Chương 4: Thời Gian Đẹp Nhất

Truyện: Hoa Tuyết Không Còn Nở
Tác giả: Lưu Nhã Vy
Chương 4: Thời Gian Đẹp Nhất

Hai vợ chồng trẻ hồ hởi và mãn nguyện về nơi ở mới ổn định hơn. Dân ở đây rất tốt, ngày nào cũng có người mang đồ tới cho. Đôi vợ chồng trẻ đi tới đâu cũng được người dân niềm nở bắt chuyện. Đa số dân làng này toàn người già, trẻ nhỏ rất ít.

Người dân trong làng cũng vừa mang đến cho hai đứa hai chiếc xe đạp còn rất tốt. Họ tặng đấy!
Mới chuyển đến có một tuần thôi mà đã nhận được bao nhiêu đồ dùng người dân mang đến cho. Tuy chỉ là đồ cũ nhưng vẫn còn rất tốt. Người dân cũng mang đến trái cây trong vườn nhà họ nữa.
Lúc trước ở trong rừng chỉ mới được tiếp xúc với bà xã hội và anh chủ cái cửa hàng tạp hoá nhỏ trong đó, đã thấy bọn họ thật tốt rồi. Giờ về làng ở mới thấy người dân Tây Đức có tấm lòng ấm áp thật.
Bà xã hội thường xuyên đến thăm và có phần thân thiết hơn. Bà bảo gọi tên bà là Monica cho thân thiện. Bà Monica đưa Minh Thành ra Bưu Điện đăng ký đường dây điện thoại. Họ báo 10 ngày sẽ có nhân viên đến lắp đặt.

Bà Monica cũng thường xuyên đến đưa Khánh Nhi đi bác sĩ thăm khám sức khỏe cho mẹ và bé. Thai kỳ phát triển tốt, mẹ có bị thiếu máu và được bổ xung sắt.
Về nhà mới ngay cạnh bến buýt. Đi thêm chút nữa bên tay trái là bến tàu, chỉ là bến tàu làng thôi. Nhưng như thế thì sao? Đối với hai người mới ở rừng ra như Minh Thành và Khánh Nhi cũng đã là thiên đường rồi. Đi đâu cũng thuận tiện. Đi về các làng vùng sâu hơn thì có thể đi bằng buýt. Muốn đi các thành phố lớn thì sẽ ngồi tàu. Còn lên phố huyện lại quá đơn giản, ngoài hai phương tiện kể trên thì đi bằng xe đạp cũng quá tiện luôn.

Thai kỳ được 32 tuần bà Monica chăm đến hơn. Lần đầu đến đưa cho vợ chồng trẻ 270,- DM tiền trợ cấp mua đồ cho bé. Đưa tiền xong rồi bà lại dặn cứ cất tiền đi. Bà đã xin người dân được giường và xe đẩy cho bé rồi.
Sau đó bà chở hai vợ chồng lên phố huyện đi bác sĩ kiểm tra sức khoẻ mẹ và bé theo định kỳ. Tất cả đều tốt.
Thai kỳ tuần 36 bà Monica mang xe đẩy em bé, giường em bé, tủ thay tã em bé đến.
Bà Monica giao thêm 160.- DM nữa, nói là tiền trợ cấp mua đồ cho bé lần hai.
Lại đi khám định kỳ. Khi về bác sĩ dặn hai tuần nữa phải đến khám lại. Từ tuần thai này phải theo dõi kỹ hơn.
Khánh Nhi không mập ra, nhưng cái bụng thì lặc lè, cô đi lại rất khó khăn, ăn nằm cũng khó chịu. Từ lúc này Khánh Nhi chỉ ở nhà, trừ phi bà Monica đưa đi khám thai.
Thai kỳ tuần 38 bà Monica đến mang theo mấy túi đồ đựng quần áo trẻ em.
Bà đưa cho Minh Thành 300,- DM nói là bà làm đơn xin quỹ nhà thờ của xã cho mẹ và bé đấy.
Đi khám em bé ngôi thuận nhưng vẫn trên cao. Yên tâm về nhà dưỡng thai tiếp.
Đương nhiên Khánh Nhi chỉ ở nhà ăn, ngủ. Đi dạo thì phải đi cùng chồng, cấm được đi một mình. Còn mọi việc Minh Thành làm hết.
Một hôm Minh Thành đi chợ trên phố huyện bị một gia đình bốn người quây lại. Minh Thành đang đứng chọn đồ thì hai người lớn và hai trẻ em tiến lại gần từ bốn góc. Minh Thành còn đang ngỡ ngàng chưa hiểu thì người đàn ông lên tiếng hỏi,
- Em có phải người Việt Nam không?
- Dạ, đúng ạ! - Thành trả lời
Người đàn ông hồ hởi nói tiếp
- Anh tên Ngọc Nhân. Chị đây là vợ anh, tên Thuỳ Hương. Con trai Tony 7 tuổi. Con gái Vien 8 tuổi. Cả phố huyện này chỉ có hai gia đình Việt Nam đều là thuyền nhân năm 1978, và một du học sinh trước năm 75, hiện đang sống cùng vợ Đức. Anh chị sống 10 năm ở đây rồi. Hôm nay thấy một người Châu Á, cứ ngờ ngợ không biết có phải người mình không. Bỏ qua thì sợ lỡ mất nên cả nhà bàn nhau tiếp cận em. Thật có phần khiếm nhã, mong em thông cảm! Gặp được người Việt thật mừng quá chừng.

Minh Thành cảm động nghẹn cả lời. Thật là quý hoá!
Hai anh chị mời Minh Thành về nhà chơi.
Theo anh chị về nhà Minh Thành được anh chị tiếp đãi rất nhiệt tình. Chị Hương bê lên cho Minh Thành một bát hủ tiếu nóng hổi.
Lần đầu tiên Minh Thành ăn đồ ăn miền Nam, tuy mùi vị nó khác hẳn phở Bắc, nhưng đã từ rất lâu, từ ngày đi nước ngoài tới giờ anh chỉ ăn đồ tây. Nên tô hủ tiếu này vẫn rất tuyệt

Ngày hôm đấy cả nhà anh Nhân đưa Thành về và thăm Khánh Nhi luôn. Anh chị thấy vợ chồng Thành sống đơn sơ quá. Đồ ăn thì toàn đồ Tây. Anh chị mới bảo để lần sau anh chị đi mua thực phẩm Á Châu thì sẽ cho Thành đi cùng.
Ở thị trấn nhỏ này không có tiệm bán đồ thực phẩm Á Châu. Mỗi lần anh chị Nhân phải lên tỉnh, thì Thành lại được đi ké. Thành phố lớn trên đó có đủ cả.
Sau khi quen anh chị Nhân thì vợ chồng Thành đã có đủ thực phẩm Á Châu như tương cà mắm, gạo bún phở... chẳng thiếu thứ gì.

Thai kỳ tuần 39 bà xã hội đến đưa cho 400,- DM tiền cho bé mà bà đã làm đơn lên Caritas xin được.

Được nhiều sự quan tâm quá. Cả cái làng này chỉ có một mình gia đình nhỏ này là người Châu Á, lại còn là người Việt Nam nữa chứ. Các ông già mỗi lần gặp hai vợ chồng trẻ này là níu lại kể chuyện chiến tranh. Họ cũng đã từng sống trong chiến tranh nên họ thương đất nước Việt Nam phải chịu nhiều cuộc chiến tranh. Không hiểu sao những người già này luôn nghĩ là Việt Nam vẫn trong chiến tranh. Họ hay hỏi "có phải VN vẫn đang chiến tranh?"

Tuần cuối của thai kỳ, vợ chồng anh chị Nhân Hương bảo hai đứa lên nhà anh chị ở cho tiện vào viện. Ở dưới làn xa lỡ đêm hôm thì không ổn.
Thành nghe lời anh chị, mang vợ đùm đúm lên ở nhờ phòng khánh nhà vợ chồng anh chị Nhân Hương.
Chị Hương rất hay nấu đồ ăn, những câu chuyện chị nói chỉ quanh ở những món ăn. Chị nấu kiểu miền Nam, rất nhiều món. Hàng ngày Khánh Nhi phụ chị trong bếp. Bụng to quá nên chị không cho Khánh Nhi làm gì cả, chỉ ngồi nghe chị vừa làm vừa hướng dẫn cách chế biến các món. Khánh Nhi thuần Bắc, cô chưa bao giờ vào tới miền Trung, chứ đừng nói gì miền Nam. Chị Hương lại thuần Nam, chị cũng chưa bao giờ ra tới miền Trung. Thời gian đầu mới quen Nhi không hiểu nổi anh chị nói gì. May là chị đã từng tiếp xúc với người Bắc thời gian được thuyền của Tây Đức "Cap Anamur" cứu, nên phần nào hiểu Nhi nói gì. Vậy là thời điểm này Nhi học được tiếng Nam rất nhiều. Và cũng học luôn những món ăn miền Nam quê chị.
Chị Hương chỉ ở nhà nội chợ và nuôi dạy con cái. Phải nói là con chị dạy rất ngoan, y như Khánh Nhi ngày nhỏ được mẹ dậy cho. Mấy đứa trẻ nhà anh chị lẽ phép, đi thưa về gửi, khoanh tay trước ngực rất ngoan. Khánh Nhi thấy bọn trẻ giống cô ngày nhỏ quá, nên càng cảm thấy gần gũi thân quen. Chị Hương có trình độ sư phạm nên các con của anh chị đọc viết và nói tiếng Việt y như được trẻ sống ở Việt Nam. Khánh Nhi ngưỡng mộ chị Hương lắm.
Anh Nhân hàng ngày đi làm hãng. Anh làm theo ca. Những thời gian ở nhà thì ngồi chuyện với Thành. Anh Nhân là người có ăn học nên rất hiểu biết, thấu tình đạt lý.

Anh tâm sự, anh chị chỉ là số thoát chết khỏi hành trình 1 sống 10 chết trên biển cả, may mắn được tàu hàng, tàu cứu trợ nhân đạo „Cap Anamur" cứu sống, đưa vào các trại tiếp nhận trung chuyển tại các nước Đông Nam Á. Từ đó được tổ chức cứu trợ Liên hợp quốc UNHCR phân bổ vào Đức.

Anh Nhân cư xử rất tế nhị và tình người. Tuy anh là sĩ quan QĐVNCH, và anh biết vợ chồng Thành Nhi lớn lên từ miền Bắc, nhưng anh vẫn luôn nói "chế độ nào cũng vậy thôi, đều có những bất công, đều có người sướng kẻ khổ. Dù chế độ nào thì chúng ta đều là người Việt Nam, máu đỏ da vàng, cùng một tổ tiên, thì nhất định phải biết thương yêu che chở nhau! Không thể tại vì chế độ mà người Việt ghét bỏ người Việt được!"
Thành thấy những lời anh nói thật đạo lý và nhân cách.


Em bé chào đời tuần thứ 40 của thai kỳ, nặng 3500 gr khoẻ mạnh, tiếng khóc to lanh lảnh. Hôm đó là một ngày cuối thu rất đẹp, nắng vàng phủ lên những thảm lá đỏ rực. Ngày 02.11.1990 một công chúa trắng trẻo, Minh Thành đặt tên con gái là Khánh Vân.
Thành vui lắm gọi điện về vn. Ông nội Thành vui lắm chúc phúc cho anh. Mẹ anh thì không vui. Bởi bà Chuyên cũng rất đố kị với bố chồng, nên luôn đối nghịch với ông cụ.
Bà Monica tới thăm và chúc mừng, và cũng thông báo luôn - huyện này lại tiếp nhận nhiều người tị nạn nữa. Mọi người mới tới đa số từ Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc sang. Họ không biết tiếng Đức nên cần sự giúp đỡ nhiều hơn của bà. Vả lại họ lại ở vùng sâu vùng xa nữa. Bởi vậy thời gian sau bà không có thời gian tới thăm gia đình Thành nữa.
Thành Nhi vô cùng cảm kích tấm lòng bà Monica đã dành cho gia đình họ. Và chúc bà luôn sức khoẻ và vui vẻ với công việc.

Vài hôm sau vợ chồng Thành đón thêm tin vui nữa. Chuyện là dịp hè vừa rồi, hai vợ chồng đi lên chùa lễ Phật. Thành đã gửi một tin tìm người thân trên báo chùa. Người chú của Khánh Nhi đã đọc được tin đó và chú đã viết thư trả lời.
Nhận được thư chú hai vợ chồng mừng quá. Thành nhấc máy gọi điện sang Pháp cho chú ngay. Chú nhận máy bảo Thành đọc số điện thoại của Thành cho chú, để chú gọi lại cho khỏi tốn tiền.
Niềm vui nối tiếp niềm vui làm tâm trạng Thành lúc nào cũng hân hoan. Tháng mười một năm 1990 anh đã được lên chức "cha" ở tuổi 24. Con gái anh thật xinh xắn đáng yêu làm sao. Anh cảm ơn Khánh Nhi đã mang đến cho anh niềm vui to lớn này.
Giữa tháng mười một tuyết đã bắt đầu rơi. Những bông tuyết to bay ngập bầu trời thật đẹp. Nói theo cách của Khánh Nhi là "Hoa tuyết đang nở!"

*****************************
Rất rất nhiều năm sau đó. Một ngày không đẹp, thời tiết cằn cỗi, chẳng có một bông tuyết nào trên bầu trời. Người đàn ông đã 54 tuổi cô độc trong căn gác trọ áp mái khao khát được nhìn thấy tuyết nở hoa. Đáng tiếc, thời gian đã trôi xa, quá xa rồi!
Lại nhớ người đó...
Ngày hôm sau anh ta lái xe tới thành phố H, nơi có người phụ nữ và những đứa con của anh ta sinh sống.
Ngồi trong góc này của quán Cafe, tầm nhìn sang cửa hàng hoa đối diện rất dễ. Anh ta lái xe cả gần trăm cây số đến đây ngồi chỉ để ngắm người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu và nụ cười tươi như hoa, cô chủ cửa hàng hoa.
Nhìn cô loay hoay rê rê đẩy đẩy chuyển chỗ cho mấy chậu cây lớn, anh ta rất muốn chạy sang giúp cô, nhưng anh ta không thể, chỉ có thể ngồi đây nhìn trộm cô ấy thôi.
Mới tuần trước tiệc sinh nhật Khánh Vân tròn 30 tuổi. Chỉ là bữa tiệc sinh nhật trong phạm vi gia đình, vậy mà cô ấy đã không đến, chỉ vì có mặt anh ta ở đó.
Những nuối tiếc, những ân hận cứ đầy đoạ anh ta hàng giờ, bắt anh ta sống trong những hồi tưởng ngọt ngào và cả những đớn đau của quá khứ. Cùng ân hận và cũng giận sự nhu nhược của bản thân mình, để rồi làm mất vợ con. Để rồi mỗi lần khao khát một tương lai, anh ta lại chạy đến đây ngồi ngắm cô ấy.
Ngày đó của anh ta và cô ấy - vất vả, khờ khạo, nhưng thật hạnh phúc!
Anh ta lại nhớ tới những ngày đầu mò mẫn đi tìm sự nghiệp.
(Còn tiếp)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top