Học thuyết giá trị thặng dư

Học thuyết giá trị thặng dư

a. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

* Sức lao động theo Các Mác :” Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực trong thân thể 1 con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.”

Sức lao động tạo ra 1 lượng giá trị = gtslđ (v) +gt thặng dư (m)

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.
Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C. Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá".
Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân.
Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau đây:

Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra , chúng ta thấy có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ  Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trongquá trình sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dưchỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.

Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.

Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông đểsản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản.

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số học giả tư sản đưa ra thuyết "Chủ nghĩa tư bản nhân dân". Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, do đó họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.

bản chất của giá trị thặng dư

Để hiểu bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản., ta hãy xét một ví dụ.

Giả sử để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải bỏ ra 28.000 đơn vị tiền tệ bao gồm 20.000 đơn vị tiền tệ mua 1 kg bông, 3.000 đơn vị cho hao phí máy móc và 5.000 đơn vị mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày (10 giờ). Giả định việc mua này là đúng giá trị. Đồng thời giả định, mỗi giờ lao động, người công nhân tạo ra 1.000 đơn vị giá trị mới kết tinh vào trong sản phẩm.

Vậy bằng lao động cụ thể, người công nhân đã chuyển giá trị của bông và hao mòn máy móc vào trong sợi và bằng lao động trừu tượng của mình, mỗi giờ công nhân lại tạo thêm một lượng giá trị mới là 1.000 đơn vị. 

Nếu chỉ trong vòng 5 giờ, công nhân đã kéo xong 1kg sợi thì giá trị 1kg sợi là:

- Giá trị của 1 kg bông = 20.000 đơn vị 

- Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị 

- Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị sức lao động) = 5.000 đơn vị 

Vậy tổng cộng giá trị của 1 kg sợi là 28.000 đơn vị.

Tuy nhiên, do nhà tư bản đã thuê người công nhân trong 10 giờ nên trong 5 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản không phải bỏ ra 5.000 đơn vị mua sức lao động nữa mà chỉ cần bỏ ra 20.000 đơn vị tiền tệ để mua thêm 1kg bông, 3.000 đơn vị cho hao mòn máy móc, tức là với 23.000 đơn vị tiền tệ, nhà tư bản có thêm được 1kg sợi.

Như vậy. trong một ngày lao động, nhà tư bản bỏ ra 51.000 đơn vị tiền tệ để thu được 2 kg sợi. Trong khi đó, giá trị của 2 kg sợi là: 28.000 . 2 = 56.000 đơn vị tiền tệ. Do đó, nhà tư bản thu được 1 phần giá trị dôi ra, tức là giá trị thặng dư, bằng 5.000 đơn vị tiền tệ.

Từ ví dụ trên, ta thấy giá trị thặng dư chính là phần giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra ngoài sức lao động, là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. Chú ý rằng, phần lao đông không công đó trở thành giá trị thặng dư vì nó thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải là của người lao đông. Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy là vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất.

b. Vận động của tư bản

+tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

- Tuần hoàn tư bản: là sự vận động của tư bản, trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái,thực hiện 3 chức năng, để rồi trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị được bảo tồn và có phần tăng thêm. Đó là:

Vốn tiền tệ => Vốn sản xuất (Tư liệu sản xuất + Sức lao động) => qua sản xuất=> Vốn hàng hóa=> qua lưu thông =>T'

- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được lặp đi, lặp lại có định kì. Thời gian chu chuyển tư bản gồm thời gian sản xuất và lưu thông

+ Thời gian chu chuyển tư bản và tốc độ chu chuyển tư bản

Chu chuyển của tư bản là khái niệm trong kinh tế chính trị Marx- Lenin chỉ về sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt.

Thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời giansản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm:

·         Thời gian lao động

·         Thời gian gián đoạn lao động

·         Thời gian dự trữ sản xuất.

Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố như:

·         Tính chất của ngành sản xuất, ví dụ ngành đóng tàu thời gian sản xuất thường dài hơn ngành dệt vải hay dệt thảm trơn thời gian thường ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn....

·         Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm ví dụ như xây dựng một xí nghiệp, công xưởng mất thời gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường.

·         Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn.

·         Năng suất lao động.

·         Dự trữ sản xuất.

·         ....

Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố sau quy định:

·         Thị trường xa hay gần

·         Tình hình thị trường xấu hay tốt

·         Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông...

Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.

+Tư bản cố định, tư bản lưu động

Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng..., tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần, mà chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Chính đặc điểm của loại tư bản này đã làm cho thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn thời gian một vòng tuần hoàn.

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản được hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản sau khi hàng hoá sản xuất ra được bán xong. Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ..., giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản xuất. Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất hàng hoá. Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng. Đối với tư bản cố định, trong quá trình hoạt động tất yếu bị hao mòn. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng hoặc do bị phá huỷ của tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định mất giá trị và giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình là hao mòn do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học - công nghệ.

c. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trong bài sản xuất giá trị thặng dư ta biết: giá trị hàng hóa = c + v + m
- Nếu gọi giá trị hàng hóa là W thì W = c + v + m
Đó chính là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản để sản xuất hàng hóa họ chỉ cần ch phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa( ký hiệu là k)
K = c + v
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Nếu dùng K để chỉ chi phí sản xuất tư bản thì W = c + v + m chuyển thành W = K + m 
So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về chất và lượng.
Về chất:
- Chi phí sản xuất TBCN mới chỉ là chi phí về tư bản.
- Còn giá trị hàng hóa là sự chi phí về thực tế xã hội để sản xuất ra hàng hóa
(chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa)
Về lượng:
K = c + v
W = c + v + m
W > K một lượng m
b. Lợi nhuận:
Như trên đã trình bày W>K một lượng m (ở đây là sự so sánh giữa chi phí sản xuất tư bản với giá trị hàng hóa mà nhà tư bản bán ra trên thị trường)
Vậy lợi nhuận chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng.
- Khái niệm: Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước, là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh :
P = W - K
+ Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phán ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, che đậy quá trình bóc lột giá trị thặng dư của tư bản đối với công nhân.

Chú ý: Giữa m và P có sự khác nhau:
Khi nói tới m là hàm ý so sánh với v còn khi nói tới P là hàm ý so sánh với c + v. Trên thực tế giữa P và m thường không bằng nhau vì phụ thuộc vào cung cầu, nhưng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư.
c. Tỷ suất lợi nhuận. 
Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P': 
P’ = [m/(c +v)]. 100 % hay P’ = (P/t). 100 %
- Về lượng: Thì P' luôn luôn nhỏ hơn m' : 
vì P’ = m/ ( c + v)còn m’ = m/ v
- Về chất: tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự họat động của các nhà tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến.

 Lợi nhuận bình quân: là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu tạo thành hữu cơ của nó như thế nào.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là " con số trung bình" của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội:

Tỷ suất lợi nhuận bình quân = ( P'1 + P'2 + P'3 + ... + P'n)/N

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp" nhường cho" tư bản công nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình.
Địa tô chênh lệch: Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Địa tô tuyệt đối: Là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung nông phẩm.

 Địa tô độc quyền: Là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: