Hoang sa , truong sa cua VN (phan 1)
ĐCSVN) - Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng. Hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua.
Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn Đông của đất nước, cũng như các vùng biển và bờ biển của Việt Nam. Về mặt kinh tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phóng phú và đa dạng, đặt biệt là nguồn tài nguyên đầu khí. Do vậy, các nước luôn dòm ngó và có âm ưu chiếm đóng. Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Nam và đã chiếm đóng trái phép quần đảo này từ năm 1974. Với quần đảo Trường Sa, hiện có 5 nước, 6 bên tham gia tranh chấp. Ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc (và Đài Loan), Malaysia, Philippine và Brunei tham gia tranh chấp. Việc tranh chấp trái với các hiệp định và thỏa thuận mà các nước đã ký kết với Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu trong và ngoài nước (các bản đồ cổ, tài liệu về lịch sử, địa lý thời xưa, v.v...) thì Việt Nam là nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời xưa hai quần đảo này thường được gọi chung dưới cái tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa.Trong bản đồ Biển Đông (Sinensis Oceanus) của anh em nhà Van Lang ren người Hà Lan in năm 1595 cũng như bản đồ ''Inđiae Orientalis'' của nhà hàng hải Mecato in năm 1633, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện như một dải liền nhau, có hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc theo hướng bờ biển miền Trung Việt Nam. Theo nhiều bản đồ Việt Nam thời xưa như Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ vẽ năm 1774, Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ vào khoảng năm 1838, hai quần đảo này đều được thể hiện là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Các sách địa lý cổ của Việt Nam như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn trong khoảng năm 1630 - 1635, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776 hay Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý do nhà Nguyễn biên soạn đều có những ghi chép rất rõ ràng về Trường Sa và Hoàng Sa hay Bãi Cát Vàng thời xưa. Bên cạnh đó nhiều sách về địa lý, hàng hải, v.v do các giáo sĩ hay những nhà thám hiểm phương Tây biên soạn thời xưa đều có nhắc đến hai quần đảo như một phần lãnh thổ của Vương quốc An Nam. Đó là những cuốn Hồi ký về nước Cochinchine của Chaigneau viết năm 1820, Ghi chép về Cochinchina do linh mục Taberđ biên soạn, hay Thế giới và Mô tả, mô tả các dân tộc: Nhật, Đông Dương, Xây-lan xuất bản năm 1850 của tác giả Jancigny,v.v.
Và mới đây, tài liệu thu thập được tại huyện đảo Lý Sơn (Hòn Ré-Cù lao ré) - Quảng Ngãi là thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam. Huyện đảo Lý Sơn nằm hướng đông bắc tỉnh Quảng Ngãi. Lý Sơn có đảo lớn, đảo bé và đã hình thành 3 xã là An Vĩnh, An Hải và An Bình. Đảo có gần 21 nghìn người, với trên 60% dân sống nghề biển, 30% nghề nông và 10% làm dịch vụ, buôn bán. Lý Sơn - đảo tiền tiêu bốn mùa sóng gió. Đảo gánh trên vai hai nhiệm vụ lớn là phát triển kinh tế gắn với xây dựng an ninh, quốc phòng vững chắc. Nhìn về tổng quan, Lý Sơn đang là một địa bàn chiến lược về tiềm năng kinh tế biển đảo; có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, đền thờ, dinh miếu đa dạng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top