Mị
Tô Hoài là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có hiểu biết sâu sắc về đời sống, phong tục tập quán của miền núi cao TB. Ông có lối kể chuyện tự nhiên vô cùng gợi cảm, sinh động, đậm đà bản sắc rừng núi.
Ông từng tâm sự: " Công tác và con người miền Tây đã để thương ddeer nhớ cho tôi nhiều quá" Chính vì vậy năm 1953 ông đã viết Vợ chồng A Phủ in trong " Chuyên Tây Bắc" sau chuyến đi Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952 như món quà mà TH dành cho những người dân TB. Đây là câu chuyện về những người dân miền núi cao TB bị áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm nhưng không cam chịu, vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do. Qua đó nhà văn lên án bọn thực dân, chúa đất dã man,tàn bạo, thông cảm, thấu hiểu nỗi khổ của người dân và bộc lộ niềm tin yêu đối với những ng bị đẩy vào cảnh nô lệ nhưng vẫn yêu đời, yêu lao động, yêu tự do và có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất qua nv Mị.
- Xuất thân: Mị là người con gái H'mông xinh đẹp và tài hoa. Mị còn là cô gái yêu lao động, yêu tự do và có tâm hồn thuần khiết. Có thể hình dung cô như bông hoa lan đẹp đẽ, tinh khôi của núi rừng TB. Nhưng hồng nhan thường bạc mệnh, số phận Mị trở nên tối tăm khi bị bắt ép về làm con dâu gạt nợ. vs thân phận cdgn, Mị chỉ còn biết đến công vc, dường như cô sinh ra để giặt đay, xe đay, hái thuốc phiện,.., chúng quen thuộc đến nỗi cô làm mà k cần suy nghĩ, như 1 thói quen. Nhưng đáng sợ hơn là cô dần dần k còn nhu cầu giao tiếp vs những ng xung quanh, k còn khả năng bày tỏ cảm xúc = tiếng ns, tiếng cười, cô sống rùi rũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Món nợ từ đời cha mẹ hay chính chế độ pphong kiến đã chà đạp lên quyền sống tự do của con ng, biến họ thành thứ hình nhân sống vật vơ, câm lặng vs thể xác héo hon và tâm hồn chai sạn. Tuy nhiên sự khô héo đó chỉ là nhất thời. Trong không gian mùa xuân rộn rã niềm vui, rực rỡ vói âm thanh tiếng sáo và men rượu đã tưới mát tâm hồn tưởng như cằn cỗi, chai sạn của mị, đánh thức sức sống tiềm tàng mãnh liệt trog cô.
1. Mị -CP: Uống rượu.
- Giống:
+ CP và Mị đều có xuất thân trong sáng nhưng bị XH xô đẩy, bị kiềm tỏa bởi cđ pk và đều là công cụ trong tay bọn cường hào pk thời bấy h
+2 CT gắn vs nc trog hc bế tắc, tuyệt vọng, muốn quên lãng để giải thoát khỏi số phận bi kịch. Đều gắn vs sự hồi sinh, thức tỉnh. Gắn vs diễn biến tâm lí phức tạp của các nv.
- Khác:
+ Mị: Mang GTNĐ. Sự sống của Mị luôn âm ỉ chờ ngày bùng cháy => tương lai sẽ có ngày giải thoát. Men rượu chỉ khẳng định sức sống tiềm tàng của nhân vật.
+CP: Mang GTHT. Ý thức sống của Cp đã bị dập tắt đến bi thảm => cái chết. Men rượu khắc sâu bi kịch, bế tắc, tuyệt vọng của CP - ng nông dân bị tha hóa, bị cự tuyệt q' làm ng.
2. Mị - CP: Sự hồi tỉnh.
-Giống nhau:cả hai đều là nạn nhân của chế độ phong kiến cường quyền,bị dồn đẩy đến con đường cùng và bị tha hóa.
-Khác nhau :
+ Chí Phèo:Sự thức tỉnh chỉ có nghĩ như một sự thay đổi chứ không phải là một bước ngoặc (trong nhận thức). Chí Phèo là sự lặp lại, chưa có sự thức tỉnh, chỉ mình anh đấu tranh để được làm người lương thiện.
+Mị :sự thức tỉnh thực sự là một bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời và số phận nhân vật(sau khi thây dổi Mị phản kháng dữ dội đối với nhà thống lí đại diện cho chế độ phong kiến cường quyền để thây đổi cuộc sống của mình). Ở VCAP là sự phản kháng, biết đoàn kết với những người nghèo cùng số phận.
3. Mị và A Phủ:
- Giống: Có những phẩm chất của ng dân miền núi TB yêu đời, yêu tự do, yêu lđ, khỏe mạnh, chất phác, khi bị áp chế về mặt tinh thần, bị bóc lột nặng nề sức lđ thì họ vươn lên tự giải thoát cho mình = sức sống dồi dào mãnh liệt.
-Khác:
+Mị: phác họa qua đời sống nội tâm. Dc giới thiệu như 1 chân dung thân phận
+A Phủ: phác họa qua hành động quyết liệt, can đảm. Được giới thiệu như 1 chân dung tính các.
=> Mỗi ng có vẻ đẹp riêng, góp phần mag lại gtnđ và gtht, để lại ấn tượng
4. Tiếng sáo và tiếng chim hót
- Sự tương đồng:
+ Đó là những âm thanh hết sức diệu kì, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát khao sống mãnh liệt.
+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẽ trong hai tác phẩm.
- Sự khác biệt:
+ Ở tp Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh "hôm nào chả có". Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì bây giờ mới hết say...đây là âm thanh của khát khao được sống, được làm người lương thiện của một người không có quyền làm người.
+ Chi tiết ở tác phẩm VCAP đến trong mùa xuân trên bản Hồng Ngài. Là âm thanh Mị từng nghe thủa chưa về nhà Thống Lí Phá Tra. Đây là tác nhân quan trọng giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã "thấy phơi phới trở lại",...
5. Xét về giá trị nghệ thuật: ta thấy đây là chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lý của nhân vật.tâm lý nhân vật từ khi nghe tiếng sáo đã có sự chuyển biến phức tạp nhưng sâu sắc. Tiếng sáo tạo ra bước ngoặt tâm lý và cũng là chi tiết mà ở đó,TH đây ý đồ nghệ thuật của mình đến mức tài năng. Chính âm thanh ấy làm thay đổi tất cả con người của mị,từng việc 'ngồi nhẩm thầm tiếng sáo 'đã đứng dậy thành hành động.điều đó chứng tỏ tài nghệ miêu tả tâm lý sống động cũng như tấm lòng nhân đạo (phát hiện ra sức sống tiềm tàng..) của nhà văn.
Có thể nói,"chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", chi tiết là những hiện thực đời sống được nhà văn tái hiện trong tác phẩm là đơn vị cấu tạo nên tác phẩm,mang sức chứa lớn về nội dung và nghệ thuật.tuỳ theo sự thể hiện cụ thể mà chi tiết có khả năng giải thích, tái hiện,biểu hiện...khiến hình tượng nghê thuật trở nên cụ thể, gợi cảm và sống động,khiến ý đồ tư tưởng của nhà văn hiện hình rõ rệt, trở thành tiêu điểm,điểm hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.những chi tiết thường được chọn lọc, gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, là sự dồn nén những điều mà nhà văn muốn nói.
Tóm lại, qua hai chi tiết nghệ thuật trong hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ mà ta vừa phân tích ở trên.hai nhà văn Nam Cao và Tô Hoài đã mang đến cho chúng ta hai thiên truyện ngắn đặc sắc nhất của văn chương VN. Qua hai chi tiết nghệ thuật ấy ta càng hiểu sâu sắc hơn tấm lòng nhân đạo của hai nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top