kỵ  mã  Thổ  Nhĩ  Kỳ  đeo  gương  cong,  súng  đoản  và  cầm  giáo  dài;  một  nhà  phù  thủy  Phi  Châu  hình  thù  dị  hợm,  gớm  ghiếc,  đầu  đội  mũ  miện  cắm  bốn  cái  sừng  dê  có  gắn  lục  lạc  đồng;  và  một  người  Âu  dòng  quý  tộc  mặc  triều  phục  với  phù  hiệu  Nữ  Thánh  Anna,  mà  bà  Blavatsky  nhận  ra  là  người  chú  của  bà.

Sự  hiện  hình  của  những  vong  linh  ấy  trong  phòng  họp  đàn  của  những  người  nông  dân  nhèo  và  thất  học,  không  hề  có  đủ  tiền  bạc   để  mua  sắm  những  đồ  y  trang  sân  khấu,  cũng  không  có  sự  hiểu  biết,  kinh  nghiệm  để  sử  dụng  những  thứ  y  trang  đó  dẫu  cho  họ  có  thể  sắm  được,  là  một  bằng  chứng  rõ  rệt  trước  mắt  ngưới  đi  xem,  rằng  những  hiện  tượng  ấy  là  có  thật,  đồng  thời,  những  buổi  họp  đàn  này  cho  thấy  rằng  sự  có  mặt  của  bà  Blavatsky  toát  ra  một  sức  hấp  dẫn  lạ  lùng  làm  cho  những  nhân  vật  kỳ  lạ  xuất  hiện  từ  cõi  giới  vô  hình.  Mãi  rất  lâu  về  sau,  tôi  mới  được  cho  biết  rằng  bà  đã  sử  dụng  quyền  năng  phương  thuật  sai  khiến  tinh  linh  ngũ  hành  để  tạo  nên  những  hiện  tượng  đó.

Trong  thời  gian  ở  Chittenden,  bà  Blavatsky  có  kể  cho  tôi  nghe  nhiều  chuyện  vế  cuộc  đời  dĩ  vãng  của  bà, trong  dó  có  việc  bà  đã  từng  gia  nhập  nhóm  phụ  nữ  chí  nguyện  tùng  chinh  theo  Garibaldi [1] trong  trận  đánh  lưu  huyết  ở  Mentana[2] .

Để  chứng  minh  chuyện  này,  bà  cho  tôi  xem  cánh  tay  trái  của  bà  bị  những  vết  gươm  chém  gẫy  xương  ở  hai  chỗ,  vai  bên  hữu  có  một  viên  đạn  vẫn  còn  nằm  nguyên  trong  thớ  thịt,  và  một  viên  đạn  nữa  trong  bắp  chân.  Bà  cũng  chỉ  cho  tôi  xem  một  cái  thẹo  ngay  phía  dưới  trái  tim,  do  một  nhát  đâm  bằng  vũ  khí  nhọn.  Vết  thương  này  hơi  nứt  ra  một  ít  trong  khi  bà  ở  tại  Chitenden  và  sở  dĩ  bà  cho  tôi  xem  là  để  hỏi  ý  kiến  tôi  về  cách  chữa  trị  sao  cho  mau  lành.  Bà  còn  kể  cho  tôi  nghe  nhiều  chuyện  phiêu  lưu  mạo  hiểm  đầy  thú  vị  khác  nữa,  trong  số  đó  có  chuyện  nhà  phù  thủy  Phi  Châu  đội  mũ  cắm  sừng  dê  có  gấn  lục  lạc  đồng,  mà  bà  đã  từng  gặp  khi  ông  ta  trổ  tài  nghệ  ở  miền  thượng  du  Ai  Cập  đã  nhiều  năm  về  trước.

Bà  Blavatsky  cố  gắng  giải  thích  cho  tôi  hiểu  rằng  những  hiện  tượng  vừa  kể  không  phải  là  bằng  chứng  về  sự  kiểm  chế  đồng  tử  bởi  các  vong  linh  người  chết.  Bà  nói  rằng  nếu  những  hiện  tượng  đó  có  thật,  thì  đó  phải  là  cái  Thể  Vía  của  người  đồng  tử  xuất  ra  ngoài  thể  xác  và  khoác  lấy  mọi  hình  thể  đa  hình  đa  dạng,  nhưng  tôi  không  tin  như  thế.  Tôi  lý  luận  rằng  những  hình  bóng  xuất  hiện  ra  đó  thật  khác  biệt  nhau  quá  xa  về  vóc  hạc,  bề  cao,  tác  phong  và  dáng  điệu,  để  có  thể  nói  đó  là  cái  Thể  Vía  người  đồng  tử,  và  như  vậy  đó  phải  là  những  vong  linh  người  chết  hiện  hình  thật  sự  như  mọi  người  đều  thấy.  Sự  tranh  luận  của  chúng  tôi  đôi  khi  rất  sôi  nổi,  vì  hồi  đó,  tôi  chưa  được  biết  nhiều  về  tính  chất  co  giãn  của  Thể  Vía  con  người  để  nhận  thấy  rõ  luận  điệu  chính  xác  của  bà,còn  về  lý  thuyết  Ảo  Ảnh  Ảo  Giác  (Maya)  của  phương  Đông,  thì  hồi  đó  tôi  không  biết  gì  cả.  Tuy  nhiên,  nhờ  vậy  mà  bà  mới  biết  rõ  bản  chất  của  tôi  là  không  chấp  nhận  bất  cứ  điều  gì  nếu  chỉ  căn  cứ   trên  niềm  tin  mà  không  có  đủ  lý  do  vững  chắc.  Chúng  tôi  càng  hiểu  nhau  hơn  với  thời  gian  qua,  và  đến  lúc  chia  tay,  chúng  tôi  tạm  biệt  nhau  như  hai  người  bạn  tốt  sẵn  sang  tiếp  tục  tình  quen  biết  thân  hữu  đã  bắt  đầu  một  cách  vui  vẻ  tốt  đẹp  trong  những  ngày  vừa  qua.

II

Tháng  11 năm 1874, sau  khi  đã  hoàn  tất  cuộc  khảo  sát  về  những  hiện  tượng  thần  linh  ở  nông  trại  Eddy,  tôi  trở  về  New  York  và  đến  viếng  bà  Blavatsky  tại  địa  chỉ  mà  bà  đã  cho  tôi  trước  khi  chia  tay  tạm  biệt.  Tại  đây,  bà  đã  biểu  diễn  cho  tơi  xem  vài  hiện  tượng  cơ  bút,  gõ  nhịp,  xoay  bàn,  phần  nhiều  là  do  tác  động  của  một  vong  linh  khuất  mặt  tự  xưng  danh  là  ‘’Jonh  King’’.

Đó  là  một  cái  tên  quen  thuộc  đối  với  những  người  thường  đi  tham  dự  những  buổi  họp  đàn  hồi  giữa  thế  kỷ  trước   ở  khắp  nơi  trên  thế  giới.  Vong  linh  ấy  tự  giới  thiệu  là  vong  hồn  của  Sir  Henry  Mogan,  một  nhà  hiệp  sĩ  kiêm  hải  tặc  sống  bên  Anh  Quốc  cách  đây  vài  thế  kỷ.  Y  đã  hiện  hình  một  phần  cho  tôi  xem  mặt  và  đầu  có  quấn  khăn,  trong  khi  tôi  xúc  tiến  một  cuộc  điều  tra  về  những  đồng  tử  Holmes  ở  Philadelphia  cùng  với  bà  Blavatsky  và  vài  nhân  vật  khác  ít  lâu  sau  đó.  Y  có  một  lối  viết  dị  kỳ,  và  sử  dụng  lối  văn  Anh  cổ  xưa  cũng  rất  lạ.  Hồi  đó,  tôi  không  tin  chắc  đó  là  Jonh  King  thật,  vì  mọi  sự  đã  được  chứng  minh  rõ  ràng  về  thành  tích  và  con  người  của  y.  Nhưng  bây  giờ,  sau  khi  đã  thấy  rõ  quyền  năng  của  bà  Blavatsky  trong  việc  tạo  nên  ảo  giác  và  sai  khiến  âm  binh,  tôi  mới  biết  rằng “John  King’’  chỉ  là  một  tinh  linh  mạo  danh  và  phỉnh  lừa,  mà  bà  sử  dụng  như  một  hình  nộm  để  sai  khiến  và  dung  làm  một  khí  cụ  để  chỉ  dẫn  cho  tôi  học  hỏi  thêm  về  khoa  Huyền  Môn.  Nói  tóm  lại,  các  hiện  tượng  đều  có  thật,  nhưng  không  phải  do  một  vong  linh  người  chết  thực  hiện,  mà  chỉ  là  do  sự  trợ  giúp  của  một  tinh  linh  ngũ  hành[3] .

Bà  vẫn  duy  trì  cái  ảo  tưởng  đó  đối  với  tôi  trong  vài  tháng,  và  tôi  đã  chứng  kiến  nhiều  hiện  tượng  huyền  linh  khác  mệnh  danh  là  do  tác  động  cùa  John  King,  chẳng  hạn  như  toàn  bộ  một  loạt  các  hiện  tượng  biểu  diễn  tại  tư  gia  của  các  đồng  tử  Holmes  và  của  chính  bà  HPB  như  đã  kể  trên.  Trước  hết  y  là  một  cá  tính  riêng  biệt  tên  J. King,  kế  đó  y  là  John  King  thư  tín  viên  và  thừa  sai  của  các  Chân  Sư  còn  sống  trên  thế  gian,  và  sau  cùng,  đó  chỉ  là  một  tinh  linh  do  bà  HPB  sử  dụng  để  làm  các  phép  thuật  lạ  kỳ.

Không  ai  phủ  nhận  rằng  trong  thời  gian  đầu  tiên  ở  Mỹ,  bà  HPB  tự  xưng  là  một  nhà  Thần  Linh  Học,  nhiệt  liệt  bênh  vực  khoa  Thần  Linh  Học  và  các  đồng  tử  chống  lại  những  kẻ  đả  kích  gồm  các  giới  độc  giả  nông  cạn,  nửa  mùa.  Những  thư  từ  và  bài  vở  của  bà  đăng  trên  các  báo  chí  Anh  và  Mỹ  có  chứa  đựng  nhiều  bằng  chứng  về  việc  ấy.  Trong  một  bức  thư  gởi  đăng  trên  tạp  chí  Spiriualist  ngày  13  tháng  12  năm  1874,  bà  viết  như  sau:

“Như  tình  trạng  hiện  nay,  tôi  chỉ  có  làm  việc  bổn  phận,  trước  hết  đối  với  khoa  Thần  Linh  Học,  mà  tôi  bênh  vực  đến  mức  tối  đa  chống  lại  những  đòn  công  kích xuyên tạc  của  các  giới  thiển  cận  đội  lốt  khoa  học;  và  kế  đó  đối  với  hai  nhà  đồng  tử  cô  thế  bị  vu  khống…

Nhưng  tôi  phải  thú  nhận  rằng  thật  sự  tôi  không  tin  là  mình  đã  giúp  ích  được  gì  cho  khoa  Thần  Linh  Học…  Tôi  cảm  thấy  một  nỗi  buồn  thấm  thía  mà  nhìn  nhận  điều  ấy,  vì  tôi  bắt  đầu  nghĩ  rằng  nó  thật  là  vô  phương  cứu  vãn.  Tôi  đã  chiến  đấu  cho  chân  lý từ  trên  mười  lăm  năm  nay;  vì  mục  đích  sưu  tầm  và  phổ  biến  chân  lý,  tôi  đã  đi  ngao  du  sơn  thủy  từ  các  vùng  núi  non  tuyết  phủ  của  xứ  Caucase  đến  những  vùng  đồng  cát  ở  lưu  vực  sông  Nil.  Vì  mục  đích  đó,  tôi  đã  rời  khỏi  gia  đình,  từ  bỏ  cuộc  đời  ấm  êm  nhung  lụa  trong  một  xã  hội  văn  minh  để  đi  ta  bà  khắp  nơi  trên  mặt  Trái  Đất, v.v…

“Hai  nhà  đồng  tử  cô  thế’’  mà  bà  nói  trong  thư  tức  là  hai  ông  bà  Holmes,  mà  tôi  vẫn  đánh  giá  rất  thấp  về  hạnh  kiểm  cũng  như  về  thành  tích  bất  hảo.  tuy  nhiên,  trước  sự  có  mặt  của  bà  Blavatsky,  và  dưới  những  điều  kiện  thử  thách  gắt  gao  do  tôi  thực  hiện  tại  nhà  ông  bà  Holmes,  tôi  đã  chứng  kiến  tận  mắt  một  loạt  những  hiện  tượng  đồng  tử  thỏa  đáng  và  chân  thật  nhất  không  thể  chối  cãi.  Hồi  đó,  tôi  đã  ngờ  rằng  cái  quyền  năng  tạo  ra  những  hiện  tượng  đó  là  của  bà  HPH,  chứ  nếu  chỉ  có  hai  ông  bà  Holmes,  thì  có  lẽ  tôi  đã  thấy  những  trò  giả  mạo,  hoặc  là  không  có  gì.  Bây  giờ,  lục  soát  lại  những  tài  liệu  cũ,  tôi  tìm  thấy  bản  văn  kiện  sau  đây  do  chính  tay  bà  viết  và  hiển  nhiên  là  với  ý  định  sẽ  được  công  bố  sau  khi  bà  từ  trần:

THÔNG ĐIỆP  QUAN  TRỌNG

Tôi  rất  tiếc  mà  nói  rằng  tôi  phải  đứng  về  phe  các  nhà  Thần  Linh  Học  trong  vụ  tố  giác  hai  nhà  dồng  tử  Holmes.  Tôi  phải  cứu  vãn  tình  thế,  vì  tôi  được  biệt  phái  từ  Paris  sang  Mỹ  để  chứng  minh  sự  thật  của  những  hiện  tượng  thông  linh,  và  vạch  rõ  sự  sai  lầm  của  giả  thuyết  cho  rằng  tất  cả  những  hiện  tượng  thông  linh  chỉ  là  do  tác  động  của  vong  hồn  người  chết.  Nhưng tôi có thể làm  gì  tốt  nhất?  Tôi  không  muốn  cho  người  ta  biết  rằng  tôi  có  thể  tạo  ra  các  hiện  tượng  tùy  ý  muốn.  Tôi  được  lịnh  phải  làm  trái  lại,  tuy  nhiên  tôi  phải  duy  trì  đức  tin  nơi  các  hiện  tượng  đó  trong  lòng  của  những  người  từ  óc  duy  vật để  trở  thành  duy  linh,  nhưng  nay  vì  có  sự  tố  giác  nhiều  nhà  đồng  tử,  nên  họ  đã  quay  trở  về  với  thái  độ  hoài  nghi  của  họ  trước  kia.

Bởi  vậy,  tôi  đã  chọn  lựa  vài  tín  hữu  cùng  đi  với  tôi  đến  nhà  ông  bà  Holmes,  và  vối  sự  trợ  giúp  của  Chân  sư  M.  và  quyền  năng  của  ngài,  tôi  đã  làm  cho  những  tinh  linh  John  King  và  Katie  King  xuất  hiện  từ  cõi  vô  hình,  tạo  nên  những  hiện  tượng “hiện  hình’’, và  làm  cho  các  giới  thông  linh  ở  khắp  nơi  tưởng  rằng  đó  là  do  khả  năng  đồng  tử  của  bà  Holmes  tạo  nên.  Bà  này  đã  trải  qua  một  cơn  hoảng  sợ  khủng  khiếp, vì  bà  biết  rằng  lần  này  các  vong  linh  đã  hiện  hình  thật  sự!

Tôi đã làm đúng hay sai?  Thế  gian  chưa  đủ  chuẩn  bị để  hiểu  rõ  triết  lý  của  khoa  Huyền  Môn; trước hết họ hãy nhận định rằng có những sinh vật trong cõi giới vô hình, dù đó là tinh linh ngũ hành hay vong linh người chết; và con người có những quyền năng  ẩn  tang  khả  dĩ  làm  cho  họ  trở  thành  một  đấng  thần  tiên  bất  tử.

Sau  khi  tôi  qua  đời,  có  lẽ  người  ta  sẽ  nhận  thức  tấm  lòng  vô  tư  của  tôi.  Tôi  đã  phát  nguyện  nêu  cao  Chân  Lý  để  giúp  đỡ  người  đời  trên  đường  tìm  đạo,  và  tôi  sẽ  giữ  vẹn  lời  nguyền.  Mặc  cho  người  thế  gian  vu  khống  và  phỉ  bang  tôi,  họ  có  thể  gọi  tôi  là  đồng  bóng,  phù  thủy,  bịp  bợm,  hay  là  gì  tùy  ý.  Một  ngày  kia, hậu  thế  sẽ  có  dịp  biết  rõ  tôi  hơn.  “Ôi!  Thế  gian  đau  khổ  và  tội  lỗi,  tôi  biết  làm  sao  hơn!’’

Toàn  thể  vấn  đề  đã  được  giải  bày  một  cách  rõ  ràng:  khoa  Pháp  Môn  mà  bà  được  lịnh  đem  truyền  bá  sang  Mỹ  để  thay  thế  khoa  Thần  Linh  Học  Tây  Phương  vốn  nặng  nề  phần  hiện  tượng  cơ  bút,  là  khoa  Huyền  Môn  của  Đông  Phương  tức  là  nền  Minh  Triết  Thiêng  liêng  hay  Brahma  Vidya.  Vì  Tây  Phương  chưa  sẵn  sang  chấp  nhận  khoa  này,  nên  công  việc  đầu  tiên  được  giao  phó  cho  bà  là  bênh  vực  sự  thật  về  các  hiện  tượng  thông  linh  chống  lại  những  thành  kiến  của  khoa  học  duy  vật  và  các   giới  liên  hệ.  Vấn  đề  cần  thiết  duy  nhất  của  thời  đại  là  chặn  đứng  đánh  đổ  óc  hoài  nghi  duy  vật  và  củng  cố  nền  tảng  tâm  linh  của  mọi  sinh  hoạt  tinh  thần.  Bởi  vậy,  khi  bước  vào  vòng  chiến,  bà  đứng  về  phe  các  nhà  Thần  Linh  Học  Mỹ,  và  tạm  thời  hãy  cất  ngọn  cờ  duy  linh  và  nêu  cao  một  lý  tưởng  chung  với  họ.  Phải,  hậu  thế  sẽ  xét  đoán  bà  một  cách  công  bình.

III

Tôi  còn  nhớ  rõ  phép  thuật  đầu  tiên  mà  bà  đã  làm  bằng  cách  sử  dụng  ý  chí,  ngay  sau  khi  bà  bắt  đầu  viết  bộ  sách “Vén  Màn  Isis [4]’’.  Trong  số  những  quan  khách  đến  viếng  nhà  bà,  có  một  nghệ  sĩ  người  Ý,  tạm  gọi  là  ông  B (Signor B).  Tôi  đang  ngồi  với  bà  nơi  phòng  khách  thì  ông  B. đến viếng.  Trong  câu  chuyện  trao  đổi  qua  lại  về  các  vấn  đề  của  nước  Ý,  thình  lình  y  thốt  ra  tên  của  một  vị  Chân  Sư  trong  số  những  đấng  Cao  Cả  nhất.  Bà  HPB  giật  mình  dường  như  bị  điện  giật,  nhìn  thẳng  vào  đôi  mắt  người  khách  lạ  và  nói  bằng  tiếng  Ý:

“Có việc gì vậy?  Tôi sẵn sàng.’’

Người kia  thản  nhiên  nói  qua  chuyện  khác, và  thảo  luận  về  các  vấn  đề  Phương  Thuật,  các  nhà  Thuật  Sĩ  và  các  đấng  Chân  Sư.

Khi ấy, ông B.  đứng dậy  mở  cửa  sổ, đưa  tay  khoát  vài  cái  trên  không  khí  bên  ngoài,  thì  một  con  bướm  trắng  liền  bay  vào  phòng  và  bay  lượn  trên  trần  nhà.  Bà HPB cười thoải  mái  vui  vẻ  và  nói:

“Khá đấy, nhưng tôi cũng làm  được  như  vậy!’’

Bà  cũng  đến  chỗ  cửa  sổ,  khoát  tay  vài  cái  tương  tự,  thì  một  con  bướm  trắng  thứ  nhì  cũng  liền  bay  vào  phòng.  Nó  bay  lên  trần  nhà,  đuổi  theo  con  bướm  kia  khắp  chung  quanh  phòng,  thỉnh  thoảng  hai  con  bướm  lại  đùa  giỡn  với  nhau,  rồi  cùng  bay  đến  một  góc  phòng  thì  cả  hai  đều  biến  mất  ngay  trước  mắt  chúng  tôi.

Tôi hỏi việc ấy nghĩa là thế   nào, thì bà đáp:

“Nó có nghĩa là ông B. có  thể  làm  cho  một  tinh  linh  biến  thành  một  con  bướm,  và  tôi  cũng  có  thể  làm  y  như  vậy. Chỉ có thế thôi.’’

Thì  ra,  hai  con  bướm  chỉ  là  những  vật  giả  tạo  chứ  vốn  không  có  thật.

Tôi  cũng  nhớ  những  hiện  tượng  thần  thông  khác  của  bà,  do  việc  sử  dụng  khả  năng  sai  khiến  âm  binh.  Một  đêm  nọ  chúng  tôi  làm  việc  soạn  quyển  sách  của  bà  mãi  đến  khuya.  Bữa  cơm  chiều  hôm  đó,  tôi  đã  ăn  vài  món  mặn,  nên  lúc  một  giờ  khuya  cảm  thấy  rất  khát  nước,  tôi  nói:

“ Chà! Bây  giờ  nếu  có  một  chum  nho  tươi  mà  ăn  thì  hay  quá,  hả?

“ À, phải đấy.  Ta hãy ăn nho đi.’’

“Nhưng  các  tiệm  đã  đóng  cửa  từ  lâu,  làm  sao  mua  được  vào  giờ  này?

Không sao.  Chúng ta vẫn có nho ăn như  thường’’

“Làm sao có, và lấy đâu ra?’’

“Rồi ông sẽ thấy. Bây giờ ông hãy vặn bấc đèn thấp xuống.’’

Tôi  vặn  thấp  ngọn  đèn  hơi,  nhưng  lỡ  tay  vặn  quá  trớn  làm  đèn  tắt.  Bà nói:

“Ông  không  cần  làm  vậy.Tôi  chỉ  muốn  ông  vặn  nhỏ  lại  thôi!  Ông hãy thắp lại  đi.’’

Tôi  thắp  đèn  sáng  trở  lại  và  hạ  bấc  đèn  thấp  xuống  chỉ  còn  ánh  sang  lờ  mờ.  Bà kêu lên:

“Kia kìa!  Ông hãy  nhìn  xem!’’

Và  đưa  tay  chỉ  cái  kệ  đựng  sách  trên  vách  trước  mặt  chúng  tôi.  Tôi  vô  cùng  ngạc  nhiên  mà  thấy  treo  lủng  lẳng  nơi  hai  đầu  cái  kệ  có  hai  chum  nho  tươi  lớn,  loại  nho  đen  và  chin,  và  chúng  tôi  lấy  xuống  ăn.  Tôi  hỏi  bà  đã  dung  phương  pháp  nào,  thì  bà  nói  đó  là  do  tác  động  của  vài  loại  tinh  linh  dưới  quền  sai  khiến  của  bà.

Về  sau,  bà  đã  có  dịp  tái  diễn  phép  thuật  ấy  hai  lần  khác  nữa  để  đem  trái  cây  về  cho chúng  tôi  ăn  giải  khát  giữa  đêm  khuya  trong  khi  chúng  tôi  soạn  bộ  sách “Vén  Màn  Isis.’’

IV

           Lần  lần,  Bavatsky  nói  cho  tôi  biết  về  sự  hiện  diện  của  các  Chân  Sư  cùng  những  quyền  năng  của  các  ngài,  và  bằng  vô  số  các  hiện  tượng  huyền  linh,  bà  cho  tôi  thấy  bằng  chứng  về  quyền  năng  của  bà  đối  với  những  mãnh  lực  huyền  bí  trong  thiên  nhiên.  Trước  hết,  như  đã nói  ở  trên,  bà  gán  cho  âm  bing  “John  King”  vai  trò  tác  động  nên  các  hiện  tượng  ấy,  và  chính  nhờ  sự  trợ  giúp  của  y  mà  lần  đầu  tiên  tôi  được  tiếp  xúc  bằng  thư  từ  với  các  Chân  Sư.  Tôi  đã  gìn  giữ  nhiều  bức  thư  cũa  các  ngài,  và  ghi  rõ  ngày  tháng  nhận  được  những  bức  thư  ấy.

        Trong  nhiều  năm,  cho  đến  ngày  tôi  rời  Nữu  Ước  để  sang  Ấn  Độ,  tôi  được  kết  nạp  vào  hang  đệ  tử  đặt  dưới  quyền  chỉ  đạo  của  phân  bộ  Phi  Châu  trong  QUẦN  TIÊN  HỘI.  Về  sau,  khi  bà  HPB  có  một  sự  biến  đổi  huyền  diệu  về  tâm  linh  và  thể  chất mà  tôi  không  tiện  nói  ra,  và  cho  đến  nay  vẫn  không  ai  ngờ  mặc  dù  họ  được  đối  xử  thân  mật  và  hoàn  toàn  tin  cẩn  của  bà ( như  họ  vẫn  tưởng ),  tôi  được  thuyên  chuyển  sang  phân  chi  Ấn  Độ,  dưới  sự  chăm  sóc  điều  hành  của  một  nhóm Chân sư khác.

         Từ  bao  giờ,  khắp  trên  thế  giới luôn  luôn  vẫn  có  một  tổ  chức  vĩ  đại  gồm  một  TẬP  ĐOÀN  TIÊN  THÁNH  chăm  lo  dìu  dắt  sự  tiến  hóa  của  nhân  loại.  Tổ  chức  ấy  dược  chia  làm  nhiều  phân  chi  tùy  theo  những  nhu  cầu của  nhân  loại  trong  những  giai đoạn  tuần  tự  tiến  hóa  khác  nhau.  Trong  một  thế  hệ,  trung  tâm  điều  hành  của  TẬP  ĐOÀN  TIÊN  THÁNH,  tức  QUẦN  TIÊN  HỘI,  được  đặt  ở  một  nơi  nhất  định;  vào  một  thế  hệ  khác,  trung  tâm  ấy  lại  được  đặt  ở  một  nơi  khác.  Tuy  vô  hình  vô  ảnh  nhưng  cần  thiết  cho  sự  tiến  bộ  tâm  linh  của  nhân  loại,  quyền  năng  phối  hợp  của  TẬP  ĐOÀN  TIÊN  THÁNH  được  duy  trì  từ  thế  hệ  này  sang  thế  hệ  khác  để  trợ  giúp  người  hành  giả  chiến  đấu  không  ngừng  trên  con  đường  Đạo  xa  xôi  diệu  vợi  đưa  đến  Chân  Lý  thiêng  liêng. Kẻ  hoài  nghi  phủ  nhận  sự  hiện  diện  của  các  đấng  Tiên  Thánh  bởi  vì  họ  không  nhìn  thấy  hay  nói  chuyện  với  các  ngài,  cũng  không  hề  thấy  lịch  sử  nói  về  sự  can  thiệp  hữu  vi  của  các  ngài  trong  những  biến  cố  của  các  quốc  gia.  Nhưng  sự  hiện  diện  của  các  ngài  đã  được  nhìn  nhận  bởi  hang  nghìn  những  bậc  đạo  gia  chân  tu  của  nhiều  thế  hệ  lien  tục,  đã  giải  thoát  khỏi  sự  ô  nhiễm  của  cuộc  đời  thế  gian  để  bước  vào  cõi  giới  tâm  linh  huyền  diệu.  Trong  nhiều  thời  kỳ,  các  ngài  đã  từng  giao  tiếp  thân  mật  với  những  người  chỉ  nguyện  xã  thân  cầu  Đạo,  hoặc  dành  trọn  cuộc  đời  phụng  sự  hiến  dâng  để  đem  lại  hạnh  phúc  và  tình  thương  trong  muôn  loài.

         Vài  người  trong  số  đó,  rất  mực  khiêm  tốn  và  bề  ngoài  có  vẻ  kém  hèn  như  chúng  tôi  là  những  người  lãnh  đạo  phong  trào  THÔNG  THIÊN  HỌC,  đã  có  diễm  phúc  được  sự  ưu  ái  và  chỉ  giáo  của  các  ngài.  Vài  người  như  bà  Blavatsky  và  sư  đệ  Damodar  đã  được  nhìn  thấy  ngài  trong  những  cơn  linh  ảnh  từ  khi  còn  nhỏ.  Những  người  khác  đã  gặp  các  ngài  dưới  những  hình  dáng  ngụy  trang  lạ  lùng  ở  những  nơi  thật  bất  ngờ.  Tôi  được  bà  Blatsky  giới  thiệu  cho  các  ngài  xuyên  qua  nhân  vật  trung  gian  quen  thuộc  trong  những  kinh  nghiệm  trước  đây:  đó  là  vong  linh  mệnh  danh “John  King”.  Y  giúp  tôi  giao  tiếp  bằng  phương  tiện  Vô  Vi  với  bốn  vị  Chân  Sư,  trong  số  đó  có  một  vị  Chân  Sư  Ai  Cập,  một  vị  là  đại  diện  của  môn  phái  Alexandrie,  một  vị  là  Chân  Sư  Venitien,  và  một  là  hậu  thân  của  một  triết  gia  người  Anh,  tuy  đã  qua  đời  nhưng  vốn  bất  tử.

       Chân  Sư  Serapis (Ai  Cập)  là  vị  Sư  Phụ  đầu  tiên  của  tôi,  ngài  có  một  tác  phong  hào  hung  dũng  cảm  và  đầy  vẻ  cương  nghị  của  một  người  trội  hẳn  phần  nam  tính.

        Về  sau,  tôi  được  các  Chân  Sư cho  biết  rằng  bà  Blavatsky  là  một  đệ  tử  trung  kiên  của  các  ngài,  tuy  rằng  bà  có  những  tính  chất  bất  thường,  làm  cho  bà  khó  dung  hòa  được  với  vài  vị  Chân  Sư  để  có  thể  làm  việc  chung  với  các  ngài.  Điều  này  không  lạ  gì  khi  ta  biết  rằng  mỗi  người  đều  tiến  hóa  theo  một  Cung  nhất  định  trong  Thiên  Cơ.  Họ  có  sự  hòa  hợp  tâm  linh  với  những  linh  hồn  đồng  Cung  với  mình,  và  có  thể  đối  nghịch  với  những  linh  hồn  thuộc  về  một  Cung  khác  khi  khoác  lấy  xác  phàm  để  hoạt  động  trên  cõi  hồng  trần  hạ  giới.  Đó  có  lẽ  là  cái  lý  do  căn  bản  của  mọi  sự  hòa  hợp  hay  xung  khắc  giữa  người  nọ  với  người  kia  trên  thế  gian.

         Dù  sao,  vài  vị  Chân  Sư  không  thể  làm  việc  chung  với  bà  Blavatsky.  Bà  chỉ  hợp  tác  được  với  những  vị  khác,  mà  tôi  có  liên  hệ  mật  thiết  trong  những  năm  đầu  của  phong  trào  Thông  Thiên  Học  thế  giới.

          Trong  những  chuyện  tâm  sự  với  nhau  khi  tôi  đã  đi  khá  sâu  vào  vấn  đề  để  biết  về  QUẦN  TIÊN  HỘI  và  mối  liên  hệ  của  bà  với  cơ  quan  ấy,  bà  HPB  (  tên  viết  tắt  của  bà  Blavatsky )[5]  nói  cho  tôi  biết  rằng  bà  đã  đến  Paris  từ  năm  trước ( 1873)  với  ý  định  ở  lại  đó  ít  lâu  dưới  sự  bảo  trợ  của  một  người  thân  quyến,  nhưng  một  ngày  nọ  bà  nhận  được  mật  lệnh  của  Chân  Sư  truyền  cho  bà  phải  đi  ngay  sang  New  York  để  chờ  lệnh  mới.

         Qua  ngày  hôm  sau,  bà  liền  vượt  biển  trùng  dương  với  chỉ  vừa  đủ  số  tiền  để  mua  vé  tàu.  Bà  viết  thư  cho  cha  ở  bên  Nga  yêu  cầu  ông  gửi  tiền  cho  bà  qua  Lãnh  Sự  Quán  Nga  ở  New  York,  nhưng  vì  phải  chờ  đợi  một  thời  gian,  và  vì  viên  Lãnh  Sự  Nga  từ  chối  không  cho  bà  mượn  trước,  nên  bà  phải  tìm  việc  làm  để  sống  qua  ngày.  Bà  ở  tại  trong  những  khu  phố  nghèo  nàn  nhất  là  khu  Madison  của  thành  phố  New  York,  và  sống  bằng  nghề  may  thuê  vá  mướn  cho  một  lão  chủ  tiệm  tạp   hóa  người  Do  Thái  rất  tốt  bụng.  Bà  luôn   luôn  nhắc  đến  người  này  với  một  lòng  biết  ơn.  Bà  sống  như  vậy  lây  lất  qua  ngày,  nhưng  vẫn  chưa  nhận  được  tin  gì  và  tương  lai  hoàn  toàn  mờ  mịt.  Nhưng  năm  sau,  tháng  10  năm  1874,  bà  được  mật  lệnh  đi  đến  Chittenden  để  gặp  một  người  đồng  môn  sẽ  cùng  cộng  tác  với  bà  trong  một  công  việc  vĩ  đại  trong  tương  lai:  người  ấy,  ai  ngờ  chính  lại  là…  tôi.  Những  bạn  bè  thân  hữu  của  bà  đều  nhớ  rõ  câu  chuyện  mà  bà  đã  kể  cho  họ  nghe  về  sự  lên  đường  ra  đi  bất  ngờ  của  bà  từ  Paris  sang  New  York  theo  mật  lệnh  của  Chân  Sư.  Nhưng  những  người  bạn  thân  ấy  chỉ  nghe  bà  kể  lại  mãi  về  sau  mà  thôi,  và  những  kẻ  thù  nghịch  với  bà  có  thể  nói  rằng  đó  chỉ  là  một  việc  mà  bà  mới  nghĩ  ra  sau  này,  một  chuyện  giả  dối  được  bịa  đặt  ra  để  cho  ăn  khớp  với  cái  trò  đùa  ngộ  nghĩnh  mà  bà  ngụy  tạo  ra  sau  đó.

           Tuy  nhiên,  trong  khi  tôi  viết  những  trang  này  tại  Adyar  thì  một  việc  tình  cờ (nếu  đó  là  do  sự  tình cờ)  vừa  đem  đến  cho  tôi  một  bằng  chứng  xác  nhận  sự  việc  trên.

           Vừa  đến  lưu  trú  tại  Adyar,  có  bà  Anna  Ballard,  một  nữ  ký  giả  lão  thành  người  Mỹ,  hội  viên  kỳ  cựu  của  Câu  Lạc  Bộ  Báo  Chí  thành  phố  New  York.  Do  hoạt  động  nghề  nghiệp,  bà  này  đã  từng  đến  phỏng  vấn  bà  Blavatsky  trong  tuần  lễ  đầu  tiên  sau  khi  bà  HPB  vừa  đổ  bộ  lên  đất  Mỹ.  Trong  khi  tiếp  xúc  với  chúng  tôi,  bà  Ballard  ngẫu  nhiên  nói  cho  tôi  nghe  hai  chuyện,  mà  tôi  liền  yêu  cầu  bà  viết  lại  trên  giấy  trắng  mực  đen  để  làm  tài  liệu.  Điều  thứ  nhất  là  khi  bà  đến  viếng  HPB  ở  một  nơi  nhà  trọ  nghèo  nàn  tại  New  York,  bà  HPB  có  nói  rằng  bà  từ  giã  Paris  thình  lình  và  không  có  dự  tính  trước,  do  một  quyết  định  đột  xuất  chỉ  báo  trước  có  một  ngày;  và  việc  kế  đó  là  bà  HPB  đã  từng  viếng  xứ  Tây  Tạng.  Dưới đây  là  lời  tường  thuật  của  bà  Anna  Ballad:

                  Adyar, 17  tháng  1,  1892

                  Kính gởi  Đại  Tá  Olcott,

              Sự  quen  biết  của  tôi  với  bà  Blavatsky  còn  lâu  hơn  là  ông  tưởng.  Tôi  gặp  bà  hồi  tháng  7  năm  1873  tại  New  York,  độ  một  tuần  lễ  sau  khi  bà  vừa  cặp  bến.  Hồi  đó,  tôi  là  phóng  viên  của  nhật  báo  New  York  Sun,  được  chỉ  định  viết  một  bài  về  một  đề  tài  Nga.  Khi  tôi  còn  đang  tìm  tài  liệu,  thì  một  người  bạn  cho  tôi  hay  rằng  có  một  phụ  nữ  Nga  vừa  nhập  cảnh  do  chuyến  tàu  mới  đến.

            Tôi  bèn  tìm  đến  gặp  bà,  và  từ  đó  bắt  đầu  một  sự  quen  biết  thân  hữu  kéo  dài  đến  nhiều  năm  sau.  Trong  cuộc  phỏng  vấn  đầu  tiên  của  tôi,  bà  HPB  cho  tôi  biết  rằng  bà  không  hề  có  ý  định  rời  Paris  để  sang  Mỹ  cho  đến  ngày  cuối  cùng  trước  khi  bà  xuống  tàu,  nhưng  vì  lý  do  gì  bà  ra  đi  và  ai  thúc  hối  bà  đi  gấp  như  vậy,  thì  bà  không  nói.

             Tôi  còn  nhớ  rõ  bà  nói  với  một  vẻ  sung  sướng  khoái  trá  lộ  ra  mặt:  “Tôi  có  ở  bên  Tây  Tạng.”  Hồi  đó,  tôi  không  hiểu  tại  sao  bà  lại  cho  đó  là  một  vấn  đề  quan  trọng,  còn  đặc  biệt  hơn  những  chuyến  du  hành  ở  Ai  Cập,  Ấn  Độ  và  những  nước  khác  mà  bà  đã  kể  chuyện  cho  tôi  nghe,  nhưng  bà  lại  nói  câu  ấy  với  một  vẻ  mặt  nghiêm  trọng  lạ  thường.  Bây  giờ  thì,  lẽ  tất  nhiên,  tôi  hiểu  ý  bà  muốn  nói  gì.

                                                                 Ký tên:  Anna  Ballard.

           Độc  giả  sẽ  nhận  thấy  rằng  những  sự  việc  mà  bà  HPB  đã  kể  cho  người  bạn  đầu  tiên  này  ỏ  New  York  hồi  hai  mươi  năm  về  trước,  đã  xác  nhận  đúng  đắn  những  gì  mà  từ  đó  về  sau  bà  cũng  đã  thuật  lại  với  một  số  đông  người,  về  hai  vấn  đề  quan  trọng  nhất  trong  lịch  sử  lien  hệ  giữa  bà  với  hội  Thông  Thiên  Học,  là:

       1._  Giai  đoạn  chuẩn  bị  của  bà  bên  xứ  Tây  Tạng  dưới  sự  chăm  sóc  của  các  đấng  Chân  Sư;  và

       2._  Cuộc  hành  trình  của  bà  đột  xuất  sang  Mỹ  để  tìm  người  bạn  đồng  môn  có  nghiệp  duyên  cùng  hợp  tác  với  bà  để  phát  động  phong  trào  Thông  Thiên  Học  trên  thế  giới.

         Hồi  năm  1871,  bà  đã  có  một  lần  thất  bại  khi  mưu  tính  thành lập  một  Cơ  Quan  Tinh  Thần  tại  Cairo,  thủ  đô  Ai  Cập,  dựa  trên  nền  tảng  các  hiện  tượng  thần  linh.  Vì  không  tìm  được  người  có  đủ  khả  năng  tổ  chức  và  lãnh  đạo,  nên  việc  ấy  không  thành;  nó  đã  đem  đến  cho  bà  nhiều  sự  chỉ  trích  và  bực  mình. Tuy  nhiên,  những  phép  thuật  thần  thong  mà  bà  đã  biểu  diễn  với  sự  trợ  giúp  của  các  vị  Chân  Sư  Ai  Cập  và  một  vị  Chân  Sư  khác  mà  về  sau  tôi  được  dịp  tiếp  xúc,  đều  là  những  hiện  tượng  vô  cùng  độc  đáo.  Việc  ấy  có  vẻ  như  một  sự  hoang  phí  thần  lực  một  cách  vô  ích,  và  cho  thấy  công  trình  nầy  dường  như  thiếu  sự  hướng  dẫn của  thiêng  liêng.  Tôi  không  thể  hiểu  tại  sao  sự  việc  lại  xảy  ra  như  vậy.

