Thiên Thứ Nhứt


Tánh phânbiện(Le discernement)

Đứng đầu trong bốn đức hạnh là tánh phân biện: thường thường người ta hiểu nghĩa phân biện đây là phân biện giữa sự chơn và sự giả, để dắt dẫn con người vào đường Đạo. Hiểu như thế thật đúng, nhưng còn hơn thế nữa, là phải phân biện chẳng những lúc mới bước vào đường Đạo mà luôn luôn từng bước một và mỗi ngày, mãi mãi như vậy. Con bước vào đường Đạo vì lẽ con đã nhận biết rằng chỉ nơi đây mới tìm ra được những điều (chơn chánh) đáng học hỏi và thâu thập. Những người chưa hiểu biết thì làm lụng để được giàu sang và có quyền thế nhưng của cải và quyền thế có lâu lắm cũng chỉ trải qua một kiếp mà thôi, nên toàn là phù du mộng ảo cả. Có nhiều việc lớn lao đáng tìm lấy hơn sự giàu sang và quyền thế. Những việc ấy thiết thực và không hề hư hoại, một khi đã nhận thấy được rồi thì không cần ham muốn điều gì khác nữa.

Trên thế gian này chỉ có hai hạng người: hạng sáng suốt và hạng không sáng suốt; và duy có sự sáng suốt là quan trọng mà thôi.

Con người giữ Đạo nào hay thuộc dân tộc nào là điều không quan trọng, điều quan trọng thiết thật chính là sự sáng suốt của y, có sự hiểu rõ Cơ-trời đối với con người. Vì Thượng-đế có một Thiên-cơ, mà hiểu rõ rồi, thì y chỉ còn có một nước là cộng tác để thực hiện Thiên-cơ và hòa mình vào đó, ấy là điều vinh quanh và đẹp đẽ nhất của con người vậy. Vì lẽ, con người có sáng suốt mới thuận theo lẽ Trời, quyết tâm làm lành, chống lại điều ác, làm việc là để giúp cho sư tiến hóa (của nhơn loại và vạn vật) chớ chẳng phải vì lời riêng cho mình.

Nếu người nào đó thuận theo lẽ Trời thì y là một phe với chúng ta, dầu y thuộc về Ấn-Độ giáo, Phật giáo, Thiên-Chúa giáo hay là Hồi giáo, hoặc y là người Ấn, người Anh, người Tàu hay người Nga, thì cũng không sao cả. Những người thuận theo lẽ Trời đều biết tại sao họ ở trong Tôn-giáo của họ và sanh vào chủng tốc của họ; họ hiểu rõ bổn phận và cố gắng để hoàn thành bổn phận ấy. Những người khác vẫn chưa biết họ sống để làm gì; thế nên họ thường hoạt động như kẻ ngông cuồng và đeo đuổi các lối thỏa thích riêng tư, chớ không chịu hiểu rằng vạn vật đồng nhất thể và, do đó, chỉ có điều gì thuận lẽ trời và Đấng-Duy-Nhứt, thì mới làm đẹp lòng được tất cả mọi người. họ đeo đuổi theo những điều phù du mộng ảo chớ không phải điều chơn thật; và bao giờ họ chưa học phân biệt được hai điều chơn giả ấy thì họ chưa thuận theo lẽ trời được. Vì lẽ đó mà trí phân biện là bước đầu tiên phải thực hành trên đường Đạo.

Tùy vậy, dầu đã (phân biện và) chọn lựa xong giữa hai điều đó, con nhớ rằng điều thật và điều giả có muôn hình vạn trạng; con còn phải biết phân biện điều lành và điều dữ, điều quan trọng với điều không quan trọng, điều hữu ích với điều không hữu ích, điều ích kỷ với điều vô tư lợi.

Lựa chọn giữa hai điều: lành và giữ, tưởng chừng như không khó, vì những ai muốn theo Đức Thầy thì quyết một lòng làm lành mà thôi. Nhưng tâm hồn và thể xác con người là hai vật khác nhau, và ý chí của con người lại luôn luôn không hòa hợp với sự đòi hỏi của xác thân. Khi xác phàm của con khao khát một vật gì, con hãy bình tâm suy nghĩ lại, có phải thật là con khao khác cái đó chăng? Bởi vì con chính là Thượng-đế và con chỉ muốn điều gì Thượng-đế muốn mà thôi; nhưng mà con phải đi sâu vào nội tâm mới tìm được Đức Thượng-đế nơi con và hãy nghe lời Ngài, đó là lời của con đấy. Chớ tưởng rằng các Thể của con là con... thể xác, thể vía và thể trí không phải là con (là con người thật của con). Nhưng mỗi Thể đều tự xưng là con để thâu đạt những điều nó khao khát, nhưng con phải biết rõ chúng nó và tự biết rằng con là chủ của chúng nó.

Xác thân(Le corps physique)

Khi có một công việc phải làm thì xác thân viện lẽ rằng nó cần nghỉ ngơi, đi dạo chơi và ăn uống; người không sáng suốt (chiều theo nó) thì bảo rằng: "tôi cần phải làm mấy việc nầy (nghỉ ngơi, dạo chơi,ăn uống) và tôi mới làm mới được". Con người sáng suốt thì nói như vầy: "chính xác thân tôi đòi hỏi, chớ có phải tôi đâu; vậy nén lòng chờ đợi". Thường khi có việc giúp đỡ ai, thì xác thân nói rằng: "việc đó làm tôi bực mình quá! Thôi để người khác làm thế cho tôi". Nhưng con người trả lời với xác thân như vầy: "mi không cản ta làm việc phải được".

Xác thân của con vốn là con thú của con, là con ngựa để con cỡi. Vậy con phải đối đãi với nó cho tử tế, phải săn sóc nó cho kỹ, đừng bắt nó làm việc quá sức; phải nuối dưỡng nó chu đaó, cho nó ăn uống tinh khiết, chăm nom nó cho sạch sẽ, không một mảy dơ bẩn. Vì nếu thể xác không hoàn toàn tinh khiết và tráng kiện, thì không thể nào lo nổi những công việc khó khăn trong lúc tập luyện. Con sẽ không chịu nổi những cố gắng dồn dập do sự tập luyện đòi hỏi (để bước vào đường Đạo). Thế thì xác thân con phải tuân theo mệnh lệnh của con luôn luôn, chế không phải con ở dưới quyền của nó.

Cái vía (Le corps Astral)

Cái vía của con có dục vọng riêng, kể hơn cả chục thứ. Nó muốn con nổi giận, nghe con nói lời nặng nề, muốn con ganh tỵ, tham lam, chiếm đọat của thiên hạ, nó muốn thấy con nản chí ngã lòng. Nó thích tất cả mấy điều đó và còn biết bao nhiêu thứ khác nữa...., chẳng phải nó cố ý hại con,nhưng tại nó ưa những rung động thô bạo và những thay đổi liên tiếp không ngừng. Nhưng con thì lại chẳng thích một thứ nào trong các việc đó; vậy con phải phân biệt ý muốn nào của con,và ý muốn nào của cái vía con.

Cái trí (Le corps Mental)

Cái trí của con ưa thích những tư tưởng tự tôn (kiêu căng phách lối) và ưa chia rẽ, trọng mình khinh người. Dầu khi con đã xa lánh trần tục, trí con cũng vẫn cố gắng xúi giục con tự đắc (ngã mạn) chỉ nghĩ về sự tiến hóa riêng của con mà thôi, thay vì tưởng đến công việc của Đức Thầy và giúp đỡ kẻ khác. Khi con tham thiền nó xui khiến con tưởng đủ mọi điều mà nó thích, bất chấp điều cần yếu duy nhất mà con đương lo giải quyết đây. Con đâu phải là cái trí đó, mà nó chính là một Thể để con dùng; thế nên sự phân biện vẫn còn cần thiết ở điểm này; con hãy luôn luôn đề phòng, bằng không con sẽ thất bại, vì nghe theo nó.

Điều lành và điều dữ (Le bien et lemal)

Giữa điều thiện và điều ác,Huyền môn không chấp nhận có sự thỏa hiệp. điều lành con phải làm cho kỳ được; điều ác con chớ làm, mặt dầu kẻ vô minh tưởng gì hoặc nói chi cũng mặc, không nên quan tâm đến. Con nên nghiên cứu thâm sâu những luật bí ẩn của Tạo Hóa, và khi tỏ ngộ, con hãy xếp đặt đời con thuận theo luật Trời, hợp với lý trí và lễ phải.

Phải phân biện điều quan trọng với điều không quan trọng. Đối với sự lành và sự dữ, lòng con phải vững như khối đá, con hãy luôn luôn nhường nhịn kẻ khác về mọi việc nhỏ nhen. Bởi vì con phải luôn luôn dễ thương, tử tế, biết điều và nhu nhòa, và để cho mọi người được tự do y như con đang đượcb tự do vậy. Con hãy cố tìm công việc xứng đáng để làm và con hãy nhớ rằng: chẳng nên đánh giá mọi việc theo bề ngoài. Thà làm một việc nhỏ mà hữu ích ngay cho công việc của Đức Thầy còn hơn là làm một việc lớn mà thế gian gọi là tốt. Phân biện điều hữu ích với điều vô ích cũng chưa đủ, còn phải phân biện điều hữu ích với điều hữu ích kém hơn. Nuôi một người nghèo là một việc lành,cao quý và hữu ích; nhưng mà nuôi linhb hồn họ còn cao quý và hữu ích hơn. Mọi người giàu đều nuôi được xác thân kẻ khác, nhưng chỉ có ngưới sáng suốt mới nuôi dưỡng được linh hồn họ mà thôi.

Nếu con được sáng suốt; giác ngộ, thì bổn phận con là phải giúp đỡ kẻ khác được giác ngộ.

Dầu con khôn ngoan, sáng suốt tới đâu, con vẫn còn nhiều điều phải học hỏi trong đường Đạo, nhiều cho đến nỗi con cần phân biện để lựa chọn điều nào đáng ra công học tập. Mọi sự hiểu biết đều bổ ích và một ngày kia con sẽ không hiểu đủ mọi việc; nhưng trong khi chỉ hiểu biết được một phần, con phải lựa chọn phần hữu ích nhất. Thượng đế vốn Minh Triết và Từ ái vô biên, vậy con càng Minh Triết thì Ngài càng hiện rõ nơi con. Con phải học hỏi... nhưng trước hết con hãy học điều gì giúp được con nhiều để con giúp đỡ lại người khác. Con hãy chăm chỉ và bền chí để học hỏi, chẳng phải để được tiếng khen là thông minh cũng chẳng phải để được hưởng hạnh phúc của sự thông minh, nhưng vì bởi người thông minh nhơn từ mới đủ đức độ để giúp đời. Dầu thiện nguyện giúp đời của con rộng lớn đến đâu, nếu con còn vô minh, thì sẽ gây hại nhiều hơn là lợi cho đời.

Phải hết sức ngay thật (SoisAbsolument vrai)

Phải biết phân biệt sự chơn với sự giả, phải tuyệt đối chơn thật trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Nhứt là trong tu tưởng: điều này không phải dễ, vì trong đời có biết bao nhiêu tư tưởng lầm lạc, có biết bao nhiêu điều dị đoan phi lý, kẻ nào để cho chúng nó chi phối thì không tiến hóa được. Vậy nên chớ chấp nhận một ý kiến nào gọi là đúng đắn vì bởi đã có nhiều người nhìn nhận (hoặc tin quyết) cho nó là đúng, hay là chỉ vì nói được coi là đúng (là chơn lý) từ bao nhiêu thế kỷ hay là nó được ghi chép trong những kinh sách mà thiên hạ gọi là Thánh kinh; con phải tự mình phán đoán lấy và tự mình nhận xét coi ý kiến đó có hợp lý chăng? Con nên nhớ rằng: dầu cho cả ngàn người công nhận một vấn đề nào đó, nếu họ chả hiểu gì cả về vấn đề ấy thì ý kiến của họ (sự công nhận của họ) vẫn vô giá trị, (không nghe theo làm theo).

Ai muốn tiến bước trên đường Đạo thì phải tự mình tập suy gẫm, vì thói dị đoan là một trong những tai hại lớn nhất trong đời, một chướng ngại phải hoàn toàn dứt bỏ cho tuyệt. Điều gì con suy nghĩ về thiên hạ cũng phải chân thật. Chớ nghĩ tưởng điều gì về kẻ khác mà con chưa biết là quả có thật. Đừng nghĩ rằng thiên hạ hằng tưởng nhớ đến con luôn luôn. Nếu có người làm điều gì mà con ngờ là để hại con, hoặc nói lời gì dường như có can hệ đến con, con chớ vội nghĩ ngày rằng: "Người đó cố ý mạ nhục ta đấy". Rất có thể người đó chẳng hề tưởng đến con chút nào cả, vì mỗi tâm hồn đều có những lo âu riêng tư, và thường thường chỉ lo nghĩ về chuyện của mình thôi. Nếu ai đó giở giọng quạo quọ với con, con chớ nên nghĩ thầm rằng: "Người nầy kinh rẻ ta, và muốn mạ nhục ta". Có lẽ tại một người nào hay là một việc gì đó làm cho y tức giận, và rủi ro con gặp y, nên bị y tuôn cơn giận vào con. Y hành động như kẻ cuồng tâm vì mỗi cơn giận toàn là điên cuồng cả, nhưng chớ vì thế mà nghĩ quấy cho y.

Chừng nào con được làm Đệ tử (chánh thức) của Thầy, con sẽ có thể nhận thấy tư tưởng của con chơn chánh hay không chơn chánh, bằng cách so sánh tư tưởng con với tư tưởng của Thầy. Vì lẽ Đệ tử đã hợp nhứt với Tôn sư của người, nên chỉ cần đặt tư tưởng mình kề bên tư tưởng của Ngài, và nhận thấy ngay rằng đôi bên có phù hợp với nhau chăng? Nếu không phù hợp, tất nhiên là tư tưởng của Đệ tử đã sai lầm, phải sửa đổi lập tức, vì tư tưởng của Tôn Sư (Đức Thầy) vốn trọn lành, bởi Ngài đã thông hết mọi việc. Những người chưa được Ngài thâu nhận vào hàng Đệ tử chánh thức thì không nên làm như vậy, nhưng họ sẽ được giúp đỡ nhiều bằng cách thường tự hỏi như vầy: Đức Thầy nghĩ sao về việc nầy? Ngài sẽ nói và sẽ làm như thế nào trong những trường hợp này? Bởi vì con không nên làm hay nói, hay tưởng điều gì mà theo ý con, Đức Thầy không thể làm, không nói hay không tưởng như thế được.

Lời nói con phải chơn thật, chính chắn và không thái quá. Tuyệt nhiên, con chớ nên nghĩ rằng kẻ khác có ý sấu. Chỉ Sư Phụ của y mới hiểu rõ tâm của y thôi, và có thể rằng y hành động như thế với những lý do hoàn toàn chẳng quan hệ tới con chút nào cả.

Khi con nghe một câu chuyện nói xấu (nói hành) ai đó, con chớ nên thuật lại: câu chuyện ấy có lẽ không đúng sự thật, dầu có đúng sự thật đi nữa con đừng nói đến mới là nhân từ. Con hãy suy nghĩ trước khi nói, vì e nói ra không đúng sự thật.

Con phải thành thật trong việc làm, chớ nên tỏ vẻ khoe khoang điều gì mà con không có, vì mọi sự giả trá đều ngăn cản ánh sáng trong sạch của chơn lý, không cho nó soi thấu lòng con, nhưng tia sáng mặt trời xuyên qua một mảnh kiến trong vậy.

Lòng vị tha (bác ái) và đời sốngthiêng liêng (L'altruisme et la vie divine)

Phải phân biện cho được điều ích kỷ với điều không ích kỷ. Vì lòng ích kỷ có nhiều hình trạng lắm, mỗi khi con trừ được một hình trạng nào đó, nó lại chỗi dậy dưới một hình trạng khác, còn mạnh mẽ hơn trước. Nhưng lần lần, tư tưởng lo giúp cho kẻ khác choáng cả tâm trí con, không còn một chỗ hở nào, để con nhớ đến bản thân con nữa.

Con phải phân biện một cách nữa. Phải tập phân biện ĐứcThượng Đế ngự nơi mọi loài sanh vật và vạn vật, dầu bề ngoài nó thật xấu xa đếnđâu. Luôn luôn con có thể giúp đỡ đàn em (vạn loại) của con, bởi vì con vớichúng đồng nhất thể, nghĩa là cùng chung một mầm giống Thiêng Liêng tạo ra. Conhãy học cách đánh thức chơn linh của Đức Thượng Đế ngự nơi chúng, hãy học cáchkhêu gợi chơn linh của Thượng Đế trong người chúng, như vậy, con sẽ cứu chúngkhỏi bị tai hại.


Tánh phân biện vô cùng quan trọng, phải hiểu rõ phân biện là gì, mới thấy được chơn lý, nếu không biết phân biện thì dễ bị gạt, nghe lầm, theo tà giáo, (bàng môn tả Đạo) nguy hại cho sự tiến hóa không tiến hóa được

Ở trong con người của ta, ngoài linh hồn ra, ta có ba thể; một là thể xác hay là xác thân (Le corps physique), hai là thể vía (Le corps Astral), ba là thể trí (Le corps Mental). Mỗi thể đều có sự hoạt động riêng của nó. Ba thể này thường làm lệch với ý muốn của linh hồn, và lôi cuốn linh hồn làm nhiều tội lỗi, rồi linh hồn bị Luật Trời trừng phạt, đau khổ.

Nhờ đau khổ, linh hồn thâu thập kinh nghiệm và tiến hóa cho đến chừng nào linh hồn trưởng thành, khôn ngoan, linh hồn làm chủ (điều khiển) được ba thể. Linh hồn không còn bị ba thể lôi cuốn nữa, linh hồn mới tiến cao được để trở thành Phật Thánh Tiên. Mỗi lần Đức Thượng Đế cho một linh hồn nhập thế thì luôn luôn có kèm theo ba thể để giúp linh hồn kinh nghiệm va tiến hóa, trong giai đoạn đầu. Ba thể này, xưa nay tôn giáo gọi nó là Tam Bành Lục Tặc hay mà Ma Vương trong người của ta.

Phải luôn luôn phân biện để biết nó là Tam Bành, để chủ trị nó cho được, mới tiến hóa cao và không lắm tội lỗi.

Hai điều: nuôi linh hồn và nuôi thể xác là để so sánh việc làm nào hữu ích nhiều hơn, chớ chẳng phải bảo bỏ nuôi thể xác mà chỉ lo nuôi linh hồn thôi, xin đừng hiểu lầm lời dạy cao siêu của Đức Thầy trên đây. Ví như khi gặp một trường hợp, thấy một trẻ con côi cút, thiếu sữa bú, thiếu quần áo ấm, đau không tiền uống thuốc, có phải bỏ cho nó chết rồi cầu siêu cho linh hồn nó siêu thăng cực lạc hay là thiên đàng để lấy lý rằng nuôi linh hồn nó là hơn, như vậy là hiểu sai, là còn ác ý và lòng dạ khô khan đối với người đang đau khổ. Nếu không cứu sống nó, để cho nó chết thì còn đâu mà nuôi linh hồn nó. Trường hợp đặc biệt nầy cần phải nuôi thể xác lẫn linh hồn. Nếu gặp trường hợp cấp bách thì càng phải nuôi thể xác trước hơn là nuôi linh hồn. Trong một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca, một khi kia Ngài đi vào rừng gặp cọp mẹ và bầy con đói sắp chết, lòng từ bi bác ái cao siêu của Ngài không thể chịu nổi và bỏ qua, để cho bầy cọp chết. Ngài hiến mình cho cọp đói ăn. Ngài chịu chết. Nhờ cái chết hy sinh cao cả này mà Ngài thâu ngắn nhiều kiếp để thành Phật sớm hơn ngày giờ đã định. Lòng Bác Ái của Ngài đã tiến đến mức tối cao tột độ, chỉ biết sự đau khổ của kẻ khác, cứu khổ kẻ khác mà không cần biết sự đau khổ của mình.

Có nhiều trường hợp nuôi linh hồn rất dễ hơn là nuôi thể xác. "Lòng nhân ái là mầm giải thoát, không có nó thì mấy đức hạnh kia đều vô bổ".

Trong lúc điểm Đạo cho thí sinh (Krishnamurti) Đức Di Lạc Bồ Tát nói câu nầy: "Đường tiến lên rất khó nhọc, là nhờ sức lực và lòng bác ái của con, con sẽ đủ sức đi đến mức. Cho đến hôm nay con đắc thắng được là nhờ giàu lòng bác ái, mong rằng lòng bác ái ấy sẽ luôn luôn nẩy nở thêm và đưa con đến mức cuối cùng (tức là thành chánh quả). Coi đoạn phần Lòng Từ Ái – Thiên thứ tư.

Có ba hạng Đệ tử: một – hạng mới nhập môn (les probationnaires), hai – đệ tử chánh thức (les élèves acceptés), ba – đệ tử được nhận làm con của Đức Thầy (les fils du maitre). Muốn rõ từ chi tiết cách thức Đức Thầy thâu nhận đệ tử xin xem quyển "Đức Thầy Thâu Nhận Đệ Tử".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top