MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ HỆ THỐNG LŨY THẦY Ở QUẢNG BÌNH

. tiện đây nhóm mình tuyển thêm vài thành viên vào nhóm nhé . mục đích là trau dồi , học tập kiến thức nền với nhau . ai quan tâm vui lòng ib nhé .

Người Quảng Bình, từ người dân quê đến nhà nho học thuở Xưa, không mấy

ai không biết đến câu ca dao:

’’Luỹ Thầy ai đắp mà cao

Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu’’

Luỹ Thầy (còn gọi là luỹ Đào Duy Từ) gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Luỹ Thầy được ông hiến kế xây dựng bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nó là một hệ thống thành luỹ mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII- XVIII) gồm các luỹ: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc Thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.

1. Phòng tuyến Trường Dục

Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiền vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân luỹ rộng 6m. Luỹ được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân

Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.

2. Phòng tuyến Nhật Lệ

Sau khi đắp xong luỹ Trường Dục, đến năm 1631 chúa Nguyễn lại tiếp tục cho xây luỹ Nhật Lệ. Luỹ cao 1 trượng 5 thước (6m), dài hơn 3000 trượng (12km), ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Luỹ Nhật Lệ được chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ nam sông Long Đại. Đoạn thứ hai từ Cầu Dài chạy về đến cửa Nhật Lệ. Luỹ nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đồng Phú, Hải Thành (thị xã Đồng Hới).

3. Lũy Trường Sa

Được xây dựng vào năm 1633, sử cũ không nói rõ luỹ này dài bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là luỹ chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh (thị xã Đồng Hới), từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh). Trên chiều dài 3000 trượng (12km) của luỹ từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện

nay chỉ còn lại 3 cửa:

- Cửa Tấn Nhật Lệ

- Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng.

- Cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng Bình Quan.

Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong thành. Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước (8,4m), rộng 2 trượng 5 thước (10m), cao 5 thước (2m), thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước (58,4m), cao 3 thước (1,2m). Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách Cầu Dài chừng vài trăm mét về phía Bắc.

Trong suốt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ bị thất thủ mà ngược lại đã giáng cho quân Trịnh nhiều đòn đau. Năm 1633 Trịnh Tráng kéo quân đến cửa biển Nhật Lệ dàn trận đánh quân Nguyễn, bị quân Nguyễn đánh cho tơi bời, quân Trịnh vứt bỏ xe pháo mà chạy không dám ngoái đầu lại. Năm 1648 quân Trịnh tấn công quân Nguyễn tại luỹ Trường Dục nhưng chẳng những không đạt được mục đích của mình mà còn thiệt hại nghiêm trọng: 3000 lính cùng với 3 tướng lĩnh cao cấp bị bắt làm tù binh (l). Đến năm 1672 quân Trịnh với lực lượng hùng hậu đã tiến đánh vào luỹ Nhật Lệ và đây là lần giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử cuộc nội chiến với 6 lần liên tục tấn công vào mặt luỹ nhưng vẫn không được. Cuối cùng quân Trịnh phải ôm hận rút lui và không cách nào hạ được luỹ.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc quân sự, luỹ Đào Duy Từ đã được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia.

Hiện nay, tuy luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn có một số đoạn còn lưu giữ được đấu tích, rõ nét nhất là đoạn luỹ sát cửa sông Nhật Lệ hiện còn vết tích là một gò cao, cây cối mọc xanh tươi, góp phần tạo cảnh quan cho thị xã; hay đoạn luỹ Trường Dục ngày nay đã được nhân dân trồng cây chắn gió góp phần hạn chế thiên tai.

Đến với Quảng Bình ngày nay du khách có thể qua những dấu tích đó để phần nào hình dung được dáng vẻ xưa của nó và chiêm nghiệm được những điều mà sử sách đã ghi chép. Du khách sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về một công trình kiến trúc quân sự, một tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến nước ta. Nó cũng thể hiện được một tài năng quân sự, một tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.

Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn đã lùi xa hơn ba thế kỷ, luỹ Đào Duy Từ cũng có nhiều đoạn hiện mất dấu xưa, nhưng những ảnh hưởng, những vết tích văn hóa của thời kỳ đó vẫn đang còn tồn tại trên đất Quảng Bình. Điều đó được thể hiện qua một số 1ễ hội hiện có tại đây như: Lễ hội cướp cù ở làng Trấn Ninh (nay là phường Đồng Phú) vốn là một môn thể thao trong quân lính chúa Nguyễn thời bấy giờ; hay lễ hội bơi trải  hiện nay của cư dân năm làng quanh Đồng Hới cũng vậy, nó vốn có nguồn gốc từ các đội thuỷ quân chua Nguyễn xưa kia.
p/s : ảnh không liên quan

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #học