hoaanhtuan dang cong san

Các ban của Trung ương Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay theo QĐ45-QĐ/TW của Bộ Chính trị(hợp nhất các ban của đảng, từ tháng 4/2007) có các ban sau đây mà chức năng chủ yếu là tham mưu về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực được giao cho Ban Chấp hành Trung ương:

• Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của hệ thống chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên của Trung ương. Ban này quan trọng nhất nên đứng đầu là một ủy viên Bộ Chính trị

• Ban Tuyên giáo Trung ương. Ban được xác định là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng.

• Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận. Ban chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối dân vận của Đảng (công tác Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng, tôn giáo, dân tộc); chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham gia thẩm định các chính sách, đề án có liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân và công tác dân vận của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước (bao gồm cả Quân đội và Công an), theo dõi hoạt động của một số hội quần chúng.

• Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực đối ngoại, đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng.

• Ban Cán sự Đảng ngoài nước phụ trách công tác Đảng đối với các tổ chức Đảng và đảng viên ở ngoài nước. Ban là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và giải pháp lớn đối với công tác đảng, công tác quần chúng ở ngoài nước; đồng thời là một cấp uỷ được Ban Bí thư uỷ nhiệm chỉ đạo và quản lý các tổ chức đảng, các đảng bộ và đảng viên ở ngoài nước.

• Văn phòng Trung ương Đảng. Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lí tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lí tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương

Chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, tồn tại từ năm 1951 đến 1969, chỉ duy nhất do chủ tịch Hồ Chí Minh nắm giữ, được coi là cao hơn Tổng Bí thư.

[sửa] Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời (tháng 2 năm 1930 - tháng 10 năm 1930)

Họ tên Thời gian giữ chức Ghi chú

Trịnh Đình Cửu

7 tháng 2, 1930 - 31 tháng 10, 1930

Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương

[sửa] Các Tổng Bí thư (tương đương với Bí thư Thứ nhất trong giai đoạn 1960 - 1976)

[sửa] Tham khảo

Bài chi tiết: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Họ tên Thời gian giữ chức Ghi chú

Trần Phú

10/1930-4/1931

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương

Lê Hồng Phong

3/1935đến 6/1936

Tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi

Hà Huy Tập

7/1936 đến 3/1938

Tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi

Nguyễn Văn Cừ

3/1938 đến 1/1940

Tổng bí thư ĐCS Đông Dương

Trường Chinh

5/1941 đến 9/1956

Quyền Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương từ tháng 11/1940

Thôi giữ chức sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất

Hồ Chí Minh

10/1956 đến 9/1960

Tổng bí thư ĐCS Đông Dương (Kiêm chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng)

Lê Duẩn

9/1960 đến 7/1986

9/1960-12/1976: Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam

12/1976-7/1986: Tổng bí thư ĐCS Việt Nam (đến lúc mất)

Trường Chinh

7/1986 đến 12/1986 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Văn Linh

12/1986 đến 6/1991

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Đỗ Mười

6/1991 đến 12/1997

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Lê Khả Phiêu

12/1997 đến 4/2001

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Nông Đức Mạnh

4/2001 đến nay -

[sửa] Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc

Đại hội Đại biểu toàn quốc Thời gian Địa điểm Số đại biểu Số đảng viên Sự kiện

Lần thứ nhất

27 - 31/ 3/1935

Ma Cao (Trung Quốc)

13 600 Khôi phục phong trào Cộng sản trong nước

Lần thứ hai

11 - 19/02/1951

Tuyên Quang

158 (53 dự khuyết) 766.349 Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam.

Lần thứ ba

05 - 12/ 9/1960

Hà Nội

525 (51 dự khuyết) 500.000 Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam

Lần thứ tư

14 - 20/12/1976

Hà Nội

1008 1.550.000 Đại hội đầu tiên sau thống nhất

Lần thứ năm

27 - 31/ 3/1982

Hà Nội

1033 1.727.000

Lần thứ sáu

15 - 18/12/1986

Hà Nội

1129 ~1.900.000 Khởi xướng chính sách đổi mới

Lần thứ bảy

24 - 27/ 6/1991

Hà Nội

1176 2.155.022

Lần thứ tám

28 - 01/ 7/1996

Hà Nội

1198 2.130.000

Lần thứ chín

19 - 22/ 4/2001

Hà Nội

1168 2.479.719

Lần thứ mười

18 - 25/ 4/2006

Hà Nội

1176 ~3.100.000

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #anhtuan