CHƯƠNG TÁM: MỘT VÀI GIẢ THUYẾT

            Chúng  ta  hãy  thử  phân  tích  trạng  thái  tinh  thần  của  bà  HPB  khi  bà  viết  bộ  sách  “VÉN  MÀN  ISIS”,  để  tìm  cách  giải  thích  những  sự  khác  biệt  rõ  rệt  về  cá  tính, tuồng  chữ, và  tâm  trạng  của  bà  như  đã  tường  thuật  ở  trên.

          Tôi  không  thể  chứng  minh  đến  mức  độ  nào, bà  HPB  đã  viết  bộ  sách  trên  qua  cá  tính  phức  tạp  của  bà, nhưng  tôi  nghĩ  rằng  có  điều  hiển  nhiên  và  không  thể  chối  cãi  là  bà  đã  nghiền  ngẫm  và  tiêu  hóa  tất  cả  những  tài  liệu  trong  đó  cũng  như  nó  là  của  chính  bà  viết  ra, chứ  không  phải  chỉ  là  những  kiến  thức  mượn  tạm  từ  bên  ngoài.

           Thật  không  gì  dễ  bằng  tránh  né  toàn  bộ  sự  việc  phân  tích  để  tìm  hiểu, và  kết  bè  với  những  người  cho  rằng  bà  HPB  được  nguồn  cảm  hứng  thiêng  liêng, không  hề  có  sự  lỡ  lầm, mâu  thuẫn, sai  sót  hay  sơ  hở  nào; nhưng  tôi  không  thể  làm  như  vậy, vì  tôi  biết  bà  quá  rõ, và  chỉ  muốn  trình  bày  sự  thật.

           Sau  khi  khảo  sát  về  trường  hợp  này, người  ta  không  khỏi  nhận  thấy  rằng  ít  nhất  có  những  giả  thuyết  sau  đây  được  nêu  ra:

          1._ Bộ  sách  VÉN  MÀN  ISIS  phải  chăng  được  một  vị  Chân  Sư  đọc  cho  bà  viết  như  một  người  thư  ký  biên  chép  lại  một  cách  tỉ  mỉ, cẩn  thận  và  công  phu?

         2._ Do  Chân  Ngã  của  bà  viết  ra  trong  khi  cơ  thể  bà  bị  hoàn  toàn  chế  ngự?

         3._ Bà  viết  trong  trạng  thái  một  người  đồng  tử  được  các  đấng  Chân  Sư  mượn  xác?

         4._ Dưới  ảnh  hưởng  một  phần  của  những  trạng  thái  kể  trên?

         5._ Như  một  đồng  tử  thông  thường, chịu  ảnh  hưởng  kiểm  chế  của  những  vong  linh  khuất  mặt?

         6._ Do  nhiều  cá  tính  tiềm  ẩn  và  tác  động  luân  phiên  nhau  của  bà  viết  ra?

         7._ Bà  chỉ  là  một  phụ  nữ  bình  thường  như  mọi  người, không  chịu  một  ảnh  hưởng  kiểm  chế  ám  ảnh  hay  một  nguồn  cảm  hứng  tâm  linh  nào  đến  từ  bên  ngoài, trong  trạng  thái  tỉnh  táo  thông  thường, và  không  có  gì  khác  biệt  với  bất  cứ  một  nhà  văn  nào  làm  một  công  việc  soạn  sách  thuộc  loại  này.

I

GIẢ THUYẾT THỨ  BẢY

           Chúng  ta  hãy  bắt  đầu  với  giả  thuyết  sau  cùng. Mọi  người  sẽ  thấy  ngay  rằng  xét  về  trình  độ  học  thức  và  văn  hóa  của  bà  HPB , thì  bà  không  bao  giờ  có  thể  là  một  học  giả  uyên  bác, hay  một  “con  mọt  sách”. Những  tập  hồi  ký  về  cuộc  đời  bà, do  gia  đình  bà  truyền  lại  cho  nhà  viết  tiểu  sử  bà  là  ông  A.P.Sinnett, và  cho  tôi, cho  thấy  rằng  hồi  thuở  thiếu  thời, bà  là  một  người  học  trò  khó  dạy, không  hề  thích  đọc  những  loại  sách  vở  đứng  đắn, khô  khan, không  thích  giao  du  với  những  người  học  rộng, cũng  không  hề  bước  chân  đến  các  thư  viện: bà  vốn  là  mối  hoang  mang  kinh  khủng  cho  các  bà  quản  gia, mối  thất  vọng  cho  họ  hàng  thân  quyến, thích  nổi  loạn  chống  lại  tất  cả  những  sự  gò  bó  chật  hẹp  của  phong  tục  hay  quy  ước  xã  hội  thông  thường. Trong  thời  kỳ  thơ  ấu, bà  thích  làm  bạn  với  những  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH  và  những  vong  linh  khuất  mặt  ở  cõi  âm, bà  trải  qua  nhiều  ngày  và  nhiều  tuần  như  vậy  để  giao  tiếp  với  họ. Bà  cũng  thường  hay  chơi  những  trò  ngỗ  nghịch, rắn  mắt  đối  với  người  lớn, và  nhờ  có  những  năng  khiếu  thần  thông  ngay  từ  thuở  nhỏ, nên  có  khi  bà  cũng  nói  phăng  ra  những  điều  bí  mật  riêng  tư  của  họ  làm  cho  họ  phải  giật  mình.

           Bà  không  hề  gia  nhập  một  hội  nghiên  cứu  khoa  học  hay  khảo  cứu  bất  cứ  một  ngành  học  thuật  nào, và  chưa  từng  viết  sách. Bà  chỉ  đi  tìm  các  vị  pháp  sư, phù  thủy  ở  những  xứ xa xôi  và  bán  khai, không  phải  để  đọc  sách  vở ( không  hề  có ) của  họ, mà  để  học  hỏi  về  ngành  tâm  lý  thực  dụng. Nói  tóm  lại, bà  không  phải  là  một  người  ưa  thích  văn  chương  trước  khi  viết bộ  VÉN  MÀN  ISIS.

Những  sự  khác  biệt  và  tương  phản  rõ  rệt  giữa  những  đoạn  văn  có  khi  vụng  về  lủng  củng  và  có  khi  hầu  như  tuyệt  tác  của  bà, chứng  minh  rằng  không  phải  chỉ  có  một  trí  lực  duy  nhất  tác  động  để  viết  bộ  sách  này. Những  tuồng  cữ  khác  nhau, sự  sai  biệt  về  cách  suy  luận, cách  hành  văn  và  những  sắc  thái  khác  biệt  nhau  của  mỗi  đoạn  văn  đều  xác  nhận  điều  đó.

II

 GIẢ THUYẾT THỨ SÁU

         Bây  giờ  chúng  ta  hãy  xét  đến  giả  thuyết  thứ  sáu, cho  rằng  quyển  sách  ấy  được  viết  ra  bởi  nhiều  cá  tính  khác  nhau  của  bà  HPB, hay  nhiều  tầng  lớp  tâm  thức  cá  nhân  của  bà, có  thể  luân  phiên  nhau  xuất  hiện  từ  trạng  thái  tiềm  ẩn  để  bước  vào  trạng  thái  hoạt  động.

         Về  vấn  đề  này, những  sự  khảo  sát  tìm  tòi  của  các  giới  liên  hệ  đương  thời  vẫn  chưa  tiến  bộ  đến  mức  giúp  cho  chúng  ta  có  thể  nói  một  cách  dứt  khoát. Trong  quyển “ NHỮNG  GIAI  THOẠI  TRONG  CUỘC  ĐỜI  BÀ  BLAVATSKY”, ông  Sinnett  có  trích  dẫn  một  đoạn  văn  của  bà  diễn  tả  một “đời  sống  song  đôi”  mà bà  đã  trải  qua  trong  một  cơn  bệnh  sốt  khi  bà  còn  là  một thiếu nữ  ở  Mingrelia:

         “MỖI  KHI  CÓ  NGƯỜI  GỌI  TÊN  TÔI, TÔI  MỞ  MẮT  RA  VÀ  TRỞ  LẠI  BẢN  THỂ  HAY  CÁ  TÍNH  CỦA  CHÍNH  TÔI, TRONG  TỪNG  CHI  TIẾT. TUY  NHIÊN, SAU  ĐÓ  KHI  TÔI  ĐƯỢC  ĐỂ  YÊN  MỘT  MÌNH, TÔI  LẠI  RƠI  VÀO  TRẠNG  THÁI  MỘNG  MƠ  THƯỜNG  NHẬT  CỦA  TÔI, VÀ  TÔI  TRỞ  THÀNH  MỘT  NGƯỜI  KHÁC ( BÀ  HPB  KHÔNG  NÓI  NGƯỜI  ẤY  LÀ  AI )…..

          NHỮNG  KHI  TÔI  ĐANG  NÓI  CHUYỆN  TRONG  CUỘC  SỐNG  MỘNG  MƠ  NÓI  TRÊN, NẾU  TÔI  BỊ  GIÁN  ĐOẠN  NỬA  CHỪNG  VÌ  CÓ  NGƯỜI  GỌI  TÊN  TÔI, VÀO  LÚC  MÀ  TÔI  HAY  NHỮNG  NGƯỜI  KHUẤT  MẶT  TRONG  LÚC  ĐÓ  MỚI  NÓI  ĐƯỢC  NỬA  CÂU  VÀ  TÔI  MỞ  MẮT  RA  ĐỂ  ĐÁP  LỜI  KÊU  GỌI, THÌ  TÔI  THƯỜNG  TRẢ  LỜI  MỘT  CÁCH  RẤT  SÁNG  SUỐT  VÀ  HIỂU  BIẾT  TẤT  CẢ  MỌI  SỰ, VÌ  TÔI  KHÔNG  HỀ  MÊ  MUỘI. NHƯNG  KHI  TÔI  VỪA  NHẮM  MẮT  LẠI, THÌ  CÂU  NÓI  BỊ  GIÁN  ĐOẠN  NỬA  CHỪNG  KHI  NÃY, ĐƯỢC  TIẾP  TỤC  BỞI  “CÁI  NGà THỨ  NHÌ”  CỦA  TÔI, ĐÚNG  VÀO  CHỮ  HAY  CHÍ  ĐẾN  NỬA  CHỮ  MÀ  CÂU  NÓI  BỊ  NGẮT  NGANG.

          KHI  TÔI  THỨC  TỈNH  VÀ  TRỞ  VỀ  BẢN  THỂ, TÔI  NHỚ  RÕ  RẰNG  TÔI  LÀ  AI  TRONG  CÁI  BẢN  NGà THỨ  NHÌ, CÙNG  TẤT  CẢ  NHỮNG  SỰ  VIỆC  XẢY  RA  VÀ  TÔI  ĐANG  LÀM  GÌ  LÚC  ẤY. KHI  TÔI  LÀ  MỘT  NGƯỜI  KHÁC  TRONG  TRẠNG  THÁI  MỘNG  MƠ, THÌ  TÔI  LÀ  CÁI NHÂN  VẬT  MÀ  TÔI  TRỞ  THÀNH, VÀ  TÔI  KHÔNG  HỀ  BIẾT  H .B. BLAVATSKY  LÀ  AI! KHI  ẤY  TÔI  Ở  MỘT  XỨ  HOÀN  TOÀN  XA  LẠ, CÓ  MỘT  CÁ  TÍNH  HOÀN  TOÀN  KHÁC  HẲN, VÀ  KHÔNG  CÓ  LIÊN  HỆ  GÌ  ĐẾN  ĐỜI  SỐNG  CỦA  TÔI  TRONG  HIỆN  TẠI”.

        Xét  về  những  sự  việc  kể  trên, người  ta  có  thể  nói  rằng  nhân  vật  HPB  duy  nhất, chính  là  cái  thực  thể  tâm  linh  ngự  trong  cái  xác  phàm  của  bà, còn  cái  “người  khác”  kia  vốn  không  phải  bà  HPB, mà  chỉ  là  một  thực  thể  khác  có  một  mối  liên  quan  bí  hiểm  không  giải  thích  được, với  bà  và xác  phàm  của  bà. Thật  vậy, người  ta  được  biết  có  những  trường  hợp  mà  cái  NGà THỨ  NHÌ  biểu  lộ  những  sở  thích  và  tài  năng  hoàn  toàn  xa  lạ  đối  với  cái  NGà bình  thường  của  đương  sự. Giáo  Sư  Barrett  có  thuật  chuyện  người  con  trai  của  một  vị  linh  mục  ở  khu  vực  bắc  Luân  Đôn, sau  một  cơn  bệnh  nặng, bèn  trở  nên  hai  nhân  vật  khác  nhau. Cái  “ngã  thứ  nhì”  không  biết  đến  cha  mẹ  của  y, không  nhớ  những  việc  quá  khứ, tự  gọi  mình  bằng  một  cái  tên  khác, và  điều  đáng  kể  hơn  nữa, là  y  phát  triển  tài  năng  về  âm  nhạc, mà  trước  đó  y  không  hề  có  chút  nào.

          Có  nhiều  trường  hợp  mà  cái  “ngã  thứ  nhì” thay  chân  cái  ngã  bình  thường, tự  gọi  bằng  một  cái  tên  khác  và  có  một  trí  nhớ  đặc  biệt  về  những  kinh  nghiệm  riêng  của  nó. Trong  trường  hợp  cô  Lurancy  Vennum  mà  mọi  người  đều  biết, thể  xác  của  cô  hoàn  toàn  bị  chế  ngự  bởi  linh  hồn  thoát  xác  của  một  thiếu  nữ  khác  tên  Mary Roff, cô  này  đã  chết  từ  mười  hai  năm  trước. Dưới  sự  thay  hồn  đổi  xác  này, cá  tính  của  cô  Vennum  hoàn  toàn  khác  biệt  hẳn  khi  xưa. Cô  nhớ  rõ  tất  cả  những  gì  đã  xảy  ra  trong  đời  của  cô  Mary Roff  trước  khi  cô  này  qua  đời, nhưng  còn  chính  những  cha  mẹ, người  thân  quyến  và  bạn  bè  của  cô  lại  trở  nên  những  người  hoàn  toàn  xa  lạ. Hiện tượng này  kéo  dài  gần  bốn  tháng. Việc  nhập  xác  này  đối  với  cô  Mary Roff  lại  rất  tự  nhiên  đến  nỗi  cô  không  thấy  gì  khác  biệt  với  cái  thể xác  của  chính  cô  khi  cô  sinh  ra  đời  gần  ba  mươi  năm  về  trước.

         Ngoài  ra, người  ta  còn  thuật  chuyện  cái  “ngã  thứ  nhì” của  một  cô  gái  tên  Mary Reynold, xuất  hiện  từ  năm  cô  mười  tám  tuổi  và  kéo  dài  đến  bốn  mươi  ba  năm  cho  đến  khi  cô  thọ  được  đến  sáu  mươi  mốt  tuổi, xen  với  những  giai  đoạn  trung  gian  khi  cô  trở  về  trạng  thái  bình  thường. Trong  khoảng  hai  mươi  lăm  năm  cuối  cùng  của  cuộc  đời, cô  hoàn  toàn  ở  trong  trạng  thái  bất  thường  của  cái  “ngã  thứ  nhì”, trong  khi  đó  cái  ngã  bình  thường, tức  con  người  thật  của  cô, đã  bị  xóa  bỏ. Có   điều  lạ  lung  là  tất  cả  những  gì  cô  biết  trong  cái  “ngã  thứ  nhì” đều  đã  sở  đắc  được  trong  trạng  thái  đó. Cô  bắt  đầu  cái  đời  sống  thứ  nhì  này  vào  năm  cô  mười  tám  tuổi  (tuổi  của  thể  xác), không  hề  biết  tới  Mary  Reynold  là  ai  và  quên  hết  tất  cả  quá  khứ; trạng  thái  thứ  nhì  của  cô  chính  là  trạng  thái  của  một  trẻ  sơ  sinh. Tất  cả  những  gì  còn  sót  lại  của  dĩ  vãng, là  cô  chỉ  biết  thốt  ra  một  vài  tiếng, mà  cô  không  hiểu  ý  nghĩa  gì  cả  cho  đến khi  cô  được  dạy  cho  biết  ý  nghĩa  của  những  chữ  đó.

          Tôi  có  đọc  sách  và  biết  được  ít  nhiều  về  vấn  đề  đa  hình  đa  dạng  trong  con  người, nhưng  không  thấy  có  trường  hợp  nào  mà  cái  ngã  hay  nhân  vật  thứ  nhì  có  thể  chú  thích  những  đoạn  văn  trong  các  sách, hay  nói  những  tiếng  ngoại  ngữ  mà  chính  đương  sự  không  hề  biết  trong  trạng  thái  bình  thường. Tôi  biết  một  nhà  bác  học  ở  Anh  Quốc, đã  quên  hẳn  tiếng  mẹ  đẻ  vì  sống  ở  nước  ngoài  từ  năm  mười  một  tuổi  mà  không  nói, hay  nghe  ai  nói  thứ  tiếng  ấy. Đến  năm  hai  mươi  chin  tuổi, y  mới  bắt  đầu  học  lại  tiếng  mẹ  đẻ  bằng  cách  dạy  sinh  ngữ  và  tự   điển. Tuy  nhiên, trong  khi  y  cố  gắng  vật  lộn  với  những  nguyên  tắc  sơ  đẳng  của  ngôn  ngữ  ấy, thì  y  lại  nói  trôi  chảy  trong  giấc  ngủ. Nhưng  trong  trường  hợp  này, sự  thông  hiểu  ngôn  ngữ  của  y  chỉ  đắm  chìm  trong  cõi  tiềm  thức, hay  ký  ức  ẩn  tàng.

           Có  trường  hợp  quen  thuộc  của  một  người  nữ  tỳ  ngâm  thơ  ngoại  ngữ  trong  trạng  thái  thụy  du (đi  trong  giấc  ngủ) và  cũng thốt  lên  những  câu  văn  Do  Thái  mà  cô  đã  nghe  một  người  chủ  cũ  ca  vang  lên  từ  nhiều  năm  trước.

           Nhưng  không  ai  có  thể  đưa  ra  bằng  chứng  nào  chỉ  rằng  bà  HPB  đã  từng  khảo  cứu  về  những  vấn  đề  bà  viết  trong  bộ  sách  VÉN  MÀN  ISIS. Nếu  bà  không  cố  ý  “đạo  văn”  một  cách  ý  thức  và cũng  không  hề  học  hỏi  những  vấn  đề  ấy  bao  giờ  thì  làm  sao  những  kiến  thức  đó  có  thể  đến  với  bà  trên  giả  thuyết  rằng  bộ  sách  ấy  được  viết  bởi  một  HPB  thứ  nhì  hay  HPB  thứ  ba?

Ở  đây, tôi  chỉ  muốn  tạm  cứu  xét  vấn  đề  đa  hình  đa  dạng  của  con  người  trên  giả  thuyết  rằng  bà  HPB  có  thể  viết  bộ  sách  VÉN  MÀN  ISIS  với  không  có  sự  trợ  giúp  nào  khác  hơn  là  những  cá  tính  riêng  của  bà. Bởi  đó, chúng  ta  không  cần  phải  đi  sâu  hơn  vào  một  vấn  đề  mà  muốn  hiểu  biết  rõ  người  ta  phải  tham  khảo  những  giáo  lý  Huyền  Môn  của  Ấn  Độ.

           Đạo  lý  cổ  truyền  của  Ấn  Độ dạy  rằng  Chân  Ngã  con  người  có  khả  năng  thấy  và  biết  tất  cả  khi  y  đã  trút  bỏ  cái  gánh  nặng  của  bức  màn  che  ám  cuối  cùng  thuộc  về  tâm  thức  vật  chất  hồng  trần. Và  cái  kiến  thức  đó  sẽ  đến  với  y  một  cách    tuần  tự  khi  mà  những  lớp  màn  xác  thịt  trọng  trược  càng  ngày  càng  được  vén  lên.

          Trường  hợp  giáo  chủ  Hồi  Giáo  Mahomet  vốn  là  một  người  thất  học, lại  có  thể  viết  bộ  Thánh  Kinh  Koran  bằng  chữ  Ả  Rập  thuần  túy, là  một  phép lạ  lớn  nhất  chưa  từng  thấy. Đó  là  một   bằng  chứng  chỉ  rằng  Chân  Ngã  tâm  linh  của  ông  đã  biểu  lộ  xuyên  qua  những  chướng  ngại  của  thể  xác  vật  chất  và  trực  tiếp  thu  nhận  những  kiến  thức  siêu  việt  từ  cái  nguồn  gốc huyền diệu  thuộc  về  cõi  trên.

           Nếu  bà  HPB  là  một  tu  sĩ  khổ  hạnh  chủ  trị  được  cái  phàm  ngã  và  bộ  óc  suy  luận  của  bà, nếu  bà  có  thể  viết  Anh  Ngữ  thuần  túy  mà  không  hề  sở  đắc  nó  từ  trước, nếu  bà  soạn  bộ  VÉN  MÀN  ISIS  theo  một  kế  hoạch  rõ  ràng  nhất  định  thay  vì  sắp  đặt  các  tài  liệu  một  cách  lộn  xộn  thiếu  trật  tự  như  bà  đã  làm, thì  tôi  đã  có  thể  nghĩ  như  trên  và  coi  bộ  sách  quý  giá  ấy  như  một  công  trình  sáng  tạo  bởi  cái  Chân  Ngã  siêu  việt  của  bà. Nhưng  trên  thực  tế, tôi  không  thể  làm  như  vậy, và tôi  phải  thông  qua  vấn  đề  ấy  để  xét  qua  những  giả  thuyết  khác.

III

GIẢ THUYẾT THỨ NĂM

          Giả  thuyết  kế  đó  là  phải  chăng  bà  HPB  viết  bộ  VÉN  MÀN ISIS  với  tư  cách  một  người  đồng  tử  thông  thường, nghĩa  là  dưới  sự  kiểm  chế  của  những  vong  linh  người  chết?  Tôi quả  quyết  rằng  không. Nếu  quả  như  vậy, thì  cái  vong  linh  chế  ngự  thể  xác  của  bà  hẳn  là  tác  động  một  cách  khác  hẳn  với  mọi  thứ  quyền  năng  đã  được  ghi  nhận  trong  các  sách  vở, mà  tôi  đã  từng  chứng  kiến  trong  nhiều  năm  kinh  nghiệm  và  khảo  cứu  về  phong  trào  Thần  Linh  Học. Tôi  đã  được  biết  nhiều  đồng  tử  thuộc  đủ  mọi  loại:  đồng  tử  giáng  ngôn, giáng  bút, xuất  thần, chữa  bệnh, linh  thị, làm  các  hiện  tượng v…v….Tôi  đã  theo  dõi  cách  làm  việc  của  họ, tham  dự  các  cuộc  họp  đàn  và  quan  sát  những  triệu  chứng  nhập  đồng  của  họ.  Nhưng  trường  hợp  của  bà  HPB  hoàn  toàn  khác  hẳn. Hầu  hết  tất  cả  những  gì  họ  đã    làm,  bà  đều  có  thể  làm  được  tùy  ý  muốn, bất  cứ  ngày  đêm, không  cần  phải  họp  đàn, chọn  thành  phần  tham  dự, hay  áp  đặt những  điều  kiện  thông  thường.

          Ngoài  ra, tôi  còn  có  bằng  chứng  rằng  ít  nhất  vài  Nhân  Vật  hợp  tác  với  chúng  tôi  là  những  Người  còn  sống  do  bởi  tôi  đã  nhìn  thấy  các  Ngài  trong  thể  xác  phàm  ở  Ấn  Độ, sau  khi đã  nhìn  thấy  các  Ngài  trong  Thể  Vía  ở  những  nơi  khác  bên  Âu    Mỹ, và  tôi  cũng  đã  nói  chuyện  với  các  Ngài. Các  Ngài  cho  tôi  biết  rằng  các  Ngài  không  phải  là  những  vong  linh, mà  là  những  người  sống  cùng  tôi, và  mỗi  vị  trong  các  Ngài  đều  có  những  đặc  tính  và  khả  năng  riêng, nói  tóm  lại, là  có  cá  tính  riêng. Những  quyền  năng  mà  các  Ngài  đã  sở  đắc  được, có  ngày  tôi  cũng  sẽ  có; sớm  hay  muộn  là  tùy  ở  nơi  tôi. Tôi  không  nên  trông  đợi  một  đặc  ân  nào, mà  cũng  như  các  Ngài, tôi  phải  tiến từng  bước  bằng  sự  cố  gắng  cá  nhân.

          Một  trong  những  vị  cao  cả  nhất  là  bậc  Thầy  của  hai  vị  Chân  Sư  mà  quần  chúng  đã  có  dịp  nghe  nói  đến, đã  dạy  tôi  trong  một  bức  thư  đề  ngày  22  tháng  6  năm  1875, như  sau:

          “THỜI  GIỜ  Đà ĐẾN  ĐỂ  CHO  CON  BIẾT  TA  LÀ  AI. TA  KHÔNG  PHẢI  LÀ  MỘT  LINH  HỒN  Đà THOÁT  XÁC, HỠI  ĐỆ  TỬ, MÀ  LÀ  MỘT  NGƯỜI  SỐNG, CÓ  NHỮNG  QUYỀN  NĂNG  MÀ  CÓ  NGÀY  CON  CŨNG  SẼ  ĐẠT  TỚI. TA  KHÔNG  THỂ  TIẾP  XÚC  VỚI  CON  BẰNG  CÁCH  NÀO  KHÁC  HƠN  LÀ  BẰNG  TINH  THẦN, VÌ  HIỆN  THỜI  CHÚNG  TA  Ở  CÁCH  XA  NHAU  ĐẾN  HẰNG  NGÀN  DẶM. HÃY  KIÊN  NHẪN  VÀ  LẠC  QUAN, HỠI  NGƯỜI  PHỤNG  SỰ  TRUNG  KIÊN  CỦA  QUẦN  TIÊN  HỘI  THIÊNG  LIÊNG!  CON  HÃY  TIẾP  TỤC  CỐ  GẮNG  LÀM  VIỆC, VÌ  ĐỨC  TỰ  TIN  LÀ  YẾU  TỐ  MẠNH  MẼ  NHẤT  ĐƯA  ĐẾN  SỰ  THÀNH  CÔNG. HÃY  GIÚP  ĐỠ  NHỮNG  KẺ  THIẾU  THỐN  RỒI  CHÍNH  CON  SẼ  ĐƯỢC  GIÚP  ĐỠ, THEO  SỰ  TÁC  ĐỘNG  TRƯỜNG  KỲ  VÀ  BẤT  BIẾN  CỦA  LUẬT NHÂN  QUẢ.”

          Như  độc  giả  nhận  thấy, Luật  Nhân  Quả  đã  được  dạy  cho  tôi  hầu  như  ngay  từ  lúc  bắt  đầu  sự  liên  hệ  giữa  tôi  với  bà HPB  và  với  các  đấng  Chân  Sư.

          Tuy  nhiên, mặc  dù  các  sự  việc  kể  trên  chúng  tôi  đã  được  sự  hợp  tác  của  ít  nhất  một  người  khuất  mặt, vốn  là  linh  hốn  của  một  trong  những  triết  gia  lỗi  lạc  nhất  của  thời  cận  đại, đã  từng  làm  vẻ  vang  cho  xứ  sở  ông  và  là  một  bông  hoa  ưu  tú  của  nhân  loại. Ông  ta  là  một  tín  hữu  của  triết  phái  Platon  ( Bá  Lạp  Đồ ) và  tôi  nghe  nói  rằng  ông  ta  say  mê  học  hỏi  đến  nỗi  ông  không  thể  tách  rời  khỏi  quả  Địa  Cầu, mà  ngồi  trong  một  thư  viện  do  ông  tạo  ra  bằng  tư  tưởng  trên  cõi  Trung  Giới, đắm  chìm  trong  những  cơn  suy  gẫm  triết  lý, quên  hẳn  giòng  trôi  chảy  của  thời  gian, và  chỉ  nghĩ  đến  việc  xoay  chuyển  trí  óc  con  người  theo  chiều  hướng  đạo  đức  tâm  linh. Nguyện  vọng  ấy  không  thu  hút  ông  ta  tái  sinh  trở  lại  cõi  trần, mà  thúc  đẩy  ông  đi  tìm  những  người  có  chí  nguyện  giống  như  các  Chân  Sư  và  đệ  tử, muốn  làm  việc  để  truyền  bá  Chân  Lý  và  bài  trừ  mê  tín  dị  đoan. Tôi  được  ông  cho  biết  rằng  ông  ta  là  một  người  tinh  khiết  và  vô  kỷ  đến  nỗi  ông  được  sự  kính  nể  của  tất  cả  các  vị  Chân  Sư. Vì  không  được  can  thiệp  vào  nghiệp  quả  của  ông, nên  các  Ngài  chỉ  có  thể  để  cho  ông  tự  lực  công  phu  để  tự  giải  thoát  khỏi  những  ảo  ảnh  của  cõi  Trung  Giới, hầu  tiến  bước  lên  cõi  tinh  thần  và  tâm  linh  thuần  túy  theo  đà  tiến  hóa  tự  nhiên. Phấn  trí  tuệ  của  ông  được  vận  dụng  mãnh  liệt  vào  việc  suy  luận  triết  lý  đến  nỗi  phần  tâm  linh  đã  tạm  thời  bị  tê  liệt.

           Trong  khi  đó, thì  ông  ta  xuất  hiện, sẵn  sàng  cộng  tác  với  bà  HPB  để  viết  bộ  sách  lịch  sử  này, và  đã  đóng  góp  rất  nhiều  công  lao  vào  những  tiết  mục  có  liên  quan  đến  vấn  đề  triết  học. Ông  ta  không  có  hiện  hình  để  ngồi  vào  bàn  viết  với  chúng  tôi, cũng  không  mượn  xác  bà  HPB  như  một  đồng  tử, mà  chỉ  nói  chuyện  với  bà  trên  phương  diện  huyền  linh,  suốt  nhiều  giờ  liên  tiếp. Trong  những  cuộc  giao  tiếp  đó, ông  đọc  cho  bà  viết, nhắc  nhở  bà  về  những  loại  sách  nào  cần  phải  chú  thích, trả  lời  những  câu  hỏi  của  tôi  về  các  vấn  đề  chi  tiết, huấn  dụ  cho  tôi  về  những  vấn  đề  nguyên  tắc, và  đóng  vai  trò  của  một  người  thứ  ba  trong  nhóm  chúng  tôi.

           Có  lần   ông  ta  cho  tôi  bức  chân  dung  của  ông, một  bức         họa  thô  sơ  vẽ  bằng  bút  chì  màu  trên  một  tờ  giấy  mỏng, và  đôi  khi  ông  cũng  có  gởi  cho  tôi  một  thông  điệp  ngắn (bằng  cách  phóng  xuất  qua  không  gian) để  nhắn  nhủ  tôi  về  vài  việc  riêng  tư. Nói  chung  thì  mối  liên  hệ  giữa  ông  với  hai  chúng  tôi  là  một  sự  giao  tiếp  rất  dịu  dàng, thân  mật  với  một  người  anh  cả  và  một  người  thầy  vô  cùng  uyên  bác. Ông  không  hề  nói  một  lời  nào  chỉ  rằng  ông  tự  coi  như  một  vong  linh  khuất  mặt, khác  hơn  một  người  sống  và  tôi  nghe  nói  rằng  ông  ta  vẫn  không  biết  là  mình  đã  chết.

           Mặc  dầu  bác  bỏ  giả  thuyết  cho  rằng  bà  HPB  viết  bộ  VÉN  MÀN  ISIS  với  tư  cách  một  đồng  tử  “bị  kiểm  chế”, nhưng  chúng  ta  đã  thấy  rằng  vài  đoạn  trong  sách  ấy  thật  sự  đã  được  một  vong  linh  khuất  mặt  đọc  cho  bà  viết: đó  là  một  nhân  vật  lạ  kỳ  và  độc  đáo, nhưng  vẫn  là  một  linh  hồn  đã  thoát  xác. Phương  pháp  làm  việc  với  ông  ta  như  đã  nói  ở  trên  thật  đúng  như  bà  đã  diễn  tả  trong  một  bức  thư  gởi  về  cho  gia  đình, để  giải  thích  bằng  cách  nào  bà  viết  bộ  sách  ấy  mà  không  hề  có   sự  học  hỏi, đào  luyện  trí  óc  từ  trước.

            “Khi  tôi  ĐƯỢC LỊNH  phải  viết, tôi  ngồi  xuống  và  tuân  lịnh. Khi  đó, tôi  có  thể  viết  dễ  dàng  về  bất  cứ  vấn  đề  gì: Siêu  hình, Tâm  lý, Triết, Tôn  giáo Vạn  vật, v.. v…. Tại sao? Bởi  vì  có  MỘT  VỊ  BIẾT  TẤT  CẢ  đọc  cho  tôi  viết. Đó  là  Sư  Phụ  tôi, và  thỉnh  thoảng  cũng  có  những  vị  khác  nữa  mà  tôi  được  biết  trong  những  chuyến  du  hành  từ  nhiều  năm  về  trước”.

            Đó  chính  là  việc  gì  đã  xảy  ra  giữa  bà  và  vị  triết  nhân  già  của  môn  phái  Platon (Bá  Lạp  Đồ), nhưng  ông  ta không  phải  là “sư  phụ” bà, mà  cũng  không  phải  bà  đã  gặp  ông  ta  trong  những  chuyến  du  hành  trước  đây  vì  ông  ta  đã  chết  trước  khi  bà  sinh  ra đời  (trong  kiếp  này). Như  vậy, vấn  đề  được  nêu  ra  là  phải  chăng  vị  tín  hữu  phái  Bá  Lạp  Đồ  nói  trên  quả  thật  là  một  linh  hồn  thoát  xác, hay  là  một  vị  Chân  Sư  đã  sống  trong  cái  thể  xác  đó  và  dường  như  đã  chết  vào  ngày  1  tháng  9  nắm  1687  nhưng  thật  ra  thì  không?

          Đó hẳn là một  vấn  đề  khó  giải  đáp. Xét  vì  hoàn  toàn   không  thấy  có  những  triệu  chứng  thông  thường  của  vấn  đề  mượn  xác  đồng  tử  và  xét  vì  bà  HPB  chỉ  đóng  vai  trò  của  người  biên  chép  những  gì  vị  triết  gia  đọc  cho  bà  viết, chẳng  khác  nào  như  sự  quan  hệ  giữa  một  nữ  bí  thư  với  vị  Chủ  Nhân, trừ  ra  việc  ông  Chủ  Nhân  ấy  tôi  không  nhìn  thấy  mà  bà  nhìn  thấy, thì  đó  có  vẻ  dường  như  chúng  tôi  tiếp  xúc  với  một  người  sống  hơn  là  với  một  linh  hồn  đã  thoát  xác. Ông  ta  không  hẳn  là  một  vị  Chân  Sư, nhưng  gần  như  thế  hơn  là  bất  cứ  môt  vai  trò  nào  khác. Còn  nói  về  công  việc  viết  sách  VÉN  MÀN  ISIS, thì  phần  việc  của  ông  cũng  giống  như  những  phần  khác  khi  mà  người  đọc, hay  người  viết  tùy  trường  hợp, là  một  vị  Chân  Sư (GIẢ  THUYẾT  SỐ  MỘT). Tôi  nói  người  đọc, hay  NGƯỜI  VIẾT,và  điều  này  cần  được  giải  thích  thêm.

           Trên  đây  có  nói  rằng  tuồng  chữ  của  bà  HPB  có  nhiều  khi  khác  biệt  nhau, và  cũng  lại  có  nhiều  lối  viết  khác  nhau  của  một  tuồng  chữ  duy  nhất. Mỗi  lần  thay  đổi  tuồng  chữ  như  thế  đều  đi  kèm  với  một  sự  khác  biệt  rõ  rệt  về  cử  chỉ, tác  phong, sắc  diện  và  khả  năng  văn  chương  của  bà  HPB. Khi  bà  tự  lực  cố  gắng  làm  việc  với  khả  năng  của  chính  mình, thì  điều  đó  rất  dễ  nhận  thấy  vì  nó  biểu  lộ  qua  cách  hành  văn  lúng  túng, vụng  về  của  một  người  mới  tập  sự  viết  lách, chưa  được  huấn  luyện  thuần  thục  về  công  tác  này. Những  khi  đó  thì  bản  thảo  của  bà  đưa  qua  cho  tôi  duyệt  xét  lại, có  dẫy  đầy  những  lỗi  lầm  sai  sót, và  sau  khi  nó  được  biến  thành  những  trang  có  đầy  những  chỗ  gạch  nát, thêm  bớt, những  giòng  xen  kẽ, xóa  bỏ, sửa  chữa  về  chính  tả  và  văn  phạm, tôi  phải  đọc  cho  bà  viết  lại  từ  đầu ( GIẢ  THUYẾT  SỐ  BẢY ).

          Không  bao  lâu, tôi  được  biết  rằng  những  đấng  Cao  Cả  khác  cũng  sử  dụng  thể  xác  của  bà  HPB  để  giáng  ngôn, giáng  bút. Mỗi  lần  mượn  xác  bà  như  vậy, các  Ngài  không  hề  nói  rõ  rằng: “Tôi  là  vị  nọ….hay  vị  kia”, hay “Đây  là  Chân  Sư  A….hay  B….”. Điều  đó  không  cần  thiết  sau  khi  chúng  tôi  đã  làm  việc  chung  với  nhau  trong  một  thời  gian  khá  lâu  dài  để  tôi  có  thể  trở  thành  quen  thuộc  với  mỗi  cử  chỉ, động  tác, ngôn  ngữ, khí  chất  và  xúc  cảm  của  bà. Mỗi  lần  các  vị  luân  phiên  nhập  xác  của  bà, là  có  sự  thay  đổi  rõ  rệt  như  ban  ngày  về  tính  khí, cử  chỉ, thái  độ, v…v….của  bà  như  vừa  kể  trên. Mỗi  lần  bà  rời  khỏi  phòng  đi  ra  ngoài  một  lát  rồi  trở  vào, tôi  chỉ  cần  quan  sát  sơ  qua  những  nét  mặt  và  tác  phong, cử  chỉ  của  bà  một  chút  để  có  thể  tự  nhắc  thầm  rằng: “ Đây  là  Chân  Sư  X…,hay  Y…,hay  Z…”, và  sự  phỏng  đoán  của  tôi  đã  được  xác  nhận  bởi  những  sự  việc  xảy  ra  sau  đó.

          Một  trong  những  đấng  ấy, mà  tôi  đã  có  lần  gặp  gỡ  trong  xác  phàm, có  bộ  râu  cằm  và  râu  mép  dài  xoắn  lại  với  bộ  ria  ở  hai  bên  má  theo  lối  Rajput. Ngài  có  thói  quen  vuốt  râu  mép  mỗi  khi  suy  tư: ngài  làm  như  vậy  một  cách  tự  nhiên  vô  ý  thức. Có  những  khi  bà  HPB  để  cho  cá  tính  của  bà  tan  biến  dần  và  trở  thành  một  Nhân  Vật  khác. Khi  đó, tôi  ngồi  trước  mặt  bà  và  nhận  thấy  bà  đưa  tay  lên  cằm  rồi  từ  từ  làm  những  động  tác  dường  như  kéo  bộ  râu  mép (không  có  thật) và  xoắn  tới  xoắn  lui  trong  những  ngón  tay  của  bà, với  đôi  mắt  đăm  chiêu  và  cái  nhìn  xa  vắng. Một  lát  sau  đó, đôi  mắt  ấy  mới  thâu  ngắn  tầm  nhãn  quang  để  lưu  ý  đến  sự  vật  chung  quanh: Nhân  Vật  có  râu  mép  ngước  mặt  lên, nhận  thấy  tôi  đang  chăm  chú  theo  dõi  động  tác  của  ngài, bèn  lật  đật  bỏ  tay  xuống, và  tiếp  tục  viết.

          Một  Nhân  Vật  khác  lại  rất  ghét  Anh  Ngữ  đến  nỗi  Ngài  chỉ  nói  chuyện  với  tôi  bằng  tiếng  Pháp. Ngài  có  năng  khiếu  về  nghệ  thuật  và  rất  thích  thú  say  mê  những  phát  minh  cơ  khí.

          Một  Nhân  Vật  khác  nữa  thỉnh  thoảng  cũng  xuất  hiện (qua  thể  xác  bà  HPB) vẽ  nguệch  ngoạc  những  hình  ảnh  bằng  bút  chì, và  giáng  bút  thành  những  bài  thơ  hàm  xúc  mùi  Đạo  Vị  thanh  cao.

           Mỗi  Nhân  Vật  đó  đều  có  những  đặc  tính  riêng  biệt  rõ  rệt, và  người  ta  có  thể  nhận  ra  ngay  là  vị  nào  mượn  xác  bà  HPB  vào  một  lúc  nhất  định, cũng  như  ta  có  thể  phân  biệt  những  bạn  bè  quen  thuộc  của  ta  trong  đời  sống  hằng  ngày. Một  vị  hay  cười  nói  vui  vẻ, ưa  thích  nói  những  chuyện  vui  và  hay  châm  biếm  hài  hước. Một  vị  khác  nói  năng  dè  dặt, nghiêm  chỉnh  và  rất  lịch  lãm  uyên  bác. Một  vị  khác  có  tác  phong  trầm  tĩnh, kiên  nhẫn  và  sẵn  sàng  giúp  đỡ  một  cách  đầy  hảo  ý. Một  vị  khác  nữa  luôn  luôn  thử  thách  và  đôi  khi  rất  khó  tính. Một  Nhân  Vật  khuất  mặt  luôn  luôn  sẵn  lòng  đưa  ra  những  sự  giải  thích  triết  lý  và  khoa  học  về  những  vấn  đề  mà  tôi  phải  viết  bằng  cách  làm  những  hiện  tượng  lạ  lùng  để  chứng  minh, còn   đối  với  một  Nhân  Vật  khác  nữa  thì  thậm  chí  tôi  cũng  không  dám  nêu  những  vấn  đề  ấy  ra  hỏi  Ngài.

          Một đêm  nọ, tôi  bị  “chỉnh”  một  cách  đau  đớn. Trước  đó  mấy  hôm, tôi  có  đem  về  hai  cây  bút  chì  loại  mềm  và  tốt  để  dùng, tôi  đưa  một  cây  cho  bà  HPB  và  giữ  lại  một  cây. Bà  HPB  có  cái  tật  rất  xấu  là  hay  mượn  những  đồ  dụng  cụ  văn  phòng, bút  mực, bút  chì, tẩy (gôm), dao, kéo, v… v…mà  quên  trả  lại  cho “khổ  chủ” ! Một  khi  bà  đã  dùng  xong, bà  bỏ  vào  hộc  tủ  của  bà  rồi  chúng  cứ  nằm  yên  trong  đó, bất  chấp  những  lời  phản  đối  của “nạn  nhân”! Đêm  đó, Nhân  Vật  có  tâm  hồn  nghệ  sĩ  “giáng  lâm”. Ngài  vừa  ngồi  vẽ  một  đầu  người  trên  một  tờ  giấy  vừa  nói  chuyện  với  tôi  về  một  đầu  đề  nào  đó, rồi  ngài  bảo  tôi  đưa  cho  ngài  mượn  một  cây  bút  chì  khác. Khi  ấy  một  tư  tưởng  liền  thoáng  qua  trong  trí  tôi:

          “Nếu  mình  cho  mượn  cây  bút  chì, nó  sẽ  nằm  gọn  trong  hộc  tủ  của  bà, rồi  mình  sẽ  không  còn  cây  bút  chì  nào  khác  để  dùng”.

           Tôi  không  nói  ra, mà  chỉ  nghĩ  trong  trí  thôi, nhưng  Nhân  Vật  giáng  lâm  nhìn  tôi  bằng  một  cái  nhìn  châm  biếm, đưa  tay  vói  lấy  cái  giỏ  đựng  bút  trên  bàn, để  cây  bút  chì  của  ngài  trong  đó, dùng  ngón  tay  mân  mê  nó  một  lúc, rồi  thì….ơ  kìa, lạ  thay, đột  nhiên  xuất  hiện  trong  giỏ  một  chục  cây  viết  chì  cùng  một  hiệu  và  cùng  một  phẩm  chất  với  cây  kia! Ngài  không  nói  một  lời, cũng  không  thèm  nhìn  vào  mặt  tôi, nhưng  việc  ấy  làm  cho  máu  trong  người  tôi  nhảy  vọt  lên  hai  màng  tang  và  tôi  cảm  thấy  hổ  thẹn  như  tôi  chưa  từng  bị  như  thế  bao  giờ  trong  đời!

          Dù  sao  chăng  nữa, tôi  không  nghĩ  rằng  tôi  đáng  bị “chơi”  một  vố  nặng  như  thế, xét  vì  cái  tật  hay  chiếm  đoạt  văn  phòng  phẩm  bất  trị  của  bà  HPB!

           Mỗi  khi  mà  một  trong  những  Nhân  Vật  ấy  “giáng  lâm”, thì  tuồng  chữ  viết  của  bà  HPB  lại  biểu  lộ  những  nét  đặc  thù  giống  y  như  tuồng  chữ  của  lần  trước  khi  mà  đến  phiên  chính  Nhân  Vật  ấy  xuống  bút  để  góp  phần  vào  công  trình  viết  nên  bộ  sách  vĩ  đại  này. Những  lần  đó, ngài  viết  những  tiết  mục  đặc  biệt  thuộc  về  những  đề  tài  sở  trường  của  ngài, và  thay  vì  bà  HPB  đóng  vai  trò  một  nữ  bí  thư  biên  chép, thì  khi  đó  bà  đã  trở  nên  chính  Nhân  Vật  ấy (GIẢ  THUYẾT  SỐ  BA ). Hồi  đó, nếu  có  ai  cầm  đưa  cho  tôi  bất  cứ  một  trang  bản  thảo  viết  tay  nào của  bộ  VÉN  MÀN  ISIS, tôi  có  thể  nói  ngay  một  cách  quả  quyết  rằng  đó  là  do  vị  nào  viết  ra. Như  vậy  thì  linh  hồn  bà  HPB  đi  đâu  trong  những  lúc  đó, khi  mà  các  ngài  thay  phiên  nhau  mượn  xác  của  bà? Đó  là  một  vấn  đề  bí  hiểm, mà  không  phải  ai  cũng  được  nói  cho  biết. Độ  gần  hai  năm  sau  khi  bộ  sách  được  phát  hành, bà  HPB  có  giải  thích  cho  những  người  thân  quyến  trong  gia  đình  bà  biết  được  điều  bí  mật  ấy: những  khi  đó  linh  hồn  bà  không  còn  ở  trong  xác  phàm, mà  dường  như  chỉ  quanh  quẩn  ở  gần  bên, hoàn  toàn  ý  thức  được  mọi  việc  xảy  ra, và  theo  dõi  mọi  động  tác  của  các  Nhân  Vật  khuất  mặt  đang  sử   dụng  thể  xác  của  bà.

         Theo  chỗ  tôi  hiểu, thì  bà  cho  các  vị  mượn  xác  cũng  ví  như  người  ta  cho  mượn  một  cái  máy  đánh  chữ, và  xuất  hồn  đi   làm  công  tác  ở  cõi  trên  về  phần  vô  vi, trong  khi  đó  một  nhóm  các  vị  Chân  Sư  luân  phiên  nhau  sử  dụng  thể  xác  của  bà  để   làm  việc.  Khi  biết  rằng  tôi  có  thể  phân  biệt  các  ngài ( xuyên  qua  xác  phàm  của  bà  HPB ) và  nhận  ra  tính  chất  riêng  của  mỗi  vị, đến  mức  tôi  đã  đặt  cho  mỗi  vị  một  biệt  danh  để  dễ  kêu  gọi  trong  những  cuộc  nói  chuyện  riêng  giữa  chúng  tôi, các  ngài  thường  trịnh  trọng  nghiêng  đầu  hoặc  thân  mật  vẫy  tay  từ  giã  tôi  mỗi  khi  sắp  rời  khỏi  phòng  và  nhường  chỗ  cho  vị  kế  tiếp. Đôi  khi  các  ngài  cũng  nói  chuyện  với  tôi  về  mỗi  vị  Chân  Sư  cũng  ví  như  bạn  bè  nói  chuyện  với  nhau  về  những  người  vắng  mặt, bởi  đó  tôi  cũng  được  biết  ít  nhiều  về  đời  tư  của  các  ngài.

         Tôi  cũng  xin  nói  rõ  là  chí  đến  những  đấng  Chân  Sư  cao  cả  nhất  cũng  không  bao  giờ  muốn  được  suy  tôn  như  những  bậc  toàn  trí, toàn  năng  hay  không  thể  lầm  lỗi. Các  ngài  không  hề  biểu  lộ  mảy  may  ý  muốn  được  tôi  tôn  sùng, thờ  kính  hay  coi  như  thiêng  liêng  những  gì  các  ngài  viết  qua  thể  xác  bà  HPB,  hoặc  đọc  cho  bà  viết. Tôi  được  khuyến  khích  chỉ  nên  coi  các  ngài  như  mọi  người  thường, những  người  tuy  minh  triết hơn   và  tiến  hóa  hơn  tôi  bội  phần, nhưng  đó  chỉ  là  bởi  vì  các  ngài  đã  đi  trước  tôi  trên  con  đường  tiến  hóa  tự  nhiên.

         Trước  đây, tôi  có  nói  về  những  đoạn  trong  bộ  sách “VÉN  MÀN  ISIS” do  chính  bà  HPB  đích  thân  viết  ra, những  đoạn  ấy  đương  nhiên  là  không  xuất  sắc  bằng  những  trang  do  các  Chân  Sư  viết  thay  cho  bà. Điều  ấy  rất  dễ  hiểu, vì  trước  đó  bà  HPB  không  hề  có  sự  hiểu  biết  về  loại  này, làm  sao  bà  có  thể  viết  một  cách  chính  xác  về  những  vấn  đề  siêu  hình, huyền  bí, đòi  hỏi  một  học  lực  uyên  thâm  và  những  kiến  thức  Huyền  Môn  siêu  đẳng.

        Trong  trạng  thái  bình  thường, có  khi  bà  đọc  một  quyển  sách  nào  đó, đánh  dấu  những  phần  làm  cho  bà  chú  ý, viết  về  những  đề  tài  tham  khảo, viết  sai , sửa  chữa, thảo  luận  về  những  vấn  đề  đó  với  tôi, nhờ  tôi  viết  lại, trợ  giúp  phần  trực  giác  của  tôi, nhờ  các  bạn  Đạo  cung  cấp  tài  liệu, và  cứ  tiếp  tục  viết  với  sự  cố  gắng  tối  đa, khi  mà  không  có  một  vị  Chân  Sư  nào  xuất   hiện  để  đáp  ứng  những  sự  kêu  gọi  trợ  giúp  tâm  linh  của  bà. Lẽ  tất  nhiên, các  Chân  Sư  không  phải  lúc  nào  cũng  đến  với  chúng  tôi.

          Bà  viết  rất  nhiều  và  đưa  ra  nhiều  tài  liệu  quý  giá, vì  bà  có  một  khả  năng  văn  chương  thiên  phú; những  trang  sách  bà  viết  không  bao  giờ  nhàm  chán  hay  vô  vị, và  bà  cũng  giỏi  tuyệt  luân  về  ba  thứ  sinh  ngữ  khi  nào  có  sự  trợ  giúp  quyền  năng  đầy  đủ  về  phần  thiêng  liêng. Bà  viết  thư  cho  một  thân  nhân  biết  rằng  khi  Sư  Phụ  mắc  bận  rộn  công  việc  khác, ngài  để  lại  cho  bà  một  vật  để  thay  thế, và  khi  đó, chính  “Chân  Ngã  sáng  suốt” của  bà  suy  tư  và  viết  cho  bà (GIẢ  THUYẾT  SỐ  HAI). Tôi  không  thể  có  ý  kiến  gì  về  vấn  đề  này, vì  tôi  chưa  từng  quan  sát  bà  trong  trạng  thái  đó. Tôi chỉ biết  rõ  bà  dưới  ba  khía  cạnh, tức  là:

         1._ Trong  trạng  thái  phàm  ngã  như  một  phụ  nữ  bình  thường,

         2._ Khi  thể  xác  của  bà  được  các  Chân  Sư  sử  dụng; và

         3._ Như  một  người  biên  chép  những  gì  các  Chân  Sư  đọc  cho  bà  viết.

        Có  nhiều  khi  bà  không  hề  bị  mượn  xác,  kiểm  chế  hay  được  đọc  cho  viết  bởi  một  vị  Chân  Sư  nào, mà  chỉ  là  bà  HPB   trong  trạng  thái  bình  thường, vẫn  cố  gắng  đến  mức  tối  đa  để  thực  hiện  công  tác  giao  phó  cho  bà  và  thi  hành  sứ  mạng. Tuy  nhiên, mặc  dù  có  sự  trợ  giúp  của  những  Trí  Lực  hỗn  hợp  tác  động  từ  bên  ngoài, bộ  sách  “VÉN  MÀN  ISIS” và  những  công  trình  khác  của  bà  HPB  đều  có  phảng  phất  những  nét  đặc  thù  độc  đáo  biểu  lộ  cá  tính  đặc  biệt  của  bà.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: