Học thuyết về tiền tệ và giá trị của A.Smith
Câu 4: Học thuyết về tiền tệ và giá trị của A.Smith:
Trả lời
* Lý luận về tiền tệ:
A.Smith coi trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, còn xã hội trở thành liên minh của sự trao đổi. Do đó ông tiến tới phân tích tiền tệ.
Khi phê phán những người trọng thương, A.Smith cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện, ông so sánh tiền với con đường lớn, trên đó người ta chở cỏ khô và lúa mì, con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì. Như vậy, ông đánh giá không đúng về tiền tệ, coi tiền chỉ là môi giới giản đơn.
A.Smith cho rằng tiền giấy có nhiều ưu điểm, tiền giấy rẻ hơn, còn ích lợi thì cũng thế. Nhưng ông lại là người chống lại việc giảm giá của tiền đúc.
Ông coi tiền là "bánh xe vĩ đại của lưu thông" là "công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại".
A.Smith đã hiểu được tiền là một thứ hàng hóa tách ra, tức là đã hiểu được bản chất hàng hóa của tiền và cũng chỉ hiểu đến đó thôi.
Về quy luật lưu thông tiền tệ, khi chống lại thuyết số lượng tiền tệ, A.Smith cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả mà là giá cả quyết định số lượng tiền tệ. Ông đã phát biểu một cách chính sác rằng số lượng tiền tệ được quyết định bởi giá trị của khối lượng hàng hóa mà nó phải lưu thông. Giá trị của các hàng hóa mua vào bán ra hàng năm trong một nước đòi hỏi một số lượng tiền tệ nhất định lưu thông và phân phối các hàng hóa đó vào tay những người tiêu dùng và không thể dùng quá số lượng đó được. Con kênh lưu thông chỉ thu hút một cách tất yếu số lượng thích đáng cho đầy đủ và không thể chứa đựng hơn nữa.
Tuy nhiên, ở A.Smith còn nhiều hạn chế, ông đã đơn giản hóa nhiều chức năng của tiền, đưa chức năng phương tiện lưu thông lên hàng đầu, ông cũng không hiểu vấn đề hình thái của giá trị và lịch sử phát triển của các hình thái đó.
* Lý luận giá trị:
A.Smith đã phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lý luận về sự ích lợi, sự ích lợi không có quan hệ gì đến giá trị trao đổi. Theo A.Smith giá trị trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Đó là khái niệm đúng đắn về giá trị. A.smith còn nêu định nghĩa thứ hai về giá trị của hàng hóa: giá trị một hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó. Đây là điều luẩn quẩn và sai lầm của A.smith.
Về cấu thành giá trị của hàng hóa, theo A.smith trong sản xuất TBCN, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị trao đổi. A.Smith coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập đó là quan điểm đúng đắn. Song ông lại sai lầm ở chỗ coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi. Ông đã lẫn lộn 2 vấn đề hình thành giá trị và phân phối giá trị, hơn nữa ông cũng xem thường tư bản bất biến (C), coi giá trị chỉ có (v+m).
A.smith đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường. Ông khẳng định hàng hóa được bán theo giá cả tự nhiên, nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả cho tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
Theo ông, giá cả tự nhiên là trung tâm, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa, giá cả này nhất trí với giá cả tự nhiên khi hàng hóa được đưa ra thị trường với số lượng đủ "thỏa mãn nhu cầu thực tế". Nhưng do sự biến động của cung cầu làm cho giá cả thị trường chênh lệch với giá cả tự nhiên. bản thân giá cả tự nhiên cũng thay đổi cùng với tý suất tự nhiên của mỗi bộ phận cấu thành nó.
Ông đã nhận thấy cả trong CNTB được đặt r khác với trước đây. Nhưng ông không thấy được trong CNTB quan trọng thực hiện giá trị gắn liền với việc phân phối lại giá trị dưới hình thái lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Ông đã vấp vào vấn đề giá cả sản xuất.
Công lao chủ yếu của A.smith về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, hơn nữa ông đã cho rằng lao động là "thước đo thực tế của giá trị". Song ở ông vẫn có những sai lầm và hạn chế về lý luận này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top