CHƯƠNG MƯỜI BỐN: MỘT ĐỊNH LUẬT HUYỀN BÍ
Ít lâu trước khi chúng tôi rời khỏi New York, một buổi tối bà HPB và tôi cùng đi ra phố để mua sắm vài món đồ cần dùng cho bà. Những phẩm vật mua sắm trị giá đến năm mươi đô la, và vì lúc ấy bà không có tiền, nên tôi trả tiền thay cho bà và nhận biên lai. Bận về khi chúng tôi sắp bước vào nhà, bà nắm lấy bàn tay tôi, nhét vào đó vài tờ giấy bạc và nói:
“Đó là năm mươi đô la của ông!”
Tôi nói lập lại rằng bà không có tiền riêng, và không có người khách nào đến nhà trước khi đó mà bà có thể mượn tiền. Khi chúng tôi từ nhà ra đi, bà cũng không biết rằng bà sẽ mua những gí, và sẽ phải tiêu xài bao nhiêu tiền.
Tiền luôn luôn đến với bà khi bà cần dùng, và khi nào đó là một sự nhu cầu chính đáng.
Có lần tôi được yêu cầu đi đến một thành phố nọ để làm một vài công việc rất quan trọng cho các Chân Sư. Tôi phỏng định rằng làm công việc đó phải mất đến ít nhất là một hay hai tháng, và vì tôi là người đài thọ mọi khoản tiền chi phí của Hội Quán, cùng những khoản chi tiêu lớn khác nữa, tôi mới nói với bà HPB rằng thật tình tôi không thể rời khỏi New York. Bà nói:
“Được rồi, ông hãy làm gì ông nghĩ là đúng. Ông chưa phải là một đệ tử đã tuyên thệ, và các Chân Sư không có quyền bắt ông phải gián đoạn công việc làm ăn thuộc về nghề nghiệp của ông”.
Tuy vậy,tôi không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ từ chối bất cứ một việc nhỏ nhặt nào khi các Chân Sư cần dùng đến tôi, và tuy tôi không thấy rõ làm sao tôi có đủ huê lợi để đài thọ mọi thứ nhu cầu khi tôi vắng mặt, rốt cuộc tôi vẫn nói rằng tôi sẽ đi với bất cứ giá nào. Bà HPB hỏi tôi sẽ bị thiệt hại mất bao nhiêu nếu tôi đi, tôi mới trả lời rằng nếu tính với cái giá thấp nhất, thì tôi sẽ mất không dưới năm trăm đô la mỗi tháng.
Thế rồi tôi đi, và chỉ trở về hai tháng sau đó. Khi tôi đến nhà Ngân Hàng để xem trong trương mục của tôi còn bao nhiêu tiền, thì tôi lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà nghe nói rằng tôi có đến một ngàn đô la trội hơn số tiền mà tôi đã ký thác! Hay là người giữ sổ đã lầm? Không, quả thật đúng như vậy. Khi đó tôi mới hỏi y có nhớ rõ hình dáng của người đến gửi tiền vào trương mục của tôi không, mà gửi đến hai lần, mỗi lần năm trăm đô la. Cũng may mà y còn nhớ, bởi vì người đến gửi tiền có một hình dáng lạ kỳ: đó là một người phương Đông, hình dung rất cao lớn, có những lọn tóc đen và dài phủ đến tận vai, đôi mắt đen rất tinh anh như soi thấu lòng người, mình mặc áo rộng trắng, nước da màu nâu sậm. Cũng một người ấy đến luôn hai lần, chỉ đưa tiền và yêu cầu bỏ vào trương mục của tôi. Người ấy không có quyển sổ ngân hàng của tôi, và yêu cầu người nhân viên hãy điền vào những mẫu giấy in sẵn để làm thủ tục gửi tiền, vì người “không biết Anh Ngữ”.
Khi chúng tôi qua Ấn Độ, bà HPB luôn luôn nhận được tiền trong những lúc nhu cầu cấp bách. Khi vừa đổ bộ xuống Bombay, chúng tôi chỉ vừa có đủ tiền để trang trải những nhu cầu thiết yếu thường nhận trong nhà khoảng độ vài tháng, đừng nói chi những việc mua sắm những đồ xa xí phẩm.Tuy vậy, chúng tôi cũng đã đi lên tỉnh Punjab cùng với hai người bạn Ấn Độ trong một chuyến hành trình đáng ghi nhớ, mà bà HPB đã viết thành một chuyện du ký nhan đề: “Non Cao Rừng Thẳm Của Ấn Độ Huyền Bí”, và đã chi tiêu hết độ chừng hai ngàn Ru-pi mà vẫn không sao cả.
Những nhu cầu thiết yếu của chúng tôi luôn luôn được đáp ứng, cơm gạo, thực phẩm không bao giờ khô cạn, bởi vì đã có các Chân Sư cung ứng cho chúng tôi khi chúng tôi làm công việc của các ngài. Khi tôi hỏi làm sao có thể như vậy, vì các Chân Sư là những vị sống ngoài vòng tục lụy của thế giới tiền bạc vật chất, thì bà HPB cho tôi biết rằng các ngài là những đấng giữ gìn, bảo quản bao nhiêu những kho tàng, hầm mỏ báu vật và của cải chôn dấu mà, tùy theo cái Nghiệp Quả dính liền với chúng, có thể sử dụng vì lợi ích của nhân loại qua nhiều đường lối khác nhau. Tuy nhiên, có vài thứ kho tàng của cải đó bị ô nhiễm bởi một thứ hào quang sắt máu, tội lỗi, đến nỗi nếu được đào xới lên để đem ra sử dụng trước khi những nghiệp quả báo ứng đã được thanh toán xong, thì chúng lại nuôi dưỡng thêm những tôi lỗi sát phạt mới nữa và làm cho những nỗi khổ đau của nhân loại càng tăng thêm.
Một mặt khác, Nghiệp Quả của một vài người khiến cho họ sẽ phát hiện, dường như do sự ngẫu nhiên tính cờ, những hũ vàng, bạc hay bảo vật chôn dấu; hoặc tạo nên của cải tiền bạc dễ dàng bằng con đường kinh doanh sự nghiệp. Những Nghiệp Quả báo ứng đó được thực hiện qua sự trung gian của những tinh linh của loài kim thạch, mà theo sự tin tưởng của người phương Đông, những người được ân sủng của Thần Tài có liên hệ mật thiết do ảnh hưởng của “hành Kim” ngự trị trong khí chất của họ.
Nói tóm lại, những người thuộc loại kể trên dường như hay gặp may mắn lạ lùng về phương diện tiền tài, làm cho họ “mó vào đâu là hóa ra vàng đến đó”; dù cho họ có thể ngu dại đến đâu trong các vấn đề thế sự, sự may mắn vẫn luôn luôn đi kèm với họ không lúc nào rời.
Cũng y như thế, những người có khí chất trội hẳn về “hành Thủy”, sẽ có khuynh hướng hoạt động trên mặt nước và sống cuộc đời phiêu lưu trên sông hồ; họ rất thích thú với nghề thủy thủ và sẽ theo đuổi nghề nghiệp ấy đến cùng, bất chấp mọi nỗi gian nguy hay đau khổ.
Người nào có sự tương quan thích hợp với những tinh linh của Không Khi1trong bản chất tự nhiên của họ, lúc nhỏ thường hay thích trèo cao, leo cây hay leo nóc nhà; và khi lớn lên, họ sẽ thích leo núi, ngồi trên khinh cầu, lái máy bay, hoặc theo đuổi những nghề nghiệp gì làm cho họ tách rời khỏi mặt đất. Bà HPB có kể cho tôi nghe nhiều chuyện để giải thích cái nguyên tắc đó, và đời người có vô số những trường hợp lạ lùng khó hiểu, chỉ có thể giải thích được bằng định luật tương quan về khí chất với các chủng loại Tinh Linh Ngũ Hành như đã nói ở trên.
