hoangvu220
CÁC BƯỚC THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ
Trong học tập cũng như công việc, chúng ta thường phải thuyết trình một đề tài, dự án hoặc kế hoạch cho thầy giáo, cho cấp trên. Muốn vậy, bạn cần một số kinh nghiệm và kiến thức về thuyết trình. Đây là sáu bước để đạt được thành công và trở thành một người thuyết trình giàu sức thuyết phục.
1. Xác định mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của bạn không chỉ là làm một bài thuyết trình tốt. Một bài thuyết trình là phương tiện để đi đến một mục tiêu cụ thể và mục tiêu đó là những điều bạn muốn người nghe thực hiện sau khi nghe nhũng thông tin do bạn cung cấp. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ, chưa xác định được mình mong muốn người nghe sẽ làm gì sau khi nghe, thuyết trình, bạn sẽ không có được sự tập trung và nhất quán cần thiết để thể hiện tốt bài thuyết trình của mình.
Nên nhớ rằng, khi một vấn đề được trình bày bằng văn bản thì dù văn bản có được viết một cách rời rạc, không mạch lạc, người đọc vẫn có thể đọc lại hai, ba lần để nắm bắt vấn đề. Nhưng khi bạn làm thuyết trình bằng miệng, người nghe sẽ khó có dịp nghe lại những gì bạn nói. Vì vậy, bạn phải trình bày sao cho người nghe hiểu ngay được những vấn đề muốn chuyển tải.
Mục tiêu của bài thuyết trình có thể là thuyết phục người nghe mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay sử dụng thông tin do doanh nghiệp cung cấp để giải quyết một vấn đề nào đó của họ. Khi đã xác định xong mục tiêu, hãy in mục tiêu đó ra một miếng giấy nhỏ, dán nó lên màn hình máy tính và nhìn đến mục tiêu này khi soạn thảo nội dung của bài thuyết trình nhằm tránh đi lan man, rời rạc, thiếu sức thuyết phục.
2. Gây sự chú ý của người nghe
Khi nghe thuyết trình, người nghe thường có có rất nhiều suy nghĩ trong đầu và cả nhiệm vụ của bạn là phải làm cho họ tập trung chú ý đến những gì bạn nói. Người nghe chỉ có khoảng thời gian có hạn để nghe. Vì vậy, bạn cần phải quan tâm tới những "điềm nóng" của bài thuyết trình để nó tránh làm cho người nghe bị mất tập trung vào chủ đề chính.
Để gây được sự chú ý của người nghe, bạn có thể tham khảo ý kiến của những thuyết trình đã làm thuyết trình cho nhóm người này, qua đó hiểu được những tính cách, đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm đặc thù của họ. Càng thu thập được nhiều thông tin về người nghe, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho bài thuyết trình. Một bài thuyết trình được xem là có hiệu quả và có sức thuyết phục khi nó vừa đạt được mục đích của người nói vừa đáp ứng được những nhu cầu của người nghe.
3. Thể hiện sự nhiệt tình đối với vấn đề mà bạn đang trình bày
Khi trình bày về một sản phẩm hay dịch vụ, bạn phải có niềm tin rằng sản phẩm hay dịch vụ đó có thể giúp người nghe vẫn quyết một số vấn đề của họ. Nên nghĩ rằng nhiệm vụ của bạn là làm cho người nghe chấp nhận những thông điệp của bạn để phục vụ cho những lợi ích của chính họ.
Hãy thể hiện nhiệt tình qua giọng nói, cử chỉ và biểu hiện của gương mặt trong lúc trình bày. Khi người nghe cảm thấy sự chân thành ở bạn và đánh giá bạn thật sự hiểu được khó khăn của họ, mong muốn giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ lắng nghe bạn.
4. Đi thẳng vào câu kết luận
Đó là một cách làm ngược với trình tự thông thường. Nhưng với thời gian thuyết trình có hạn, đây cũng là cách thuyết trình có hiệu quả nhất. Do vậy, khi trình bày một vấn đề, bạn nên đi thẳng vào câu kết luận để gây sự chú ý cho người nghe, sau đó mới đi vào phân tích, chứng minh cho kết luận đó.
5. Làm thử thuyết trình
Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên thử thuyết trình trước một nhóm người đóng vai nhũng người nghe. Qua những cuộc thử nghiệm như vậy, bạn sẽ rèn được kỹ năng trình bày vấn đề của mình, dự đoán được những câu hỏi, những ý kiến phản hồi mà người nghe có thể đưa ra và chuẩn bị trước câu trả lời.
6. Phân tích sau thuyết trình
Năm bước trên diễn ra trước hay trong khi làm thuyết trình, còn bước cuối cùng này diễn ra ngay sau khi kết thúc cuộc diễn thuyết. Đó là một sự đánh giá mang tính cảm nhận trực quan về hiệu quả của bài thuyết trình, về khả năng đạt được mục tiêu đã định. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của thuyết trình là bán sản phẩm hay dịch vụ thì sau khi thuyết trình, bạn nên xác định ngay khả năng doanh nghiệp bán được hàng nhiều hay ít. Việc phân tích này sẽ giúp bạn kịp thời nắm bắt được cơ hội đến sau cuộc thuyết trình
Bí quyết tạo slice thuyết trình hiệu quả
1.Sử dụng tính năng Slice master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và thống nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung trình chiếu (nghĩa là kiểu danh sách liệt kê, cột văn bản, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố khác như kiểu chữ, màu chữ và hình nền.
2.Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi một slice. Khi làm slice, hãy nhớ tới công thức 6x6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slice). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng.
3.Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slice sẽ giúp khán giả dễ đọc hơn.
4.Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc.
5.Tránh sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng khiến người nghe bị xao nhãng.
6.Lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn.
7.Sử dụng ảnh chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.
8.Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.
9.Giới hạn số lượng slice. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm "lật" sang slice tiếp theo chắc chắn sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slice trong 1 phút.
10.Học cách di chuyển giữa các slice. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slice.
11.Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slice trước.
12.Nếu có thể, xem trước slice của bạn trên màn hình mà bạn định dùng để thuyết trình. Hãy đảm bảo rằng slice của bạn dễ đọc cho dù khán giả ngồi ở hàng cuối cùng. Chữ và biểu đồ cần đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm khán giả "giật mình".
13.Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện được hiệu ứng trình chiếu.
14.Tập luyện với người khác. Người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào.
15.Đừng có nhìn slice mà đọc. Nội dung trong slice là dành cho khán giả, không phải cho người thuyết trình.
16.Đừng có nói với slice của bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả.
17.Đừng thấy có lỗi vì bất kỳ điều gì trong slice của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng.
18.Nếu có thể, hãy chạy slice trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm. Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn.
"Thành viên" trong bộ Microsoft Office, Powerpoint là công cụ hữu ích dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy hay ít nhất là cho thuyết trình luận văn tốt nghiệp.
Đây một phần mềm thông dụng nhất hiện nay đối với không chỉ riêng các cán bộ quản lý, hay giáo viên mà còn cho cả những sinh viên.
Khởi động PowerPoint
Để bắt đầu quá trình khởi tạo một tài liệu thuyết trình (slideshow), cần bật ứng dụng này lên. Nhấn chuột vào Start menu rồi mở trình đơn Programs, tìm đến nhóm Microsoft Office để mở PowerPoint.
Tiếp theo, PowerPoint sẽ hiện ra hộp thoại cho lựa chọn các mục nhằm tạo hoặc mở một slideshow theo ý muốn của người sử dụng.
- Nếu lựa chọn Template, sẽ cho một số mẫu nền sẵn có cho slideshow của bạn.
- Nếu Blank Presentation sẽ cho một slideshow với nền trắng để có thể tuỳ biến dễ dàng.
Nên dùng một Blank Page. Sau khi đã có một slideshow nền trắng trên màn hình, cần chọn màu cho nó bằng cách nhấn chuột phải vào đó và chọn Background. Hộp thoại Background mở ra, nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn Fill Effects cho màu nền có độ sâu.
Hộp thoại Fill Effects mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi nhấn mũi tên sổ xuống bên cạnh, chọn More Color, hộp thoại Colors xuất hiện cho phép chọn màu ưng ý. Chọn xong màu rồi nhấn OK để trở về hộp thoại Fill Effects. Tại hộp thoại này, đánh dấu chọn vào mục From title ở dưới cùng, rồi chọn kiểu trung tâm sáng ngoại vi tối ở mục Variants bên cạnh, xong nhấn OK.
Cần lưu ý sử dụng màu sắc cho slideshow rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm.
Màu và kích cỡ cho Font chữ
Chọn phông chữ nên là một trong các font sau: Arial, Vni-Helve, Vni-Times. Nên chọn màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam. Kích cỡ nên trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt).
Tạo trang kế tiếp
Để tạo một slide mới: Chọn insert/New Slide hoặc biểu tượng New Slide trên thanh Tollbar hoặc nhấp Ctrl + M.
Để tạo màu nền mới: Vào Format/Custom Background rồi chọn màu bạn thích và nhấp Apply cho một hoặc Apply to All cho tất cả các slideshow.
Tạo các hình tuỳ thích: Bạn hãy nhấp vào các biểu tượng nằm trên hộp Drawing, sau đó vẽ lên slideshow của mình nhằm tạo các hình theo sở thích. Biểu tượng Textbox để viết các đề mục chính trong bài phát biểu của mình. Bạn cũng có thể xoay các đối tượng của mình bằng cách chọn biểu tượng Free rotate tool, hoặc vào Draw/rotate/flip và chọn các kiểu xoay phù hợp. Tiếp theo bạn có thể thay đổi font thích hợp bằng cách chọn Format/font.
Bổ sung hiệu ứng đặc biệt
Nhắp vào biểu tượng Fill color, rồi chọn shaded để tạo bóng cho đối tượng, đây là hiệu ứng hết sức bắt mắt để tạo ra những hình ba chiều. Bạn cũng có thể tạo các cách tô vẽ cho đối tượng của mình bằng cách chọn các mục còn lại trong Fill color. Chú ý: bạn không thể làm điều này với các đối tượng đưa vào là hình ảnh.
Chọn nút Shawdow on/off để tạo hình bóng của đối tượng lên hình nền. Đây cũng là một cách làm cho đối tượng của bạn thêm phần đẹp mắt.
Ngoài việc cắt dán các đối tượng đã hết sức quen thuộc, bạn cũng có thể chèn các đối tượng khác như trong các phần mềm khác của bộ office bằng cách vào insert/object. Bạn có thể chèn một tài liệu Word hoặc bảng tính excel, một bản nhạc, đoạn phim hay bất cứ cái gì bạn muốn.
Bạn có thể chèn hình ảnh các bông hoa, hay biểu tượng ngộ nghĩnh cho slideshow thêm bắt mắt . Những hình ảnh đó có thể tải miễn phí tại địa chỉ http://www.animationfactory.com .
Một trong những hiệu ứng có kết quả tốt là tạo nên những ấn tượng khi trình bày các đối tượng theo các cách khác nhau, làm tăng hiệu quả trình bày lên rõ rệt. Nhắp vào biểu tượng Animation effect trên thanh toolbar, một bảng nút sẽ hiện ra.
Việc tạo hiệu ứng cho slideshow sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tuy nhiên cần chú ý tới tính hợp lý cho từng mục đích của buổi thuyết trình. Đối với các buổi trình chiếu quảng cáo sản phẩm hay tiếp thị nên sử dụng nhiều hiệu ứng mạnh gây ấn tượng. Còn với buổi trình luận văn tốt nghiệp thời gian thường không dài, vì vậy nếu bạn tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích. Do vậy chỉ nên sử dụng 2 đến 3 hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và 2 hiệu ứng cho chữ.
Để tạo hiệu ứng cho chữ, nhấn chuột phải vào khung chứa chữ, chọn Custom Amination. Cửa sổ Add Effect xuất hiện ở bên phải, nhấp vào nút Add Effect để chọn hiệu ứng, ví dụ như Fly in (bay), Spin (quay tròn), Grow/Shrink (phóng to/thu nhỏ), Diamond (lấp lánh)... Kinh nghiệm cho thấy hiệu ứng Random Bars thường được sử dụng. Nếu bạn muốn áp dụng một kiểu hiệu ứng cho toàn bộ nội dung slideshow thì vào menu Slide Show/Amination Schemes. Cửa sổ Apply to selected Slides xuất hiện bên phải, bạn chỉ việc nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show/View Show xem thử.
Để tạo hiệu ứng chuyển trang, bạn vào Slide Show/Transition. Cửa sổ Slide Transition xuất hiện ở bên phải, bạn nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show/View Show xem thử. Hiệu ứng Strips Right-Down thường được dùng nhất.
Trình diễn sản phẩm
Có nhiều cách để trình diễn các slide PowerPoint. Vào View/slide show hoặc nhắp biểu tượng Slide show bên trái phía dưới màn hình. Theo mặc định, đuôi của các file PowerPoint là *.ppt.
Khi trình diễn, các đối tượng của slideshow hoặc từng slideshow sẽ hiện ra theo từng cái nhắp chuột hoặc biểu tượng nào đó của bàn phím. Bạn nên cho các tiêu mục hiện ra lần lượt để dễ theo dõi.
Bạn có thể dùng bút để vẽ, khoanh tròn các vấn đề quan trọng bằng cách nhắp vào nút có hình mũi tên bên dưới và chọn pen hoặc nhắp nút phải lên màn hình và chọn lựa. Bạn có thể chọn màu cho đường vẽ bằng cách vào pointer options/pen color" và chọn màu thích hợp.
Muốn kết thúc, chọn End Show.
Kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.
Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.
• Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.
• Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe...
• Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.
Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.
Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
• Không làm mất thời gian của người nghe
• Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
• Cấu trúc tốt bài thuyết trình
• Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
• Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
• Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
8 bí mật để thuyết trình hiệu quả
(Sức trẻ VN) -- Buổi thuyết trình bắt đầu. Đèn tối dần. Đây là lúc ta phải tranh thủ chợp mắt!
Đó chính là suy nghĩ của rất nhiều người khi tham dự các buổi thuyết trình, họ nghĩ: lại một màn chán ngắt nữa đây!
Làm thế nào để khuấy động được người nghe của bạn? Hãy lướt qua 8 bí mật dưới đây để có được một buổi thuyết trình có khả năng chinh phục mọi người.
Đào sâu
Để có một buổi thuyết trình có khả năng thu hút mọi người không phải là việc chỉ cần đưa những gì bạn muốn nói vào một file Powerpoint. Hãy tìm kiếm những thông tin thù hợp với đề tài của bạn, những thông tin bên ngoài những gì mọi người thường biết về đề tài đó. Sau đó, cho họ thấy những điều họ chưa biết hoặc không ngờ tới. Một thông tin gây tò mò hoặc đưa ra cái nhìn đối lập sẽ khiến cho những cái đầu đang mơ ngủ kia phải suy nghĩ và nhảy vào tranh luận.
Vậy bạn tìm những thông tin đó ở đâu? Hãy để các công cụ tìm kiếm giúp bạn. Hãy tìm trên các trang web của các trường, các viện, trung tâm giáo dục, đào tạo, những bài phỏng vấn trên báo hay các nguồn báo chí doanh nghiệp khác.
Tránh quá nhiều thông tin
Khi bạn đưa quá nhiều thông tin cho người nghe, điều đó đồng nghĩa với việc bạn "khóa miệng" họ lại, vì họ không có cơ hội để tranh luận, trao đổi. Mà đây lại là một phần rất quan trọng để giúp người nghe đưa ra quyết định.
Các chuyên gia khuyên bạn rằng, khi bạn bỏ đi những thông tin thú vị nhưng không phù hợp ra khỏi bài thuyết trình, bạn sẽ tăng khả năng ghi nhớ của người nghe lên 189% và tăng khả năng áp dụng của họ lên 109%.
Thực tập trước
Một buổi thuyết trình có sức thuyết phục là một buổi mà ở đó dường như người ta quên mất sự xuất hiện của người thuyết trình. Chỉ có họ và thông tin mà họ đang thu nhận thôi. Do đó hãy luyện tập thật kỹ để tránh được những sự gò bó, không thoải mái hoặc lo lắng trong cách nói cùng như những đoạn ngắt quãng không nên có. Hãy chú trọng tới cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Một người thuyết trình tốt sẽ luôn tỏ ra hết sức tự nhiên trên "sân khấu".
Quên những chuyện hài hước đi!
Nhiều người thuyết trình sẽ tìm cách tán tỉnh, làm trò với người nghe, hy vọng họ sẽ thích bài thuyết trình của mình hơn. Hãy nhớ là "khán giả" của bạn tới vì công việc kinh doanh chứ không phải đi xem hài kịch. Hãy để những câu chuyện cười ở nhà. Thỉnh thoảng bạn nói một vài từ hài hước hay có một cử chỉ thú vị nào đó là việc có thể chấp nhận được, nhưng đừng lạm dụng nó hay làm đi làm lại.
Chọn đạo cụ tốt
Bạn không cần phải đem theo một bộ đồ nghề đủ mọi thứ. Bạn chỉ mang theo một vài đồ vật hết sức đặc trưng (nếu cần) để giúp cho người nghe của bạn dễ theo dõi và dễ nhớ hơn.
Nó về mình ít nhất có thể
Nói thẳng ra, những người tới nghe bạn thuyết trình, họ không quá quan tâm tới lịch sử công ty của bạn đâu, họ tới để xem liệu bạn cung cấp cho họ giải pháp gì để giải quyết vấn đề của họ. Hãy soạn ra một kịch bản để thuyết trình mà trong đó bạn khiến cho người nghe của bạn cảm thấy họ mới là nhân vật chính, những người đang đối mặt với các vấn đề mà bạn đang tìm cách tháo gỡ cho họ.
Nói rõ ràng
Một bài thuyết trình tốt sẽ không làm cho người nghe phải băn khoăn không hiểu bạn đang nói gì. Bạn đừng nói ra những từ, thuật ngữ khó hiểu mà không giải thích chúng.
Dùng slide đơn giản
Hãy nhận thức đúng về việc sử dụng Powerpoint để thuyết trình. Nếu bạn không sử dụng máy chiếu của chính mình, bạn hãy cẩn thận khi làm các slide, bởi vì với sự không đồng đều về phần mềm và máy móc hiện nay, có thể những công cụ bạn đang dùng lại không tương thích với máy bạn sử dụng tại nơi thuyết trình. Do đó, hãy dùng những hiệu ứng đơn giản và an toàn.
Nếu ở các buổi thuyết trình trước, người nghe của bạn bỏ đi hoặc chẳng nhớ gì tới những điều bạn nói, vậy thì hãy áp dụng 8 bí quyết này để có được một buổi thuyết trình thật thuyết phục nhé.
CÔNG NGHỆ 3G
G : viết tắt của "generation" - công nghệ điện thoại di động
1G (the first gerneration):Đây là thế hệ điện thoại di động đầu tiên của nhân loại.
Đặc trưng của hệ thống 1G là:
- Dung lượng (capacity) thấp
- Kỹ thuật chuyển mạch tương tự (circuit-switched)
- Xác suất rớt cuộc gọi cao
- Khả năng handoff (chuyển cuộc gọi giữa các tế bào) ko tin cậy
- Chất lượng âm thanh rất chuối
- Ko có chế độ bảo mật...
2G (bao gồm GSM và CDMA)
Thế hệ đang được dùng trên thế giới:
- Kỹ thuật chuyển mạch số
- Dung lượng lớn
- Siêu bảo mật (High Security)
- NHiều dịch vụ kèm theo như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn),...
3G (WCDMA)
Xuất hiện đầu tiên ở Japan. Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước:
- Truy cập Internet
- Truyền video
Đi sâu về công nghệ tiên tiến nhất hiện nay (đã triển khai): 3G
Thế nào là công nghệ 3G?
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems).
Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2.
Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT - Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile).
Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access - IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95.
Công nghệ 3G
Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN... thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ.
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU - International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS - Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 - International Mobile Telecommunications for the year 2000).
Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính:
- IMT DS (trải phổ dãy trực tiếp). Người ta thường gọi các hệ thống này là UTRA FDD và WCDMA. Trong đó UTRA là từ viết tắt của UMTS Terrestrial Radio Access.
- IMT MC (nhiều sóng mang). Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne)
- IMT TC (mã thời gian). Về thực chất đây là UTRA TDD, nghĩa là hệ thống UTRA sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian.
- IMT SC (một sóng mang). Các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).
- IMT FT (thời gian tần số). Đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu.
Công nghệ 3G nào cho Việt Nam?
Như tôi đã trình bày ở trên, hiện nay trên thế giới có tới 5 nhóm công nghệ được đề xuất cho các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 vậy con đường nào là hợp lý cho Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét đến 2 khía cạnh, đó là hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ của thế giới.
Hiện tại Việt Nam có 3 công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động đã/chuẩn bị hoạt động. Đó là công ty VMS (GSM), VinaPhone (GSM) và Saigon Postel (cdmaOne). Tổng số thuê bao của hai nhà cung cấp dịch vụ GSM khoảng hơn 1 triệu (rất khó tính chính xác con số này bởi vì hiện tại có tới 70% số thuê bao sử dụng dịch vụ trả tiền trước). Hầu hết các trạm gốc đều sử dụng dải tần 900 MHz. Saigon Postel sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA vào tháng 7 (số thuê bao hiện tại = 0). Để tiến tới mạng 3G từ mạng GSM thì con đường hợp lý nhất, theo hầu hết các nhà phân tích là từ GSM -> GPRS -> WCDMA.
Theo như quảng cáo của hầu hết các nhà cung cấp giải pháp viễn thông thì đây là con đường hiệu quả nhất vì nó cho phép tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng hiện có. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì để thực hiện bước chuyển đổi như vậy là rất tốn kém và lãng phí. Xin lấy ví dụ, khi tiến hành chuyển đổi từ GSM sang GPRS thì cần phải nâng cấp toàn bộ phần giao diện vô tuyến, các khối điều khiển truy nhập và lắp đặt thêm các khối hỗ trợ dịch vụ chuyển mạch gói trong mạng (ví dụ GGSN, SGSN...). Tương tự như vậy khi chuyển đổi từ GPRS sang WCDMA ta lại phải tiến hành một bước nâng cấp và ... vứt bỏ. Bản thân tôi cũng đã được tham dự khá nhiều hội thảo về tiến trình chuyển đổi lên 3G. Tôi rất thích một câu nói của một nhà cung cấp dịch vụ (người trình bày hội thảo): "Tiến trình chuyển đổi (GSM->WCDMA) chẳng qua chỉ là cách vẽ trên sơ đồ mà thôi. Còn về thực chất cái mà bạn có thể tận dụng được chẳng qua chỉ là... cái nhà chứa thiết bị mà thôi".
Do CDMA có rất nhiều ưu điểm so với các phương thức đa truy nhập khác như hiệu suất sử dụng phổ tần cao, có khả năng chuyển giao mềm, đơn giản hoá việc phân chia và quản lý tần số... nên dù ở châu Âu hay châu Mỹ người ta cũng đều ngầm hiểu với nhau rằng mạng 3G trong tương lai sẽ là mạng sử dụng công nghệ CDMA. Những mạng sử dụng công nghệ CDMA hiện tại (ví dụ mạng của Saigon Postel) sẽ có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang mạng 3G hơn. Con đường là cdmaOne ->cdma2000 1X ->cdma2000 3X. hoặc cdma2000 RTT1X ->cdma2000RTT3X. Việc chuyển đổi cho phép tận dụng hầu như toàn bộ các thiết bị sẵn có của mạng mà không cần phải nâng cấp, lắp đặt thêm nhiều khối chức năng như đối với các hệ thống GSM.
Như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA như Saigon Postel thì chắc chắn họ sẽ chọn con đường cdmaOne->cdma2000 1x ->cdma2000 3x hoặc cdmaOne ->cdma2000 3x.
Còn đối với VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam thì sao?. Có hai lựa chọn cho họ. Thứ nhất, phát triển mạng GSM hiện tại lên GPRS rồi lên WCDMA -> Cách này tương đối tốn kém. Cách thứ 2: hiện tại mạng GSM mới chỉ dùng các băng tần 900 MHz và số lượng các thuê bao chưa phải là rất lớn, có thể triển khai song song dịch vụ CDMA ở dải tần 1800 MHz - 1900 MHz. Cùng với thời gian, mạng này sẽ nở dần ra và cung cấp các dịch vụ 3G trong tương lai. Đề xuất cụ thể: triển khai ngay mạng CDMA sử dung công nghệ cdma2000 1X (2.5G).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top