Hoachdinh

TÓM TẮT

Khái niệm hoạch định

Xét về mặt bản chất, lập kế hoạch là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con

người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương

án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nét bản chất này là cái phân biệt sự hoạt động có ý thức của con người với sự hoạt động

theo bản năng của loài vật. Do đó, kế hoạch hoá là yêu cầu của chính quá trình lao động của con

người và gắn liền với quá trình đó.

Mục đích của kế hoạch

- Nghiên cứu và quản lý sự thay đổi.

- Vạch ra những con đường phát triển gắn bó.

- Cải thiện hiệu năng của doanh nghiệp.

- Hợp thành phương tiện quản lý.

Vai trò của công tác kế hoạch trong quản trị

- Lập kế hoạch cho biết hướng đi của doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.

- Đối với nhà quản trị, khả năng lập kế hoạch chính là yếu tố quan trọng nhất phản ánh trình

độ năng lực, nó quyết định rằng anh ta có điều hành được hay không.

Mô hình kế hoạch hay là các loại kế hoạch được phân loại dựa vào các tiêu thức sau:

Căn cứ vào bản chất của kế hoạch hóa bao gồm bốn lĩnh vực bộ phận:

83

Căn cứ vào độ dài thời kỳ kế hoạch, hệ thống kế hoạch bao gồm:

Căn cứ vào mối quan hệ gắn bó giữa các loại hoạt động kế hoạch hoá trong phạm vi doanh

nghiệp

Theo phạm vi hoạt động, kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm có:

Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược chỉ rõ những hoạt động sẽ được tiến hành để đạt được những mục tiêu

đã đề ra. Nó ít sử dụng những con số mà mang tính chất định tính. Kế hoạch chiến lược phải sự

kiến các loại công nghệ, các biện pháp Marketing, nguồn tài chính, nhân lực sẽ được sử dụng, cơ

cấu tổ chức, kỹ năng quản trị sẽ được áp dụng.

Kế hoạch tác nghiệp

Mục đích của kế hoạch tác nghiệp để thực hiện kế hoạch chiến lược.Kế hoạch hoá chiến

thuật(tác nghiệp) cho phép biểu thị kế hoạch hoá chiến lược bằng những chương trình cụ thể , chi

tiết và lượng hoá bằng những con số.Nó chính là công cụ để kiểm tra kế hoạch chiến lược.

Những căn cứ của hoạch định

Thứ nhất, các định hướng phát triển, các chính sách của Nhà nước, của ngành

Thứ hai, kết quả điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường

Thứ ba, kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về các khả năng và

nguồn lực có thể khai thác

Thứ tư, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật

Thứ năm, kết quả nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của tiến bộ kỹ thuật - công nghệ,

hợp lý hoá sản xuất.

Các bước của hoạch định

- Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức

- Phân tích những cơ hội và đe dọa, những điểm mạnh, yếu của tổ chức

- Xây dựng các kế hoạch chiến lược dự thảo để lựa chọn

- Triển khai kế hoạch

Phương pháp lập kế hoạch

Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp lập kế hoạch như:

Phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động, phương pháp tỉ lệ, phương pháp toán kinh tế,

phương pháp dự báo,...

Các kỹ năng dự báo

Dự báo vừa là nghệ thuật và là khoa học tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai. Nghệ

thuật dự báo được thể hiện ở cả chiều rộng, cả chiều sâu của tư duy, kinh nghiệm về kinh doanh,

cũng như khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp ước đoán theo từng tình thế cụ thể của sự

việc xảy ra trong thời gian tới. Dự báo là hoạt động cần thiết và không thể thiếu được của bất kỳ

một doanh nghiệp nào.

Các phương pháp dự báo định tính: Dự báo theo kịch bản; Kỹ thuật dự báo Delphi;Mô

hình dự báo mô phỏng

Các phương pháp dự báo định lượng

Dự báo định lượng là việc dùng các loại mô hình toán học trong việc sử dụng các dữ liệu đã

qua và các biến số nhân quả để tính kết quả dự báo về nhu cầu. Có nhiều phương pháp dự báo

84

định lượng như: Bình quân đơn giản, bình quân di động, san bằng số mũ, định hướng theo xu

hướng - các phương pháp này được gọi là mô hình chiếm thời gian mà nội dung chủ yếu của nó là

kết quả của dự báo dựa vào những gì đã xảy ra trong thời gian qua và dùng một loạt các dữ liệu đã

qua để dự báo. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, gọi là mối liên hệ giữa các

biến số hoặc các yếu tố nào mà có thể ảnh hưởng đến khối lượng được dự báo vào trong một mô

hình.

Quản trị theo mục tiêu

Quản trị theo mục tiêu (MBO - Mangement by Objectives) là một triết lý và phương pháp

tiếp cận quản trị nhằm chỉ đạo quá trình hoạch định bằng cách giúp các nhà quản trị kết hợp giữa

các kế hoạch chiến lược và chiến thuật. Đặc biệt, MBO cung cấp những phương tiện để biến các

mục tiêu và chiến lược của tổ chức thành những kế hoạch và hoạt động chiến thuật.

Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Hạt nhân của phương pháp sơ đồ mạng lưới được sử dụng rộng rãi trong hoạch định là sơ

đồ PERT (Program Evalution and Review Technique). Nó là một kỹ thuật đặc biệt được trình bày

bằng biểu đồ về sự phối hợp các hoạt động và sự cần thiết để đạt được mục tiêu chung của một dự

án. PERT gồm bốn yếu tố: Mạng lưới PERT; Đường găng của dự án;Phân bố các nguồn lực.;-

Chí phí và thời gian.

Phân tích hòa vốn

Để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị cần dự kiến trước lợi nhuận và

chi phí của các dự án sản xuất. Một công cụ hữu hiệu thường được sử dụng trong hoạch định là

phương pháp phân tích hoà vốn (break-eren analysis).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #business