hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

1.                     Mục tiêu và điểm cơ bản

a.           Thể chế kinh tế và thể chế KTTT

·           Thể chế kinh tế : là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế

*            Nội dung của thể chế kinh tế :

-       Các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về kinh tế

-       Các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế và cơ chế vận hành nền kinh tế

·           Thể chế KTTT : là một tổng thể bao gồm các quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh các hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường

*       Nội dung của thể chế KTTT : Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường

-       Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mong muốn

-       Các thị trường - nơi các hàng hóa được giao dịch, trao đổi

·           Thể chế KTTT định hướng XHCN:

-       Cách hiểu thứ nhất : là thể chế KTTT trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh

-       Cách hiểu thứ hai : thể chế KTTT định hướng XHCN là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa

b.      Mục tiêu hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

·           Mục tiêu cơ bản (dài hạn)

-               Làm cho thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của thể chế KTTT, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN

-               Mục tiêu này hoàn thành cơ bản vào năm 2020

·           Mục tiêu trong những năm trước mắt

-               Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật,đảm bảo cho nền kinh tế phát triển thuận lợi

-               Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công

-               Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước hội nhập với thị trường khu vực và thế giới

-               Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường

-               Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lí nhà nước và phát huy tốt vai trò của các tổ chức mặt trận, đoàn thể trong tổ chức kinh tế xã hội

c.          Quan điểm về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

-               Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo tính định hướng XHCN

-               Đảm bảo tính đồng bộ của các bộ phận cấu thành thể chế,các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường và xã hội

-               Kế thừa những thành tựu trong phát triển KTTT và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia

-               Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, có bước đi vững chắc,vừa làm vừa tổng kết kinh nghiệm

-               Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

2.                     Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

a)        Thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN

-               KTTT là phương tiện để xây dựng CNXH

-               Là cơ sở kinh tế để phát triển định hướng XHCN

-               Là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các yếu tố để đảm bảo tính định hướng XHCN

b)        Hoàn thiện thể chế sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh

-               Pháp luật cần quy định về sở hữu để đảm bảo cho các quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu. Nhất là các loại sở hữu như: sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước…

-               Khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân, mà đại diện là nhà nước, đồng thời đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất

-               Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lí nền kinh tế xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản vốn, tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp

-               Quy định rõ về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các loại tài sản, đồng thời quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với xã hội

-               Tạo cơ chế khuyến khích sự liên kết giữa các loại hình sở hữu, làm cho sở hữu cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế

-               Ban hành các văn bản pháp lí về sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

*            Hoàn thiện thể chế về phân phối : hoàn thiên lập pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực và phân phối lại để đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội

-            Các nguồn lực phải phân bổ theo cơ chế thị trường kết hợp với sự quản lí của nhà nước

-            Chính sách phân phối và phân phối lại phảI đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích.Để thực hiện điều đó cần:

+           Đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế

+           Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế của nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh và có hiệu quả

c)         Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

*            Các yếu tố của thị trường :

-       Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh

-       Hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế

-       Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa dịch vụ và xử lí sai phạm

*       Phát triển đồng bộ các loại hình thị trường:

-            Thị trường hàng hóa dịch vụ

-            Thị trường chứng khoán

-            Thị trường bảo hiểm

-            Thị trường bất động sản

-            Thị trường sức lao động

-            Thị trường khoa học, công nghệ

d)          Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

-               Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và các căn cứ cách mạng trước đây

-               Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của KTTT định hướng XHCN

-               Hoàn thiện luật luật pháp, chính sách về bảo vệ môI trường, có chế tài đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm và thực thi tốt trong thực tế

e)           Hoàn thiện thể chế và vai trò lãnh của Đảng, quản lý của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế xã hôi

-               Vai trò lãnh đạo của Đảng: nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ mô hình KTTT định hướng XHCN

-               Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

-               Các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển KTTT định hướng XHCN

3.                     Kết quả, ý  nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

·           Kết quả và ý nghĩa

-               Đã chuyển đổi thành công thể chế kinh tế, đường lối đổi mới đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo ra hành lang pháp lí cho KTTT định hướng XHCN hình thành và phát triển

-               Chế độ sở hữu nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành

-               Các loại hình thị trường đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới

-               Quản lí thị trường của nhà nước đã có sự thay đổi

-               Cần phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội

·           Hạn chế và nguyên nhân

*            Hạn chế:

-       Quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế mới còn chậm, hệ thống pháp luật, chính sách chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập

-       Đổi mới sắp xếp lại khu vực DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu gây thất thoát tài sản của nhà nước

-       Các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường hình thành và phát triển còn chậm,thiếu dồng bộ

-       Hiệu lực quản lí của bộ máy quản lí nhà nước còn thấp

         mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục còn thấp

-       Môi trường chưa được giải quyết tốt

*       Nguyên nhân:

-       Mô hình KTTT định hướng XHCN là mô hình mới nên nhận thức về nó chưa đầy đủ

-       Năng lực thể chế hóa và quản lí, tổ chức thực hiện của nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giảI quyết các vấn đề bức xúc của xã hội

-       Vai trò tham gia của các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp còn yếu

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: