hoc ngoai ngu
10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công
Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một NN là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?
Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.
Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn.
1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:
Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?
Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học NN khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học NN. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.
Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.
2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:
Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.
Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.
Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.
3/ Học từ vựng một cách hiệu quả:
Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.
Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ.
Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.
4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:
Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.
5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:
Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.
Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn.
6/ Hình thành những nhóm học tập:
Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.
7/ Xác định phong cách học tập của bạn:
Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.
Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.
8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:
Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.
Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.
9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:
Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn.
10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:
Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.
Cách học và thi TOEFL hiệu quả
HieuHoc): Bằng TOEFL từ lâu đã không còn là cụm từ xa lạ đối với những người đi học như chúng ta. Hàng năm cứ đến kì là có rất nhiều các bạn trẻ đăng kí thi lấy bằng TOEFL. Hình thức thi thì có 2 loại phổ biến nhất là TOEFL và TOEFL iBT. Ở bài này, Hiếu Học chỉ đề cập đến phương pháp học thi TOEFL.
1. Cấu trúc 1 bài thi TOEFL
Một bài thi TOEFL bao gồm 140 câu hỏi, được chia làm 4 phần:
- Phần nghe hiểu
- Phần cấu trúc và lỗi trong văn viết
- Phần đọc hiểu và phần kiểm tra
- Phần kiểm tra viết
Ba phần đầu gồm những câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trắc nghiệm có 4 khả năng lựa chọn. Riêng phần thứ tư là phần kiểm tra viết chỉ có 1 câu hỏi dưới dạng đề tài tiểu luận.
2. Thời gian ôn tập, tài liệu luyện thi hiệu quả
Đầu tiên, bạn nên xác định khoảng thời gian bạn muốn dành cho việc ôn tập thi TOEFL là bao lâu?
a. Nếu hơn 1 năm nữa mới thi TOEFL
Ban hãy tập trung nâng cao vốn tiếng Anh cơ bản. TOEFL thực chất chỉ là một thước đo trình độ tiếng Anh, nên cho dù học hết các tips làm bài trong sách mà trình độ của mình không khá thì cũng khó mà lên đến điểm cao được.
Vậy, nâng cao vốn tiếng Anh cơ bản như thế nào?
- Các đĩa CD-ROM nên nghe
+ Bộ đĩa Langmaster. Bộ này có 13 đĩa. Hay nhất là đĩa từ điển, một từ mới sẽ có ví dụ, hướng dẫn cách phát âm, đọc luôn cả ví dụ mẫu (chưa có bộ từ điển nào có chức năng này) và giúp các bạn ôn tập từ mới hàng ngày.
+ Langmaster TOEFL (2 đĩa, một đĩa preparation, 1 practice test). Bộ đĩa này hướng dẫn rất kĩ lưỡng tất cả các kĩ năng thi TOEFL, chia thành từng chương mục rất khoa học. Đặc biệt phần nghe rất hay.
+ Các đĩa sau đây luyện nâng cao phần nghe (do nghe trên đĩa tốt hơn nghe trên băng) và phần ngữ pháp (một phần càng làm nhiều thì càng thành thạo), rất bổ ích cho việc luyện thi TOEFL của bạn: Longman TOEFL, Barron TOEFL, Delta TOEFL, Cambridge TOEFL, Kaplan TOEFL.
Và cuối cùng, nếu các bạn hay lên internet thì các website học tiếng Anh trực tuyến như www.dethi.com, http://toeflvietnam.sky.vn, http://tienganhonline.net là một những công cụ tuyệt vời cho việc học TOEFL. Ở đây, bạn có thể tìm thấy các mục ngữ pháp khó, các bài essay mẫu, bài thi thử và forum giải đáp thắc mắc, kinh nghiệm học thi của các bạn đã từng trả qua kì thi TOEFL.
- Các sách TOEFL nên học
Tuy học trên các CD rất hay, nhưng hầu hết người học TOEFL đều sử dụng các bộ sách có bán trên thị trường để ôn luyện. Bao gồm những kỹ năng sau:
+ Ngữ pháp:
Đây là thế mạnh của người Việt Nam. Phần này dễ lên điểm và dễ đạt điểm cao (bù lại cho phần nghe và đọc). Có rất nhiều sách ngữ pháp trên thị trường, và hầu hết các sách TOEFL đều có phần ôn tập lại ngữ pháp căn bản hay test.
Longman English Grammar Practice (for intermediate student). Đây là cuốn sách viết đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, có bài tập minh hoạ rất hài hước nên học không cảm thấy chán như các sách khác.
TOEFL success. Chia thành từng dạng cấu trúc hay hỏi, bài tập rất hay.Các phần reading, listening, writing viết cũng rất tốt.
Longman complete course for the TOEFL. Đây là cuốn sách được website http://englishforvietnamese.com giới thiệu là cuốn sách học thi TOEFL tốt nhất. Phần ngữ pháp viết đầy đủ và rất dễ hiểu. Phần nghe, nhất là các tips viết hay.
Barron’s TOEFL. Cấu trúc phần ngữ pháp sách này viết khác hẳn so với các cuốn khác, tập trung phân tích ví dụ về các cấu trúc các bạn hay sai. Tuy nhiên bài tập dễ và không sát thi thật mấy.
TOEFL Grammar Flash.
Ngoài ra chắc chắn còn rất nhiều cuốn sách hay khác mà các bạn có thể dùng để luyện phần ngữ pháp, cuốn sách nào cũng có điểm hay riêng, tùy theo khả năng của mình mà bạn chọn một cuốn sách cho phù hợp. Khi làm bài ngữ pháp nhớ ghi chép lại những lỗi ngữ pháp các bạn đã sai, thỉnh thoảng xem lại thì sẽ không mắc lại nữa.
+ Nghe
Đây là phần mà người Việt Nam chúng ta thấy khó nhất (vì môi trường giao tiếp ngoại ngữ ở nước ta chưa được phát triển). Cách học nghe tốt nhất là gì? Là chép lại những gì mà bạn đã nghe được. Điều này rất có lợi khi thi, do nhiều khi các bạn sẽ phải đoán, và càng nghe chép nhiều khả năng đoán đúng của bạn càng cao, có khi đến 80%. Chép lại các bài tập và bài test trong cuốn TOEFL Longman và TOEFL Success chẳng hạn, sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng nghe rất đáng kể đấy. Ngoài ra các bạn cũng nên có một sổ tay chép lại các idiom (thành ngữ) thường dùng trong part A. Hơn nữa, để tăng phản xạ tiếng, nếu có điều kiện các bạn có thể nghe CNN, BBC hay một số đài phát tiếng anh khác.
+ Đọc
Cơ sở để nâng cao phần này là vốn từ vựng của các bạn. Từ vựng nhiều không chỉ giúp các bạn trả lời đúng câu hỏi vocabulary mà còn cả các câu hỏi khác nữa. Có hai cuốn sách tham khảo rất hay đó là “Barron Essential Words for the TOEFL” (những từ cơ bản hay dùng) và “Toefl success” (từ nâng cao hơn) Học xong 2 cuốn này thì bạn đã có thể nắm chắt đến 70% phần vocabulary của Toefl reading.
Để dễ dàng qua “cửa” này bạn hãy thử sáng tạo xem nảo. Kết hợp giữa sở thích của mình với việc luyện thi. Nếu các bạn thích về thiên văn học, hãy đọc sách thiên văn học bằng tiếng Anh, nếu các bạn học về kinh tế, hãy đọc sách chuyên ngành của đại học Mỹ, có như thế việc trả câu hỏi sẽ dễ dàng hơn, bạn sẽ có hứng thú với phần đọc hơn. Như vậy bạn vừa lên điểm TOEFL vừa giỏi cái mình thích.
+ Viết
Cuốn Barron’s How to prepare for the TOEFL Essay. Có tất cả 185 topic và bài mẫu tham khảo.
Điều quan trọng nhất phải nhớ khi viết TOEFL là chúng ta chỉ có 30 phút và người chấm chỉ có 2 phút để đọc bài. Do vậy cấu trúc càng rõ ràng càng tốt. Tốt nhất các bạn nên xây dựng một template riêng cho bài essay của mình
Trước khi thi không cần viết hết 185 bài essay mà chỉ cần lập dàn ý (gạch ý định viết) cho các topic bạn thấy băn khoăn nhất. Đến khi thi thì tự nhiên sẽ viết được thôi.
b. Nếu chỉ còn 3 tháng nữa là đến ngày thi?
Lúc này, bạn chỉ nên chú tâm vào một việc duy nhất, đó là làm đề thi của các kì thi trước. Càng làm nhiều bạn càng quen hơn với cấu trúc đề thi, với áp lực làm bài.
Khi làm đề, bạn nên cố gắng tạo một môi trường càng giống thi thật càng tốt. Chọn một chỗ ngồi yên tĩnh không bị quấy rầy trong vòng 3 tiếng. Làm phần writing đầu tiên (30 phút), sau đó đến phần listening, structure và cuối cùng là phần reading. Dùng bút chì mềm đánh dấu như thi thật. Một kinh nghiệm quan trọng bạn cần phải lưu ý đó là bạn nên làm bài thi thử ở nhà vào đúng giờ bạn sẽ thi thật như vậy sẽ giúp bạn thích nghi được với thời điểm thi tránh được những “sự cố” đáng tiếc như: buồn ngủ, mệt hay đói...
Qui trình làm bài rất đơn giản.
- Làm đề cũ như thi thật trong vòng 3 tiếng.
- Nghe và chấm lại phần listening. Nếu các bạn yếu phần nghe thì bước này rất quan trọng. Nghe lại giúp chúng ta kiểm soát suy nghĩ, tìm hiểu lý do vì sao lại sai ở câu hỏi này, do không nghe được, do đoán nhầm hay hiểu sai…
- Nghe và đọc nội dung phần nghe, gạch chân các idiom và từ mới cần học.
- Xem lại phần cấu trúc, tập trung vào những câu bị sai, vì sao sai, xem lại ngữ pháp phần sai đó thật kĩ.
- Đọc lại bài reading, tìm hiểu vì sao lại sai. Nếu bài đọc sai hơn 10 câu/50 thì phải tra từ và dịch toàn bộ bài khoá đó cho đến khi thật hiểu.
Bây giờ bạn thư giãn đi nào. Hành trang để bạn bước vào phòng thi TOEFL đã tạm ổn rồi đó. Chúc bạn ôn thi hiệu quả và thi đạt điểm cao nhé!
Đăng ký | Đăng nhập
10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng Anh
“Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết.
1- Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn.
2- Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn.
3- Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.
4- Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo... Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
5- Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải.
6- Dành thời gian học các động từ cơ bản - động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng “to be”, “to go”, “to have”, “to do”. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành... Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ.
7- Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.
8- Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ...
9- Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ.
10- Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi.
Bí quyết học giỏi tiếng Anh
Không phải là dân chuyên ngoại ngữ, song trình độ tiếng Anh của nhiều sinh viên, học sinh khiến cho nhiều người “tâm phục khẩu phục”. Họ có bí quyết gì?
Nếu thấy ngượng ngùng, hãy nhắm mắt lại
Mình vốn có năng khiếu về nghe, nói nên chỉ cần tập trung để luyện viết và củng cố từ vựng. Mình có chị gái đang du học tại Anh và chị ấy dạy mình rất nhiều. Riêng kinh nghiệm trình bày trước đám đông, mình chỉ cho các bạn một “mánh” nhé: Nếu thấy ngượng ngùng, mình liền nhắm mắt lại và nghĩ về tình huống xấu hổ nhất mà mình từng rơi vào. Rồi mình mở mắt ra và thấy thật may mắn vì hiện giờ đang không ở trong tình huống đó. Thế là việc nói trước đám đông trở nên thật nhẹ nhàng!
Nghe nhiều, đọc nhiều, nói nhiều
Để giỏi tiếng Anh, phải nghe nhiều, đọc nhiều, nói nhiều... Mình thường nghe các đài tiếng Anh và đọc nhiều sách báo, tài liệu trên mạng internet. Lúc mới tập thuyết trình, mình cũng ngại lắm! Sau 5 - 10 lần là mình thấy quen, lại cảm thấy thích thú vì mọi người có vẻ hiểu.(Tuy là dân chuyên Toán nhưng từ lớp 6 đến lớp 10, Nhân luôn đứng đầu lớp về môn tiếng Anh - PV).
Hễ có dịp là thực hành
Thực ra môn mình học giỏi nhất là Văn. Mình biết nhược điểm của mình đối với môn tiếng Anh là cách phát âm không chuẩn. Do vậy, mình đã cố gắng cải thiện khiếm khuyết đó mọi cách, mọi nơi. Mình thích tham gia các câu lạc bộ để thực hành tiếng Anh. Đến với một cuộc thi hùng biện tiếng Anh, trước khi thuyết trình, mình tập nói để nhờ bạn bè sửa giúp. Còn ở phòng trọ, mình thường nói trước gương khiến một số người tưởng mình bị... gì đó!
Xem phim, nghe đài
Hồi nhỏ, thấy bố nói chuyện với những “ông Tây”, mình phục và thích được như bố. Hiện nay, dù lịch học dày đặc cỡ nào, mình đều đặn dành một giờ/ngày để xem tin tức bằng tiếng Anh trên kênh BBC. Thỉnh thoảng vào cuối tuần, mình xem phim nước ngoài và kênh Discovery... Nếu bạn học ngoại ngữ với thái độ thích thú, nhiệt tình và luôn làm tốt bài tập giáo viên đề ra, mình chắc rằng bạn sẽ đạt kết quả tốt.
Đừng ngại nói sai
Mình luôn tranh thủ thực hành ở bất cứ nơi nào, và thường nhờ thầy cô giáo góp ý. Khi nói trước đám đông, mình luôn chuẩn bị kỹ càng và tự tin vào bản thân. Bạn đừng ngại nói sai, miễn là nói để người khác hiểu, quan trọng là biết nhận ra những lỗi để không lặp lại.
Khá dần nhờ thói quen đọc sách
Mình không được ba mẹ đầu tư cho học tiếng Anh từ nhỏ. Bù lại, mình rất thích học thứ ngôn ngữ này. Mình mê tìm hiểu về môi trường. Đọc sách về môi trường bằng tiếng Việt chưa đủ, mình tìm đến những cuốn sách bằng tiếng Anh. Rồi dần dần, mình học từ mới, học cách nghe, cách nói... Ngoài ra, mình còn tham gia Câu lạc bộ Quốc tế thanh niên thuộc Hội LHTN TP.HCM để có dịp sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Với mình, tiếng Anh là một công cụ rất tốt để theo đuổi niềm đam mê.
Cách đoán một từ lạ trong bài đọc tiếng Anh
>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân
Trong khi đọc, điều tối kị nhất là bị ngắt quãng, khi ngắt quãng, đầu óc của chúng ta sẽ bị phân tán và không nắm được ý của bài đọc nữa. Vì vốn từ vựng chưa được phong phú, đa số các bạn khi gặp phải một từ lạ đều dừng lại, tra từ điển, điều này vừa mất thời gian và vừa cản trở bạn nắm ý của bài đọc tiếng Anh.
Sau đây là 5 tips dành cho bạn đoán nghĩa từ lạ trong tiếng Anh
1. Xác định xem đó là danh từ hay động từ. Nếu là danh từ riêng, bỏ qua và đọc tiếp. Nếu là tính từ (adj) hay trạng từ (adv) đoán xem mức độ, nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với từ chính như thế nào, rồi bỏ qua. Nếu là động từ chính, chắc phải tìm ra nghĩa của chúng.
2. Phân tích từ lạ. Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có preffix (thành tố trước) và suffix (thành tố sau). Hai thành tố này có thể giúp ta xác định được nghĩa của từ. Ví dụ, từ “review” có preffix là “re” và từ chính là “view”. Chúng ta biết “re” có nghĩa là làm lại, lặp lại; “view” có nghĩa là xem; vì thế, “review” có nghĩa là xem lại. Đây là 1 ví dụ đơn giản, các bạn có thể áp dụng cách này rất hiệu quả cho những từ đơn giản.
3. Nếu sau khi phân tích vẫn không thể đoán được nghĩa, hãy đọc lại cả câu, tìm những gợi ý xung quanh từ đó để hiểu nghĩa của từ. Ví dụ bạn không biết từ “deserve” trong câu “First deserve, then desire”; nhưng bạn thấy “first” và “then” có nghĩa nguyên nhân, kết quả; do đó, “deserve” sẽ là nguyên nhân dẫn đến “desire”. “Desire” là muốn được gì đó, vậy 90% “deserve” có nghĩa là bạn phải xứng đáng.
4. Hỏi 1 ai đó. Thực sự khi trao đổi với 1 người khác, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và mất ít thời gian hơn cho bài đọc. Khi có câu trả lời, hãy ghi nhanh ra giấy để sau khi đọc xong, xem lại và học thêm từ mới nhé. Nhưng hãy kiên nhẫn trước khi tìm 1 ai đó để hỏi, vì nghiên cứu cho thấy khi bạn đoán, 90% là bạn đoán chính xác.
5. Đến bước cuối cùng hãy tra từ điển. Khi tra từ điển, hãy cố gắng đừng dùng kim từ điển. Kim từ điển có thể nhanh nhưng chẳng giúp ích được gì nhiều đâu. Hãy nhớ, nếu chọn lật từ điển, bạn phải chắc chắn rằng mình sẽ nhanh chóng trở lại bài đọc chứ không để tâm trí đi lòng vòng nhé!
Kinh nghiệm học ngoại ngữ của một kỳ tài.
(Hiếu học). Mỗi người có thể tự tìm cho mình một phương pháp học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm của một số người thành công trong việc học ngoại ngữ cũng rất cần thiết và có ích.
Lara Lomubus là một nữ phiên dịch nổi tiếng của Hungari. được tôn xưng là một kỳ tài ngoại ngữ. Bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan…
Để hồi đáp những bức thư thỉnh nguyện từ khắp nơi trên thế giới, bà đã khái quát kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân sau nhiều nǎm mày mò học tập như sau:
1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Cǎn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.
2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, kể cả những người có nghị lực cũng không là ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học, chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem bǎng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.
3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả nǎng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ.
Nghĩa là cần phải ghi nhớ những cái đã được khẳng định là đúng. Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện.
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem bǎng, tham dự các buổi đàm thoại.
7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.
9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có các từ, ngữ pháp, cú pháp và tập quán.
10- Cần phải tự tin, kiên trì mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài nǎng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi", nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được.
Học ngoại ngữ và để sử dụng được ngoại ngữ cần phải có một quá trình. Với mức độ cao hơn là làm chủ được ngoại ngữ đó, bạn cần nắm được vốn từ vựng cần thiết, hiểu được các dạng ngữ pháp cơ bản, phải học, ôn luyện và thực hành nhiều ngày, nhiều giờ và nên lưu ý là khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công... Vì thế, hãy đừng nôn nóng! Đối với việc học ngoại ngữ, kinh nghiệm cho thấy: “đầu tư thời gian” cũng là một yếu tố quan trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top