học thuyết Ricardo
V- HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA DAVID RICARDO (1772-1823).
1. Sơ lược tiểu sử:
Ông xuất thân từ giai cấp tư sản, năm 12 tuổi vào trường trung học thương nghiệp
hai năm. Ông có địa vị quan trọng trong sở Giao dịch châu Âu, là môït trong những người
giàu có nhất nước Anh lúc bấy giờ. Rất ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là môn kinh
tế chính trị. Từ năm 1809 đến năm 1816 cho in nhiều tác phẩm và tới 1817 nổi tiếng với tác
phẩm "Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa".
2. Thế giới quan, phương pháp luận:
Thế giới quan có tính chất duy vật, máy móc, xa rời quan điểm lịch sử, nhưng dựa
trên quan điểm sản xuất của chủ nghĩa tư do tư sản.
Phương pháp của ông có tính chất siêu hình, nhưng ông lại sử dụng khá rộng rãi
phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế
cho nên trong sự phân tích bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, David Ricardo đã chiếm
địa vị quan trọng.
3. Vị trí, vai trò:
Do sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp kết thúc và chủ nghĩa tư bản giành
thắng lợi hoàn toàn đối với phương thức sản xuất cu,õ nhờ sự xuất hiện của đại công nghiệp
cơ khí nên khi kế tục A.Smith, David Ricardo đã đưa học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ
điển đạt đỉnh cao nhất của nó. Ở đỉnh cao này, Ricardo đã bảo vệ chủ nghĩa tư bản, nhưng
không xuyên tạc, mỵ dân vì tin vào tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, do vậy ông đã không
ngại bóc trần những xấu xa trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nhờ đó từ học thuyết kinh tế của
ông về sau người ta đã rút ra những kết luận xã hội chủ nghĩa.
4. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu:
a) Lý luận giá trị - lao động:
Kế thừa và phát triển học thuyết giá trị lao động của Smith, phân biệt khá rõ ràng giá
trị, giá trị trao đổi, giá trị sử dụng. Ông cho rằng có hai nhân tố quyết định giá trị trao đổi: giá trị sử dụng, hay tính chất
khan hiếm và số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra vật phẩm. Nhưng thước đo giá trị
trao đổi là giá trị và "giá trị do số lượng tương đối của lao động cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa đó quy định". Ở đây, Ricardo đã loại bỏ tính chất hai mặt trong định nghĩa giá trị
của Adam Smith để khẳng định rằng giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động xã hội cần
thiết quyết định, nhưng ông lại sai lầm khi cho rằng "lao động trong điều kiện xấu nhất là
lao động xã hội". Và một thiếu xót nữa của ông là ông đã giải thích giá trị một cách siêu
hình khi cho rằng giá trị là thuộc tính của mọi vật và rằng giá trị tồn tại vĩnh viễn.
Ông cũng hiểu được giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của hàng hóa nhưng chỉ biểu
hiện ra bằng tiền. Biết được giá cả thị trường xoay quanh giá cả tự nhiên do quy luật cung -
cầu.
Về cơ cấu giá trị hàng hóa ông đã xét đến hai yếu tố là chi phí lao động sống và chi
phí lao động quá khứ. Tiếc rằng ông chưa nghiên cứu các hình thái của giá trị và tính chất
hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa. Về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa, Ricardo thấy được rằng khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hóa
giảm xuống.
So với Adam Smith, lý luận giá trị - lao động của Ricardo hoàn thiện hơn, nhất quán ơn nhưng ông lại không phát hiện tiếp điều vướng mắc của Adam Smith là cảm thấy có
cái gì đó làm cho việc trao đổi giữa tư bản và lao động sống không thể giải thích trực tiếp
bằng quy luật giá trị. Do đó Ricardo tuy khẳng định quy luật giá trị hoạt động trong cả hai
nền sản xuất nhưng không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng
hóa tư bản chủ nghĩa.
b) Lý luận về tiền:
Vào thế kỷ XVIII ở Anh diễn ra việc đổi giấy bạc lấy vàng làm cho số lượng tiền
giấy tăng lên dẫn đến nạn lạm phát. Trong ngành ngân hàng diễn ra cuộc tranh luận đòi
quay lại chế độ bản vị vàng, tình hình này thúc đẩy Ricardo đưa ra lý thuyết tiền tệ. Lý
thuyết này của ông có tính hai mặt.
Một mặt dựa vào lý luận giá trị - lao động để vạch ra bản chất hàng hóa của tiền,
chức năng thước đo giá trị của tiền, nhưng ông lại không hiểu được nguồn gốc của tiền
(vàng) và đã đơn giản hóa chức năng của tiền (vàng).
Môït mặt dựa vào thuyết số lượng tiền để khẳng định số lượng tiền (giấy) càng nhiều
thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại để lý giải sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và
điều tiết bảng cân đối thanh toán. Bản thân Ricardo không phân biệt quy luật lưu thông tiền
giấy và quy luật lưu thông tiền vàng.
c) Lý luận về tư bản:
Ricardo đồng nhất tư bản với dự trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất nên không
nhìn thấy tư bản là một quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử.
Ông phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động tùy theo tốc độ hao
mòn và sự cần thiết của tái sản xuất, nhưng ông đã lẫn lộn giữa tư bản bất biến, tư bản khả
biến với tư bản lưu động, tư bản cố định. Do vậy, ông đã gặp bế tắc khi nghiên cứu sâu hơn
các vấn đề có liên quan.
d) Lý luận về các nguồn thu nhập: Kế thừa quan điểm của Smith về những thu nhập ban đầu của ba giai cấp và dựa vào
lý luận giá trị - lao động, David Ricardo đã làm cho lý luận này chiếm vị trí quan trọng
trong học thuyết của mình.
* Về tiền công: coi lao động là hàng hóa, ủng hộ "quy luật sắt về tiền công", ủng hộ
quan điểm "nhà nước không can thiệp vào thị trường lao động", vạch ra các yếu tố ảnh
hưởng đến giá cả lao động.
* Về lợi nhuận: Gián tiếp thừa nhận lợi nhuận là kết quả của lao động làm thuê, có
quan hệ tỷ lệ nghịch với tiền công. Thấy được quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm
xuống, nhưng lại cho rằng quy luật này có quan hệ với quy luật độ phì của đất giảm dần.
* Về địa tô: dựa trên lý luận giá trị - lao động để giải thích, đó là cống hiến của ông.
Theo ông "Giá trị nông sản phẩm là do mức hao phí lao động trên đất đai xấu nhất quyết
định và đất đai xấu nhất không thu được địa tô".
Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên và điạ tô bao giờ cũng
được trả về việc sử dụng ruộng đất tốt hơn. Ở đây Ricardo đã nhìn thấy địa tô chênh lệch I,
vạch rõ địa tô phụ thuộc lợi nhuận, nhưng phủ nhận địa tô tuyệt đối và không đụng đến địa
tô chênh lệch II.
e) Lý luận về tái sản xuất:
Tin rằng không có khả năng sản xuất thừa dưới chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản
tiến bộ tuyệt đối do phát triển vì lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận cao mà tích lũy tư bản được
thực hiện, qua đó tăng cầu lao động và thúc đẩy tăng thu nhập tiêu dùng và sức mua. Nhưng
do nhìn thấy quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nên ông nhìn nhận có khủng
hoảng bộ phận.
f) Lý thuyết về lợi thế so sánh:
Kế thừa quan điểm của Adam Smith, năm 1817 David Ricardo đưa ra quy luật lợi
thế so sánh còn gọi là lý thuyết so sánh tương đối. Lý thuyết này nói rằng một nước có thể
nâng cao mức sống và thu nhập của nước mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những
mặt hàng hóa có năng suất cao hơn nước khác và thực hiện phân công lao động quốc tế để
trao đổi.
Ví dụ: Nếu Mỹ có năng suất lao động cao về lương thực và châu Âu có năng suất lao
động cao về quần áo, thì Mỹ sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu lương thực cho
châu Aâu, còn châu Âu cũng sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo cho Mỹ.
g) Lý luận về thuế:
Ricardo cho rằng thuế là bộ phận sản phẩm của đất đai và của công nghiệp dành cho
chính phủ của một nước sử dụng. Bộ phận này được trả theo vốn hay theo thu nhập. Nói
chung, thuế vừa làm tăng nguồn thu và chi của chính phủ, nhưng thuế cũng làm giảm khả
năng tích lũy tư bản, giảm khả năng tiêu dùng và do vậy làm chậm tốc đôï tăng của cải.
Ricardo chỉ ra nhiều loại thuế và tác dụng của nó, đồng thời ông cũng ủng hộ các guyên tắc đánh thuế do A.Smith đưa ra.
( Các công dân, tùy khả năng và cố gắng tối đa, phải góp phần giúp đỡ ngân sách
chính phủ.
( Phần thuế mỗi người phải nộp cần rõ ràng, không được áp đặt đôïc đoán. ( Thuế phải thu đúng hạn và với phương thức thuận lợi nhất cho người nộp.
( Thuế phải tính toán sao cho nhân dân đóng góp ít nhất và số tiền này chỉ nằm trong
công quỹ thời gian ngắn nhất.
Nhận xét: Học thuyết kinh tế của David Ricardo đã đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính
trị tư sản cổ điển. Nếu Adam Smith có công hệ thống hóa các quan điểm kinh tế có từ trước
thì David Ricardo đã xây dựng hệ thống này trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Các nhà
kinh tế học tư sản sau này không quan tâm nhiều đến lý luận giá trị- lao động, họ xa rời
nguyên tắc này và duy nhất chỉ có Karl Marx kế thừa xuất sắc lý luận giá trị - lao động để
đặt nền móng vững chắc cho toàn bôï học thuyết kinh tế của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top