Người đàn bà hàng chài

  "Thời gian qua kẽ tay 

Làm khô những chiếc lá

 Riêng những câu thơ còn xanh 

Riêng những khúc hát còn xanh."(Văn Cao)

 Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cáiđẹp sẽ "vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không thừa nhận cái chết". Cũng nhưdù thời gian có trôi thì giá trị của tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu vẫn vẹnnguyên và tỏa sáng. Đến với tác phẩm hẳn là độc giả không thể không ấn tượng về hình tượng nhân vậtngười đàn bà hàng chài. Đây chính là hình tượng tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của Nguyễn MinhChâu, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. 

Mỗi nhà văn chân chính đều có một thế giới riêng. Thế giới ấy được sáng tạo nên do nhân sinh quan vàvũ trụ quan của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời đại. Nguyễn Minh Châu là một nhà vănnhư thế. Ông được mệnh danh là vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới – "Người mở đườngtinh anh và tài năng" (Nguyên Ngọc). Ông quan niệm rằng "thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìmhạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt". Nếu như trướcnăm 1975, ông thiên về cảm hứng anh hùng, tái hiện một bức tranh sinh động về hiện thực đời sốngtinh thần của con người thời chống Mỹ, thì sau 1975, Nguyễn Minh Châu hướng về đời thường vớinhững khám phá về hiện thực đời sống đạo đức và tình cảm con người. Hình ảnh người đàn bà hàngchài với những vẻ đẹp khuất lấp của những "hạt ngọc" tâm hồn ẩn khuất đằng sau những bộn bề bụibẩn đời thường chính là hình tượng tiêu biểu và sâu đậm nhất.Hình ảnh người đàn bà ấy xuất hiện trong một nghịch cảnh éo le, độc đáo. Trong cảnh đẹp như "mộtbức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sươngmù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào" ấy lại là một sự thật éole, ngang trái. Giữa lúc anh chàng nghệ sĩ Phùng thăng hoa biết bao cảm xúc trước cái đẹp hiếm có thì  cái hiện thực đập vào mắt Phùng. Đó là sự thật về 1 gia đình hàng chài với người đàn bà cam chịu, một lão chồng cay nghiệt cùng đàn con trên thuyền lênh đênh giữa đại dương.

  Người đàn bà hàng chai hiện ra với những nét rất thực như bao người đàn bà vùng biển bằng xương,bằng thịt, bằng bao nghiệt ngã cay đắng và bao dung, yêu thương. Người đàn bà ấy không tên nhưngđây chính là nhân vật trung tâm, tiêu biểu cho dụng ý nghệ thuật của nhà văn.Người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu mang trên mình biết bao sự bất hạnh. Đó là hình ảnhmột người đàn bà xấu xí, lam lũ, vẻ ngoài "thô kệch, trạc ngoài bốn mươi, cao lớn...". Dáng vẻ củangười phụ nữ ấy đã nói hết cái quãng đời cơ cực, bất hạnh của mình. Người đàn bà áy xuất hiện với"khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Khôngchỉ thế, người đàn bà đáng thương này lại được nhìn qua góc độ của một người chồng, với cái nhìn caynghiệt, trút giận vào cái "tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng". Đây chẳngkhác gì một con người quen với nỗi cơ cực, cam chịu, sự nhọc nhằn lam lũ in hằn trên thân hình ngườiđàn bà kia. 

Người đàn bà hàng chài mang trong mình một nỗi bất hạnh. Ngay từ thời con gái, "mụ" đã không nhansắc, không may mắn trong tình yêu, không ai cưới hỏi nhưng vẫn khát khao hạnh phúc dù cho thânphận hẩm hiu: "có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá" rồi tiếp theo đó là nhữngtháng ngày lang thang trên biển. Người đàn bà ấy phải sống những tháng ngày bấp bênh, cơ cực trênchiếc thuyền chài, đói nghèo đeo đẳng, bị hành hạ "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng",và còn cả chuyện "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh". Lời bộc bạch của người đàn bàbất hạnh ấy ẩn chứa một nỗi day dứt, xót xa. 

Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài thô kệch ấy lại ẩn chứa vẻ đẹp lấp lánh của một người phụ nữ với nhữngphẩm chất tốt đẹp, đáng khâm phục và ngợi ca. Trước hết, ta nhận thấy ở người đàn bà hàng chài một tấm lòng vị tha cao cả. Đối với chồng, dù bịchồng nhẫn tâm đánh đập, hành hạ,... thế nhưng người phụ nữ này không trách móc mà lại rất cảmthông, thấu hiểu, sẵn sàng chấp nhận nghịch cảnh éo le ấy. Đối với con cái, xin chồng lên bờ mà đánhđể con không nhìn thấy: "Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...".Lời nói trong ngập ngừng, đứt quãng... Nỗi đau như đang dâng tràn trong tim. Người đàn bà đángthương ấy không ngừng ra sức bảo vệ gia đình bé nhỏ của mình. "Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!". Câunói "Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó". Người đàn bàấy tự nhận phần sai, thua thiệt về phía mình: "Cũng tại đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá".Người đàn bà ấy không ngừng bênh vực cho chồng trước mặt Phùng và Đẩu: "trước kia là một anh contrai hiền lành nhưng cục tính", do cuộc sống vất vả quá nên lão chồng chỉ còn cách đánh vợ để giải tỏanhững bức bí của cuộc đời. Phải là một người rất yêu thương, giàu lòng vị tha mới có thể hy sinh cao cảnhư thế.Không chỉ vậy, người đàn bà ấy là một người phụ nữ rất mực thương con. Ngoài việc hy sinh vì con,xin chồng đừng đánh trước mặt con, người đàn bà hàng chài còn vì con mà cam chịu bao đau thươngnhục nhã. Khi phát hiện ra con mình – thằng Phác nhìn thấy cảnh ba đánh mẹ, người đàn bà hàng chàiđau đớn, nhục nhã. Con đánh cha để bảo vệ mẹ... Người đàn bà ấy mếu máo: "Phác, con ơi!" rồi lại"ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lạiôm chầm lấy". Hành động ấy là biểu hiện của một nỗi bất an trong đau đớn đến tột cùng, bấn loạn, đầyyêu thương. Sự vái lạy ấy như một sự nhận lỗi về mình, van xin. Phải là một người có tấm lòng yêuthương con sâu sắc mới có thể cam chịu và hy sinh cao cả như thế.Ẩn đằng sau lớp vỏ bọc tưởng chừng vô cảm, thất học kia lại là một người đàn bà ít học nhưng lại thấuhiểu lẽ đời. Người đàn bà hàng chài xuất hiện ở toàn án với những diễn biến thật ấn tượng. Từ hình ảnh một người đàn bà lam lũng sợ sệt lúng túng "tìm một góc tường để ngồi" bỗng chốc thay đổi hẳn. Nếu lúc đầu người đàn bà xưng con, gọi "quý tòa, ngài" thì đến khi đối thoại với Đẩu, "mụ" lạixưng là "chị", gọi là "mấy chú, các chú". Để bảo vệ chồng, bảo vệ gia đình, người phụ nữ ấy trở nênkhéo léo, thấu suốt, từ chối bỏ chồng bằng những lí lẽ hết sức thuyết phục. Chị biết rõ "nỗi vất vả, cơcực trên một chiếc thuyền không có đàn ông". Chị biết dựa vào quá khứ tốt đẹp của chồng để thuyếtphục. Hơn thế, người đàn bà ấy còn biết chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường. "Lần đầu tiên trênkhuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười- vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợchồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ". Và người phụ nữ ấy thật cao cả: "Vui nhất là lúc ngồinhìn đàn con tôi chúng được ăn no". Một người đàn bà ít học nhưng lại thấu suốt lẽ đời, giàu đức hysinh... Thật đáng ngợi ca và khâm phục.

  Hình ảnh người đàn bà hàng chài hiện lên thật chân thực và cảm động thông qua ngòi bút nhân đạo sâusắc của Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn đa diện của nhà văn, phát hiện ra đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí, thôkệch, lấm láp là chất ngọc long lanh trong tâm hồn, được khắc họa từ chân dung một con người nhânhậu, bao dung, rất mực yêu thương con, giàu lòng vị tha, đức hy sinh, sống giàu tình nghĩa.Nhân vật người đàn bà hàng chài với vẻ đẹp "khuất lấp" được khắc họa một cách ấn tượng, chân thậtvà vô cùng cảm động. Người đàn bà hàng chài là một nhân vật đầy cảm hứng của nhà văn. Đây là hìnhtượng tiêu biểu cho người phụ nữ được đặt trên hoàn cảnh khắc nghiệt khiến cho con gnừoi phải mạnhmẽ vượt qua hoàn cảnh để sống đẹp, xứng đáng với danh hiệu con người."Không thể nhìn con người một cách đơn giản, nhà văn phải phấn đấu để đào xới bản chất con người,khám phá "hạt ngọc" long lanh đằng sau cái lấm láp bụi bẩn đời thường" (Nguyễn Minh Châu). Hình ảnh người đàn bà hàng chài là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu. Nhân vậtnày đã góp thêm vào kho tàng văn học Việt Nam một chân dung người phụ nữ với vẻ đẹp giàu nữ tính.

  Liên hệ với Thị Nở trong "Chí Phèo" Nam Cao
-Giống nhau: Đều là những con người có vẻ ngoài xấu xí, có một số phận bất hạnh nhưng lại luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
– Khác nhau:
 Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy
nghĩ của một người phụ nữ chứa đựng tình yêu thương đối với đồng loại của mình trước sự khó khăn cô độc. Còn người đàn bà hàng chài lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết lòng yêu thương con
 Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cô độc ngay giữa đồng loại của mình thì người đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu.
 Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định
kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang chống lại tất cả để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời
 Nếu Thị Nở chỉ có tình yêu thương thì người đàn bà hàng
chài còn có sự từng chải, thấu hiểu lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án
– Lý giải sự khác nhau
+Phong cách nghệ thuật: Nam Cao là bậc thầy của phong cách hiện thực phê phán thì Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn của những chiết lý, suy tưởng về cuộc sống con người.
+ Sự ảnh hưởng của Đảng cộng sản tới văn học: Trong Chí Phèo của Nam Cao cuộc sống người dân vô cùng khổ cực bởi chưa có ánh sáng của Đảng còn trong "Chiếc thuyền ngoài xa" đã có sự lãnh đạo của Đảng nhưng tuy nhiên lúc này Đảng, cách mạng còn non trẻ nên chưa hiểu hết cuộc sống của người dân  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top