hoc phan 2

II- NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN LÀM THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VÀ CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Luôn nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm, nhiệm vu bảo vệ Tổ quốc

    a. Mục tiêu

      - Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

      - Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN,

      - Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước.

      - Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.

      - Bảo vệ ANCT, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá.

      - Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

   b. Quan điểm chỉ đạo

     - Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

     - Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển KT – XH là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.

     - Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

     - Xây dựng sức mạnh tổng hợp (CT, KT, VH, QP-AN, đối ngoại); phát huy sức mạnh các khối đại đoàn kết toàn dân, lấy LLVT làm nòng cốt, tăng cường tiềm lực QP-AN, xây dựng thế trận QPTD gắn ANND.

     - Phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ, khai thác mọi thuận lợi ngoại lực.

     - Chủ động ngăn ngừa, kịp thời phát hiện và tiêu diệt những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.

  c. Phương châm chỉ đạo

    - Kiên định nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế; phân hoá cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố, các thế lực chống đối Việt Nam.

    - Chỉ đạo cụ thể:

     + Đối với nội bộ. Thực hiện phát huy dân chủ, giáo dục, thiết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ gìn kỉ cương, kỉ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

     + Đối vớí các thế lực chống đối ở trong nước. Phân hoá, cô lập bọn đầu sỏ ngoan cố, xử lý nghiêm, kiên quyết với những ai cố tình chống đối, đi ngược lại với lợi ích dân tộc. Không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất kỳ hình thức nào.

- Luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi mầm móng gây mất an ninh, không để bị động bất ngờ.

    d. Nhiệm vụ cơ bản

     - Giữ vững hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

      + Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

      + Nội dung cụ thể. Giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; duy trì hoà bình lâu dài và ổn định chính trị, không để xảy ra bạo loạn chính trị và “tự diễn biến”; ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan “ DBHB”, nguy cơ can thiệp quân sự, xung đột vũ trang, xâm hại chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

    - Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ.

    - Thực hiên thắng lợi hai nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, gắn với giải quyết các văn đề xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

    - Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ XHCN đi đôi với tăng cườg trật tự kỷ cương và giải quyết tốt các vấn đề như: tôn giáo, dân tộc, vai trò của các tổ chức quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ Tô quốc.

    - Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó QĐND, công an nhân dân là lượng lòng cốt. Cụ thể là:

     + Tiếp tục xây dựng QĐND, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

  + Củng cố, hoàn thiện thế trận QPTD, an ninh nhân dân.

  + Xây dựng các cơ quan nội chính, bảo vệ pháp luật.

  + Chuẩn bị các phương án chủ động xử lý các tình huống xấu.

    - Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại với tình thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

     + Yêu cầu đạt được: củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; tranh thủ vốn, công nghệ để phục vụ CNH-HĐH; nâng cao vị thế Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

     + Ưu tiên phát triển hợp tác với các nước láng giềng; chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn; đồng thời đề phòng sự thoả hiệp có hại cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

-----------------------------

1.     Khái niệm về dân quân tự vệ

“Dân quân tự vệ là LLVT quần chúng, không thoát li sản xuất, công tác, là một bộ phận của LLVTND của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự quản lí điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp”

2.     Vị trí, chức năng, đặc điểm của dân quân tự vệ

a)    Vị trí

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, DQTV là một lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, làm nồng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch nào có hung bạo đến đâu hễ đụng vàolực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã”. Trong tình hình hiện nay, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Chúng ta phải đối phó với chiến lược DBHB, BLLĐ và sẵn sàng chiến đấu với mọi tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch. LLDQTV đang là một trong những cong cụ chủ yếu để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước tại địa phương, cơ sở.

b)    Chức năng của dân quân tự vệ

DQTV là một trong những lực lương làm nồng cốt cho toàn dân đánh giặc, là cơ sở đẻ tiến hành vũ trang toàn dân, chiến tranh nhân dân ở địa phương, ở các đơn vị cơ sở các cấp Bộ, ngành trong bảo vệ Tổ quốc XHCN.

DQTV là lực lượng xung kích trong lao động sản xuất làm ra của cải vật chất cho xã hội, thực hiện dân giàu nước mạnh là lực lượng chống thiên tai dịch hoạ, khắc phục hậu quả bảo vệ mùa màng tài sản nhân dân trên địa bàn.

DQTV là một trong ba thứ quân của LLVTND là cơ sở vững chắc để xây dựng quân đội nhân dân, là nguồn bổ sung cho quân đội.

c)     Đặc điểm của DQTV

DQTV là lực lượng tại chỗ, gắn với địa bàn, sinh hoạt tại cơ sở; vũ khí trang bị thường là không hiện đại, rất năng động trong tự tạo vũ khí để đánh địch. Được bảo đảm hậu cần tại chỗ.

-------------------------------------

III/ Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

1/ Quan điểm

-  Xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ  nước trong điều kiện mới.

Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ dặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm.

- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt nam.

Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và gjwx nước các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng nên, mới giữ gìn, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tươi đẹp như ngày hôm nay. Nhờ đó mà con nguwoif Việt Nma, dân tộc Việt Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên và phát triển một cách độc lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam được khẳng định, lưu truyền và phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.

Chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “ Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.

- Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt nam, phù hợp với công ước và luạt pháp quoocstees, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước.

Trong giải quyết các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịc sử để lại hoặc mới nảy sinh, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương lượng hòa bình để giải quyết một cách có lí, có tình”. Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia của Việt nam.

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thỏa thuận về “ Bộ qui tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề biển Đông.

- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất việc quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, hucyeen trách, phối hợp với lực lượng công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo qui định của pháp luật.

2/ Trách nhiệm cuẩ công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam

Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật. Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) qui định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật qui định”. Điều 1, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ ró: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng và quốc phòng toàn dân”. Điều 10, Luật Biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.

Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xy dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải:

- Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) nêu ró: “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Đồng thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phàn vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luạt của nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ Quân sự, Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự thực hieenjnghieem chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mị nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ và phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.

Trách nhiệm của học sinh trong  việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

- Học sinh phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý trí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quí và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thực hiện tốt về chương trình môn học Giáo dục quốc phòng- an ninh đối với nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu vực kinh tế- quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực và phục vụ lâu dài tại các khu vực kinh tế- quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Học sinh đang học tại trường trung cấp chuyên nghiệp cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

-----------------------------------------------

3/ Giải pháp đấu tranh phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc , tôn giáo chống phá cách mạng Việt nam của các thế lực thù địch

Để vô hiệu hóa sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, dân chủ. Hiện nay, cần tập trung vào các giải pháp cơ bản cụ thể sau:

Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt nam của các thé lực thù địch cho toàn dân. Đây là giải pháp đầu tiên rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, vô hiệu hóa được sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.

Nội dung tuyên truyền giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp. Hiện nay cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hòa dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lương giáo của các thế lực thù địch, để đồng  bào đề cao cảnh giác để chúng không lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo.

Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đòan kết toàn dân tộc, giữ vững  ổn định chính trị - xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kể thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dưa trên nền tảng khối liên minh công- nông- trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng đa dạng hóa các hình thức tạp hợp nhân dân, nâng cao vai trò  của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Riêng đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, trước tiên cần phải thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giũa các dân tộc, các tôn giáo. Chống kì thị chia rẽ dân tộc, tôn giaó, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để vô hiệu hóa sự chống phá của kẻ thù.

Ba là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý nghĩa nền tảng vô hiệu hóa sự lợi dụng của kẻ thù. Khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.

Bởi vậy, phải đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vùng dân tộc, vùng tôn giáo tạo mọi điều kiện giúp đỡ đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xóa đói giảm nghèo nâng cao dân trí, sức khỏe, bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc. Khắc phục sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giũa các dân tộc, các tôn giáo; sự kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo; phải bằng những hành động thiết thực cụ thể như: ưu tiên đầu tư sức lực tiền của giúp đồng bào phát triển sản xuất.

Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ cả cán bộ lãnh đạo quản lí và cán bộ chuyên môn kĩ thuật, giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo. Bởi đây là đội ngũ cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo.

Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi amm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng. Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của kẻ thù để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt bọn xấu cùng những thủ đạo xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.

Kịp thời chủ động giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn gaiso. Chủ động, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi amm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đòng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện điểm nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục vận động những người nhẹ dạ cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khao hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hỗi cải, phục thiện

-----------------------------

- Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán: “ Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Công tác dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tập trung:

Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa các dan tộc; nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa  các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kì thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị- xã hội, chống phá cách mạng; thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc nhằm xay dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều phát triển, ấm no, hạnh phúc.

Văn kiện đại hội X chỉ rõ quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là: “ Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quóc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ , trí thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kì thị, hẹp hòi, chi rẽ dân tộc”.

----------------------------------

2/ Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với bảo vệ Tổ quốc

Xây dựng với bảo vệ Tổ quốc là truyền thống của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng vững chắc của an ninh trật tự và ngược lại an ninh trật tự vững chắc mới có điều kiện ổn định phát triển đất nước về mọi mặt. Cần nhận thức an ninh trật tự được giữ vững củng cố và phát triển là dựa trên nền tảng kinh tế, xã hội ổn dịnh và phát triển. Hiện nay kết hợp chặt chẽ giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp giữa quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng có nội dung rất rộng, hình thức và cơ chế kết hợp cúng rất phong phú. Một trong những nội dung quan trọng của việc kết hợp giữa an ninh với quốc phòng là kết chặt chẽ giữa xây dựng trật tự an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân.

3/ Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

An ninh quốc gia và trât tự, an toàn xã hội là hai thành phần cấu thành trật tự xã hội. Bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong xã hội. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ tạo điều kiện cho an ninh quốc gia càng được củng cố vững chắc, hiệu lực quản lí của Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm vững chắc, cuộc sống của mọi người được yên vui, hạnh phúc.

--------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: