hoc vien ngan hang
Kiểm toán căn bản
1. Tên học phần: KIỂM TOÁN CĂN BẢN
2. Số đơn vị học trình: 4 trình (60 tiết)
3. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian:
- Thời gian bài giảng: 45 tiết (75%)
- Thảo luận, chữa bài tập, kiểm tra giữa môn: 15 tiết (25%)
5. Điều kiện tiên quyết
- Nguyên lý kế toán
Môn học bổ trợ:
- Kế toán doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp
6. Mục tiêu của học phần
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm vững các vấn đề cơ bản sau:
- Khái niệm kiểm toán và các hình thức kiểm toán;
- Những khái niệm cơ bản trong kiểm toán và ý nghĩa của chúng đối với việc thực hiện kiểm toán;
- Các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán; qui trình một cuộc kiểm toán;
- Các loại ý kiến kiểm toán;
- Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Môn học giới thiệu những nội dung, khái niệm cơ bản nhất về kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, các loại kiểm toán, phương pháp, qui trình và kỹ thuật thực hiện một cuộc kiểm toán.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên tham dự các buổi học lý thuyết, thảo luận và chữa bài tập.
9. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính:
Giáo trình Kiểm toán, Học viện Tài chính
Tác giả: Vương Đình Huệ
Nhà xuất bản Tài chính, 2004
- Sách tham khảo:
Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân
Chủ biên: Nguyễn Quang Quynh
Nhà xuất bản Tài chính, 1/2003
- Các tài liệu khác:
- Các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
- Các chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế
- ACCA texbook: Auditing Framework
- Tạp chí Kế toán, Tạp chí Kiểm toán
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Sinh viên phải có mặt ít nhất 80% các buổi học và thực hiện 2 bài kiểm tra giữa kỳ.
11. Thang điểm
- Kiểm tra giữa kỳ: hệ số 0,1 mỗi bài.
- Thi cuối kỳ: hệ số 0,8. Thang điểm 10.
12. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Số tiết: 8 (6LT + 2TL)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán
2. Khái niệm kiểm toán
3. Phân loại kiểm toán
4. Kiểm toán viên
5. Tổ chức và hoạt động của kiểm toán
6. Giới thiệu chuẩn mực kiểm toán
CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN
Số tiết: 20 (16LT + 4TL)
1. Hệ thống kiếm soát nội bộ
a. Khái niệm
b. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ
c. Các nguyên tắc thiết kế HTKSNB
d. Đánh giá hệ thống kiếm soát nội bộ
e. Những hạn chế của HTKS NB
2. Cơ sở dẫn liệu
a. Khái niệm
b. ý nghĩa của CSDL tới công việc kiểm toán
3. Gian lận và sai sót
a. Khái niệm
b. Các yếu tố ảnh hưởng
c. Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót
4. Trọng yếu
a. Khái niệm
b. Mối quan hệ giữa trọng yếu và gian lận, sai sót và đối tượng kiểm toán.
c. Vận dụng tính trọng yếu
5. Rủi ro kiểm toán
a. Khái niệm
b. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của RRKT
c. Mối quan hệ giữa trọng yếu và RRKT
6. Bằng chứng kiểm toán
a. Khái niệm và phân loại
b. Yêu cầu đối với BCKT
c. Kỹ thuật thu thập BCKT
d. Một số BCKT đặc biệt
7. Tính hoạt động liên tục
a. Khái niệm
b. Các biểu hiện hoạt động không liên tục
c. Trách nhiệm của KTV trong xem xét sự thích hợp của giả định hoạt động liên tục
8. Hồ sơ kiểm toán
a. Khái niệm và các thành phần
b. Yêu cầu
c. Trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ kiểm toán
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
Số tiết: 8 (6LT + 2TL)
1. Phương pháp kiểm toán
a. Giới thiệu phương pháp kiểm toán
b. Phương pháp kiểm toán hệ thống
c. Phương pháp kiểm toán cơ bản
d. Sự vận dụng kết hợp các phương pháp kiểm toán
2. Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác
a. Lấy mẫu kiểm toán và sự cần thiết của lấy mẫu kiểm toán
b. Phương pháp chọn mẫu
c. Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu
d. Qui trình áp dụng lấy mẫu kiểm toán
e. Thủ tục lựa chọn đặc biệt
CHƯƠNG IV. QUI TRÌNH CỦA MỘT CUỘC KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Số tiết: 7 (5LT + 2TL)
1. Lập kế hoạch kiểm toán
2. Thực hiện kiểm toán
3. Kết thúc kiểm toán
4. Báo cáo kiểm toán
CHƯƠNG V. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Số tiết: 15 (12LT + 3TL)
1. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính
1.1. Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính
1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính
1.3. Phân tích tổng quát báo cáo tài chính
1.4. Cơ sở thông tin kế toán
a. Các chế độ kế toán chủ yếu
b. Phân loại nghiệp vụ
2. Kiểm toán một số khoản mục chủ yếu trên Báo cáo tài chính
2.1. Tài sản
2.2. Nợ và nguồn vốn chủ sở hữu
2.3. Doanh thu
2.4. Chi phí
3. Kiểm toán khoản mục Tiền mặt trên Báo cáo tài chính
3.1. Đặc điểm, nội dung của khoản mục
3.2. Các sai phạm thường gặp
3.3. Các thủ tục kiểm soát
3.4. Nội dung, phương pháp kiểm toán
* Ghi chú:
- Nội dung trên áp dụng với các lớp học chương trình 60 tiết đại học chính qui chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán.
- Các lớp chương trình 45 tiết chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng đại học chính qui nội dung được điều chỉnh như sau:
+ về mặt học thuật nông hơn, bớt giờ thảo luận bài tập ở các chương như sau: chương 1: 1 tiết, chương 2: 3 tiết, chương 3, 4: mỗi chương 2 tiết.
+ không học một số phần, ví dụ mục e, phần 1, chương II (2 tiết), chương 5, mục 3: 5 tiết
+ yêu cầu thi hết môn: không có bài tập liên quan đến điều chỉnh bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..
- Các lớp học chương trình 30 tiết sẽ học với hàm lượng học thuật như chương trình 45 tiết, đồng thời không học chương V.
Về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước
TCKT cập nhật: 21/11/2008
Như mọi người đều biết,mỗi nghành nghề đều có đặc thù riêng, có những quan hệ kinh tế-xã hội mang sắc thái riêng;do vậy đạo đức nghề nghiệp thường gắn với đặc điểm của từng ngành nghề. Đạo đức của cán bộ kiểm toán cũng là đạo đức của cán bộ công nhân viên nhà nước nói chung,trong đó có gắn với đặc điểm của ngành kiểm toán Nhà nước. Vậy đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên gồm những gì?
Xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, tức là kiểm toán những kết quả của đơn vị được kiểm toán, các mặt trên qua một quá trình hoạt động, chứ không phải những việc chưa làm hay chưa thực hiện. Điều đó có nghĩa là khi kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán phải thẩm tra, xem xét, phân tích để tìm ra các căn cứ làm náy sinh ra các kết quả của đơn vị được kiểm toán đã đạt được để tìm ra nguyên nhân và bằng chứng để so sánh với các văn bản pháp luật và các chuẩn mực kiểm toán để rút ra kết luận một cách chính xác, trung thực, khách quan, để báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Đó là một công việc cực kì phức tạp phải xử lý rất nhiều những mối quan hệ liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi ích đơn vị được kiểm toán, uy tín của cơ quan kiểm toán nói chung và danh dự của người kiểm toán viên nói riêng. Xử lý được một cách thấu tình đạt lý, minh bạch không những đòi hỏi người kiểm toán viên phải có đủ năng lực về chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
Đầu tiên,kiểm toán viên phải trung thành tuyệt đối với pháp luật. Trung thành với hiến pháp và pháp luật cũng có nghĩa là trung thành với Tổ quốc,với nhân dân. Điều đó đúng với chiến sĩ quân đội nhân dân là phải"trung với nước,hiếu với dân". Đó là điểm then chốt để có được những phẩm chất khác của người kiểm toán viên. Điều đó đảm bảo cho kết quả kiểm toán được trung thực, khách quan.
Không ham tiền bạc, "tửu sắc", làm công việc kiểm toán đụng chạm đến lợi ích của đơn vị được kiểm toán, nhất là khi đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu hoặc đã rõ ràng phạm pháp. Cái giá phải trả cho những kẻ phạm pháp là rất nặng nề. Vì thế họ sẵn sàng bỏ tiền, gái đẹp để mua chuộc, mời vào những nhà hàng khách sạn sang trọng để nhậu nhẹt hòng làm bạn lung lay, mất bản lĩnh để bao che cho họ. Chỉ có những kiểm toán viên chân chính có bản lĩnh vững vàng mới không bị sự cám dỗ đó. Vì thế phải rèn luyện đức tính liêm khiết, chính trực, không bị tha hoá trước các cám dỗ. Thực tiễn cho thấy những kẻ phạm pháp không từ thủ đoạn nào hòng mua chuộc những người có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xét xử trong đó có KTNN.
Tất nhiên đạo đức này không chỉ thể hiện lúc đi kiểm toán, tức là lúc thực thi nhiệm vụ mà phải là đạo đức thường trực của kiểm toán viên, phải giữ gìn hàng ngày và phải rèn luyện cho kì được trong bất kì trường hợp nào. Đó là chữ "Liêm" đáng ghi nhớ của một công chức nhà nước nói chung, của một kiểm toán viên nhà nước nói riêng.
Chân thật và thân ái: Điều này không những cần đối với đồng nghiệp, bạn bè, đồng đội, mà còn cần có ngay đối với những con người đang làm việc ở các đơn vị được kiểm toán. Không chân thật và thân ái sẽ không tạo dựng được sự hợp tác có lợi cho việc thực thi nghề nghiệp. Ngay cả khi kiểm toán viên phát hiện được một vấn đề gì đó ở đơn vị được kiểm toán, sự chân thật và thân ái không những sẽ giải toả được những vướng mắc, căng thẳng mà còn tạo được niềm tin dễ thuyết phục hơn đối với đơn vị được kiểm toán.
Cần mẫn, tận tuỵ, vô tư: Kiểm toán là một công việc nặng nhọc, phức tạp, đòi hỏi người kiểm toán viên phải cần cù chịu khó trong tự học tập nâng cao trình độ, năng lực của mình. Để có thể tìm kiếm được những bằng chứng xác thực cho các kết luận kiểm toán thì đòi hỏi người kiểm toán viên phải hết sức tận tuỵ với công việc, tận tuỵ với đồng đội và với những người liên quan đến đối tượng được kiểm toán. Những vấn đề tiếp cận được phải hết sức vô tư, khách quan, tất cả vì công việc chung, vì lợi ích chung. Có làm được như vậy, kết quả kiểm toán mới thực sự khách quan và trung thực. Đúng như Hồ Chủ Tịch dạy "Chí công vô tư". Không thể thấy người ta yếu thế thì mình "rướn tới", thấy người ta "cứng cựa" thì mình rút lui theo kiểu "mềm nắn, rắn buông". Đó không phải là đạo đức, là bản lĩnh của người cách mạng, của Kiểm Toán viên nhà nước mà là của những kẻ cơ hội.
Tiết kiệm: Ai cũng biết rằng tiết kiệm là một nội dung của đạo đức Hồ Chí Minh, người cán bộ kiểm toán cũng phải biét tiết kiệm. Tiết kiệm trước hết là tiết kiệm thời gian. Công việc được giao phải tìm phương pháp tốn ít thời gian nhất nhưng đạt được kết quả cao nhất. Về mặt công tác và trong sinh hoạt, khi đi công tác tránh gây phiền hà, sách nhiễu gây tốn kém cho đơn vị được kiểm toán. Làm được như vậy thì không sợ "Há miệng mắc quai", bản thân lại tập trung được trí tuệ, sức lực vào công việc.
Trên đây là một số ý kiến nêu lên để cùng thảo luận. Thực tế hiện nay có những hiện tượng ở đâu đó có chuyện dàn xếp kết quả kiểm toán, làm cho kết quả kiểm toán bị bóp méo, xuyên tạc; đó đây vẫn còn có những kiểm toán viên dễ dàng nhận sự "ưu ái" của đơn vị được kiểm toán...đều là trái với đạo đức kiểm toán viên.
Hơn lúc nào hết, "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chúng ta cần phải ghi nhớ những dặn dò của người:
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
Xin tạm dịch là:
Giàu sang không truỵ lạc
Nghèo túng không lay chuyển
Vũ lực không khuất phục
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top