Thiên Thứ Nhì


Chí dứt bỏ (Đoạn tuyệt - Ledétachement)

Đối với nhiều người, hạnh dứt bỏ là một đức tánh tốt khó tập được vì họ tưởng rằng dục-vọng cấu-tạo ra bản thể của họ, họ e rằng những điều ham muốn riêng, cùng những điều gì họ thích và những cái gì không ưa của họ mà dứt bỏ hết, thì còn gì là họ nữa. Nhưng các người ấy chưa được gặp Đức Thầy, chớ một khi đứng trước Thánh Dung, với hào quang sáng rực của Ngài, thì các sự ham muốn (dục vọng) đều tan đi như mây khói, trừ ra ham muốn giống được như Ngài mà thôi. Nhưng trước khi được diễm phúc đối diện với Ngài, nếu con muốn, con có thể tập hạnh dứt bỏ được. Trí phân biện đã chỉ dạy rằng, những tham vọng của phần đông con người như giàu sang và quyền thế không đáng nhọc công chiếm lấy, vả lại khi hiểu biết thiết thực rồi, chớ không phải chỉ nói suông mà thôi, thì không còn ham muốn mấy điều ấy nữa.

Nguyện lành duy nhất (La seul bondésir)

Tới đây mọi sự đều dễ, chỉ hiểu biết là đủ rồi. Nhưng có vài người vội bỏ Đời theo Đạo hầu được sớm về Thiên-Đàng hoặc để riêng mình được giải thoát khỏi luân-hồi sinh tử; con chớ nên phạm lỗi đó.

Nếu con trọn vẹn quên mình vì Đạo, con không thể nghĩ ngợi băn khoăn và tự hỏi chừng nào "Linh-hồn" con sẽ được giải thoát, hoặc con sẽ lên được cõi Trời nào. Con nên nhớ rằng mọi dục vọng đều íck kỷ – dầu dục vọng cao thượng đến đâu – đều là một sự trói buộc, và bao giờ con chưa loại trừ được dục-vọng, thì con chưa hoàn toàn được rảnh rang để hiến mình làm công việc của Đức Thầy.

Khi mà tất cả dục-vọng thuộc về phàm nhơn con đã tiêu tan rồi, có thể con sẽ còn lại cái dục vọng muốn thấy công quả của con. Nếu con giúp đỡ ai đó, con sẽ thích xem người ấy được nên thân đến mức nào; cũng có thể con sẽ muốn người ấy biết con giúp y và nhớ ơn con. Như thế cũng vẫn còn là một dục vọng, và đồng thời lại còn là một sự thiếu đức tin. Khi con ra sức giúp đỡ, dầu con thấy hay không thấy, tất nhiên cũng sẽ có một kết quả; hiểu luật nhân quả, con biết hẳn là phải có kết quả như thế. Vậy hãy làm lành vì ưa mến việc lành, chớ chẳng phải với hy vọng được ban thưởng; hãy làm việc vì ưa mếm việc làm, chớ chẳng phải trông mong kết quả. Con phải xả thân giúp đời vì thương đời, và bởi tại con không thể nào làm khác được nữa.

Những phép thần thông (Les pouvoirspsychiques)

Con đừng ham có phép thần thông: con sẽ có khi Thầy xét là con cần có. Ép xác để luyện phép, thường sanh ra đủ thứ phiền não. Người nào có những phép đó thường bị bọn tinh quái lôi cuốn vào nẻo tà; hoặc trở nên người khoe khoan và cho mình không còn lầm lạc; dầu sao, ngày giờ và sức lực mà người ta phung phí để luyện phép, nên dùng vào việc giúp đời là hơn. Trong khi các tánh tốt được mở mang thì phép thần thông sẽ phát hiện. Nhứt định là pháp hiện. Nếu thầy thấy rằng các phép đó sớm hữu ích cho con, Thầy sẽ chỉ bảo con luyện tập một cách khỏi bị tai hại chi cả. Từ nay đến lúc đó, tốt hơn là con không có những phép ấy.

Những ham muốn nhỏ nhen (Les petitesenvies)

Con nên tránh những ham muốn nhỏ mọn, thường thấy trong đời sống hằng ngày. Tuyệt nhiên con chớ nên khoe mình, hoặc tỏ vẻ học cao hiểu rộng; chớ nên ham nói. Ít nói là tốt, không nói lại càng quý hơn, trừ khi con biết rằng điều gì con muốn nói ra là chơn chánh, dễ thương và hữu ích. Trước khi mở lời, con hãy tự hỏi điều con muốn nói ra có đủ ba đức tánh đó không; nếu không, con hãy làm thinh.

Ngay bây giờ, con nên tập suy nghĩ cho kỹ trước khi nói: ởi vì khi con được Điểm Đạo rồi, con sẽ phải giữ gìn từng lời, sợ e không được kín miệng. Đừng ham nói chuyện tầm phào, mất ngày giờ và không ích lợi vào đâu cả; lỡ nói xấu nói hành người lại hóa ra ác khẩu. Vậy con hãy tập cho biết "nghe" hơn là "nói"; chớ phát biểu ý kiến của con, nếu người không ân-cần hỏi con. Có một câu gồm hết các đức tánh phải tập là: TRÍ (savoir) DŨNG (oser) NGUYỆN (vouloir) TỊNH KHẨU (se taire), nghĩa là: phải hiểu biết, can đảm, quyết chílàm thinh; mà "làm thinh" là khó hơn hết.

Hãy chăm lo những gì có can hệ đếnmình (Occupez vous de ce qui vous regarde)

Có một sự ham muốn thông thường cần phải bài trừ một cách nghiêm khắc, là xen vào chuyện của người khác. Điều mà một người khác có thể làm, nói hoặc tin tưởng, chẳng can hệ gì đến con; con hãy để họ hành động trọn vẹn theo sở thích của họ. Bao giờ họ không xen vào chuyện người khác, thì họ trọn quyền tự do tư tưởng, nói năng và hành động. Chính con cùng vậy, con đòi có sự tự do để làm điều gì mà con cho là phải: vậy con phải để kẻ khác tự do như con, và nếu người ta dùng quyền tự do của người ta, thì con không được phép kích bác.

Nếu con nghĩ rằng va hành động sai lầm, và gặp dịp, con nói riêng với va một cách rất lễ phép, tại sao con không đồng ý với va thì, may ra, con thuyết phục được va; nhưng có nhiều trường hợp mà sự can thiệp như thế lại còn không phải cách nữa. Dầu sao, cũng không nên đem chuyện riêng của va mà nói với một người khác; đó là một hành động rất xấu xa.

Nếu con thấy ai hung ác đối với trẻ em hay là một con thú, bổn phận của con là phải ngăn cản. Nếu con thấy ai làm nghịch với phép nước, thì con phải cho nhà cầm quyền hay.

Nếu con lãnh trách nhiệm giáo hoá một người, bổn phận con phải lo chỉ cho va biết lỗi của va một cách êm ái. Ngoài các trường hợp đó, con hãy lo việc riêng của con và tập tánh làm thinh.


Công việc của Đức Thầy là luôn luôn lo phụng sự Thiên cơ, tức là phụng sự nhơn loại, giúp nhơn loại mau tiến hóa.

Bà Annie Besant, Cố Hội-Trưởng Hội Thông Thiên-Học ở Mandras Ấn-Độ không luyện luồn-hỏa-hầu (Kudalini), chỉ mở các tánh tốt mà thôi, rồi tự nhiên Bà mở được huệ-nhãn, biết được "quá khứ vị lai".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top