hoa phan tich
Put yoThể loại:Hóa phân tích
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hóa phân tích thực chất là ngành phân tích đóng vai trò quan trọng trong khoa học, kỹ thuật, trong nghiên cứu khoa học; điều tra cơ bản để phát triển tiềm năng, khai thác tài nguyên khoáng sản; đánh giá chất lượng sản phẩm.
Hóa học phân tích ngành khoa học ứng dụng tổng hợp các thành tựu của các ngành khoa học khác có liên quan như: hóa học, vật lý, toán học - tin học, sinh học - môi trường, vũ trụ, hải dương học, địa chất, địa lý.v.v...Đây là một ngành khoa học có sự tích hợp cao của nhiều ngành khoa học tự nhiên mà mục đích cuối cùng của nó là đem lại lợi ích tối đa cho khoa học, đời sống và sự phát triển của con người.
ur Phương pháp phổ khối lượng
Bách khoa toàn thư mở WikipediaHóa phân tích
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hóa phân tích là bộ môn của ngành hóa học nghiên cứu về thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần của những mẫu khảo sát. Hóa phân tích thường được chia thành Hóa phân tích định tính và Hóa phân tích định lượng nhưng cũng hay được chia thành Hóa phân tích vô cơ và Hóa phân tích hữu cơ.
Mục lục [ẩn]
1 Phương pháp
2 Kỹ thuật
3 Cách thức
4 Xu hướng
5 Xem thêm
6 Liên kết ngoài
[sửa] Phương pháp
Các phương pháp của hóa phân tích có thể được chia thành hai loại: định tính và định lượng. Ngoài ra còn được phân loại thành các phương pháp hóa học và các phương pháp vật lý.
Hóa phân tích thực chất là ngành phân tích đóng vai trò quan trọng trong khoa học, kỹ thuật, trong nghiên cứu khoa học; điều tra cơ bản để phát triển tiềm năng, khai thác tài nguyên khoáng sản; đánh giá chất lượng sản phẩm.
Hóa học phân tích ngành khoa học ứng dụng tổng hợp các thành tựu của các ngành khoa học khác có liên quan như: hóa học, vật lý, toán học - tin học, sinh học - môi trường, vũ trụ, hải dương học, địa chất, địa lý.v.v...Đây là một ngành khoa học có sự tích hợp cao của nhiều ngành khoa học tự nhiên mà mục đích cuối cùng của nó là đem lại lợi ích tối đa cho khoa học, đời sống và sự phát triển của con người.
Nhiệm vụ cơ bản của hóa phân tích ngày nay là phân tích định tính, định lượng, xác định cấu trúc đánh giá kết quả và chất lượng sản phẩm, tách phân chia làm sạch, điều chế các hợp chất siêu tinh khiết. v. v...
[sửa] Kỹ thuật
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật để tách, xác định và đo lường các hợp chất hóa học.
Các phương pháp tách hóa chất dùng để đo trọng lượng hay thể tích của các hóa chất được tách ra. Những phương pháp tách cổ điển có thể đòi hỏi nhiều kiên nhẫn nhưng lại là bước đầu tiên cần thiết khi làm việc với các hỗn hợp hóa chất nhất định, thí dụ như với các chiết suất từ sinh vật. Các kỹ thuật tách hóa chất hiện đại như sắc ký lỏng hiệu năng cao thường tìm cách tách và xác định hàm lượng hay nhận dạng chất trong cùng một bước bằng cách dùng đầu dò tích hợp.
Chuẩn độ là phương pháp dùng để xác định lượng của một chất có trong một dung dịch hay xác định tính chất vật lý của một phân tử thí dụ như một hằng số cân bằng.
Có thể phân tích các hóa chất bằng những dụng cụ dùng quang phổ. Khi đo sự hấp thụ hay phát xạ ánh sáng của một chất có thể tính được lượng hay xác định được tính chất của hóa chất mà thường là không cần phải dùng các phương pháp tách. Các phương pháp mới bao gồm phổ hấp thụ nguyên tử, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phân tích kích hoạt nơtron.
Phương pháp phổ khối lượng được dùng để xác định phân tử lượng, nguyên tố cấu thành, cấu tạo và đôi khi ngay cả lượng của các hóa chất trong một mẫu bằng cách ion hóa các phân tử và quan sát phản ứng của chúng trong từ trường và điện trường.
Rất nhiều kỹ thuật kết hợp hai hay nhiều phương pháp phân tích, thí dụ như phương pháp phổ khối lượng plasma cảm ứng (ICP-MS, Inductively-Coupled Plasma - Mass Spectrometry). Trong bước đầu tiên mẫu phân tích được làm bay hơi và sau đó là đo nồng độ trong bước thứ hai. Bước thứ nhất có thể bao gồm một kỹ thuật tách như sắc ký và các máy dò hay đo có thể được dùng trong bước thứ hai.
Các kỹ thuật dùng phương pháp làm bay hơi nhằm mục đích là tạo nên nguyên tử tự do từ những nguyên tố trong mẫu phân tích để có thể đo nồng độ thông qua mức độ chúng hấp thụ hay phát xạ tại một tần số quang phổ đặc trưng. Các phương pháp này có nhược điểm là phá hủy toàn bộ mẫu phân tích và tất cả những chất có trong đó. Các kỹ thuật này bao gồm quang phổ hấp thụ nguyên tử và phổ phát xạ plasma cảm ứng. Mặc dù vậy, các kỹ thuật này vẫn có thể được sử dụng trong nghiên cứu về hình thành loài bằng cách liên kết với một phương pháp tách trước khi làm bay hơi.
[sửa] Cách thức
Các phương pháp phân tích đều dựa vào sự thận trọng và sạch sẽ khi làm việc, chuẩn bị mẫu, đúng đắn và chính xác.
Nhiều nhà thực nghiệm luôn giữ các dụng cụ thủy tinh trong axít để tránh bị làm bẩn, các mẫu được đo nhiều lần và các thiết bị được rửa sạch trong các dung môi tinh khiết đặc biệt.
Một phương pháp thường được sử dụng rộng rãi khi phân tích nồng độ là thành lập một đồ thị chuẩn. Nếu nồng độ của nguyên tố hay hợp chất trong mẫu cao hơn phạm vi đo của kỹ thuật được sử dụng thì có thể đơn giản là pha loãng mẫu trong một dung môi tinh khiết. Nếu nồng độ trong mẫu dưới phạm vi đo, có thể cho thêm vào mẫu một lượng nhất định nguyên tố hay hợp chất đang phân tích và hiệu số giữa nồng độ cho thêm vào và nồng độ đo được chính là lượng có trong mẫu.
[sửa] Xu hướng
Động lực chính thúc đẩy nghiên cứu trong hóa phân tích là hiệu suất (độ nhạy, độ chọn lọc, tính bền, phạm vi tuyến đo, đúng đắn, chính xác và thời gian phân tích) và phí tổn (giá mua, phí tổn sử dụng, huấn luyện, thời gian và chỗ).
Một xu hướng mới là cố gắng thu nhỏ các kỹ thuật phân tích lại để chúng có kích thước như chip. Mặc dù hiện nay chỉ có một số ít hệ thống có thể cạnh tranh được với những kỹ thuật phân tích cổ điển nhưng chúng vẫn có các ưu điểm về kích cỡ, tính di động, vận tốc và phí tổn (xem hệ thống phân tích toàn bộ) .
Nhiều nỗ lực khác hướng về phân tích các hệ thống sinh học. Các thí dụ cho những chuyên ngành đang phát triển nhanh chóng trong lãnh vực này là:
Proteomics (Khoa học nghiên cứu hệ thống protein): Phân tích nồng độ và biến đổi của protein.
Metabolomics: tương tự như proteomics nhung nghiên cứu về metabolite.
Metalomics: tương tự như proteomics và matebolite nhưng nghiên cứu về nồng độ kim loại và đặc biệt là các liên kết của chúng với protein và các phân tử khác
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mô hình cơ bản của một khối phổ kế.Phương pháp phổ khối là một kĩ thuật dùng để đo đạc tỉ lệ khối lượng-trên-điện tích của ion; dùng thiết bị chuyên dụng là khối phổ kế. Kĩ thuật này có nhiều ứng dụng, bao gồm:
Xác định các hợp chất chưa biết bằng cách dựa vào khối lượng của phân tử hợp chất hay từng phần tách riêng của nó
Xác định kết cấu chất đồng vị của các thành phần trong hợp chất
Xác định cấu trúc của một hợp chất bằng cách quan sát từng phần tách riêng của nó
Định lượng lượng hợp chất trong một mẫu dùng các phương pháp khác (phương pháp phổ khối vốn không phải là định lượng)
Nghiên cứu cơ sở của hóa học ion thể khí (ngành hóa học về ion và chất trung tính trong chân không)
Xác định các thuộc tính vật lí, hóa học hay ngay cả sinh học của hợp chất với nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Một khối phổ kế là một thiết bị dùng cho phương pháp phổ khối, cho ra phổ khối lượng của một mẫu để tìm ra thành phần của nó. Có thể ion hóa mẫu và tách các ion của nó với các khối lượng khác nhau và lưu lại thông tin dựa vào việc đo đạc cường độ dòng ion. Một khối phổ kế thông thường gồm 3 phần: phần nguồn ion, phần phân tích khối lượng, và phần đo đạc.
Mục lục [ẩn]
1 Ví dụ về cách hoạt động
2 Ứng dụng sinh học
2.1 Khối phổ của protein
2.2 Protein và các phân mảnh peptit
2.3 Xác định Protein
3 Xem thêm
4 Liên kết ngoài
5 Tham khảo
[sửa] Ví dụ về cách hoạt động
Các hóa chất khác nhau thì có khối lượng phân tử khác nhau. Dựa vào đó, khối phổ kế sẽ xác định chất hóa học nào có nằm trong mẫu. Ví dụ, muối NaCl hấp thụ năng lượng (năng lượng hấp thụ tùy theo nguồn ion, ví dụ MALDI năng lượng là tia laser) tách ra thành các phân tử tích điện, gọi là ion), trong giai đoạn đầu của phương pháp phổ khối. Các ion Na+, Cl- có trọng lượng nguyên tử khác biệt. Do chúng tích điện, nghĩa là đường đi của chúng có thể được điều khiển bằng điện trường hoặc từ trường. Các ion được đưa vào buồng gia tốc và đi qua một khe vào miếng kim loại. Một từ trường được đưa vào buồng đó. Từ trường sẽ tác động vào mỗi ion với cùng một lực và làm trệch hướng chúng về phía đầu đo. Ion nhẹ hơn sẽ bị lệnh nhiều hơn ion nặng vì theo định luật chuyển động của Newton gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của phân tử. Đầu đo sẽ xác định xem ion bị lệnh bao nhiêu, và từ giá trị đo này, tỉ lệ khối lượng-trên-điện tích của ion có thể được tính toán. Từ đó, có thể xác đinh được thành phần hóa học của một mẫu gốc. Trên thực tế thì hai ion Na+ và Cl- sẽ không được đo trong cùng một lần, vì các máy đo chỉ có thể nhận ra ion điện tích dương hoặc điện tích âm nên nếu máy khối phổ kế được điều chỉnh để đo các ion điện tích dương thì chỉ có ion Na+ là được nhận ra bởi máy. .Một trong những tính năng lớn của khối phổ lượng là có thể tìm thấy cấu tạo không gian của phân tử ví dụ phân tử C7H14O2 có thể là acid hoặc ester ... Và khả năng phát hiện ra hợp chất với độ nhậy cực cao từ 10-6 dến 10-12 gram. Dưới đây là một khối phổ (electrospray)của phân tử Kaempferol-rhamnose-rhamnose-glucose(m/z 741) trong loại cỏ thaliana, phân tích với 5.10-6L (nếu dùng máy MALDI thì chỉ cần 0,5.10-6L).
[sửa] Ứng dụng sinh học
[sửa] Khối phổ của protein
[sửa] Protein và các phân mảnh peptit
Protein mà các nhà nghiên cứu sinh học quan tâm thường là sự kết hợp phức tạp của nhiều protein và phân tử khác nhau, cùng tồn tại trong một môi trường sinh học. Điều này đặt ra hai vấn đề chính. Thứ nhất, hai kĩ thuật ion hóa dùng cho các phân tử lớn chỉ làm việc tốt khi mà hỗn hợp từ các thành phần có cấu tạo gần giống, trong khi trong các mẫu sinh học, các protein khác nhau thường là có lượng khác biệt nhau lớn. Nếu hỗn hợp được ion hóa dùng phương pháp phun ion hay MALDI, thì những protein dạng mà dư thừa nhiều có xu hướng giảm tín hiệu so với những cái ít dư thừa hơn. Vấn đề thứ hai, quang phổ khối từ hỗn hợp phức tạp là rất khó để nghiên cứu do có quá nhiều thành phần phức hợp. Đó là vì với tác động của enzym, một protein tạo ra hàng loạt sản phẩm peptit.
Để giải quyết vấn đề này, hai phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân mảnh protein, hay các sản phẩm peptit từ sự tác động của enzym. Phương pháp đầu tiên sẽ phân mảnh toàn bộ protein và được gọi là điện chuyển gel hai chiều (2-DE: two-dimensional gel electrophoresis). Phương pháp thứ hai, ghi sắc lỏng hiệu suất cao (HPLC) được dùng với các phân mảnh peptit sau khi protein phân tách bởi tác động của enzym. Trong một số tình huống, có thể cần phải kết hợp cả hai phương pháp.
Các vết gel được xác định trên 2D Gel thường là thuộc về một protein. Nếu cần biết định danh của protein đó, thì có thể xem xét vết gel đó. Khối peptit kết quả từ tác động của enzym lên protein có thể được xác định bằng khối phổ dùng lấy dấu khối peptit. Nếu thông tin này không cho phép xác định danh tính của protein một cách chính xác, các peptit của nó có thể xem là thuộc về đo phổ khối tandem.
Việc xác định đặc tính của hỗn hợp protein dùng HPLC/MS còn được gọi là shotgun proteomics và mudpit. Một hỗn hợp là kết quả của sự tác động của enzym lên hỗn hợp protein sẽ được phân mảnh theo một hay hai bước bằng ghi sắc lỏng. Chất tách rửa từ giai đoạn ghi sắc có thể hoặc là trực tiếp đưa vào máy đo phổ khối thông qua ion hóa phun điện tử (ESI), hay tách ra thành một loạt các vết nhỏ để sử dụng sau này trong phân tích khối bằng MALDI.
[sửa] Xác định Protein
Có 2 cách chính trong khối phổ để xác định protein.
Lấy dấu khối peptit (PMF) dùng khối của các peptit đã phân giải làm đầu vào để tìm kiếm trong CSDL của các khối đã biết trước từ danh sách các protein đã biết. Nếu một chuỗi protein trong danh sách tham khảo trùng khớp với giá trị thử nghiệm thì có lí do để tin rằng protein đó có tồn tại trong mẫu gốc.
Tandem MS đang trở thành một phương pháp thử nghiệm phổ biến để xác định protein. Phân ly do va chạm (CID) được dùng trong các ứng dụng chính để khởi tạo một tập các phân mảnh từ một ion peptit cụ thể. Quá trình phân tách chủ yếu dựa vào các chế phẩm phân tách để bẻ gãy liên kết peptit. Vì sự đơn giản của việc phân tách này, nó có thể dùng khối của các phân mảnh quan sát được để so trùng CSDL của các khối đã biết với một hay nhiều chuỗi peptit.
story text here...Phổ học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Quang phổ của một ngọn lửa, cho thấy ba vạch chính, đặc trưng cho thành phần hóa học của các chất trong ngọn lửa.Quang phổ học, theo ý nghĩa ban đầu, là môn khoa học nghiên cứu về quang phổ, tìm ra các quy luật liên hệ giữa các tính chất vật lý và hóa học của hệ vật chất với các quang phổ phát xạ hay hấp thụ của chúng; và ứng dụng các quy luật này trong các phương pháp phân tích quang phổ, tìm lại tính chất của hệ vật chất từ quang phổ quan sát được.
Mở rộng ra, phương pháp tương tự được áp dụng nghiên cứu các loại phổ, dải biến đổi của các tính chất vật lý và hóa học trong tập hợp các hạt vật chất (phân tử, nguyên tử, ion, ...), gọi là phổ học. Các phương pháp phổ học nói chung đôi khi vẫn được gọi là quang phổ học vì lý do lịch sử của thuật ngữ, dù cho chúng có thể hoàn toàn không liên quan đến việc đo đạc các quang tử nhìn thấy được trong dải quang phổ phát ra hay hấp thụ bởi vật chất.
[sửa] Quang phổ
Các phương pháp phân tích quang phổ được quan tâm trong hóa học và trong các quan sát từ xa, khi các máy thu chỉ nhận photon đến từ vật chất, mà không thực hiện đo đạc trực tiếp trên vật.
Một ví dụ trong hóa học, có thể xác định nồng độ của một chất trong một dung dịch, bằng cách tạo ra phức màu của chất cần xác định hay một chất mà có khả năng xác định gián tiếp chất cần xác định với thuốc thử hữu cơ, rồi quan sát quang phổ của hệ. Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ bức xạ điện từ bởi các dung dịch của chất phân tích. Ở cùng một điều kiện, độ hấp thu hay mật độ quang sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ chất hấp thụ. Điều kiện để làm thuốc thử tạo phức là phức tạo thành bền, cường độ màu mạnh, cho các phức chiết tốt, đặc biệt là chiết trong môi trường axit
Da cam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
#FFA500
Màu da cam (hay chỉ là cam) là màu nằm giữa màu đỏ và màu vàng trong quang phổ, ở bước sóng khoảng 620-585 nm. Nó có tên như vậy do có màu gần với màu của vỏ quả cam. Với các chất liệu màu như sơn hay bút chì màu, phấn màu thì màu da cam là màu phụ, có thể được tạo ra từ các màu gốc bằng cách trộn màu đỏ và vàng.
Mục lục [ẩn]
1 Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường
2 Tọa độ màu
3 Biến thể
3.1 Màu da cam quốc tế
3.1.1 Tọa độ màu của nó
3.2 Màu cam cháy
4 Xem thêm
[sửa] Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường
Màu da cam là màu quốc gia của Hà Lan vì các vương triều của họ có nguồn gốc từ công quốc Oranje-Nassau (trong đó từ oranje có nghĩa là da cam). Do đó, đội tuyển bóng đá quốc gia và các đội thể thao quốc gia khác của Hà Lan thường sử dụng màu da cam làm màu áo truyền thống.
Màu da cam là biểu trưng của đạo Tin lành ở Bắc Ireland và đạo Hinđu ở Ấn Độ.
[sửa] Tọa độ màu
Số Hex = #FFA500
RGB (r, g, b) = (255, 165, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 35, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (38, 100, 100)
[sửa] Biến thể
Màu da cam được sử dụng để tăng khả năng nhìn thấy. Các chất liệu màu da cam được tìm thấy là trong đất màu ochre hay các chất liệu chứa cadmi. Màu nâu là thực sự trên phần da cam của quang phổ.
[sửa] Màu da cam quốc tế
#FF4F00
Màu tiêu chuẩn, da cam quốc tế hay da cam chói được sử dụng chủ yếu và được cho là đem lại sự tương phản tối ưu đối với các màu sắc trong tự nhiên. Các loại mũ, quần áo và phụ kiện cho thợ săn và công nhân làm đường cao tốc và những người (yêu cầu về an toàn phụ thuộc vào việc nhìn thấy từ xa) hầu như có màu da cam. Điện thoại và cáp quang thông thường có vỏ bọc bằng pôlyêtylen nhuộm màu da cam. Cầu Golden Gate (tại San Francisco) được sơn màu da cam quốc tế.
[sửa] Tọa độ màu của nó
Số Hex = #FF4F00
RGB (r, g, b) = (255, 79, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 69, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (19, 100, 100)
[sửa] Màu cam cháy
Màu cam cháy như là một biến thể khác của màu da cam, được sử dụng trong trường Đại học tổng hợp Texas. Cụ thể xem bài màu cam cháy.
Tím
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
#8b00ff
Màu tím là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên.
Màu tím có thể còn được gọi là viôlét xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Anh, violet, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet.
Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn màu tím.
[sửa] Trong quang phổ
Màu tím nằm trong dải các màu xanh da trời ánh đỏ hay màu tía ánh xanh lam.
Nó là màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm (indigo), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 380 đến 420 nanômét.
Các bước sóng này khó có thể tái tạo trên màn hình máy tính. Ta có thể nhìn thấy bước sóng này bằng cách nhìn ánh sáng phản chiếu từ các rãnh phản quang trên mặt đĩa CD (đĩa quang).
Xem thêm tia cực tím.
[sửa] Tọa độ màu (xấp xỉ)
Số Hex = #8B00FF
RGB (r, g, b) = (139, 0, 255)
CMYK (c, m, y, k) = (116, 255, 0, 0)
HSV (h, s, v) = (273, 100, 100)
[sửa] Các sắc thái
màu hoa oải hương (lavender) - thông thường là (RGB: 230, 230, 250)
màu hoa cà (lilac) - thông thường là (RGB: 200, 162, 200)
Phổ điện từ
Radio| Vi ba | Bức xạ terahertz | Hồng ngoại | Phổ quang học | Tử ngoại |Tia X | Tia gamma
--------------------------------------------------------------------------------
Phổ quang học: Đỏ | Da cam | Vàng | Lục | Lam | Tím
--------------------------------------------------------------------------------
Dải tần vi ba: Băng L | Băng S | Băng C | Băng X | Băng Ku | Băng Ka | Băng K | Băng V | Băng W
--------------------------------------------------------------------------------
Dải tần radio: ELF | SLF | ULF | VLF | LF | MF | HF | VHF | UHF | SHF | EHF
--------------------------------------------------------------------------------
Dải sóng: Sóng dài | Sóng trung | Sóng ngắn | Vi sóng
Vàng (màu)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Vàng (định hướng).
#ffff00
Màu vàng là màu sắc của ánh sáng tác động đều lên hai loại tế bào cảm thụ màu đỏ và tế bào cảm thụ màu lục và rất yếu lên tế bào cảm thụ màu lam của mắt người.
Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên.
Mục lục [ẩn]
1 Trong quang phổ
2 Trong phối màu phát xạ
3 Trong phối màu hấp thụ
4 Sử dụng, biểu tượng, diễn giải thông thường
5 Tọa độ màu
6 Xem thêm
[sửa] Trong quang phổ
Màu vàng là màu của ánh sáng đơn sắc có bước sóng nằm trong khoảng từ 566nm tới 590nm.
[sửa] Trong phối màu phát xạ
Theo định nghĩa, một số hỗn hợp đều của ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây tạo nên cảm giác màu vàng.
[sửa] Trong phối màu hấp thụ
Màu vàng là một trong số các màu gốc trong hệ màu CMY (hay CMYK, dùng trong in ấn, sơn, nhuộm, ...), và màu bù của nó là màu xanh lam của hệ màu RGB. Tuy nhiên, vì các đặc trưng của các chất màu hay sơn sử dụng trong quá khứ, các thợ sơn hay họa sĩ thông thường nói tới phần bù của nó là màu tía.
[sửa] Sử dụng, biểu tượng, diễn giải thông thường
Phần này có thể chứa đựng một lượng văn hoá Anh Mỹ thiên lệch, do dịch từ trang tiếng Anh. Nếu có thể xin bạn giúp sửa chữa
Màu vàng là một màu sáng gây cảm giác vui vẻ, nhưng trong tiếng Anh, màu vàng làm cho người ta nghĩ tới bệnh vàng da và tính nhút nhát. Trong tiếng lóng Mỹ, sự nhút nhát được nói như là "yellow belly". Nó cũng có nghĩa như là một điều gì đó bại hoại, chẳng hạn như trong câu "yellow journalism" (có thể được hiểu bằng cụm từ "báo lá cải" để chỉ loại báo chí thiếu nghiêm trọng).
Ban nhạc Coldplay đã ghi một bài hát phổ biến là Yellow ("vàng"); ban nhạc The Beatles có bài hát tên là Yellow Submarine ("Tàu ngầm vàng"); ca sĩ Donovan có bài hát là Mellow Yellow ("Màu vàng êm dịu").
Màu vàng là biểu tượng cho Hoàng đế Trung Hoa và hoàng tộc Trung Quốc cũng như đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản v.v dưới thời phong kiến. Những người dân thường cũng như quan lại các cấp không được sử dụng màu vàng. Ngày nay việc sử dụng màu này không còn bị cấm đoán như vậy nữa. Nó cũng là màu của Tân Đảng tại Đài Loan.
Có nhiều bút chì được sơn màu vàng vì mối liên hệ của nó với Trung Quốc, khu vực mà than chì tốt nhất được tìm thấy. Chỉ có bút chì với than chì của Trung Quốc được sơn màu vàng.
Tại Mỹ trong thế kỷ 20, những người nhập cư từ Trung Quốc và Đông Á được nói tới một cách miệt thị như là Yellow peril ("mối đe dọa màu vàng"), có lẽ ám chỉ tới màu da.
Màu vàng, trong các tổ chức chính trị quốc tế, là màu sắc của những người theo chủ nghĩa tự do.
Ở một số quốc gia, xe taxi được sơn màu vàng. Thực tế này bắt đầu từ thành phố New York, khi ở đó taxi do Harry N. Allen sở hữu được sơn màu vàng sau khi biết rằng màu vàng là màu dễ nhìn thấy nhất khi ở xa.
Tại Canada và Mỹ, các xe buýt dành cho các trường học gần như thống nhất được sơn màu vàng (thông thường được nhắc đến như là "school bus yellow") vì mục đích dễ nhận thấy và an toàn. Những người điều hành hệ thống xe buýt của Anh chẳng hạn như FirstGroup đang cố gắng giới thiệu khái niệm này ở đó. "Màu vàng Caterpillar" và "màu vàng tầm nhin xa lớn" được sử dụng cho các thiết bị xây dựng đường cao tốc.
Trong môn đua ô tô, cờ hiệu màu vàng báo hiệu sự thận trọng. Các ô tô không được phép vượt nhau khi có cờ hiệu vàng.
Các "trang vàng" (yellow pages) là một phần của danh bạ điện thoại hay danh bạ điện thoại trực tuyến để liệt kê các số quan trọng theo thể loại. Chúng được gọi như vậy do chúng được in trên giấy màu vàng thay vì trên giấy thông thường.
Bánh vàng (hay yellow cake, cũng được biết như là urania và ôxít uran) là phần tinh chế của ôxít uran, thu được trong quá trình nghiền quặng uran. Yellowcake được sử dụng để làm nhiên liệu cho các lò phản ứng nguyên tử và trong làm giàu uran, một trong các bước quan trọng để chế tạo các vũ khí nguyên tử.
Hoa hồng vàng Texas, hay "hoa vàng Harison" lần đầu tiên nở hoa tại thành phố New York trong những năm thập niên 1830.
Màu vàng là màu của quả bóng của môn snooker (một thể thức chơi của môn bi da) có giá trị là hai điểm.
Màu vàng cũng là màu của các xe jíp cũ.
Khi màu vàng trộn với màu xanh lá cây, nó tạo thành màu vàng chanh (tiếng Anh: lime)
Màu vàng là màu người Ai Cập cổ đại yêu thích nhất (màu của kim loại vàng)
[sửa] Tọa độ màu
Số Hex = #FFFF00
RGB (r, g, b) = (255, 255, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 255, 0)
HSV (h, s, v) = (60, 100, 100)
Xanh lá cây
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
#00FF00
Màu xanh lá cây hay màu (xanh) lục là màu sắc hay gặp trong tự nhiên. Hầu hết các lá cây có màu xanh lục nhờ các chất diệp lục trong nó. Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên.
Màu xanh lá cây có bước sóng từ 500-565 nm
[sửa] Tọa độ màu
Số Hex = #00FF00
RGB (r, g, b) = (0, 255, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (255, 0, 255, 0)
HSV (h, s, v) = (120, 100, 100)
Đỏ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
#FF0000
Màu đỏ là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên.
Mục lục [ẩn]
1 Trong vật lý
2 Trong quang phổ
3 Trong phối màu màn hình
4 Trong phối màu in ấn
5 Trong nhiếp ảnh
6 Trong sinh vật
7 Sử dụng, biểu tượng, biểu diễn thông thường
8 Tọa độ màu
9 Các biến thể
10 Xem thêm
[sửa] Trong vật lý
Ánh sáng có màu đỏ là ánh sáng ít bị khúc xạ nhất nên khi mặt trời lặn hay mọc đều có màu đỏ. Tập tin:202277.jpg [[Tập_tin:uganda-sunset.jpg]
[sửa] Trong quang phổ
Đỏ là màu của bức xạ điện từ có tần số thấp nhất (bước sóng dài nhất) có thể thấy rõ bởi mắt người (ánh sáng). Ánh sáng đơn sắc đỏ có bước sóng nằm trong khoảng 630-760 nm.
Các bức xạ điện từ có tần số thấp hơn được gọi là hồng ngoại.
[sửa] Trong phối màu màn hình
Màu đỏ là màu gốc trong hệ RGB của phối màu phát xạ (phối màu bổ sung), là màu bù cho màu xanh lơ trong hệ CMY của phối màu hấp thụ.
[sửa] Trong phối màu in ấn
Màu đỏ đã từng được cho là màu gốc trong phối màu hấp thụ và đôi khi vẫn được miêu tả như vậy trong các văn bản không khoa học. Tuy nhiên, màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng hiện nay được biết như là rất gần với màu gốc hấp thụ phát hiện được bởi mắt người và chúng được sử dụng trong công nghệ in ấn hiện đại.
[sửa] Trong nhiếp ảnh
Kính lọc đỏ sử dụng trong nhiếp ảnh đen trắng tăng độ tương phản trong phần lớn các cảnh. Ví dụ, trong tổ hợp với kính phân cực, nó có thể làm cho bầu trời trở thành đen. Các loại phim dựa theo các hiệu ứng của phim hồng ngoại (chẳng hạn như SFX 200 của Ilford) làm được như vậy do nó nhạy với màu đỏ hơn các màu khác.
[sửa] Trong sinh vật
Máu đủ ôxy có màu đỏ do sự tồn tại của hêmôglôbin. Ánh sáng đỏ là ánh sáng được hấp thụ nhiều nhất bởi nước biển, vì thế rất nhiều loại cá và động vật không xương sống ở biển có màu đỏ tươi (đối với người) là đen trong môi trường sống của chúng.
[sửa] Sử dụng, biểu tượng, biểu diễn thông thường
Màu đỏ là màu ấm áp, vì thế được sử dụng để chỉ các khu vực ấm áp trên bản đồ thời tiết hoặc cho các cảnh báo liên quan tới nhiệt.
Màu đỏ gây sự chú ý của con người vì thế thông thường màu này được sử dụng để chỉ sự nguy hiểm hay khẩn cấp.
Màu đỏ là màu của nhiệt và cháy. Các vòi nước có dẫn nước nóng thông thường được dán nhãn hoặc đánh dấu bằng màu đỏ. Đỏ là màu phổ biến của các hộp chữa cháy, các thiết bị phòng cháy chữa cháy và nghề chữa cháy.
Màu đỏ biểu thị dấu hiệu "dừng", ví dụ, các biển hiệu dừng, đèn tín hiệu dừng trong giao thông, đèn phanh hay đèn chớp của các xe buýt trường học.
Chữ thập đỏ hay Trăng lưỡi liềm đỏ biểu thị các nhân viên, thiết bị, phương tiện trong ngành y tế hay các công ước Geneva.
Màu đỏ chỉ thị sự cực kỳ nguy hiểm trong thang độ mã màu các nước phương Tây, chẳng hạn như các bảng hiệu rủi ro cháy rừng hay hệ thống tư vấn an ninh quốc gia của Mỹ.
Trong bóng đá, thẻ đỏ được rút ra để đuổi cầu thủ ra khỏi sân vì những hành động phi thể thao nặng hoặc khi cầu thủ bị thẻ vàng thứ hai.
Trong môn đua ô tô, cờ đỏ báo hiệu cho mọi xe ngay lập tức dừng lại. Vạch đỏ báo hiệu vận tốc cực đại mà động cơ và các bộ phận khác của ô tô được thiết kế để chạy an toàn.
Lối thoát khẩn cấp trong máy bay chở khách được chỉ dẫn bằng biển hiệu và đèn đỏ.
"Đường đỏ" là sự miêu tả của khu vực cấm (như trên bản đồ), ở Mỹ nó thể hiện việc cấm vào hay phải tăng phí dịch vụ, trong một số hoàn cảnh việc này là phi pháp.
Màu đỏ là màu của cả tình yêu lãng mạn và thể xác, vì thế màu đỏ là màu của trái tim Valentine và của "khu đèn đỏ". Nó cũng biểu hiện sự giận dữ, chẳng hạn như trong câu đỏ mặt tía tai, hay sự ngượng ngùng như trong câu xấu hổ đỏ mặt.
Là màu của máu, màu đỏ liên quan với thần chiến tranh, trong thần thoại Hy Lạp là Mars, cũng như hành tinh đỏ Hỏa Tinh (ở phương Tây tên gọi của hành tinh này là tên của vị thần chiến tranh). Ở phương Tây, thuật ngữ "máu đỏ" miêu tả những người táo bạo, tráng kiện hay nam tính; nó đôi khi được sử dụng như sự tương phản với lạnh hay "máu xanh" yếu đuối mặc dù các thuật ngữ này không có liên quan gì trong gốc gác của chúng.
Khởi đầu từ cuộc cách mạng 1848, màu đỏ "xã hội chủ nghĩa" đã được sử dụng như là màu của các cuộc cách mạng châu Âu, thông thường trong dạng cờ đỏ. Nó cũng được sử dụng bởi "những người áo đỏ" (camicie rosse) của Garibaldi trong Risorgimento ở Ý và được sử dụng tiếp theo bởi các chính trị gia cánh tả hay các nhóm cấp tiến nói chung, trong khi màu trắng của những người ủng hộ Bourbon trở thành liên kết với các đảng bảo thủ trước Đại chiến thế giới lần 1.
Màu đỏ vẫn được cho là màu của các đảng cánh tả, với một số ngoại lệ đáng kể (xem "đảng phái chính trị" dưới đây)
Trong biểu tượng của Trung Quốc, màu đỏ là màu của may mắn, hạnh phúc và nó được sử dụng để trang trí và là màu quần áo trong đám cưới. Tiền trong xã hội Trung Quốc thông thường được chứa đựng trong các túi đỏ (hong bao). Mao Trạch Đông đôi khi được nói tới như là "mặt trời đỏ".
Trái lại, màu đỏ là màu tang tại Vatican khi Đức Giáo Hoàng chết.
Trong tài chính-kế toán, mực đỏ được sử dụng để biểu thị số nợ - cũng như lỗ trong bảng cân đối tài chính (vì thế có thuật ngữ "trong màu đỏ" thông thường để chỉ sự thua lỗ tài chính).
Tại các thị trường chứng khoán Bắc Mỹ, màu đỏ được sử dụng để chỉ sự giảm giá chứng khoán. Tại các thị trường chứng khoán Đông Á thì ngược lại.
Trong bản đồ đảng phái chính trị, màu đỏ thông thường để chỉ các đảng sau:
Úc: Lao động
Canada: Tự do
Đức: Sozialdemokratische Partei Deutschlands (đảng dân chủ xã hội Đức) và Partei des Demokratischen Sozialismus (đảng xã hội dân chủ)
Hà Lan: Partij van de Arbeid (đảng xã hội)
Anh: Lao động
Mỹ: Cộng hòa, vì thế các bang bỏ phiếu cho đảng cộng hòa được nói đến như là các bang đỏ ngược lại với các bang xanh bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.
Màu đỏ là một màu của Giáng Sinh, cùng với màu xanh lá cây, trắng hoặc cả hai.
Màu đỏ cùng với màu vàng hoặc da cam được cho là kích thích tiêu hóa, vì thế nó được sử dụng trên bảng hiệu của các nhà hàng ăn uống.
Trong lịch sử Nhật Bản màu đỏ là màu cờ quân sự được sử dụng bởi phe cánh của Heike (hay Taira) và của phe cánh Genji (hay Minamoto), là hai phe phái tranh giành quyền lực vào cuối thời đại Heian (平安時代), cuối thế kỷ 12.
Đỏ là phần cuối của bộ phim trong phim Ba màu gồm ba phần của Krzysztof Kieślowski.
Màu đỏ là màu yêu sách của các nhóm găngxtơ Bloods và Norteño.
Đỏ là từ chỉ loại cá giống Myripristis trong ngôn ngữ Tobi (được sử dụng trên đảo Palau).
An bum Đỏ là an bum của nhóm nhạc rock King Crimson.
Đỏ là màu của quả bóng thấp điểm nhất (1) trong môn snooker.
[sửa] Tọa độ màu
Số Hex = #FF0000 hay #F00
RGB (r, g, b) = (255, 0, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 100, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (0, 100, 100)
[sửa] Các biến thể
Đỏ tươi - là một sắc thái của màu đỏ có xu hướng nghiêng về màu da cam và không có dấu vết của màu xanh da trời
Đỏ son - một sắc thái của màu đỏ có xu hướng nghiêng về màu da cam với mức độ lớn hơn một chút so với đỏ tươi, có được ở thần sa, hoặc màu đỏ của sulphua thủy ngân (HgS) nhân tạo được sử dụng như một chất màu. (Trong y học cổ truyền Trung Quốc có sử dụng một lượng rất nhỏ thần sa để giải nhiệt).
Hồng - màu đỏ rất nhạt, giống như màu của hoa cẩm chướng (Dianthus).
Hạt dẻ - màu đỏ đậm, có ánh nâu.
Đỏ Venetia (hay Đỏ Ấn Độ) - là một sắc thái của màu đỏ ánh nâu thu được từ sulphat sắt.
Đỏ yên chi - màu đỏ thẫm, ánh xanh thông thường là màu của thuốc nhuộm chế từ bọ yên chi.
Đỏ hoa hồng - là một dãy các màu đỏ nghiêng về phía xanh.
Damask đặc biệt để chỉ màu của hoa hồng Damask.
Đỏ thắm - một sắc thái của màu đỏ, không có dấu vết màu vàng, nghiêng về phía đỏ-tím.
Anh đào - một màu đỏ thẫm ánh xanh da trời khác.
"Đỏ cứu hỏa" - là màu đỏ gắt thông thường sơn trên các xe cứu hỏa.
"Đỏ hỗn độn" là màu của sơn móng tay dành cho phụ nữ.
Lòng đào là một chuỗi màu đỏ nghiêng về phía vàng và nói chung có xu hướng của sắc nhạt.
Quang phổ kế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
Quang phổ kế là một thiết bị dùng để đo "số lượng ánh sáng" một mẫu hấp thụ được khi cho tia sáng đi xuyên qua mẫu và đo lường cường độ của ánh sáng đến đầu dò (detector).
[sửa] Nguyên tắc cơ bản
Tia sáng là một dòng photon, đại diện bởi các bóng tím, trong mô phỏng hiển thị dưới đây. Khi một photon gặp một phân tử mẫu phân tích, mẫu sẽ hấp thu photon. Sự hấp thu làm giảm số lượng photon của tia sáng, do đó làm giảm cường độ của tia sáng. Các nguồn ánh sáng được thiết lập để phóng 10 photon cho mỗi giây. Các photon chuyển động và được hấp thu (loại bỏ) khi tia sáng qua các khe chứa các mẫu. Cường độ của ánh sáng đến được đầu dò thấp hơn cường độ tia sáng phát.
[sửa] Đo bằng quang phổ kế
Trước tiên, đo cường độ của ánh sáng (I 0) đi qua một mẫu chuẩn. Mẫu chuẩn là mẫu không chứa các chất hấp thụ ánh sáng. Việc chuẩn mẫu này là cần thiết bởi vì các ngăn đựng đã tán xạ một ít ánh sáng.
Thứ hai, đo cường độ của ánh sáng (I) đi qua các mẫu đo.
Thứ ba, các dữ liệu thử nghiệm được sử dụng để tính toán 2 đại lượng: truyền qua (T) và hấp thụ (A).
T = I/Io
A = -log T
Trong phạm vi mà một mẫu hấp thụ ánh sáng phụ thuộc mạnh mẽ vào bước sóng ánh sáng. Vì lý do này, spectrophotometry sử dụng ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng trong đó tất cả các photon có cùng bước sóng.
Để phân tích các mẫu mới, người phân tích đầu tiên sẽ xác định phổ hấp thụ. Phổ hấp thụ hiển thị sự hấp thụ ánh sáng tùy thuộc vào bước ánh sáng. Phổ chính là phụ thuộc của độ hấp thụ với bước sóng ánh sáng và là đặc tính của bước sóng max) mà ở đó sự hấp thụ là lớn nhất.
Giá trị của max là rất quan trọng vì một vài lý do. Bước sóng này là đặc tính của mỗi hợp chất và cung cấp các thông tin về cấu trúc điện tử của mẫu phân tích. Để có sự nhạy cao nhất và để giảm thiểu sai lệch từ Định luật Berr, ta phân tích bằng cách sử dụng ánh sáng với bước sóng cận max. Theo định luật Beer, độ hấp thụ là 1 đường tuyến tính phụ thuộc vào bề dày mẫu và nồng độ mẫu phân tích.
A = e lc
bề dày mẫu l (cm), nồng độ mẫu c (mol/l), e khả năng hấp thụ mol ( l.cm/mol)
Đại lượng e là khả năng hấp thụ mol; trong tài liệu cũ, đôi khi nó được gọi là hệ số tắt. Khả năng hấp thụ mol là khác nhau với từng bước sóng ánh sáng được sử dụng trong đo lường. Các phổ hấp thụ đôi khi hiển thị theo e vs lamda hơn là A và lamda.
Truyền qua lại là một đại lượng dễ dàng hơn để hiểu hơn hấp thu. Nếu T = 30%, thì 30% photon đi qua các mẫu đạt đến đầu dò và 70% khác được hấp thu bởi các mẫu. Hấp thụ thì kém trực quan hơn, nếu A = 0, không có photon được hấp thụ, và nếu A = 1,00, thì 90% photon được hấp thu; chỉ có 10% đến đầu dò. Nếu A = 2,00, thì 99% photon được hấp thu; chỉ 1% đến đầu dò. Đó là hấp thụ, tuy nhiên, nó hiển thị một cách dễ dàng phụ thuộc vàol và c (Định luật Beer), và như vậy, hầu hết các nhà phân tích chọn dữ liệu báo cáo là hấp thụ hơn là truyền qua.
[sửa] Ứng dụng
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của spectrophotometry là để xác định nồng độ mẫu lỏng. Thử nghiệm khai thác Định luật Beer, đó là đường dự báo mối quan hệ giữa độ hấp thụ của mẫu lỏng và nồng độ phân tích (giả sử tất cả các tham số thực nghiệm không thay đổi).
Trong thực tế, một loạt các mẫu chuẩn được chuẩn bị. Một mẫu chuẩn là một mẫu mà nồng độ phân tích được biết một cách chính xác. Phổ hấp thụ của các mẫu chuẩn đã đo lường và được dùng làm đường cong hiệu chỉnh, mà trong trường hợp này là một đồ thị của độ hấp thụ và nồng độ. Các điểm trên đường cong hiệu chỉnh nên cân chỉnh thẳng hàng.
Các mẫu lỏng chưa biết được phân tích sau đó. Phổ hấp thụ của chất chưa biết được giao với đường cong hiệu chỉnh để xác định nồng độ. Các dữ liệu thu được từ các tiêu chuẩn được sử dụng để vẽ đường thẳng. Độ dốc và các giao điểm của những đường này cung cấp một mối quan hệ giữa hấp thụ và nồng độ: A = slope c + intercept
Biến đổi Fourier
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Biến đổi Fourier
Biến đổi Fourier liên tục
Chuỗi Fourier
Biến đổi Fourier rời rạc
Biến đổi Fourier theo thời gian gián đoạn
Biến đổi Fourier hay chuyển hóa Fourier, được đặt tên theo nhà toán học người Pháp Joseph Fourier, là một biến đổi tích phân dùng để khai triển một hàm số theo các hàm số sin cơ sở, có nghĩa là dưới dạng tổng hay một tích phân của các hàm số sin được nhân với các hằng số khác nhau (hay còn gọi là biên độ). Biến đổi Fourier có rất nhiều dạng khác nhau được mô tả dưới đây, chúng phụ thuộc vào dạng của hàm được khai triển.
Mục lục [ẩn]
1 Ứng dụng
2 Các dạng của biến đổi Fourier
2.1 Biến đổi Fourier liên tục
2.2 Chuỗi Fourier
2.3 Biến đổi Fourier rời rạc
2.4 Các dạng khác
3 Tham khảo
4 Xem thêm
[sửa] Ứng dụng
Biến đổi Fourier có rất nhiều ứng dụng khoa học, ví dụ như trong vật lý, số học, xử lý tín hiệu, xác suất, thống kê, mật mã, âm học, hải dương học, quang học, hình học và rất nhiều lĩnh vực khác. Trong xử lý tín hiệu và các ngành liên quan, biến đổi Fourier thường được nghĩ đến như sự chuyển đổi tín hiệu thành các thành phần biên độ và tần số. Sự ứng dụng rộng rãi của biến đổi Fourier bắt nguồn từ những tính chất hữu dụng của biến đổi này:
Tính tuyến tính :
Tồn tại biến đổi nghịch đảo, và thực tế là biến đổi Fourier nghịch đảo gần như có cùng dạng với biến đổi thuận.
Những hàm số sin cơ sở là các hàm riêng của phép vi phân, có nghĩa là khai triển này biến những phương trình vi phân tuyến tính với các hệ số không đổi thành các phương trình đại số cơ bản. Ví dụ, trong một hệ vật lý tuyến tính không phụ thuộc thời gian, tần số là một đại lượng không đổi, do đó những thành phần tần số khác nhau có thể được tính toán một cách độc lập.
Theo định lý tích tổng chập, biến đổi Fourier chuyển một tích tổng chập phức tạp thành một tích đại số đơn giản.
Biến đổi Fourier rời rạc có thể được tính toán một cách nhanh chóng bằng máy tính nhờ thuật toán FFT (fast Fourier transform).
Theo định lý Parseval-Plancherel, năng lượng của tín hiệu (tích phân của bình phương giá trị tuyệt đối của hàm) không đổi sau biến đổi Fourier.
[sửa] Các dạng của biến đổi Fourier
[sửa] Biến đổi Fourier liên tục
Bài chi tiết: Biến đổi Fourier liên tục
Thông thường, tên gọi biến đổi Fourier được gắn cho biến đổi Fourier liên tục, biến đổi này biểu diễn một hàm bình phương khả tích f(t) bất kì theo tổng của các hàm e lũy thừa phức với tần số góc ω và biên độ phức F(ω):
Đây là biến đổi nghịch đảo của biến đổi Fourier liên tục, trong khi biến đổi Fourier biểu diễn hàm F(ω) theo f(t). Xem biến đổi Fourier liên tục để biết thêm chi tiết.
[sửa] Chuỗi Fourier
Bài chi tiết: chuỗi Fourier
Biến đổi Fourier liên tục là dạng tổng quát của một khái niệm có từ trước, đó là chuỗi Fourier. Chuỗi Fourier khai triển các hàm tuần hoàn f(x) với chu kì 2π (hoặc các hàm có tập xác định bị chặn) theo chuỗi của các hàm sin:
trong đó Fn là biên độ phức. Cho các hàm thực, chuỗi Fourier có thể được viết dưới dạng:
trong đó an và bn là các hằng số Fourier (giá trị thực).
Biến đổi Fourier liên tục
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Biến đổi Fourier
Biến đổi Fourier liên tục
Chuỗi Fourier
Biến đổi Fourier rời rạc
Biến đổi Fourier theo thời gian gián đoạn
Trong toán học, biến đổi Fourier liên tục là một toán tử tuyến tính chuyển một hàm khả tích (theo tích phân Lebesgue) sang một hàm khả tích khác. Theo ngôn ngữ của chuyên ngành xử lý tín hiệu hay trong vật lý, biến đổi Fourier khai triển một hàm số theo các thành phần trong phổ của nó, và ngược lại biến đổi Fourier nghịch đảo xây dựng lại một hàm số thông qua các thành phân tần số của nó. Đây cũng là ý tưởng chính của các dạng khác của biến đổi Fourier, bao gồm cả biến đổi Fourier rời rạc.
Xét một hàm số phức khả tích Lebesgue x(t). Một biến đổi Fourier của nó sang miền tần số góc ω được cho bởi hàm :
cho tất cả các số thực . đơn vị số ảo, và là một hàm nhận giá trị phức.
Biến đổi nghịch đảo của nó cũng có dạng tương tự. Nếu hàm được dịnh nghĩa như trên, và hàm liên tục bậc vô hạn, khi đó :
cho tất cả các số thực .
Mục lục [ẩn]
1 Hệ số chuẩn hóa
2 Dạng tổng quát
3 Các tính chất
4 Biến đổi của các hàm thông dụng
4.1 Các mối liên quan
4.2 Square-integrable functions
4.3 Distributions
5 Xem thêm
6 Tham khảo
7 Liên kết ngoài
[sửa] Hệ số chuẩn hóa
[sửa] Dạng tổng quát
[sửa] Các tính chất
[sửa] Biến đổi của các hàm thông dụng
Bản sau đây ghi lại một số biến đổi Fourier quan trọng. G và H kí hiệu biến đổi Fourier của hàm số g(t) và h(t), theo thứ tự đó. g và h có thể là hàm khả tích hoặc là phân bố.
[sửa] Các mối liên quan
Tín hiệu Biến đổi Fourier
unitary, tần số góc Biến đổi Fourier
unitary, tần số thường Chú thích
101 Tuyến tính
102 Shift trong thời gian
103 Shift trong tần số, đối ngẫu của 2
104 Nếu lớn, thì tập trung xung quanh 0 và trải rộng ra và phẳng dần. Để ý đến giới hạn của giá trị này khi | a | ra vô cực - hàm số delta.
105 Tính chất đối ngẫu của biến đổi Fourier. Kết quả từ việc hoán đổi biến và .
106 Đạo hàm tổng quát của biến đổi Fourier
107 Đối ngẫu của 106
108 denotes the convolution of and - this rule is the convolution theorem
109 This is the dual of 108
110 is purely real, and an even function and are purely real, and even functions
111 is purely real, and an odd function and are purely imaginary, and odd functions
[sửa] Square-integrable functions
Signal Fourier transform
unitary, angular frequency Fourier transform
unitary, ordinary frequency Remarks
201 The rectangular pulse and the normalized sinc function
202 Dual of rule 201. The rectangular function is an idealized low-pass filter, and the sinc function is the non-causal impulse response of such a filter.
203 tri is the triangular function
204 Dual of rule 203.
205 Shows that the Gaussian function exp( − αt2) is its own Fourier transform. For this to be integrable we must have .
206 common in optics
207
208
209 a>0
210 the transform is the function itself
211 J0(t) is the Bessel function of first kind of order 0
212 it's the generalization of the previous transform; Tn (t) is the Chebyshev polynomial of the first kind.
213
Un (t) is the Chebyshev polynomial of the second kind
214 Hyperbolic secant is its own Fourier transform
[sửa] Distributions
Signal Fourier transform
unitary, angular frequency Fourier transform
unitary, ordinary frequency Remarks
301 denotes the Dirac delta distribution.
302 Dual of rule 301.
303 This follows from and 103 and 302.
304 Follows from rules 101 and 303 using Euler's formula:
305 Also from 101 and 303 using
306 Here, is a natural number. is the -th distribution derivative of the Dirac delta. This rule follows from rules 107 and 302. Combining this rule with 1, we can transform all polynomials.
307 Here is the sign function; note that this is consistent with rules 107 and 302.
308 Generalization of rule 307.
309 The dual of rule 307.
310 Here u(t) is the Heaviside unit step function; this follows from rules 101 and 309.
311 u(t) is the Heaviside unit step function and a > 0.
312 The Dirac comb - helpful for explaining or understanding the transition from continuous to discrete time.
Phổ Mössbauer
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phổ Mossbauer, hay còn gọi là phương pháp phổ Mossbauer, là một phương pháp của vật lý thực nghiệm, phương pháp này dựa trên hiệu ứng Mossbauer để nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học và sự phụ thuộc vào thời gian của các tính chất của các vật liệu.
Hạt nhân của nguyên tử có thể ở các trạng thái với mức năng lượng khác nhau. Bằng việc hấp thụ hay phát xạ tia γ (sóng điện từ có năng lượng rất cao) hạt nhân có thể thay đổi các trạng thái năng lượng đó. Vì hạt nhân trong vật liệu có các tương tác điện từ với môi trường xung quanh nên sự dịch chuyển các mức năng lượng liên quan chặt chẽ đến tương tác với môi trường. Do đó, nếu ta đo được dịch chuyển năng lượng, ta có thể biết thông tin hóa, lý của vật liệu. Tuy nhiên có hai khó khăn trong việc xác định các thông tin đó là tương tác siêu tinh tế (Anh ngữ: hyperfine) giữa hạt nhân với môi trường xung quanh rất nhỏ và sự giật lùi của hạt nhân khi hấp thụ hoặc phát xạ tia γ.
Hãy xem xét một hạt nhân tự do, khi hấp thụ hoặc phát xạ tia γ, hạt nhân này sẽ bị giật lùi để bảo toàn mô men động lượng, điều này giống như khi ta bắn một viên đạn, khẩu súng sẽ bị giật về phía sau, khẩu súng càng lớn thì sự giật lùi càng nhỏ và ngược lại. Mossbauer đã khám phá ra rằng, nếu hạt nhân ở trong chất rắn thì khối lượng hiệu dụng của nó rất lớn. Nếu năng lượng tia γ đủ nhỏ thì sự giật lùi của hạt nhân sẽ thấp bằng năng lượng để tạo ra các dao động mạng trong chất rắn (tiếng Anh: phonon), và do đó, toàn bộ hệ sẽ bị giật lùi, điều này làm cho năng lượng giật gần như bằng không và hạt nhân trong chất rắn sẽ hấp thụ và phát xạ tia γ có năng lượng bằng nhau, ta có cộng hưởng. Trong hiệu ứng Mossbauer, nguồn phát tia γ là một nguồn phóng xạ, thường dùng là đồng vị Fe57 hoặc Co57. Nguồn này chuyển động tương đối với mẫu nghiên cứu, và do đó, năng lượng của tia γ sẽ bị thay đổi chút ít khi tốc độ nguồn thay đổi nhờ vào hiệu ứng Doppler.
Sơ đồ tách mức năng lượng hạt nhân do các tương tác siêu tinh tế khác nhau và phổ Mossbauer tương ứng
Nếu hạt nhân phát xạ tia γ ở nguồn phát và hạt nhân hấp thụ tia γ ở mẫu là đồng nhất (ví dụ cùng là Fe chẳng hạn) thì dịch chuyển năng lượng là đồng nhất và ta được một phổ hấp thụ như cột đồ thị thứ nhất trong hình với đỉnh cực đại tại vận tốc nguồn bằng 0. Câu hỏi là hiệu ứng này có thể đo được tương tác cực kỳ nhỏ bé giữa hạt nhân nguyên tử với môi trường hay không? Độ phân giải của hiệu ứng phụ thuộc vào sự mở rộng do việc hạt nhân hấp thụ tia γ nhảy lên trạng thái kích thích rồi ở đó một khoảng thời gian (gọi là khoảng thời gian sống trung bình) trước khi trở về trạng thái ban đầu kèm với việc phát xạ tia γ. Đối với Fe57, độ rộng vạch là 5×10-9 eV so với 14.4 keV của chùm tia γ tương ứng với chiều dầy của một tờ giấy so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Chính vì độ nhạy rất cao như thế mà hiệu ứng có thể thu được tương tác siêu tinh tế trong vật liệu.
Khi nghiên cứu một vật liệu nào đó ta cần phải điều chỉnh năng lượng của chùm tia γ đến sao cho có cộng hưởng xảy ra, người ta điều chỉnh năng lượng bằng cách cho nguồn phát tia γ chuyển động lại gần hoặc ra xa mẫu nghiên cứu với tốc độ vài mm/s. Năng lượng của chuyển động của nguồn phát cỡ mm/s là rất nhỏ so với vận tốc chuyển động của tia γ gần 3×1011 mm/s (vận tốc ánh sáng) chính là độ biến đổi cần thiết để thu được tương tác siêu tinh tế trong mẫu nghiên cứu. Khi hạt nhân của mẫu hấp thụ tia γ thì trạng thái năng lượng của nó bị thay đổi và sự thay đổi đó xảy ra theo ba cách khác nhau: dịch chuyển Isomer, tách mức tứ cực, và tách mức từ.
Dịch chuyển Isomer (còn gọi là dịch chuyển hóa học) xuất hiện do hạt nhân có một thể tích khác không, do đó, hàm sóng của điện tử khác không tại vị trí của hạt nhân làm xuất hiện một tương tác Coulomb giữa điện tử và hạt nhân làm thay đổi trạng thái hạt nhân. Đối với Fe chẳng hạn, nếu có nhiều điện tử d (lớp điện tử nằm bên trong hạt nhân) sẽ chắn hạt nhân với điện tử s (lớp điện tử nằm bên ngoài) làm cho tương tác hạt nhân - điện tử s bị yếu đi và các điện tử s sẽ trải rộng ra khỏi hạt nhân và hệ quả là mật độ điện tích của điện tử s bị giảm đi. Nếu môi trường điện tử s của hạt nhân phát xạ và hạt nhân hấp thụ khác nhau thì sẽ gây ra một sai khác về mức năng lượng cộng hưởng. Và ta sẽ thấy toàn bộ phổ bị dịch về phía trái hoặc phải so với điểm 0 (cột thứ hai trong hình). Dịch chuyển Isomer dùng để xác định các trạng thái hóa trị, các trạng thái liên kết, sự chắn của điện tử và độ âm điện. Ví dụ cấu hình điện tử của Fe+2 và Fe+3 tương ứng là (3d)6 và (3d)5 thì mật độ điện tử s của Fe+2 sẽ nhỏ hơn mật độ điện tử s của Fe+3 và do đó dịch chuyển Isomer của Fe+2 sẽ lớn hơn của Fe+3.
Tách mức tứ cực xuất hiện do phân bố điện tích xung quanh hạt nhân (có mô men xung lượng > 1/2) không phải là hình cầu. Sự phân bố điện tích không đối xứng đó tạo ra một điện trường không đối xứng (gradient điện trường) làm tách mức năng lượng của hạt nhân. Với đồng vị Fe57, trạng thái kích thích bị tách thành hai trạng thái 1/2 và 3/2 là xuất hiện hai vạch trong phổ Mossbauer (cột thứ ba).
Tách mức từ xuất hiện do hạt nhân có một mô men từ spin. Khi có mặt của từ trường sẽ xuất hiện một tương tác Zeeman giữa mô men từ hạt nhân với từ trường. Các điện tử có mô men từ do chuyển động của chúng trên quỹ đạo xung quanh hạt nhân gọi là mô men từ quỹ đạo, và chuyển động xung quanh mình chúng gọi là mô men từ spin. Nếu các lớp điện tử không bị lấp đầy hoàn toàn thì các mô men từ quỹ đạo, mô men từ spin và sự phân cực của mật độ spin tạo ra các từ trường nội tác dụng lên hạt nhân. Nếu tác dụng một từ trường ngoài thì đó là từ trường ngoại tác dụng lên hạt nhân. Tất cả các từ trường đó hợp lại làm xuất hiện sáu vạch phổ (cột cuối cùng trong hình). Vị trí của các vạch có liên quan đến độ lớn của các mức năng lượng nhưng cường độ của các vạch thì liên quan đến góc giữa tia γ và mô men spin hạt nhân. Giá trị tương đối của các vạch ngoài cùng - giữa - trong cùng là 3 - (4sin2q) / (1 + cos2q) - 1. Tức là tỷ lệ giữa vạch trong cùng và ngoài cùng luôn bằng 1/3, nhưng vạch giữa có thể có các giá trị từ 0 đến 4 phụ thuộc vào q là góc giữa mô men spin của hạt nhân và chùm tia γ. Đối với mẫu đa tinh thể vạch giữa có cường độ trung bình bằng 2 nhưng đối với mẫu đơn tinh thể hoặc dưới tác dụng của từ trường ngoài thì cường độ của các vạch này có thể cho các thông tin về hướng và độ trật tự từ.
Các tương tác Isomer, từ cực, từ và tổ hợp của chúng là các thông tin quan trọng của phổ Mossbauer.
Giấy quỳ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Giấy quỳ (pH indicator)
pH dưới 4.5 pH trên 8.3
đỏ ↔ xanh
Giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa, có màu gốc ban đầu là màu tím (nên còn được gọi là giấy quỳ tím), được sử dụng trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm độ pH. Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch, nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính, nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit.
[sửa] Cây địa y
On spruce branch
Lichen on a rock at Custer State Park, South Dakota, USA
Cây tú cầu
[sửa] Xem thêm
Phenolphthalein C20H14O4 không màu khi vào dung dịch kiềm sẽ hóa thành màu đỏ hồng
Phenolphthalein khi nhỏ acid
Phenolphthalein
Giấy ozon tẩm Kali Iodua KI và hồ tinh bột để nhận biết ozon màu xanh
Giấy fluoretxein để nhận biết Brôm.
Giấy nghệ để nhận biết Bo màu đỏ
Giấy quỳ còn được dùng gọi tắt cho giấy dát vàng quỳ để dát lên tranh
Sắc kí
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Sắc kí là một họ các kĩ thuật hoá học phân tích dùng để tách các chất trong một hỗn hợp. Nó bao gồm việc cho mẫu chứa chất cần phân tích trong "pha động", thường là dòng chảy của dung môi, di chuyển qua "pha tĩnh." Pha tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Khi các thành phần này di chuyển qua hệ thống với tốc độ khác nhau, chúng sẽ được tách khỏi nhau theo thời gian, giống như các vận động viên chạy maratông. Một cách lí tưởng, mỗi thành phần đi qua hệ thống trong một khoảng thời gian riêng biệt, gọi là "thời gian lưu."
Trong kĩ thuật sắc kí, hỗn hợp được chuyên chở trong chất lỏng hoặc khí và các thành phần của nó được tách ra do sự phân bố khác nhau của các chất tan khi chúng chảy qua pha tĩnh rắn hay lỏng. Nhiều kĩ thuật khác nhau đã được dùng để phân tích hợp chất phức tạp dựa trên ái tính khác nhau của các chất trong môi trường động khí hoặc lỏng và đối với môi trường hấp phụ tĩnh mà chúng di chuyển qua, như giấy, gelatin hay gel magnesium silicate.
Sắc kí phân tích được dùng để xác định danh tính và nồng độ các phân tử trong hỗn hợp. Sắc kí tinh chế được dùng để tinh chế các chất có trong hỗn hợp.
Mục lục [ẩn]
1 Lịch sử
2 Lí thuyết sắc kí
2.1 Mức lưu giữ
3 Các kĩ thuật sắc kí
3.1 Sắc kí giấy
3.2 Sắc kí lớp mỏng
3.3 Sắc kí khí-lỏng
3.4 Sắc kí trao đổi ion
3.5 Sắc kí ái tính ion kim loại bất động
3.6 Sắc kí lỏng hiệu năng cao
3.7 Sắc kí thẩm thấu gel
3.8 Sắc kí ái lực
4 Liên kết bên ngoài
[sửa] Lịch sử
Nhà thực vật học người Nga Mikhail Tsvet (Mikhail Semyonovich Tsvet) phát minh ra kĩ thuật sắc kí vào năm 1903 khi ông đang nghiên cứu về chlorophyll. Chữ sắc trong sắc kí có nghĩa là màu; nó vừa là tên của Tsvet trong nghĩa tiếng Nga, và vừa là màu của các sắc tố thực vật ông phân tích vào lúc bấy giờ. Tên này vẫn tiếp tục được dùng dù các phương pháp hiện đại không còn liên quan đến màu sắc.
Năm 1952 Archer John Porter Martin và Richard Laurence Millington Synge được trao giải Nobel Hoá học cho phát minh của họ về sắc kí phân bố. [1]
Kĩ thuật sắc kí phát triển nhanh chóng trong suốt thế kỉ 20. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguyên tắc nền tảng của sắc kí Tsvet có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều loại sắc kí khác nhau. Đồng thời, kĩ thuật thực hiện sắc kí cũng tiến bộ liên tục, cho phép phân tích các phân tử tương tự nhau.
[sửa] Lí thuyết sắc kí
Sắc kí là kĩ thuật phân tích chất khai thác sự khác biệt trong phân bố giữa pha động và pha tĩnh để tách các thành phần trong hỗn hợp. Các thành phần của hỗn hợp có thể tương tác với pha tĩnh dựa trên điện tích, độ tan tương đối và tính hấp phụ.
[sửa] Mức lưu giữ
Mức lưu giữ đo tốc độ một chất di chuyển trong hệ thống sắc kí. Ở các hệ thống liên tục như HPLC hay GC mà các hợp chất được chiết xuất bởi chất chiết xuất, mức lưu giữ được đo bằng thời gian lưu Rt hay tR, khoảng thời gian giữa tiêm và phát hiện. Ở các hệ thống ngắt quãng như TLC, mức lưu giữ được đo bằng hệ số lưu Rf, quãng đường di chuyển của hợp chất chia cho quãng đường di chuyển của chất chiết xuất (chạy nhanh hơn hợp chất cần phân tích).
Mức lưu giữ của một chất thường khác nhau đáng kể giữa các thí nghiệm và phòng thí nghiệm do dao động của chất chiết xuất, pha tĩnh, nhiệt độ và thiết kế của thí nghiệm. Vì vậy điều quan trọng là phải so sánh mức lưu giữ của hợp chất muốn khảo sát với một hoặc nhiều hợp chất chuẩn trong cùng điều kiện.
[sửa] Các kĩ thuật sắc kí
[sửa] Sắc kí giấy
[sửa] Sắc kí lớp mỏng
Sắc kí lớp mỏng (TLC _ thin layer chromatography) là kĩ thuật sắc kí khá nhanh gọn và tiện lợi. Nó giúp nhận biết nhanh được số lượng thành phần có trong hỗn hợp đem sắc kí. Trong phương pháp sắc kí lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác định nhờ so sách hệ số lưu của hỗn hợp Rf và hệ số lưu Rf của 1 số chất đã biết.
Bản sắc kí dùng trong sắc kí lớp mỏng TLC thường làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc bản plastic (chất dẻo)được phủ lên trên bằng 1 lớp chất rắn mỏng như silica gel, nhôm.
[sửa] Sắc kí khí-lỏng
[sửa] Sắc kí trao đổi ion
Sắc kí trao đổi Ion (IC) là một quá trình cho phép phân tách các ion hay các phân tử phân cực dựa trên tính chất của chúng. Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều hệ thống sắc kí ion của nhiều hãng nổi tiếng khác nhau. Đối với hệ Metrohm,miền Bắc có rất nhiều Viện nghiên cứu, Trung Tâm,...sử dụng các máy như 881, 882, 861,...còn Thành phố Hồ Chí Minh, có Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm đang sử dụng là 850 IC professional. Đây là hệ thống phân tích Ion có nhiều ưu điểm và tiện lợi cho phân tích viên: - Phân tích các Cation - Phân tích các Anion - Phân tích hợp chất: polyphosphate, tripolyphosphate,choline,... Khả năng phân tích ppb - ppm - % Độ chính xác cao. Đi kèm với phần mềm MagicNet dễ dàng sử dụng.
[sửa] Sắc kí ái tính ion kim loại bất động
[sửa] Sắc kí lỏng hiệu năng cao
Là phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng còn pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng đã phủ lên một chất mang rắn hay là một chất mang đã được biến đổibằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Qúa trình sắc kí lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ( rây phân tử)
[sửa] Sắc kí thẩm thấu gel
[sửa] Sắc kí ái lực
Sắc kí lớp mỏng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Sự tách biệt của mực đen bởi sắc kí lớp mỏngSắc kí lớp mỏng (thin layer chromatography - TLC) là một kĩ thuật sắc kí được dùng để tách các chất trong hỗn hợp[1]. Phương pháp sắc kí lớp mỏng bao gồm pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp phụ, thường là silica gel, aluminium oxide, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng chất trơ. Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong một dung môi thích hợp và được hút lên bản sắc kí bởi mao dẫn, tách dung dịch thí nghiệm dựa trên tính phân cực của các thành phần trong dung dịch.
Sắc kí lớp mỏng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
xét nghiệm độ tinh khiết của các hóa chất phóng xạ trong dược khoa
xác định các sắc tố trong tế bào thực vật
phát hiện thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng trong thức ăn, hoặc
nhận biết những hóa chất trong một chất cho sẵn
giám sát các phản ứng hữu cơ
Một số cải tiến có thể kết hợp phương pháp truyền thống để tự động hóa một vài bước, làm tăng độ dung giải của sắc kí lớp mỏng và cho số liệu chính xác hơn. Phương pháp này được gọi là sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (high performance TLC - HPTLC).
Mục lục [ẩn]
1 Chuẩn bị bản sắc kí
2 Kĩ thuật
3 Phân tích
4 Ứng dụng
5 Liên kết ngoài
6 Xem thêm
[sửa] Chuẩn bị bản sắc kí
Bản sắc kí được làm bằng cách trộn chất hấp phụ, như silica gel, với một lượng nhỏ chất trơ để kết dính, như calcium sulfate (thạch cao), và nước. Hỗn hợp này được trải ra như một lớp vữa đặc trên một bề mặt chất trơ, như thủy tinh, nhôm, hoặc nhựa. Bản sắc kí này sẽ được để khô và kích hoạt bằng cách nung nóng trong lò trong 30 phút ở nhiệt độ 110 °C. Độ dày của lớp hấp phụ thường là 0.1-0.25 mm cho hóa học phân tích, và khoảng 1-2mm cho sắc kí lớp mỏng dự bị. Trong mọi kĩ thuật sắc kí đều bao gồm 1 pha động và 1 pha tĩnh.
[sửa] Kĩ thuật
Sắc phổ của 10 tinh dầu được nhuộm màu bởi thuốc thử vanillinPhương pháp tiến hành giống với sắc kí giấy với lợi thế là nhanh hơn, tách hỗn hợp hiệu quả hơn, và có sự lựa chọn giữa các "pha tĩnh" khác nhau. Bởi tính đơn giản và nhanh, sắc kí lớp mỏng thường được dùng để giám sát các phản ứng hóa học và phân tích chất lượng sản phẩm của phản ứng.
Một vệt nhỏ dung dịch chứa mẫu thử được thấm lên bản sắc kí, khoảng 1 cm từ dưới lên. Bản sắc kí sau đó được nhúng vào một dung môi thích hợp, như ethanol hoặc nước, và được đặt vào trong một vật chứa có nắp. Dung môi di chuyển lên bản sắc kí bởi mao dẫn, gặp phải mẫu thử và dịch chuyển mẫu thử lên bản sắc kí. Các hợp chất khác nhau trong hỗn hợp mẫu thử dịch chuyển với tốc độ khác nhau do chúng có sức hút khác nhau đối với pha tĩnh, và độ tan khác nhau trong dung môi.
Các hợp chất được tách ra dựa trên sự cạnh tranh của chất tan và pha động để có được chỗ liên kết với pha tĩnh. Thí dụ, nếu silica gel được dùng như pha tĩnh, nó được xem là phân cực. Cho trước 2 hợp chất có tính phân cực khác nhau, chất nào có tính phân cực lớn hơn sẽ có sự liên kết với silica gel lớn hơn và vì thế sẽ có khả năng đẩy pha động ra khỏi các chỗ liên kết. Do đó, hợp chất có tính phân cực nhỏ hơn sẽ di chuyển lên cao hơn trên bản sắc kí (kết quả là hệ số lưu Rf sẽ lớn hơn). Nếu pha động được thay bằng một dung môi phân cực hơn hoặc là một hỗn hợp các dung môi, nó sẽ có khả năng để đẩy các chất tan ra khỏi chỗ liên kết với silica gel, và tất cả các hợp chất trên bản sắc kí sẽ dịch chuyển lên cao hơn. Trên thực tế, nếu chúng ta dùng một hỗn hợp ethyl acetate và heptane như là pha động, tăng thêm ethyl acetate sẽ cho hệ số lưu Rf cao hơn cho tất cả các hợp chất trên bản sắc kí. Thay đổi độ phân cực của pha động sẽ không làm các hợp chất có thứ tự di chuyển ngược lại trên bản sắc kí. Nếu muốn có một thứ tự ngược lại trên bản sắc kí, một pha tĩnh không phân cực sẽ được sử dụng, như là C18-chức năng hóa silica.
Quá trình sắc kí lớp mỏng: một hỗn hợp của một ho85p chất đỏ và một hợp chất lam được tách biệt trong quá trình sắc kí (dung môi màu xanh nhạt di chuyển lên trên bản sắc kí.Dung môi thích hợp dùng trong sắc kí lớp mỏng sẽ là một dung môi có tính phân cực khác với pha tĩnh. Nếu một dung môi phân cực được dùng để hòa tan mẫu thử trên một pha tĩnh phân cực, vệt nhỏ mẫu thử sẽ lan tròn do mao dẫn, và các vệt khác nhau có thể trộn lẫn vào nhau. Do đó, để hạn chế sự lan tròn của các vệt mẫu, dung môi được sử dụng để hòa tan mẫu thử phải không phân cực, hoặc phân cực một phần, nếu pha tĩnh phân cực, và ngược lại.
[sửa] Phân tích
Do một số hóa chất khi được tách ra sẽ trở nên không màu, một vài phương pháp được sử dụng để quan sát những vệt này:
Thông thường, một lượng nhỏ chất huỳnh quang, thường là maganese-activated zinc silicate, được cho thêm vào chất hấp phụ để có thể quan sát được những vệt này dưới ánh sáng đen (tia cực tím UV254). Lớp hấp phụ vì thế sẽ tự phát ra ánh sáng lục, nhưng các vệt mẫu sẽ làm tắt ánh sáng này.
Hơi Iodine cũng là một loại thuốc thử cho màu giống nhau.
Một số thuốc thử cho màu riêng biệt được dùng để nhúng bản sắc kí vào, hoặc phun lên bản sắc kí.
Trong trường hợp của chất béo, sắc phổ có thể sẽ được chuyển qua một màng polyvinylidene fluoride (PVDF) và sau đó sẽ được phân tích sâu hơn, chẳng hạn như khối phổ.
Một khi đã trở nên quan sát được, hệ số lưu Rf của mỗi vệt mẫu sẽ được xác định bằng cách chia khoảng cách di chuyển được của hợp chất cho khoảng cách di chuyển được của dung môi. Những số liệu này phụ thuộc vào các loại dung môi được sử dụng và các loại bản sắc kí, và không phải là hằng số.
[sửa] Ứng dụng
Trong hóa học hữu cơ, phản ứng được giám sát chất lượng bởi sắc kí lớp mỏng. Các mẫu thử được thấm lên bản sắc kí bằng một ống mao dẫn: một vệt nhỏ chất ban đầu, một vệt nhỏ từ hỗn hợp phản ứng, và một vệt nhỏ gồm cả 2 chất. Một bản sắc kí nhỏ (3 cm x 7 cm) sẽ mất khoảng khoảng hai, ba phút để vận hành. Quá trình này phân tích chất lượng và sẽ chỉ ra nếu chất ban đầu biến mất, sản phẩm được tạo thành, và bao nhiêu sản phẩm được tạo thành. Đáng tiếc rằng sắc kí lớp mỏng đối với các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp có thể cho ra kết quả không đúng, bởi vì các mẫu thử sẽ được làm ấm lên trong mao dẫn. Một trong những phản ứng như vậy là phản ứng khử ester bởi DIBALH thành aldehyde.
Một ví dụ là sắc kí được áp dụng cho một phần lá xanh (ở đây là rau chân vịt) qua 7 bước. Carotene tách ra nhanh chóng và chỉ quan sát được cho đến bước 2. Chlorophyll A và B hiện rõ ở giữa bản sắc kí trong bước cuối cùng và lutein là hợp chất đầu tiên nhuộm màu vàng lên bản sắc kí.
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Trong một nghiên cứu, sắc kí lớp mỏng đã được sử dụng để lọc phản ứng hóa học hữu cơ[2], như tổng hợp BINAP từ 2-naphtol. Trong phương pháp này, cồn và dung dịch xúc tác (chẳng hạn như iron(III) chloride được đặt riêng rẽ trên đường gốc, sau đó phản ứng với nhau và được phân tích ngay lập tức.
Nồng độ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nồng độ là khái niệm cho biết lượng hóa chất trong một hỗn hợp, thường là dung dịch.
Mục lục [ẩn]
1 Các khái niệm
2 Hệ thống định tính
3 Hệ thống định lượng
3.1 Phần trăm khối lượng
3.2 Phần trăm khối lượng-thể tích
3.3 Phần trăm thể tích thể tích
3.4 Nồng độ mol
3.5 Nồng độ molan
3.6 Molinity
3.7 Nồng độ chuẩn
3.8 Tỉ lệ mol
3.9 Nồng độ chính tắc (formal)
[sửa] Các khái niệm
Dung dịch bao gồm chất tan và dung môi. Chất tan càng nhiều trong một lượng dung môi cố định, thì nồng độ càng cao. Nồng độ đạt giá trị cao nhất, ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bảo hòa, có nghĩa chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch.
Nếu chất tan được thêm vào một dung dịch đã bão hoà, nó sẽ không tan nữa mà sẽ xảy ra hiện tượng phân cách pha (tiếng Anh: phase separation), dẫn đến các pha đồng tồn tại hoặc tạo huyền phù (còn gọi là thể vẩn). Điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan.
Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi, ví dụ bằng cách cho bay hơi có điều kiện. Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan.
Nồng độ có thể được biểu thị định tính hoặc định lượng.
[sửa] Hệ thống định tính
Các cốc chứa thuốc nhuộm đỏ biểu thị thay đổi nồng độ định tính. Dung dịch về phía trái loãng hơn dung dịch về phía phải.Về mặt định tính, dung dịch có nồng độ tương đối thấp được miêu tả với các tính từ "loãng," trong khi dung dịch có nồng độ cao được miêu tả là "đậm đặc." Theo lệ thường, một dung dịch màu càng cô đặc thì có màu càng đậm.
[sửa] Hệ thống định lượng
Hệ thống định lượng của nồng độ mang nhiều thông tin và hữu ích từ góc độ khoa học. Có nhiều cách khác nhau để biểu thị nồng độ một cách định lượng; các cách thông dụng nhất trong số đó được liệt kê bên dưới.
Lưu ý: Nhiều đơn vị nồng độ cần đo thể tích của một chất, số đo này lại thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất xung quanh. Nếu không được ghi rõ, tất cả các trường hợp bên dưới đều được giả định ở được đo ở áp suất và nhiệt độ trạng thái chuẩn (nghĩa là 25 độ C ở 1 atmosphere).
[sửa] Phần trăm khối lượng
Phần trăm khối lượng biểu thị khối lượng một chất có trong hỗn hợp theo phần trăm của chất đó trong toàn bộ hỗn hợp. Thí dụ: nếu một chai chứa 40 g ethanol và 60 g nước, nó chứa 40% ethanol theo khối lượng. Trong thương mại, các hoá chất lỏng đậm đặc như acid và base thường được ghi nhãn hiệu theo phần trăm khối lượng cùng với tỉ trọng. Trong các tài liệu cũ nó thường được gọi là phần trăm khối lượng-khối lượng (viết tắt w/w).
[sửa] Phần trăm khối lượng-thể tích
Phần trăm khối lượng-thể tích, (thường được viết tắt % m/v hay % w/v) biểu thị khối lượng chất trong một hỗn hợp theo phần trăm thể tích của toàn bộ hỗn hợp. Phần trăm khối lượng-thể tích thường được dùng cho các dung dịch pha từ thuốc thử rắn. Nó là khối lượng chất tan (g) nhân với 100 và chia cho thể tích dung dịch (mL).
[sửa] Phần trăm thể tích thể tích
Phần trăm thể tích thể tích hay % (v/v) biểu thị thể tích của chất tan theo mL trong 100 mL dung dịch kết quả. Nó thường dùng nhất khi pha 2 dung dịch lỏng. Thí dụ, bia có 5% ethanol theo thể tích nghĩa là mỗi 100 mL bia chứa 5 mL ethanol.
[sửa] Nồng độ mol
Nồng độ mol thể tích (nồng độ phân tử gam), kí hiệu M, biểu thị số mol của một chất tan cho trước trong 1 lit dung dịch. Thí dụ: 4,0 lit dung dịch chứa 2,0 mol hạt tan tạo thành dung dịch 0,5 M, còn gọi là 0,5 phân tử gam ("0,5 molar"). Sử dụng mol có nhiều ưu điểm vì nó cho phép đo số tuyệt đối các hạt có trong dung dịch, bất kể khối lượng và thể tích của chúng.
[sửa] Nồng độ molan
Nồng độ mol khối lượng (m) biểu thị số mol của một chất cho trước trong 1 kilogam dung môi. Thí dụ: 2,0 kg dung môi chứa 1,0 mol hạt tan, tạo thành dung dịch có nồng độ 0,5 mol/kg, còn gọi là "0,5 molal."
Ưu điểm của nồng độ mol khối lượng là nó không thay đổi theo nhiệt độ, và nó liên hệ với khối lượng dung môi hơn là thể tích dung dịch. Thể tích tăng khi nhiệt độ tăng dẫn đến giảm nồng độ mol thể tích. Nồng độ mol khối lượng luôn luôn hằng định bất kể các điều kiện vật lí như nhiệt độ và áp suát.
[sửa] Molinity
Molinity là thuật ngữ hiếm dùng, biểu thị chỉ số mol một chất cho trước trong 1 kilogam dung dịch. Thí dụ: thêm 1,0 mol của các hạt hoà tan vào 2,0 kg chất tan, khối lượng tổng cộng là 2,5 kg; khi đó molinity của dung dịch là 1,0 mol / 2,5 kg = 0,4 mol/kg.
Lưu ý: molarity và molinity được tính dùng thể tích toàn bộ dung dịch, còn molality được tính chỉ dùng khối lượng của dung môi.
[sửa] Nồng độ chuẩn
Nồng độ chuẩn là một khái niệm có liên hệ với nồng độ mol thể tích, thường được áp dụng cho các phản ứng và dung dịch axít-bazơ. Trong phản ứng axít-bazơ, đương lượng (equivalent) là lượng acid hoặc bazơ có thể nhận hoặc cho đúng 1 mol proton (ion H+). Nồng độ chuẩn cũng được dùng cho phản ứng oxi hoá-khử, trong đó đương lượng là lượng tác nhân oxi hoá hoặc khử có thể nhận hoặc cung cấp một mol electron.
Nếu như nồng độ mol thể tích đo số hạt trong một lit dung dịch, nồng độ chuẩn đo số đương lượng trong một lit dung dịch.
Trong thực hành, điều này chỉ có nghĩa là nhân nồng độ mol thể tích của dung dịch với hoá trị của chất tan ion. Đối với phản ứng oxi hoá-khử thì hơi phức tạp hơn một chút.
Thí dụ: 1 M axít sulfuric (H2SO4) là 2 N trong phản ứng acid-bazơ vì mỗi mol axít surfuric cung cấp 2 mol ion H+. Nhưng 1 M axít sulfuric là 1 N trong phản ứng kết tủa sulfate, vì 1 mol axít sulfuric cung cấp 1 mol ion sulfate.
Lưu ý: Đối với phản ứng axít-bazơ, nồng độ chuẩn luôn bằng hoặc lớn hơn nồng độ mol thể tích; còn đối với phản ứng oxi hoá-khử thì nó luôn bằng hoặc bé hơn nồng độ mol thể tích.
[sửa] Tỉ lệ mol
Tỉ lệ mol χ (chi) là số mol chất tan tính theo tỉ lệ với tổng số mol trong dung dịch. Thí dụ: 1 mol chất tan hoà tan trong 9 mol dung môi sẽ có tỉ lệ mol 1/10 hay 0,1.
[sửa] Nồng độ chính tắc (formal)
Nồng độ chính tắc (F) là một cách đo nồng độ tương tự như nồng đổ mol thể tích. Nó hiếm được dùng. Nó tính toán dựa trên lượng hoá chất của công thức cấu tạo trong một lit dung dịch. Sự khác biệt giữa các nồng độ chính tắc và mol thể tích là nồng độ chính tắc biểu thị số mol của công thức hoá học nguyên thuỷ trong dung dịch, mà không xét đến các thực thể thực sự tồn tại trong dung dịch. Nồng độ mol thể tích, trái lại, là nồng độ các thực thể trong dung dịch.
Thí dụ: nếu hoà tan calcium carbonate (CaCO3) trong 1 lit nước, hợp chất phân li thành các ion Ca2+ và CO32-. CO32- tiếp tục phân li thành HCO3- và H2CO3. Thực tế không có CaCO3 còn lại trong. Vì vậy, mặc dù ta thêm 1 mol CaCO3 vào dung dịch, dung dịch lại không chứa 1 M chất này; tuy vậy, ta vẫn có thể nói dung dịch chứa 1 F CaCO3
Phân tích As bằng phương pháp AAS
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
Phương pháp AAS được viết tắt từ phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometric). Các nguyên tử ở trạng thái bình thường thì chúng không hấp thu hay bức xạ năng lượng nhưng khi chúng ở trạng thái tự do dưới dạng những đám hơi nguyên tử thì chúng hấp thu và bức xạ năng lượng. Mỗi nguyên tử chỉ hấp thu những bức xạ nhất định tưng ứng với những bức xạ mà chúng có thể phát ra trong quá trình phát xạ của chúng. Khi nguyên tử nhận năng lượng chúng chuyển lên mức năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích. Quá trình đó gọi là quá trình hấp thu năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ của nguyên tử đó. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thu nguyên tử.
Do As và hợp chất của nó có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp nên ta thường chọn hệ thống nguyên tử hóa mẫu bằng phương pháp ngọn lửa đèn khí Ar-H2¬ có nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu khoảng 3700 độ C, với độ nhạy cao khoảng 0.5µg/ml, giới hạn phát hiện 0.2µg/ml, khoảng xác định 1-50µg/ml.
Mục lục [ẩn]
1 Các bước chuẩn bị phân tích bằng AAS
2 Chuẩn bị dung dịch mẫu
3 Thiết bị và qui trình phân tích bằng AAS
3.1 Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc
3.2 Hệ thống nguyên tử hóa mẫu
4 Quy trình phân tích
4.1 Hóa chất
4.2 Mở máy
4.3 Xác định đường chuẩn
4.4 Chuẩn bị mẫu và chuẩn Asen
4.5 Xác định Asen bằng NaBH4
4.6 Tính toán kết quả
5 Nguyên tử hóa bằng nhiệt điện
5.1 Vận hành máy
5.2 Chuẩn hóa thiết bị
5.3 Xác định As bằng AAS với lò nhiệt điện
[sửa] Các bước chuẩn bị phân tích bằng AAS
Chuẩn bị:
Hệ thống đèn phát ra nguồn sáng hấp thu
Hệ thống nguyên tử hóa mẫu
Hệ thống gương lọc sắc
Bộ đơn sắc
Bộ phát hiện
Computer
Dung dịch mẫu
[sửa] Chuẩn bị dung dịch mẫu
Lấy mẫu
Mẫu nước giếng được lấy và được bảo quản trong bình định mức bằng thủy tinh đã được rửa bằng HCl 2M, được đậy kín tránh để mẫu tiếp xúc với ôxy không khí tạo ra kết tủa FeAsO4 và các hợp chất bay hơi, các ion kim loại ảnh hưởng trong suốt quá trình bảo quản và xử lí mẫu khác ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Bảo quản mẫu
Mẫu được bảo quản ngay sau khi lấy mẫu bằng cách axít hóa mẫu phân tích bằng dung dịch HNO3 đậm đặc đến pH<2 mục đích là để hòa tan các hợp chất khó tan của mẫu như As2O3 về dạng tan H3AsO3 hay H3AsO4, thuận tiện trong quá trình bảo quản mẫu. Mẫu được bảo quản trong tủ giữ mẫu.
Xử lí mẫu.
Do mẫu có chứa những phần tử lơ lững hoặc các hợp chất hữu cơ do đó cần phải được xử lí trước khi phân tích gồm: lọc mẫu, axít hóa bằng HNO3 đến pH<2 rồi đem đo trên phép đo AAS. Nếu mẫu có chứa các hợp chất khó tan của kim loại cần phân tích thì ta cần phá mẫu trước khi lọc nhằm đảm bảo kết quả phân tích.
[sửa] Thiết bị và qui trình phân tích bằng AAS
[sửa] Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc
Chọn hệ thống đèn catot rỗng (HCl). Đèn này được cấu tạo gồm ba phần chính:
Thân đèn và cửa sổ
Các điện cực catot và anot
Khí trong đèn.Đó là khí trơ He, Ar, N2
Anot được cấu tạo bằng kim loại trơ và bền nhiệt như W hay Pt. Catot được chế tạo có dạng hình xylanh hay hình ống rỗng có đường kính từ 3-5 mm. Dài 5-6 mm và chính bằng kim loại cần phân tích với độ tinh khiết cao (ít nhất 99.9%). Dây dẫn của catot cũng là kim loại W hay Pt. cả hai điện cực được gắn chặt trên bệ đỡ của thân đèn và cực catot phải nằm đúng trục xuyên tâm của đèn. Nguồn nuôi là nguồn một chiều có thế 220-240 V.
Nguyên tắc làm việc
Khi đèn làm việc, catot được nung đỏ, giữa catot và anot xảy ra sự phóng điện liên tục. Do sự phóng điện đó mà một số phân tử khí bị ion hóa. Các ion vừa được sinh ra sẽ tấn công vào catot làm bề mặt catot nóng đỏ và một số nguyên tử kim loại trên bề mặt catot bị hóa hơi và nó trở thành những nguyên tử kim loại tự do. Khi đó dưới tác dụng của nhiệt độ trong đèn HCl đang được đốt nóng đỏ, các nguyên tử kim loại này bị kích thích và phát ra phổ phát xạ của nó. Đó chính là phổ vạch của chính kim loại làm catot rỗng. Nhưng vì trong điều kiện làm việc đặc biệt của môi trường khí trơ có áp suất thấp, nên phổ phát xạ đó chỉ bao gồm các vạch nhạy của kim loại đó.
[sửa] Hệ thống nguyên tử hóa mẫu
Quá trình nguyên tử hóa trong ngọn lửa gồm hai bước kế tiếp nhau.
Bước 1 là chuyển dung dịch mẫu phân tích thành thể các hạt nhỏ như sương mù trộn đều với khí mang và khí cháy. Quá trình này được gọi là quá trình aerosol hóa hay nebulize hóa.
Bước 2 là dẫn hỗn hợp aerosol cùng hỗn hợp khí đốt vào đèn để nguyên tử hóa. Hệ thống này gọi là Nebulizer system, nó gồm hai phần chính:
Đèn để nguyên tử hóa mẫu (burner head)
Buồng aerosol hóa mẫu theo hai loại kỹ thuật:
Aerosol hóa mẫu theo kỹ thuật pneumatic-mao dẫn: Kỹ thuật này người ta dung hệ thống Nebulize và khí mang để tạo ra thể sol khí của mẫu phân tích nhờ hiện tượng mao dẫn. Trước hết nhờ ống mao dẫn S và dòng khí mang K mà dung dịch mẫu được dẫn vào buồng aerosol hóa. Trong buồng này, dung dịch mẫu được đánh tung thành thể bụi nhờ quả bi E và cánh quạt Q, rồi được trộn đều với hỗn hợp khí đốt và được dẫn lên đèn nguyên tử hóa.
Aerosol hóa mẫu bằng siêu âm: Theo kỹ thuật này, để aerosol hóa mẫu phân tích người ta dung hệ thống siêu âm có tần số 1-4.5MHz. Dưới tác dụng của lực siêu âm, mẫu dung dịch được phân tán thành những hạt rất nhỏ và trộn đều với hỗn hợp khí để dẫn lên đèn nguyên tử hóa.
[sửa] Quy trình phân tích
[sửa] Hóa chất
Dung dịch NaBohydrua (NaBH4): hoà tan 8g NaBH4 trong 20ml NaOH 0.1N pha chế hằng ngày. Dung dịch NaI hòa tan 50g NaI trong 100ml nước cất, pha chế hằng ngày, có thể thay bằng KI cùng lượng tương ứng H2SO4 18N ( ứng với H2SO2 tỉ lệ 1:1) H2SO4 2.5N: rót cẩn thận 35ml H2SO4 vào 400ml nước cất, để nguội, định mức đến 800ml. Dung dịch K2S2O8 5%: hòa tan 25g K2S2O8 trong 800ml nước cất đựng trong bình thủy bảo quản trong tủ lạnh, pha chế hàng tuần. Acid Nitric HNO3 đậm đặc Acid percloric HClO4 Acid clohidric HCl Khí Ar/N2, Ar/He
Dung dịch chuẩn As vô cơ:
Dung dịch chuẩn gốc As(III) hòa tan 1.32g As2O3 trong mẫu nước cất có chứa 4g NaOH. Định mức tới 1000ml (1ml chứa 1mg As(III)).
Dung dịch chuẩn làm việc As(III): pha loãng 10ml dd chuẩn gốc As(III) tới 1000ml bằng nước cất có pha loãng 5ml HCl đđ (1ml chứa 10mg As(III))
Dung dịch chuẩn As(III) pha loãng 10ml dd chuẩn tới 1000ml bằng nước cất có chứa 2-5ml HNO3đđ (1ml chứa 0.1mg As(III)).
Dung dịch chuẩn As(V):
Dung dịch gốc: Hòa tan 1.534g As2O5 trong mẫu nước cất chứa 4g NaOH pha loãng đến 1000ml(1ml chứa 1mg As(V)).
Dung dịch chuẩn làm việc As(V) : pha loãng dd gốc 100 lần (1ml chứa 10mg As(V))
Pha dung dịch chuẩn: pha loãng dung dịch chuẩn làm việc 100 lần (1ml chứa 0.1mg As(V))
Dung dịch chuẩn As hữu cơ:
Hòa tan 1.842g (CH3)2AsOOH (acid dimethylarsenic) trong nước chứa 4g NaOH pha loãng đến 1000ml (1ml chứa 1mg As). Chú ý kiểm tra độ tinh khiết của acid theo dung dịch As tiêu chuẩn (50-100mg/l) bằng quang phổ hấp thu nguyên tử. Dung dịch chuẩn làm việc As hữu cơ: Pha chế như trên (1ml chứa 10mg As). Dung dịch chuẩn As hữu cơ: Pha chế như trên (1ml chứa 0.1mg As)
[sửa] Mở máy
Lấp máy theo tài liệu hướng dẫn dùng máy, nối bình phản ứng với sụt khí. Điều chỉnh tốc độ dòng khí là 2 l/phút. Nếu có ống làm khô nối giữa bình phản ứng và ống nguyên tử hóa mẫu thì dùng CaCl2 thay vì sử dụng CaSO4 vì nó giữ SeH4 lại. Trước khi dùng hệ sinh khí hydrua phải xác định thong số máy tối ưu. Phun dung dịch chứa Asen vào ngọn lửa để điều chỉnh vị trí ống nguyên tử hóa sao cho đạt mật độ quang cực đại. Phun dung dịch trắng cho đến khi loại hoàn toàn dung dịch lưu lại. Xác định tốc độ khí mang, nồng độ và tốc độ nhỏ giọt NaBH4, thể tích dung dịch và tốc độ khuấy để đạt được tốc độ hydrua hóa cực đại nếu sử dụng dung dịch ống thạch anh cần chọn nhiệt độ tối ưu. Việc nhỏ giọt NaBH4 quá nhanh hydrua thoát ra nhanh sẽ làm mất cân bằng hệ. Khi tốc độ khí mang quá lớn thì tính hiệu hấp thu sẽ giảm. Nên dùng bước sóng 193.7 nm cho Asen.
[sửa] Xác định đường chuẩn
Lấy 0.00; 1.0; 2.0; 10; 15; 20 dung dịch làm việc Asen (III) pha loãng đến 100ml bằng dung dịch HNO3 (2-5ml HNO3 đặc trong 1l nước cất) ta thu dãy chuẩn với nồng độ từ 0, 1, 2, 5, 10, 15, 20mg Asen (III)/l pha dung dịch chuẩn hằng ngày.
[sửa] Chuẩn bị mẫu và chuẩn Asen
Để xác định lại độ tái hiện hoàn toàn của Asen làm theo hai bước trên. Trong bình Berzelin dung tích 200ml, trong 50ml mẫu chuẩn thêm vào 7ml mẫu chuẩn bằng Asen(III) (dung dịch chuẩn được pha chế bằng cách lấy 10ml dung dịch làm việc vào cốc có mỏ và pha chế thành 50ml thêm vào đó 7ml H2SO4 18N và 5ml HNO3 đặc. Sau đó đem cô cho đến khi xuất hiện khí SO3. Duy trì điều kiện oxy hóa bằng cách thêm vào liên tục HNO3 vào để tránh cho dung dịch không bị đậm màu. Khi phân hủy hoàn toàn dung dịch sẽ có màu sáng. Để nguội thêm vào đó 25ml nước cất và 1 ml HClO4 và lại cô tiếp để loại hết khí oxit nitơ (cho đến khi bốc khói SO3). Chú ý cẩn thận khi tiếp xúc với HClO4. Kiểm tra hiệu quả quá trình phân hủy bằng cách cho thêm 5ml dung dịch chuẩn Asen hữu cơ vào 50ml mẫu và xác định tốc độ tái hiện. Xử lí các mẫu chuẩn theo toàn bộ quy trình để đánh giá độ tái hiện tổng số và độ tái hiện trung bình của Asen trong axit clohydric phải trên 80%. Một cách khác có thể dùng bình kjeldahl để phân hủy trong việc xác định độ tái hiện tổng số của Asen bằng cách nâng cao hiệu suất mẫu. Sau lần cô cuối cùng pha loãng mẫu bằng nước cất tới 50ml.
Chuẩn bị mẫu và dãy chuẩn để đo tổng Asen
Lấy 50ml dung dịch mẫu hoặc chuẩn cho vào bình Berzelin 200ml thêm vào 1ml H2SO4 2.5N và 5ml dung dịch K2S2O8¬ 5% cô nhẹ trên bếp cách cát khi còn khoảng 30-40 phút không được để dung dịch cô cạn. Cách khác có thể đun dung dịch trong autoclave ở 120oC trong 1 giời. Sau khi phân hủy xong pha loãng tới 50ml để đo asen kiểm tra hiệu suất phân hủy bằng cách xác định độ tái hiện của acid cacolodic nếu thấp thì phải phân hủy lại và dung lượng K2S2O8 gấp đôi.
[sửa] Xác định Asen bằng NaBH4
Thêm 5ml HCl đặc vào 50ml chuẩn hoặc mẫu đã bị phân hủy trong bình Berzelin 200ml và khuấy đều thêm tiếp 5ml NaI và khuấy tiếp ít nhất 30 phút, lấy ống sục khí, phểu nhỏ giọt và ống thoát khí vào bình berzelin, mở máy ghi cho đến khi đường nền ổn định. Trong lúc sục khí để đuổi tất cả kim loại ra khỏi bình phản ứng, thêm 0.5ml NaBH4 vào bình. Tín hiệu tăng nhanh và rồi giảm. Khi tín hiệu trở lại nền, lấy bình ra, rửa ống phun bằng nước rồi tiếp tục làm với chuẩn để kiểm tra tín hiệu, kiểm tra các chất gây ảnh hưởng hóa học làm giảm tín hiệu của Asen bằng cách xử lí mẫu đã phân hủy vởi dung dịch Asen (III) có nồng độ 10mg/l. Độ tái hiện trung bình phải đạt 90%.
[sửa] Tính toán kết quả
Dựng đường chuẩn độ cao của pic theo nồng độ chuẩn. Xác định nồng độ mẫu theo đường chuẩn nếu mẫu có pha loãng trước khi phân hủy thì phần kết quả đo được với hệ số pha loãng. Tóm tắc qui trình xác định Asen bằng AAS với hệ tạo khí hydrua:
Nguyên tắc
Asen được khử một cách định lượng về trạng thái khí hydrua AsH3 bằng NaBH4 và khí tạo thành đi theo dòng khí trơ vào bộ phận nguyên tử hóa của máy AAS (ống thạch anh trên ngọn lửa dòng khí O2/N2).
Thiết bị
Hệ thống tạo khí hydrua, máy AAS, đèn catod rỗng Asen, đèn đơteri hiệu chỉnh.
Thuốc thử
Khí mang Ar hoặc N2 HCl 12N; KI 20%; tinh thể NaBH4 Dung dịch chuẩn gốc Asen 1 g/l. Pha loãng 100 lần asen 10 mg/l và pha loãng tiếp 100 lần asen 0.1 mg/l
Dựng đường chuẩn
Dãy chuẩn được chuẩn bị trong bình dịnh mức 100 ml theo thứ tự sau:
Số bình định mức Trắng 2 3 4
Dung dịch chuẩn 0.1 mg/l Asen (ml) 0 10 20 40
Nước cất định mức đến vạch 100 100 100 100
Nồng độ Asen tương ứng (mg/l) 0 10 20 40
[sửa] Nguyên tử hóa bằng nhiệt điện
Kỹ thuật này rất thích hợp để phân tích các nguyên tố cỡ hàm lượng vi lượng 5ppm và siêu vi lượng như As
Nếu phân tích nước bề mặt, nước tinh khiết thì lò graphic được điều chỉnh trương trình nhiệt độ gồm ba bước vì mẫu chứa hàm lượng nhỏ các chất hòa tan. Đối với nước muối nước biển, nước thải chứa nhiều các chất khác thì sử dụng trương trình gia nhiệt trên 7 bước. Cần dùng ống graphic có gắn tắm gá để giảm các loại nhiễu nền và tăng độ nhạy.
Một số hóa chất và dung dịch thường dùng bằng lò graphic:
Nước cất không chứa kim loại
Acid chloclohydric, HCl (1:1) đậm đặc
Acid HNO3 (1:1) đậm đặc
Dung dịch chỉ thị hiệu chỉnh nền
Điều chế thuốc thử
Mg(NO3)2 10000mg/l: hòa tan 10.57 Mg(NO3)2.6H2O trong nước và pha loãng tới 100ml
Ni(NO3)2 10000mg/l: hòa tan 4.96g Ni(NO3)2.6H2O trong nước pha loãng tới 100ml
H3PO4 10%: cho 10ml H3PO4 đđ vào nước thành 100ml
Pd(NO3)2 4000mg/l: hòa tan 8.89g Pb(NO3)2.H2O trong nước và pha loãng tới 1000ml
HNO3 4%: 40ml HNO3 pha loãng bằng nước với bình định mức 100ml.
Xử lí mẫu: Tất cả các dụng cụ thủy tinh dùng để chứa mẫu hóa chất và chuẩn bị mẫu phải được rửa bằng HNO3(1:1) và phải tráng bằng nước cất. Công việc xử lí mẫu và đo được thực hiện trong phòng thí nghiêm sạch không bụi để tránh ô nhiễm mẫu.
Phân tích As hòa tan: cho 1ml H2O2 vào 100ml mẫu và 1ml thể tích dd Ni(NO3)2 dự trữ thích hợp trước khi đem đo. Những kim loại còn lại không cần cho dd hiệu chỉnh nền.
Phân tích tổng số As: Cho vào cốc 100ml mẫu 1ml HNO3đđ và 2ml H2O2 30%. Đun nhẹ trên bếp 70-80 độ C đến thể tích còn khoảng 50ml-để nguội cho một lượng thích hợp muối Ni là chất hiệu chỉnh nền. Định mức 100ml. Đồng thời chuẩn bị mẫu trắng.
[sửa] Vận hành máy
Đặt các thong số vận hành thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng hiệu chỉnh nền khi xác định các nguyên tố tại các bước sóng ngắn hoặc mẫu chứa hàm lượng chất tan cao, thường không sử dụng bước sóng lớn hơn 350nm.
Chọn tốc độ khí trơ thích hợp.
Ở giai đoạn làm khô đặt nhiệt độ lân cận dưới nhiệt độ sôi của dung môi.
Chọn nhiệt độ nguyên tử hóa.
[sửa] Chuẩn hóa thiết bị
Dùng dung dịch chuẩn dự trữ để pha các dung dịch chuẩn có nồng độ dự kiến. Loại dãy chuẫn được chuẩn bị hằng ngày. Cần chuẩn bị mẫu trắng và dãy dung dịch chuẩn ít nhất có ba nồng độ khác nhau nằm trong khoản phân tích phù hợp với thiết bị và với nồng độ chất cần phân tích trong dung dịch đo.
Chú ý: Thành phần có trong chuẩn càng tương tự với mẫu chuẩn càng tốt. Vì vậy có thể thêm lượng acid tương đương. Tiêm vào lò một lượng dung dịch chuẩn và mẫu, sau vài lần tiêm mẫu phải tiêm chất chuẩn để kiểm tra đọ lặp lại của phương pháp. Người ta có thể sử diụng phương pháp đo trực tiếp với xây dựng đường chuẩn hoặc phương pháp thêm chuẩn, phương pháp này chỉ có giá trị khi nồng độ nằm trong vùng tuyến tính.
[sửa] Xác định As bằng AAS với lò nhiệt điện
Nguyên tắc: Mẫu được đưa vào lò tại đây mẫu được nung ra nóng chảy và sau đó muối As được phân li thành trạng thái As nguyên tử.
Thiết bị: Lò nguyên tử, máy AAS, đèn catot rỗng AAS và đèn đơtơri hiệu chỉnh nền, máy ghi.
Thuốc thử: dd Ni(NO3)2 2%. Chuẩn gốc As 1g/l pha loãng 100lần- 10mg/l, tiếp tục pha loãng 100 lần- 0.1mg/l.
Dựng đường chuẩn:
Dãy chuẩn được chuẩn bị trong bình định mức 100ml theo thứ tự sau:
Bình định mức Trắng 2 3 4
Chuẩn As 0.1mg/l 0 10 20 40
Ni(NO3)2 2ml 10 10 10 10
Nước cất đến vạch 100 100 100 100
Nồng độ As(mg/l) 0 10 20 40
Tiêm 10ml các bình vào lò và tiếp tục như phần sau:
Tiến hành phân tích: Trộn 10ml mẫu với 1ml Ni(NO3)2. Tiêm 10ml vào lò loại nước ở 130 độ C trong vòng 60s. Nung chảy ở 850 độ C trong 40s và tiếp tục nguyên tử hóa ở 2500 độ C trong 30s. Đo độ hấp thu ở bước sóng 193.7nm.
Kết quả được tính theo mg/l. Chú ý của phươngpháp này là 2 µg/l.
Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_t%C3%ADch_As_b%E1%BA%B1ng_ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_AAS"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top