Còn nói về Hội Thông Thiên Học, tôi có thể nói rằng trong khi bà HPB và tôi không ai được phép tiêu xài hoang phí, nhưng chúng tôi không bao giờ bị để cho phải khổ sở thiếu thốn về những nhu cầu cần thiết cho đời sống và cho công việc làm của mình. Đã có biết bao nhiêu lần chúng tôi bị cạn tiền, triển vọng về tài chánh vô cùng bấp bênh và chàn nản đến mức làm xuống tinh thần, nhưng rốt cuộc tôi luôn luôn nhận được vào giờ chót, từ phía này hay phía khác, những món tiền để trang trải mọi chi phí cần thiết, và công việc của chúng tôi không hề bị ngưng trệ một ngày nào vì lý do thiếu phương tiện để xúc tiến các hoạt động của Hội.
Người đệ tử của Chân Sư thường không đủ tư cách xét đoán xem lúc nào là cần thiết hay không để cho y nhận được tiền khi y thừa hành lệnh trên để hoàn thành công tác. Khi bà HPB được lệnh đi từ Paris sang New York hồi năm 1873, không bao lâu bà đã bị túng quẩn, thiếu thốn đến cùng cực, và đã phải nấu lại xác cà phê cũ để uống lại nhiều lần vì không có tiền mua cà phê mới; và vì sinh kế bà đã phải làm nghề may thuê vá mướn cho một lão chủ tiệm tạp hóa. Bà không hề nhận được những món quà bất ngờ, và không đá nhằm một bị bạc ở dưới chân giường khi bà thức giấc! Đó là vì thời giờ chưa đến.
Tuy nhiên, mặc dù sống trong cơn túng thiếu, ít lâu sau khi đến New York, bà đã cất dưới đáy rương một số tiền lớn (độ chừng hai mươi ba ngàn quan) mà Sư Phụ bà giao cho bà cất giữ, để còn chờ lịnh. Sau cùng, bà được lịnh đi đến Buffalo. Thành phố này ở đâu, và đi đến đó bằng cách nào, bà cũng không biết gì cả, cho đến khi bà hỏi:
“Con phải làm gì ở Buffalo?”
Ngài đáp:
“Không cần biết: hãy cứ đem số tiền kia theo.”
Khi đến nơi, bà được lịnh hãy kêu một chiếc xe ngựa rồi đi đến một địa chỉ, và đưa số tiền ấy cho một người nào đó. Bà sẽ không cần giải thích gì cả, mà chỉ lấy biên nhận rồi ra đi. Bà làm theo lời dặn: người kia có ở tại địa chỉ nói trên, và đang ở trong một tình trạng bi đát. Y đang viết một lá thư từ biệt cho gia đình, với một khẩu súng lắp đạn để trên bàn, và sẽ tự bắn vào đầu trong vòng nửa giờ nếu không có bà HPB đến giải cứu!
Sau đó bà có kể cho tôi biết rằng đó là một người rất cao quý, tốt lành nhưng đã bị lừa gạt mất hai mươi ba ngàn quan, và vì những biến cố sắp xảy ra như một hậu quả (những biến cố có tầm mức quan trọng cho thế giơi), nên y cần được phục hồi lại số tiền đã mất trong một cơn khủng hoảng đặc biệt, và bà HPB là người được chỉ định làm cái công tác cứu trợ đó.
Khi chúng tôi gặp nhau, bà đã hoàn toàn quên mất tên họ và địa chỉ của nhười kia. Đây là một trường hợp mà người được chọn làm sứ giả đem tiền cho người thụ hưởng lại là bà HPB trong cơn quẫn bách cùng cực, nhưng không được phép tiêu xài một quan tiền nào trong số tiền được giao phó cho bà cất giữ, để mua lấy cho mình một gói cà phê!
Tôi còn nhớ một trường hợp khác nữa mà bà HPB được chỉ định để “ban phát ân huệ của Thần Tài”, nói theo ngôn ngữ bình dân. Cũng may mà người thụ hưởng đã ghi lại câu chuyện này trên giấy trắng mực đen.
Dường như trong một buổi họp của vài nhà Thần Linh Học danh tiếng ở Boston, có người nói chuyện tờ tạp chí Spiritual Scientist có thể ngưng xuất bản vì thiếu sự bảo trợ tài chánh. Ông Charles Foster, một nhà đồng tử trứ danh đang có mặt lúc ấy, mới phát ngôn trong trạng thái nhập đồng, và tuyên bố quả quyết rằng sự thất bại ấy chỉ là một vấn đề thời gian. Thật vậy, cơn khủng hoảng tài chánh quả thật đang hăm dọa sự sống còn của tờ tạp chí, vì vị chủ nhiệm tờ báo là ông Gerry Bown sắp phải trả một khoản tiền lớn, mà ông lại không có đủ phương tiện để thanh toán. Những sự kiện trên đã được công bố trong tờ tạp chí cùng với mẩu chuyện đối thoại dưới đây mà tôi có cắt để dành:
“vài ngày trước đây, vị Giám Đốc tờ Spiritual Scientist nhận được giấy báo đến nhận tiền tại Sở Bưu Điện do một bưu phiếu điện tín gửi cho ông. Ông đi đến nơi và trải qua cái kinh nghiệm sau đây:
Địa điểm: Sở Bưu Điện.
Thời gian: Giữa trưa. Ngồi bên trái là nhân viên Sở Bưu Điện. Từ cửa bên mặt, bước vào một người đưa ra cái giấy báo nhận tiền.
Người thư ký: Ông có trông đợi tiền của ai gửi không?
Người lãnh tiền: Đó là tên họ và địa chỉ của tôi trên giấy báo, mà Sở Bưu Điện đã gởi đến cho tôi. Tuy nhiên, tôi cũng không biết người gửi tiền cho tôi là ai.
Người thư ký: Ông có quen biết người nào tên Sir Henry de Morgan không?
Người kia(miệng cười toang hoác): À, tôi có nghe nói đó là vong hồn của một nhà hiệp sĩ đã sống cách đây trên hai trăm năm mươi năm, người ấy chăm sóc đặc biệt đến cuộc sống tiện nghi của tôi. Tôi sẵn lòng ký tên nhận tiền.
Người thư ký (bật ngửa người và đổi giọng): Ông có quen biết ai ở đây có thể xác nhận căn cước của ông không?
Người kia: Có.
Đến đây, một nhân viên Sở Bưu Điện được gọi đến để nhận diện người kia và y được trả tiền sòng phẳng.
Một giờ sau đó, một bức điện tín được gửi đến với lời lẽ như sau:
“Tôi đóng góp số tiền X… đô la để trả khoản chi phí phải thanh toán vào ngày 19 tháng 6, và thách thức ông Charles Foster thực hiện lời tiên tri của ông ta. Yêu cầu lời thách thức này được công bố. Hãy đến Sở Bưu Điện mà lãnh tiền và gửi điện tín cho biết đã nhận.
Sir Henry de Morgan”
Số tiền ấy được gửi đến từ một thành phố cách đây rất xa. Theo lời yêu cầu của người gửi, chúng tôi đã công bố bức điện văn trên. Chúng tôi không có ý kiến gì về việc này. Chúng tôi đã đưa bức điện văn cho nhiều nhà Thần Linh Học tên tuổi xem và một người trong bọn họ đưa ý kiến rằng có lẽ một người nào trong giới đồng tử đã đùa ghẹo chúng tôi. À, ra thế đấy! Chúng tôi sẵn lòng muốn bị ghẹo đùa càng nhiều lần càng hay, bao lâu mà có người muốn đùa ghẹo chúng tôi bằng cách đó!”
Lẽ tất nhiên, “thành phố cách xa” đó là Philadelphia, và người gửi là bà HPB, vì, như đã nói trước đây, chúng tôi muốn giúp đỡ vị Chủ Nhiệm tờ tạp chí ấy vượt qua một cơn khủng hoảng tài chánh. Tôi hoàn toàn biết rõ tình hình tài chánh của bà HPB lúc ấy, và tôi biết chắc chắn rằng bà không có khả năng gửi tiền bạc, dù số lớn hay số nhỏ, cho bất cứ một người nào. Bà hẳn là đã nhận được tiền, cũng như bà đã nhận được để mua sắm phẩm vật ở New York, và để chi tiêu trong chuyến du hành ở Ấn Độ, tức là của Quần Tiên Hội. Tên Henry de Morgan trong bức điện tín tức là John King, một vong linh khuất mặt của bà HPB dùng để sai vặt và để làm các hiện tượng.
Hết
[1] Nhà ái quốc Ý đấu tranh cho sự thống nhất của Ý Đại Lợi (1807 – 1882) chống sự phân chia nước ý, do nước Áo, Pháp, và Tòa Thánh La Mã chủ trương.
[2] Một làng gần La Mã, nơi nghĩa quân Ý của Garabaldi bị quân đội của liên minh Pháp và Tòa Thánh La Mã đánh bại. Bà Blavastsky bị thương nặng trong trận này khi bà được 37 tuổi (LDG).
[3] Cả hai loại trên đều được gọi chung là âm binh (Lời dịch giả)
[4] Isis Unveiled: Isis là tên vị Nữ Thần Ai Cập, Tượng trưng sự Minh Triết Thiêng Liêng. Tựa sách ngụ ý là: Vén Màn Bí Mật của Thiên Cơ
[5] Các bạn bè thân hữu đều thân mật gọi bà bằng cái tên ghép HPB. Trong sách này tác giả cũng gọi như thế luôn cho tiện.
[6] Giúp Denis Papin tìm ra năng lực của hơi nước để phát minh ra máy tầu thủy. (Lời Dịch Giả).
[7] Bản dịch việt ngữ nhan đề “tây phương huyền bí”. Nhà xuất bản Xuân Thu USA ấn hành 1993.
[8] (*) ISIS UNVILED: Bộ sách đầu tiên của bà HPB, đã được trích dịch một vài đoạn nhan đề “Thiên Nhiên Huyền Bí".
[9] Với Chân Sư bên xứ Tây Tạng.
[10] Hamsa: danh từ ẩn dụ của Huyền Học Ấn Độ, ngụ ý Tinh Thần hay Tiểu Linh Quang. Huyền thoại Ấn Độ cho rằng con hạc có khả năng gạn lọc sữa với nước, ngụ ý Tinh Thần con người vốn Toàn Năng, biết phân biệt Thực Hư, Chân Giả.
[11] (*) Các nhà Đông Phương học ưu tú nhất đều coi bộ sách này như một ngụy thư thời cổ. Tôi chú thích sách ấy ở đây chỉ với ý định diễn tả phương pháp nhập xác mà thôi.
[12] (*) Mật hiệu của Tập Đoàn Tiên Thánh phân bộ Á Châu.
[13] (*) Trụ sở Hội Thông Thiên Học đặt tại tư gia của hai nhà Sáng Lập tại 302 West 47 St, New York Citi, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ.
[14] (*) Một nguyên tử không phải là một đơn vị thuần nhất, mà là một hợp tố của chất liệu không gian do tác động của điện khí tạo nên '/pZо>
Ông Sinnett (phó Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học) trong quyển “Những ngẫu sự trong cuộc đời bà Blavatsky”, có viết một chuyện do ông Judge kể lại về việc bà HPB đã tạo ra những ống màu nước cho ông dùng để vẽ một bức họa Ai Cập. Tôi cũng có mặt trong dịp đó, và có thể xác nhận như một nhân chứng:
Việc ấy xảy ra vào một buổi trưa tại “Lạt Ma Viện”. Ông Judge đang vẽ cho bà một bức ảnh về một chuyện Thần Thoại Ai Cập, nhưng không thể hoàn tất công việc vì thiếu màu. Bà HPB hỏi ông cần những màu gì, và khi được trả lời cho biết, bà bèn bước đến gần cây đàn dương cầm đặt ở sát vách tường, rồi hai tay nâng vạt áo lên dường như để hứng một vật gì. Kế đó, bà buông vạt áo và trút lên trên bàn ngay trước mặt ông Judge mười ba lọ bột màu khô hiệu Winsor và Newton, trong số đó có những màu mà ông cần dùng. Một lúc sau đó, ông Judge nói ông muốn có một ít sơn vàng thật, thì bà bảo ông hãy đi lấy một cái dĩa từ trong phòng ăn. Ông làm y theo, khi ấy bà mới bảo ông đưa cho bà cái chìa khóa cửa bằng đồng, rồi bà cọ mạnh cái chìa khóa lên mặt dĩa. Sau đó một lát, chúng tôi thấy trên mặt dĩa có phủ một lớp sơn vàng thật bằng chất kim loại thuần túy.
Tôi hỏi bà về tác dụng của cái chìa khóa trong cuộc thí nghiệm này, thì bà nói rằng cái tinh hoa hay linh hồn của chất đồng được cần dùng như một trung tâm hạt nhân để quy tựu từ trong chất Tiên Thiên Khí (Akâsa) những nguyên tử của bất cứ chất kim loại nào mà bà muốn phóng xuất. Cũng vì lý do đó, bà đã cần dùng đến cái khoen đồng có cẩn mặt đá của tôi làm cái khí cụ để tạo nên một cái khoen khác cho bà dùng trong dịp trước đây.
Phải chăng đó chính là cái nguyên tắc được áp dụng trong phép thuật luyện chì thành vàng và chuyển hóa kim loại của nhà Luyện Kim thời xưa mà người ta thường nói đến? Tôi nghĩ như vậy, vì có truyền thuyết cho rằng cái thuật đó vẫn được biết rõ trong các giới đạo sĩ, thuật sĩ hiện còn sống ở xứ Ấn Độ ngày nay. Hơn nữa, những sự khám phá gần đây của các nhà bác học William Crookes về sự cấu tạo của các nguyên tố (elements)(*)[14] phải chăng đã đưa chúng ta phải tiến đến cái lý thuyết Âm Dương của Phương Đông? (tức Purusha và Prakriti của Triết Học Ấn Độ).Và phải chăng cái lý thuyết sau này chỉ cho chúng ta thấy rằng những nguyên tố của một thứ kim loại có thể được chuyển sang những cách hóa hợp mới, mà kết quả là sẽ làm cho nó biến thành một chất kim loại khác bằng cách sử dụng cái quyền năng mạnh mẽ vô địch của Ý Chí? Khoa học Vật Lý vẫn chưa thực hiện được điều này, dẫu rằng bằng cách sử dụng những năng lực vô cùng lớn lao của điện khí. Nhưng điều vô cùng khó khan đối với nhà bác học, hoàn toàn tùy thuộc nơi tác động của những sức mạnh vật chất thô kệch, lại có thể rất dễ dàng dối với bậc Đạo Gia, biết sử dụng khả năng của Tinh Thần như một khí cụ tác động hữu hiệu. Thật vậy, đó chính là cái quyền năng sáng tạo nên Vũ Trụ.
Giáo sư Crookes có nói:
“Tôi tin chắc rằng sự khảo cứu sưu tầm ráo riết không gián đoạn sẽ được đền bù tưởng thưởng bằng một tia sáng chiếu rọi và những điều huyền bí của thiên nhiên, mà hiện nay không ai có thể quan niệm được”.
Nói được như thế tức là đem một điềm triệu báo trước một ngày mai tươi sáng hơn, khi đó các nhà bác học sẽ thấy rằng phương pháp quy nạp của họ làm tăng thêm gấp trăm lần những sự khó khan trong việc tìm hiểu những “điều huyền bí của thiên nhiên”. Họ sẽ thấy rằng cái chìa khóa của tất cả mọi điều huyền bí là sự hiểu biết về Tinh Thần, và con đường đưa đến sự hiểu biết đó đi xuyên qua một ngọn lửa còn dữ dằn hơn nữa, nó được duy trì bằng lòng ích kỷ, được nuôi dưỡng bằng nhiên liệu của sự đam mê, và quạt cho bùng cháy lên bằng những cơn bạo phát của dục vọng.
Khi nào mà Tinh Thần lại được nhìn nhận như cái yếu tố tối thượng trong sự cấu tạo các nguyên tố và trong cơ Sáng Tạo nên Vũ Trụ Càn Khôn, thì những hiện tượng thần thông như của bà HPB sẽ có một tầm quan trọng tuyệt luân như những sự kiện khoa học, chứ nó không còn bị coi như những trò ảo thuật bởi một hạng người, và bởi một hạng người khác như những phép lạ để làm mê hoặc những kẻ khờ dại dễ tin!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top