hoc thuyet gia tri thang du

Chương II:Học thuyết giá trị thăng dư.

Câu 8: Phân tích sự chuyển hóa tiền thành TB?(P7)

Câu 9: Hàng hóa sức lao động, sức lđ, điều kiện để slđ trở thành hh, 2 thuộc tính của hàng hóa slđ?(P 7,8)

Câu 10: Sự thống nhất giữa qt sx ra gtrị sử dụng và qt sản xuất ra gtrị thăng dư?(P 8.9)

Câu 11: Bản chất của tư bản.Sự phân chia tbản thành tbản bất biến và tbản khả biến?(P9)

Câu 12: Tỉ suất gtrị thặng dư và khối lượng gtrị thặng dư, 2 phương pháp sx giá trị thặng dư và gtrị thặng dư siêu ngạch?(P9.10)

Câu 13: Tại sao sản xuất gtrị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB?(P10)

Câu 14: Bản chất của tiền công, 2 hình thức cơ bản của tiền công?(P10.11)

Câu 15: Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế?(P11)

Câu 16: Thế nào là tái sản xuất, tái sx giản đơn và tái sx mở rộng?(P11)

Câu 17: Tích lũy TB là gì, nêu những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy TB?(P11.12)

Câu 18: Tích tụ tư bản và tập trung tư bản, so sánh?(P12)

Câu 19: Thế nào là cấu tạo giá trị, cấu tạo kĩ thuật, cấu tạo hữu cơ của TB?(P12)

Câu 20: Tuần hoàn của tư bản và Chu chuyển của tư bản?(P13)

Câu 21: Tư bản cố định và tư bản lưu động?(P13.14)

Câu 22: Tổng sản phẩm xh và đk thực hiên tái sx giản đơn và tái sx mở rộng TBXH? (P14)

Câu 23: Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB?(P14)

Câu 24: Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản?(P14.15)

Câu 25: Thế nào là chi phí sx, chi phí thực tế, TB ứng trước, lợi nhuận bquân, tỷ suất lợi nhuận bquân?(P15)

Câu 26: Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?(P15)

Câu 27: Lợi nhuận?(P15.16)

Câu 28: Thế nào là lợi nhuận bình quân, qt hình thành lợi nhuận bquân và giá cả sx?(P16)

Câu 29: Sự chuyển hóa của gtrị hàng hóa thành giá cả sx?(P16)

Câu 30: Thế nào là Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp?(P17)

Câu 31: Tư bản cho vay và lợi tức cho vay?(P17)

Câu 32: Thế nào là TB ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng ?(P17.18)

Câu 33: Thế nào là công ty cổ phần,TB giả, TTCK ,cổ phiếu, trái phiếu, cổ đông?(P18)

Câu 34: Bản chất của địa tô TBCN, phân biệt địa tô pkiến và địa tô TBCN?(P19)

Câu 35: Các hình thức địa tô TBCN và giá cả ruộng đất?(P19.20)

Câu 36: So sánh địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối?(P20)

Câu 8: Phân tích sự chuyển hóa tiền thành TB?

Công thức cơ bản: 1. H - T - H

2. T - H - T'

Giống nhau: cả hai sự vận động, đều do mua và bán hợp thành, đều có 2 nhân tố tiền và hàng, hai người có qh kt với nhau là người mua và người bán.

Khác nhau :

Trong ct 1 tiền đóng vai trò trung gian để đạt mục đích là giá trị sử dụng

Trong ct 2 hàng là trung gian. Tiền (giá trị) là mục đích.

T'= T + ∆T (Giá trị thặng dư)

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư, mục đích của sx tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư. Quá trình lưu thông TB là phần lớn lên của giá trị (gt thặng dư). Do vậy sự vận động của tb là không giới hạn vì sự lớn lên của giá trị là không giới hạn

Ct chung của tư bản là T - H - T'

Câu 9:Hàng hóa sức lao động, sức lđ, điều kiện để slđ trở thành hh, 2 thuộc tính của hàng hóa slđ,?

1. định nghĩa: Là sự thay đổi gtrị của tiền cần phải chuyển hh thành TB ko thể xảy ra trong số tiền ấy mà nó chỉ có thể xảy ra từ hh đc đưa vào.Hh đó là loại hh đặc biệt mà gtsd của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra gtrị.

2. Sức lđ và điều kiện để sức lđ trở thành hàng hóa.

• Sức lđ là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong than thể 1 con người,thể lực và trí lực mà con ngừoi phải làm cho hđ để sx ra những vật có ích.

• Sức lđ chỉ có thể trở thành hh trong những đk lịch sử nhất định sau đây:

- Người có sức lđ phải đc tự do về thân thể, làm chủ đc sức lđ của mìnhvà có quyền bán sức lđ của mình như 1 hh.

- Người có sức lđ phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sx và tư liệu sinh hoạt,họ trở thành người "vô sản", để tồn tại buộc anh ta pải bán sức lđ của mình để sống.

- Sự tồn tại đồng thời 2 đk nói trên tất yếu biến sức lđ thành hh.Sức lđ biến thành hh là đk quyết định để tiền biến thành tbản.

3. 2 thuộc tính của hàng hóa sức lđ:

• Gtrị hàng hóa sức lđ, cũng do tgian lđ xh cần thiết để sx và tái sx sức lđ quyết định. (vd: đi làm phải tiêu dùng 1 lượng tư liệu shoạt nhất định về ăn,mặc, ở,học nghề.....)

- Nhưng sức lđ chỉ tồn tại như năng lực sống của con người.Muốn tái sx năng lực đó,người côg nhân pải tiêu dung phải tiêu dùng 1 lượng tư liệu shoạt nhất định về ăn,mặc, ở,học nghề,nhu cầu cho gđình.Vậy tgian lđ xh cần thiết để tái sx ra sức lđ sẽ đc quy thành tgian lđ xh cần thiết để sx ra n~ tư liệu shoạt ấy;Hay nói cách #,gtrị hh sức lđ đc đo gián tiếp = gtrị của n~ tư liệu shoạt cần thiết để tái sx ra sức lđ.

- Gtrị hh sức lđ # với hh thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. điều đó có nghĩa là ngoài n~ nhu cầu về vật chất,người công nhân còn có n~ nhu cầu về tinh thần,văn hóa...

- Tuy gtrị hh sức lđ bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử,nhưng đối với mỗi 1 nc nhất định và trong 1 thời kì nhất định,thì quy mô n~ tư liệu shoạt cần thiết cho người lđ là 1 đại lượng nhất định,do đó có thể xđ đc lượng gtrị hh sức lđ do n~ bộ phận sau đây hợp thành:

a) Gtrị n~ tư liệu shoạt về vchất và tinh thần cần thiết để tái sx sức lđ,duy trì đời sống của bản thân người công nhân.

b) Phí tổn đào tạo người công nhân.

c) Gtrị n~ tư liệu shoạt vchất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.

• Gtrị sử dụng của của hh sức lđ.Hh sức lđ có gtrị sử dụng như bất kì 1 hh thong thường nào.Gtsd của hh sức lđ,cũng chỉ thể hiện ra trong qt tiêu dùng slđ ,tức là qt lđ củ người công nhân.Nhưng qt sử dụng hay tiêu dung hh slđ # với qt thong thường ở chỗ:hh thong thường sau qt tiêu dung hay sử dụng cả gtrị lẫn gtrị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo tgian.Trái lại,qt tiêu dùng hh sức lđ, đó lại là qt sx ra 1 loạt hh nào đó, đồng thời là qt tạo ra 1 gtrị mới lớn hơn gtrị củ bản thân hh slđ.Phần lớn hơn đó cính là gtrị thặng dư mà nhà tbản sẽ chiếm đoạt..Như vậy,gtsd của hh slđ có tchất đặc biệt,nó là nguồn gốc sinh ra gtrị,tức làco thể tạo ra gtrị mới lớn hơn gtrị của bản than nó..Chính đặc tính này đã làm cho sự xhiện của hh slđ trở thành đk để tiền tệ chuyển hóa thành tbản.

Câu 10:Sự thống nhất giữa qt sx ra gtrị sử dụng và qt sản xuất ra gtrị thăng dư?

• Mục đích của sx TBCN là gtrị thặng dư. Nhưng để sx gtrị thăng dư trước hết nhà TB phải sx ra 1 gtrị sử dụng nào đó, vì gtrị sử dụng là vật mang gtrị trao đổi và gtrị thặng dư. Vậy, qt sx TBCN là sự thống nhất giữa qt sx ra gtrị sử dụng và gtrị thặng dư.

• Quá trình sx trong xí nghiệp TB đồng thời là qt nhà TB tiêu dùng sức lđ và tư liệu sx mà nhà TB đã mua, nên nó có đặc điểm:

- Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà TB, lđ của anh ta thuộc về nhà TB và đc nhà TB sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.

- Sp là do lđ của người công nhân tạo ra, nhưng nó ko phụ thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà TB.

• Gtrị n~ tư liệu sx nhờ lđ cụ thể của công nhân mà đc bảo toàn và di chuyển vào sp mới gọi là gtrị cũ. Gtrị do lđ trừu tượng của CN tạo ra trong qt sx gọi là gtrị mới lớn hơn so với gtrị sức lđ. Vậy gtrị thặng dư là 1 bộ phận của gtrị mới dôi ra ngoài gtrị slđ do công nhân là thuê tạo ra và bị nhà Tb chiếm ko.

• Ngày công của người CN đc chia làm 2 phần: thời gian lđ cần thiết và thời gian lđ thặng dư.

• Chỉ có trong lưu thông nhà Tb mới mua đc 1 thứ hang hóa đặc biệt, đó là hh slđ. Sau đó nhà TB sử dụng hh đặc biệt đó trong sx. Do đó tiền của nhà TB mới chuyển thành TB là gtrị mang gtrị thặng dư.

Câu 11:Bản chất của tư bản.Sự phân chia tbản thành tbản bất biến và tbản khả biến?

a) Bản chất của tư bản:

Tbản là gtrị mang lại gtrị thặng dư = cách bóc lột lđ ko công của công nhân làm thuê.Như vậy bản chất của tbản là thể hiện qhệ sx xh mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt gtrị thặng dư do gcấp công nhân sáng tạo ra.

b) Tư bản bất biến và tư bản khả biến:

- Tbản bất biến là 1 bpận tbản biến thành tư liệu sx mà gtrị đc bảo toàn và chuyển vào sphẩm,tức là ko thay đổi về lượng gtrị của nó. (kí hiệu là C).Bphận tbản dùng để mua slđ đã ko ngừng chuyển hóa từ đại lượng bất biến thành 1 đại lượng khả biến,tức là đã tăng lên về lượng trong qt sx.

- Tư bản khả biến là 1bphận tbản biến thành slđ ko tái hiện ra,nhưng thông qua lđ trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên,tức là biến đổi về lượng (kí hiệu là V)

- Như vậy tbản bất biến là đk cần thiết ko thể thiếu đc để sx ra gtrị thặng dư, còn tư bản khả biến co vai trò quyết định trong qt đó, vì nó chính là bpận tbản đã lớn lên.Căn cứ cho sự phânn chia đó là dựa vào vai trò # nhau của các bphận của tbản trong qt sx ra gtrị thặng dư,do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB,chỉ có công nhân làm thuê mới tạo ra gtrị thặng dư cho nhà tư bản.

Câu 12: Tỉ suất gtrị thặng dư và khối lượng gtrị thặng dư, 2 phương pháp sx giá trị thặng dư và gtrị thặng dư siêu ngạch?

1. Tỷ suất gtrị thặng dư:là tỉ số tính theo % giữa gtrị thặng dư và tbản khả biến cần thiết để sx ra gtrị thặng dư đó.Nếu kí hiệu m' là tỷ suất gtrị thặng dư,thì m' đc xđ = cthức: (trong đó m là tổng gtrị thặng dư và v là tư bản khả biến).

Ngoài ra còn có thể biểu thị tỷ suất gtrị thặng dư theo 1 công thức #:

Tỷ suất gtrị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tbản đối với công nhân làm thuê,nó chưa nói rõ quy mô bóc lột.

2. Khối lượng gtrị thặng dư:Là tích số giữa tỷ suất gtrị thặng dư và tổng tbản khả biến đã đc sử dụng

Nếu kí hiệu M là khối lượng gtrị thặng dư, thì M đc xđ = cthức:M=m'*V.CNTB càng ptriển thì klượng gtrị thặng dư càng tăng,vì trình độ bóc lột sức lđ càng tăng.

3. 2 phương pháp sx giá trị thặng dư.

3.1. Sx gtrị thặng dư tuyệt đối:Giá trị thặng dư tuyệt đối là gtrị thặng dư đc tạo ra do kéo dài thời gian lđ vượt quá thời gian lđ tất yếu, trong khi năng suất lđ xh, gtrị sức lđ và thời gian lđ tất yếu ko thay đổi.

3.2. Sx gtrị thặng dư tương đối: Giá trị thặng dư tương đối là gtrị thặng dư đc tạo ra do rút ngắn tgian lđ tất yếu = cách nâng cao năng suất lđ xh, nhờ đó tăng tgian lđ thặng dư lên ngay trong đk độ dài ngày lđ vẫn như cũ.

4. Giá trị thặng dư siêu ngạch

4.1. Là phần gtrị thặng dư thu đc do tăng năng suất lđ cá biệt, làm cho gtrị cá biệt của hh thấp hơn gtrị thị trường của nó.

4.2. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB cải tiến kt, áp dụng công nghệ mới vào sx, hoàn thiện tổ chức lđ và tổ chức sx để tăng năng suất lđ giảm gtrị của hh.

Câu13 :Tại sao sản xuất gtrị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB?

• Vì mục đích sx TBCN là gtrị thặng dư, sx gtrị thặng dư tối đa ko giới hạn.Sx ra gtrị thặng dư tối đa ko chỉ phản ánh mục đích nó ko chỉ phản ánh mục đích của nền sx TBCN mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn bóc lột của nhà TB để đoạt đc mục đích: tăng năng suất, tăng thời gian, cường độ, cải tiến công nghệ,... do vậy sx gtrị thặng dư là quy luật ktế tuyệt đối của CNTB.

• Trong đk ngày nay việc sx gtrị thặng dư còn mang những nét mới: do kt công nghệ ngày càng hiện đại nên gtrị thặng dư nhờ tăng suất, hiệu quả lđ cao. Do cơ cấu lđ xh thay đổi, do áp dụng ktcn hiện đại dẫn đến lđ phức tạp và lđ trí tuệ thay thế lđ giản đơn.

Câu 14:Bản chất của tiền công, 2 hình thức cơ bản của tiền công?

 Bản chất của tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của gtrị slđ, hay giá cả của slđ,nhưng lại bhiện ra bề ngoài thành giá cả của lđ

2 hình thức cơ bản của tiền công.

 Tiền công tính theo tgian, là hình thức tiền công mà slượng của nó ít hay nhiều tùy theo tgian lđ của công nhân (giờ, ngày,tháng) dài hay ngắn.

 Tiền công tính theo sphẩm, là hình thức tiền công mà slượng của nó phụ thuọc vào slượng sphẩm hay số lượng n~ bphận của sphẩm mà công nhân đã sx ra or số lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo tgian.Thực hiện tiền công tính theo sphẩm, 1 mặt,giúp cho nhà tbản trong việc quản lý,giám sát qt lđ của công nhân dễ dàng hơn,mặt # kích thích công nhân lđ tích cực,khẩn trương tạo ra nhiều sphẩm đẻ nhận đc tiền công cao hơn.

Câu 15:Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế?

 Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận đc do bán sứa lđ của mình cho nhà tbản.Tiền công đc sử dụng để tái sx sức lđ,nên tiền công danh nghĩa pải đc chuyển hóa thành tiền công thực tế.

 Tiền công thực tế là tiền công đc biểu hiện = số lượng hàng hóa tiêu dùng và dvụ mà công nhân mua đc = tiền công danh nghĩa của mình.

 Tiền công danh nghĩa là giá cả slđ, nên nó có thể tăng lên or giảm xuống tùy theo sự biến động của qhệ cung-cầu về hh slđ trên thị trường. Trong 1tgian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa ko thay đổi,nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng or dvụ tăng lên or giảm xuống,thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.

Câu 16:Thế nào là tái sản xuất, tái sx giản đơn và tái sx mở rộng?

- Tái sx nói chung đc hiểu là qt sx đc lặp đi lặp lại và tiếp diễn 1 cách liên tục ko ngừng.Sx theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sx. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sx thành 2 loại: Tái sx giản đơn và tái sx mở rộng.

- Tái sx giản đơn là qt tái sx đc lặp lại với quy mô như cũ.Loại hình tái sx này thường gắn với nền sx nhỏ và là đặc trưng của nền sx nhỏ.

- Tái sx mở rộng là qt sx đc lặp lại với quy mô lớn hơn trc. Loại hình tái sx này thường gắn với nền sx lớn và là đặc trưng của nền sx lớn.

- Tái sx giản đơn ko pải là hình thái điển hình của CNTB.Vì vậy, nét điển hình của CNTB phải là tái sx mở rộng.Muốn vậy,phải biến 1 bphận gtrị thặng dư thành tbản phụ thêm.

Câu17: Tích lũy TB là gì, nêu những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy TB?

1. Định nghĩa:Sự chuyển hóa trở lại của gtrị thặng dư thành tbản đc gọi là tích lũy tbản.Như vậy, thực chất của tích lũy tbản là sự chuyển hóa 1 phần gtrị thặng dư thành tbản, hay là qt tbản hóa gtrị thặng dư. Tích lũy và tái sx mở rộng thể hiện bản chất bóc lột của qhsx tbcn.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy TB:

a) Trường hợp khối lương gtrị thặng dư ko đổi thì quy mô của tích lũy Tb phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia klượng giá trị thặng dư đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà TB. Đương nhiên tỷ lệ quỹ này tăng thì tỷ lệ giành cho quỹ kia sẽ giảm đi.

b) Tỷ lệ phân chia đó đã đc xđ, thì quy mô của tích lũy TB phụ thuộc vào khối lượng gtrị thặng dư. Trong trường hợp này khối lượng gtrị thặng dư bị phụ thuộc vào n~ nhân tố sau đây:

• Trình độ bóc lột slđ = n~ biện pháp: tăng cường độ lđ, kéo dài ngày lđ, cắt giảm tiền lương của công nhân. Do vậy khối lượng gtrị thặng dư càng lớn và quy mô của tích lũy TB càng lớn.

• Trình độ năng suất lđ xh: năng suất lđ xh tăng lên sẽ có thêm n~ yếu tố vật chất để biến gtrị thặng dư thành TB mới, nên làm tăng quy mô của tích lũy.

• Sự chênh lệch giữa TB đc sử dụng và TB đã tiêu dùng. Trong qt sx, tư liệu lđ tham gia toàn bộ vào qt sx, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần, do đó sự phục vụ ko công càng lớn, TB lợi dụng đc n~ thành tựu của lđ quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô cuả tích lũy TB càng lớn.

• Quy mô của TB ứng trước, nhất là bộ phận TB khả biến càng lớn, thì khối lượng gtrị thặng dư bóc lột đc càng lớn, tạo đk tăng them quy mô của tích lũy TB.

Câu 18:Tích tụ tư bản và tập trung tư bản, so sánh?

a) Khái niệm:

 Tích tụ TB là sự tăng thêm quy mô của TB cá biệt = cách TB hóa gtrị thặng dư trong 1 xí nghiệp nào đó,nó là kết quả trực tiếp của tích lũy TB.Tích lũy TB xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tbản cá biệt là tích tụ tbản.

 Tập trung TB là sự tăng thêm quy mô của tbản cá biệt = cách hợp nhất n~ tbản cá biệt có sẵn trong xh thành 1 tbản các biệt # lớn hơn.Canh tranh và tín dụng là n~ đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung TB.

b) So sánh:

 Giống: Đều làm tb cá biệt lớn lên.

 Khác:

- Tích lũy tbản là gtrị thặng dư mà tích tụ làm tăng quy mô tbản cá biệt đồng thời tăng quy mô tb xh.Còn tập trung tb làm cho tbản cá biệt có sẵn trong xh thành tbản cá biệt lớn hơn do tập trung tbản chứ tbản xh ko tăng.

- Tích tụ có nguồn là gtrị thặng dư phản ánh trực tiếp qhệ tbản-lđ, trình độ bóc lột người lđ.Nguồn của tập trung tbản là tbản cá biệt có sẵn trong xh phản ánh trực tiếp qhệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp tư sản và qhệ tbản với lđ.

- Tập trung tư bản nhanh hơn do vốn trong xh lớn.

Câu 19:Thế nào là cấu tạo giá trị, cấu tạo kĩ thuật, cấu tạo hữu cơ của TB?

• Cấu tạo kĩ thuật của TB là tỷ lệ giữa slượng tư liệu sx và slượng slđ sử dụng n~ tư liệu sx đó trong qt sx .

• Cấu tạo gtrị của tbản là tỉ lệ giữa slượng gtrị của TB bất biến (C) và slượng gtrị của TB khả biến (V) cần thiết để tiến hành sx.

• Cấu tạo hữu cơ của TB là cấu tạo gtrị của TB do cấu tạo kĩ thuật của TB quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kĩ thuật của TB.

Câu 20:Tuần hoàn của tư bản và Chu chuyển của tư bản?

• Tuần hoàn của tbản là sự vận động liên tục của tbản trải qua 3 gđ, lần lượt mang 3 hình thái # nhau, thực hiên 3 chức năng # nhau để rồi quay trở lại về hình thái ban đầu có kèm thao gtrị thặng dư.

• Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là 1 qt định kỳ đỏi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại.

(đoạn dưới hỏi thì trả lời)

 Tư bản công nghiệp trong qt tuần hoàn đều vận động theo cthức:

Slđ

T-H ....SX....H'-T'

TLSx

Sự vận động này trải qua 3 giai đoạn:hai giai đoạn lưu thong và 1 giai đoạn sx.

 Giai đoạn 1: Giai đoạn lưu thông. H gồm tư liệu sx và sức lđ. Giai đoạn này tbản tồn tại dưới hình thái tbản tiền tệ,chức năng gđoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sx, tức là biến tbản tiền tệt thành tbản sx.Quá trình lưu thong đó đc biểu thị như sau:

SLđ

T-H

TLSX

 Giai đoạn 2:Giai đoạn sx:

TLSX

H ...SX...H'

SL®

Trong giai đoạn này tbản tồn tại dưới hình thái tbản sx,có chức năng thực hiện sự kết hợp 2 yếu tố tư liệu sx và slđ để sx rah h mà trong gtrị của nó có gtrị thặng dư.Trong các gđ tuần hoàn của tbản thì gđ sx co ý nghĩa quyết định nhất,vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sx TBCN.

 Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông .H'-T'.Trong gđ này tbản tồn tại dưới hình thái tbản hh, chức năng là thực hiện gtrị của klượng hh đã sx ra.Trong gđ này,nhà tbản trở lại thị trường với tư cách là người bán hang.Hh của nhà tbản đc chuyển hóa thành tiền.

 Kết thúc 3 gđ, TB hh chuyển hóa thành tbản tiền tệ. đến đây mục đích của nhà tbản đã thực hiện đc, tbản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó, nhưng với slượng lớn hơn trc.

Câu 21: Tư bản cố định và tư bản lưu động?

- Tư bản cố định, là bphận TB sx tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...tham gia toàn bộ vào qt sx, nhưng gtrị của nó ko chuyển hết 1 lần vào sphẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong tgian sx./Tư bản cố định đc sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sx và nó bị hao mòn dần trong qt sx.có 2 loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình/.

- Tư bản lưu động là bphận tbản sx tồn tại dưới dạng nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu phụ, slđ...gtrị của nó đc hoàn lại toàn bộ cho các nhà tbản sau mỗi 1 qt sx, khi hh đc bán xong.

- Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. việc tăng tốc độ chu chuyển của TB lưu động có ý nghĩa quan trọng.

Câu 22: Tổng sản phẩm xh và đk thực hiên tái sx giản đơn và tái sx mở rộng TBXH?

- Tổng sản phẩm xh là toàn bộ sản phẩm mà xh sx ra trong 1 thời kì nhất định, thường là 1 năm.

- Đk thực hiện sp xh trong tái sx giản đơn.Trong tái sx giản đơn, toàn bộ gtrị thặng dư đc sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà TB. do đó đk là: I (v+m) = II c.

- Đk thực hiên sp xh trong tái sx mở rộng: Muốn có tái sx mở rộng phải biến 1 phần gtrị thặng dư thành TB bất biến phụ thêm (c) và TB khả biến phụ thêm(v) .Do đó đk cơ bản để thực hiện là: I (v+m) > II c.

Câu 23: Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB?

a) Bản chất: Nếu như nền sx hh giản đơn, với sự pát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xhiện ra khả năng nổ rakhủng hoảng kinh tế, thì đến CNTB, khi nền sx đã xh hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều ko thể tránh khỏi.

b) Nguyên nhân của khủng hoảng ktế TBCN bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của CNTB. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xh hóa cao của ll sx với chế độ sở hữu tư nhân tbản chủ nghĩa về tư liệu sx chủ yếu của xh.Mâu thuẫn này biểu hiện thành các mâu thuẫn sau:

 Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự pát vô chính phủ trong toàn xh.

 Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng ko có ghạn của tbản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.

 Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tbản và giai cấp lđ làm thuê.

Câu 24:Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản?

Khủng hoảng ktế xhiện làm cho qt sx TBCN mang tính chu kỳ. chu kỳ ktế gồm 4 gđoạn: khủng hoảng,tiêu đièu, phục hồi và hưng thịnh.

 Khủng hoảng:là giai đoạn khởi điẻm của chu kỳ kinh tế mới. ở gđoạn nay hh ế thừa, ứ đọng,giá cả giảm mạnh ,sx đình trệ, xí nghiệp đóng cửa,công nhân thất nghiệp ...đây là gđoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.

 Tiêu điều: Sx ở trạng thái trì trệ, ko còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng ko tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hh đc đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì ko có nơi đầu tư.Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sx và tư liệu tiêu dung, tạo đk cho sự phục hồi chug của nền ktế.

 Phục hồi: là gđoạn mà các xí nghiệp đc khôi phục và mở rộng sx.Công nhân lại đc thu hút vào làm việc; mức sx đạy đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tbản do đó cũng tăng lên.

 Hưng thịnh: là gđoạn sx pát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trc đã đạt đc. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hh tăng, xí nghiệp đc mở rộng và xdựng them. Nhu cầu tín dụng tăng,ngân hang tung tiền cho vay,năng lực sx lại vượt qua sức mua của xh. Do đó lại tạo đk cho 1 cuộc khủng hoảng ktế mới.

Câu 25:Thế nào là chi phí sx, chi phí thực tế, TB ứng trước, lợi nhuận bquân, tỷ suất lợi nhuận bquân?

 Chi phí sx TBCN là chi phí về TB mà nhà TB bỏ ra để sx hàng hóa.

 Chi phí thực tế về mặt lượng = gtrị hàng hóa.

 Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận = nhau của n~ tbản = nhau, đầu tư vào n~ ngành # nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tbản như thế nào.Ký hiệu là công thức là: = * k.

 Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng gtrị thặng dư và tổng số tbản xh đã đầu tư vào các ngành của nền sx TBCN, ký hiệu là .

x 100%

Câu 26:Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?

 Tỷ suất gtrị thặng dư: tỷ suất gtrị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

 Cấu tạo hữu cơ của tư bản: trong đk tỷ suất gtrị thặng dư ko đổi, nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

 Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tbản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra gtrị thăng dư trong năm của tbản ứng trc càng nhiều lần, gtrị thặng dư tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.

 Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong đk tỷ suất gtrị thặng dư và tư bản khả biến ko đổi, nếu tbản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Câu 27:Lợi nhuận?

 Giữa gtrị hh và chi phí sx TBCN luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hh, nhà tbản ko những bù đắp đủ số tbản đã ứng ra, mà còn thu về đc 1 số tiền lời ngang = với m.Số tiền này đc gọi là lợi nhuận.

 Nếu kí hiệu p là lợi nhuận thì công thức:W=c+v+m=k+m bây giờ sẽ chuyển thành: W=k+p.

 So sánh lợi nhuận(p) và tổng gtrị thặng dư (m):

1. Giống nhau: cả lợi nhuận p và gtrị thặng dư m đều có chung 1 nguồn gốc là kết quả lđ ko công của công nhân.

2. Khác nhau:

2.1. Phạm trụ gtrj thăng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lđ ko công của công nhân.

2.2. Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là 1 hình thái thần bí hóa của gtrị thặng dư và phản ánh sai lệch bản chất qhệ sx giữa nhà tbản và lđ làm thuê.

2.3. Gtrị thặng dư đc so với toàn bộ tbản ứng trc', đc khái niệm là con đẻ của toàn bộ tbản ứng trước sẽ mang hình thái biến tướng là lợi nhuận. p là do tài khéo léo mua bán, kinh doanh của nhà tư bản.

Câu 28:Thế nào là lợi nhuận bình quân, qt hình thành lợi nhuận bquân và giá cả sx?

 định nghĩa lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân:

 Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng gtrị thặng dư và tổng số tbản xh đã đầu tư vào các ngành của nền sx TBCN, ký hiệu là .

x 100%

 Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận = nhau của n~ TB = nhau, đầu tư vào n~ ngành # nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của TB như thế nào.Ký hiệu là công thức là: = * k.

 Quá trình hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sx:

 Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng 1 ngành, cùng sx ra 1 loại hh nhằm giành giật n~ đk thuận lợi trong sx và tiêu thụ hh có lợi hơn để tiêu thu lợi nhuận siêu ngạch.Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên gtrị xh của từng loại hh. Đk sx trung bình trong 1 ngành thay đổi do kỹ thuật sx pát triển, năng suất lđ tăng lên, gtrị xh của hh giảm xuống.

 Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sx # nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là nơi nào có tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và gtrị hh chuyển thành giá cả sx.

Câu29 :Sự chuyển hóa của gtrị hàng hóa thành giá cả sx?

 Giá cả sx = chi phí sx + với lợi nhuận bình quân. (giá cả sx = k+ ).Tiền đề của giá cả sx là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.Điều kiên để gtrị hh chuyển thành giá cả sx gồm có:đại công nghiệp cơ khí TBCN phát triển; sự liên hệ rộng rái giữa các ngành sx; quan hệ tín dụng phát triển, TB tự do di chuyển tư ngành này sang ngành #.

 Giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sx. Trong mối qhệ này thì gtrị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sx;giá cả sx là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sx.

 Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của CNTB thì giá trị hh sẽ chuyển hóa thành giá cả sx và quy luật gtrị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sx.

Câu 30:Thế nào là Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp?

 Trong CNTB, TB thương nghiệp là 1 bphận của tbản công nghiệp đc tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp./Công thức vận động của TB thương nghiệp là: T - H - T'.

 Lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần của gtrị thặng dư đc sáng tạo ra trong lĩnh vực sx và do nhà tbản công nghiệp nhượng lại cho nhà tbản thương nghiệp, để nhà tbản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình.

Câu 31: Tư bản cho vay và lợi tức cho vay?

 Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người # sử dụng trong 1 tgian nhằm nhận đc số tiền lời nhất định. Số tiền lời đó đc gọi là lợi tức. Ký hiệu là (z)./ Tư bản cho vay vận động theo cthức T - T',trong đó T'=T+z. Sự vận động của tbản cho vay chỉ biểu hiện mối qhệ giữa nhà tbản cho vay và nhà tbản đi vay, tiền đẻ ra tiền/.

 Lợi tức cho vay (z) chính là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà nhà TB đi vay phải trả cho nhà TB cho vay căn cứ vào lượng tbản tiền tệ mà nhà tbản cho vay đã bỏ ra cho nhà tbản đi vay sử dụng. /Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ gtrị thặng dư do công nhân làm thuê sang tạo ra từ trong lĩnh vực sx. Thông thường giới hạn của lợi tức phải ở trong khoảng: 0<z< .

(đoạn dưới nếu hỏi thì trả lời)

 Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo % giữa tổng số lợi tức và số tbản tiền tệ cho vay. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi tức là z' ta có:

Câu 32:Thế nào là TB ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng ?

 Ngân hàng: Ngân hàng trong CNTB là xí nghiệp kinh doanh tbản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.Ngân hang có 2 nhiêm vụ: nhận gửi và cho vay.

 Lợi nhuận ngân hàng: Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền;còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hang thu lợi tức của người đi vay.Về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi n~ chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng + với các thu nhập # về kinh doanh tbản tiền tệ hình thành lên lợi nhuận ngân hàng.

(đoạn dưới nếu hỏi thì trả lời)

 Tư bản ngân hàng có điểm # biệt về căn bản so với tư bản cho vay,thể hiện ở điểm sau đây:

 Tbản cho vay là TB tiềm thế, TB tài sản, là TB ko hoạt động. Vì vậy TB cho vay ko tham gia vào qt bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.Lợi tức-thu nhập của TB cho vay chỉ là 1 phần của lợi nhuận bình quân.

 TB ngân hang và TB chức năng, TB hoạt động nên TB ngân hàng cũng có tgia vào qt bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận Trong tự do cạnh tranh, lợi nhuận ngân hàng cũng ngang = lợi nhuận bình quân.

 Quan hệ tín dụng TBCN: CNTB ko thể pát triển mạnh mẽ nếu như ko có qhệ tín dụng ngày càng mở rộng. tín dụng TBCN là hình thức vận động của tbản cho vay. Dưới CNTB có 2 hình thức tín dụng cơ bản là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng.

- Tín dụng thương nghiệp là hình thức tín dụng giữa các nhà tbản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hóa với nhau.

- Tín dụng ngân hang là qhệ vay mượn thôg qua ngân hang làm môi giới. đây là hình thức tín dụng giữa ngân hang với các nhà TB trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư # trong xh.

Câu 33: Thế nào là công ty cổ phần,TB giả, TTCK ,cổ phiếu, trái phiếu, cổ đông?

• Công ty cổ phần là 1 loại hình xí nghiệp lớn mà vốn của nó đc hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua việc phát hành cổ phiếu.

• Cổ phiếu là 1 thứ chứng khoán có giá do công ty cổ phân phát hành ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của người mua cổ phiếu (đc gọi là cổ đông), đồng thời còn đảm bảo cho cổ đông có quyền đc lĩnh 1 phần thu nhập của công ty (cổ tức) căn cứ vào gtrị cổ phần và tình hình sx kinh doanh của công ty./Giá cổ phiếu phụ thuộcvào 2 nhân tố/:

- Mức cổ tức mà cổ phiếu mang lại.Mức cổ tức càng cao thì gtrị cổ phiếu càng lớn và ngược lại.

- Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng. Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng càng cao thì trị giá cổ phiếu càng thấp và ngược lại.

• Cổ đông là những người mua cổ phiếu.

• Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

• Tư bản giả: là tư bản tồm tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho người sở hữu các CK đó.

/Tư bản giả có những đặc điểm sau:/

- Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó.

- Có thể mua bán đc.

- Vì là TB giả nên sự tăng hay giảm giá mua bán của nó trên thị trường ko cần có sự thay đổi tương ứng của TB thật.

• TTCK là nơi mua bán các CK. TTCK đc phân thành 2 cấp độ: TT sơ cấp và TT thứ cấp.

- Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các CK trong lần phát hành đầu tiên.

- Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các CK và thường đc thực hiện thông qua các sở giao dịnh CK.

Câu 34:Bản chất của địa tô TBCN, phân biệt địa tô pkiến và địa tô TBCN?

 Bản chất của địa tô TBCN: Địa tô TBCN là phần gtrị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà TB kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.

 Phân biệt địa tô TBCN với địa tô PKiến:

 Giống nhau: Đều là sự thực hiện về mặt ktế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả 2 loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lđ nông nghiệp

 Khác nhau:

 Về mặt chất, địa tô pkiến chỉ phản ánh qhệ sx giữa 2 giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân; còn địa tô TBCN phản ánh qhệ sx giữa 3 giai cấp: địa chủ, nhà TB kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua nhà TB kinh doanh nông nghiệp.

 Về măt lượng, địa tô pkiến bao gồm toàn bộ phần sphẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sphẩm cần thiết; còn địa tô TBCN chỉ là 1 phần của sphẩm thặng dư, đó là phần sphẩm tương ứng với phần sp thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà TB kinh doanh nông nghiệp.

Câu 35: Các hình thức địa tô TBCN và giá cả ruộng đất?

1. Các hình thức địa tô TBCN: Địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.

1.1. Địa tô chênh lệch:

• Là phần địa tô thu đc ở trên n~ ruộng đất có lợi thế về đk sx. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sx chung và giá cả sx cá biệt.Hay có thể định lượng:

Địa tô chênh lệch = giá cả sx chung - giá cả sx cá biệt.

• Vì vậy, trong nông nghiệp giá cả sx sẽ do đk sx trên ruộng đất xấu nhất quy định.

• Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là 1 phần gtrị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN.

• Có 2 loại địa tô chênh lệch, là địa tô chênh lệch (I) và địa tô chênh lệch (II):

- Địa tô chênh lệch (I) là địa tô chênh lệch thu đc trên n~ ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường or gần đường giao thông.

- Địa tô chênh lệch (II) là địa tô chênh lệch thu đc do thâm canh mà có.

1.2. Địa tô tuyệt đối:

• Là loại địa tô mà tất cả các nhà TB kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Đây là loại địa tô thu trên mọi thứ đất.

• Địa tô tuyệt đó là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, đc hình thành do cấu tạo hữu cơ của TB trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của TB trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa gtrị nông sphẩm và giá cả sx chung.

2. Giá cả ruộng đất:

• Ruộng đất trong XHTB ko chỉ cho thuê mà còn đc bán. Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô TB hóa.Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại 1 thu nhập ổn đinh = tiền nên nó đc xem như 1 loại TB đặc biệt. Còn địa tô đc xem như lợi tức của TB đó.Do vậy giá cả ruộng đất chỉ là giá mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức TB gửi vào ngân hàng.

Câu 36: So sánh địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối?

 Giống nhau: Về thực chất, địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch đều là lợi nhuận siêu ngạch, đều có nguồn gốc từ gtrị thặng dư, đều là kết quả của sự chiếm đoạt lđ thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê.

 Khác nhau: Độc quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu TBCN là nguyên nhân sinh ra địa to chênh lệch, còn độc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Vì vậy, việc xóa bỏ chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất chính là cơ sở để xóa bỏ địa tô tuyệt đối, khi đó giá cả nông phẩm sẽ hạ xuống và có lợi cho người tiêu dùng.

Câu 37: Nguyên nhân sự chuyển hóa từ CNTB tự do cạnh tranh  CNTB độc quyền?

• Sự phát triển của llsx dưới tác động của KH_KT đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sx, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

• Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu KH-KT mới xhiện (như lò luyện kim mới, phát hiện ra hóa chất mới, máy móc mới, phát triển những ptiện vận tải mới,...những thành tựu KH-KT này ) 1 mặt làm xhiện n~ ngành sx mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt #, nó dẫn đến tăng năng suất lđ, tăng khả năng tích lũy TB, thúc đẩy phát triển sx lớn.

• Trong đk phát triển của KH-KT, sự tác động của các quy luật ktế của CNTB như quy luật gtrị thặng dư, quy luật tích lũy,... ngày càng mành mẽ, làm biến đổi có cấu ktế của XHTB theo hướng tập trung sx theo quy mô lớn.

• Cạnh tranh quyết liệt buộc các nhà Tb phải tích cực cải tiến KT, tăng quy mô tích lũy.Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà TB vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà TB lớn phát tài, làm giàu.

• Cuộc khủng hoảng ktế năm 1873 làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng qt tích tụ và tập trung TB.

• Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sx, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top