Các câu hỏi lịch sử bài 4
1) Dựa vào lược đồ (hình 9), trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á
Trả lời:
– Từ thế kỉ XV, XVI, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến In-đô-nê-xi-a chiếm thị trường, đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm
– Từ giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha thống trị Phi-Lip-pin, đến năm 1898, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin.
– 1885, Thực dân Anh thôn tính Miến Điện(Mi-an-ma)
– Đầu thế kỉ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh
– Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
– Xiêm là quốc gia duy nhất còn tự chủ
2) — Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống Thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
– Nhân dân 2 nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa và Pu-côm-bô?
Trả lời:
– Khởi nghĩa chống thực dân ở Cam-pu-chia
+ Khởi nghĩa của Si-vô-tha từ năm 1861, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, tấn công ở U-đông và Phnôm Pênh. Đến tháng 10/1892, Si-vô-tha chết, khởi nghĩa dần tan rã
+ Khởi nghĩa của A-cha Xoa(1863-1866), ông lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công Pháp. Năm 1864, chiếm được tỉnh Cam-pốt, áp sát Phnôm Pênh
19/3/1866, A-choa Xoa bị Pháp bắt
+ Khởi nghĩa Pu-côm-bô(1866-1867), lập căn cứ ở Tây Ninh, gồm người Khơ-me, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh. Liên kết với Trương Quyền và Võ Duy Dương. Tấn công U-đông(1866). 3/12/1867, Pu-côm-bô hi sinh
– Hai cuộc khởi nghĩa lấy căn cứ ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam cũng tham gia chiến đấu và cung cấp lương thực, vũ khí.
3) Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
Trả lời:
– Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào(1901-1903)
– Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven(1901-1937)
4) —Trình bày các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V
– Những cải cách của Ra-ma có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của Xiêm
Trả lời:
– Các biện pháp cải cách
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động
+ Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân
+ Giảm thuế
+ Khuyến khích công thương nghiệp.
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo
– Ý nghĩa
+ Xiêm cơ bản giữ được nền độc lập, mặc dù phải lệ thuộc vào các nước tư bản
5) Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
– Từ thế kỉ XV, XVI, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến In-đô-nê-xi-a chiếm thị trường, đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm
– Từ giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha thống trị Phi-Lip-pin, đến năm 1898, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin.
– Năm 1885, Thực dân Anh thôn tính Miến Điện(Mi-an-ma)
– Đầu thế kỉ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh
– Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
– Xiêm là quốc gia duy nhất còn tự chủ
4) Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
– Phong trào đấu tranh diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt, dưới sự tham gia của đông đảo quần chúng, nhiều tầng lớp. Nhiều hình thức đấu tranh, tuy nhiên đều thất bại.
5) Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?
Trả lời:
– Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng ở giữa hai thế lực Anh-Pháp, cắt nhượng một số vùng đất.
– Chủ động mở cửa với các nước tư bản.
– Trong nước, vua thực hiện các cải cách theo hướng mở cửa về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự ... có hiệu quả.
6) Đặc điểm phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào, Campuchia?
+ Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Đối tượng, mục tiêu: chống pháp giành độc lập nhưng còn mang tính tự phát.
+ Các phong trào cuối cùng đều thất bại: do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, do pháp còn mạnh...
+ Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của 3 nước Đông Dương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top