        Nói  về  hội  Thông  Thiên  Học  thì  mọi  sự  diễn  biến  đều  chỉ  rằng  nó  có  một  lịch  trình  tiến  hóa  tuần  tự,  và  bị  chi  phối  bởi  hoàn  cảnh  do  tác  động  của  những  sức  mạnh  tương  phản.  Khi  thì  sinh  hoạt  êm  ái  điều  hòa,  khi  thì  trải  qua  những  cơn  song  gió  ồ  ạt,  Hội  được  thịnh  vượng  hay  bị  trầm  trệ  tùy  theo  sự  quản  trị  thông  minh  sáng  suốt  hay  kém  khôn  ngoan  của  các  nhà  lãnh  đạo.  Đường  lối  đại  cương  của  Hội  vẫn  luôn  luôn  được  gìn  giữ,  phương  châm  hướng  dẫn  bao  giờ  cũng  vẫn  đồng  nhất,  nhưng  chương  trình sinh  hoạt  của  nó  đôi  khi  được  sửa  đổi,  nới  rộng  hay  cải  tiến  một  cách  linh  động,  uyển  chuyển  tùy  theo  kiến  thức  và  kinh  nghiệm  của  chúng  ta.  Mọi  sự  đều  chứng  minh  cho  tôi  thấy  rằng  phong  trào  Thông  Thiên  Học  nói  chung  đã  được  các  bậc  Tiên  Thánh  chuẩn  bị  từ  trước,  nhưng  còn  tất  cả  mọi  chi  tiết  đều  để  cho  chúng  ta  thực  hiện  với  sự  cố  gắng  tối  đa.  Nếu  chúng  ta  thất  bại  thì  cái  cơ  hội  quý  báu  mà  Nghiệp  Quả  đã  dành  cho  chúng  ta  sẽ  rơi  vào  tay  người  khác,  cũng  như  hiện  nay  tôi  là  người  thừa  kế  những  cơ  hội  lỡ  làng  mà  nhóm  tín  hữu  của  bà  Blavatsky  đã  bỏ  dở  không  thực  hiện  được tại  Cairo  hồi  năm  1871.

         Trong  thưở  ban  đầu,  tôi  không  hề  nghe  bà  Blavatsky  nói  gì  ngụ  ý  rằng  bà  đã  được  cho  biết  trước ,  cho  đến  khi  bà  được  lịnh  đi  đến  Chittenden  để  gặp  tôi,  về  việc  chúng  tôi  sẽ  cùng  cộng  tác  với  nhau  trong  tương  lai,  hay  là  về  việc  thành  lập  hội  Thông  Thiên  Học  thế  giới.  Chúng  tôi  chỉ  nghe  bà  nói,  như  đã  kể  trên,  rằng  bà  được  gởi  từ  Paris  đi  New  York  với  mục  đích  truyền  bá  giáo  lý  Huyền  Môn,và  trước  khi  chúng  tôi  gặp  nhau,  bà  đã  từng  tham  dự  những  buổi  họp  đàn  và  tiếp  xúc  với  các  đồng  tử  nhưng  vẫn  còn  ẩn  mặt  chứ  chưa  hề  được  công  chúng  biết  đến.

         Tháng  5  năm  1875,  với  sự  đồng  ý  của  bà  HPB,  tôi  bắt  tay  vào  việc  tổ  chức  một  nhóm  thân  hữu  chuyên  khảo  cứu  về  Khoa  Học  Huyền  Bí,  lấy  tên  là  Câu  Lạc  Bộ  Huyền  Linh ( Miracle  Club ).  Trong  một  đoạn  ký  sự  về  việc  này,  bà  viết  như  sau:

          “Đó  là  một  mưu  toan  do  lệnh  dạy của  T. B. (một  vị  Chân  Sư),  nhận  được  qua  trung  gian  của  P. (một  tinh  linh)  mệnh  danh  John  King.  Được  lệnh  phải  bắt  đầu  nói  cho  công  chúng  biết  sự  thật  về  các  hiện  tượng  và  các  đồng  tử.  Thế  là  cuộc  pháp  nạn  của  tôi  sẽ  bắt  đầu!  Tôi  sẽ  gặp  phải  sự  chống  đối  của  các  nhà  Thần  Linh  Học,  thêm  vào  sự  thù  nghịch  của  bên  Cơ  Đốc  Giáo  và  những  kẻ  hoài  nghi.  Ôi ! Chân  Sư  M.,  ý  muốn  của  Sư  Phụ  sẽ  phải  được  thực  hiện.

 HPB.”

        Câu  lạc  bộ  này  được  dự  định    sẽ  nhóm  riêng,  không  thâu  nhận  người  ngoài  trừ  ra  những  thành  viên  của  nhóm,  và  họ  cũng  bị  ngăn  cấm  không  được  tiết  lộ  nơi  họp.  Bà viết  thêm:

         “Tất  cả  những  hiện  tượng  Thần  Linh,  gồm  cả  các  sự  hiện  hình,  đều  sẽ  diễn  ra  dưới  ánh  sáng, và  sẽ  không  sử  dụng  một  phòng  tối.”

          Theo  lời  bà  nói  như  trên,  thì  dường  như  sẽ  không  có  Hội  Thông  Thiên  Học,  nếu  rốt  cuộc  người  đồng  tử  của  Nhóm  Huyền  Linh  không  hoàn  toàn  suy  thoái  rồi  rút  lui  và  tôi  đành  bỏ  dở  không  thể  hoàn  thành  công  việc  ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: