Hoa Một Cánh


Ở nơi địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn là một trong những tỉnh giáp ranh với Trung Quốc . Nơi  mà có đầy sự khó khăn về địa lý, khí hậu và cả kinh tế. Nơi mà nhận thức còn lạc hậu , nghèo đói , dân bản thưa thớt . Con người ở đây sống chủ yếu làm nương rẫy .Quanh năm, suốt tháng chỉ biết trồng trọt nhưng vẫn không đủ ăn .

  Những năm đầu 1984 , tại đây có một bản chỉ có ba mươi hộ gia đình sinh sống. Vì kinh tế khó khăn nên có ba hộ gia đình đã chọn cách rời bản đi canh tác , làm ăn xa. Ba hộ này cũng là người ở  vùng khác tới đây sống , sau khi đất nước kết thúc cuộc chiến tranh đầy gian khổ . Họ chung sức , góp của để cùng nhau làm ăn . Họ vào rừng sâu phát rẫy trồng hoa màu và săn thú rừng . Cứ vài năm họ mới về bản một lần để thăm lại những người thân , làng xóm.

  Vẫn như thường ngày, hôm nay vợ chồng Ông Bắc ,Bà Thuận lại lên rẫy về. Họ có một cái chòi lá nhỏ ở trên rẫy. Cứ tối đến họ ngủ ở đó canh những cây ngô , cây sắn khỏi bị thú rừng tới phá. Lúc này cũng khoảng thời gian tờ mờ sáng, con đường họ đi thì gập ghềnh , có rất nhiều đá với thác nước nhỏ chặn ngang, ở đoạn đường đó còn phải qua  một dòng suối dài , đó là một dòng suối nước trong veo . Nước chảy từ trên cao xuống và cũng không ai biết nó chảy tới nơi nào. Dòng suối này không bao giờ cạn ngay cả khi trời nắng hạn . Dòng suối cung cấp nước  uống và sinh hoạt cho con người và các loại động vật ở đây.

  Lúc hai vợ chồng đi tới con suối. Họ ngồi dừng chân nghỉ ngơi uống nước. Ông Bắc bổng nhìn thấy một vật gì đó đang trôi ở đầu suối xuống . Ông bèn gọi Bà Thuận tới , hai người dùng thân cây khô, cố đón đầu để kéo vào thử xem là gì . Khi hai vợ chồng kéo vào thì họ há hốc mặt mày, bốn mắt nhau . Họ vừa sợ , vừa lo lắng, miệng không nói nên lời , chỉ biết nhìn nhau .

  Đó là một bé gái khoảng chừng 7- 8 tuổi . Hai người kiểm tra xem cô bé còn sống hay không ? Thật may mắn khi cô bé còn thở. Cô bé còn bị thương nặng . Cơ thể cô bé bị gai đâm , trầy xước, một cánh tay còn bị mất vẫn còn đẫm máu. Lúc này hai người nghĩ rằng đứa bé đã gặp phải thú giữ mới ra nông nỗi thế này.

Họ vội vã mang đứa bé về chỗ mình đang sống . Lúc về tới nơi họ đưa đứa bé vào nhà . Bà Thuận ở lại chăm sóc còn Ông Bắc đi gọi những người đi cùng mình tới xem phải xử lý chuyện này thế nào ?

  Ở trong đó có một gia đình còn khá trẻ tuổi , đó là giá đình nhà A Phú . Vợ chồng A Phú cũng chỉ mới có một đứa con trai tám tuổi. Cậu bé  bằng tuổi với Tiểu Thúy con của vợ, chồng Ông Bắc .Một người lớn tuổi nhất trong số những người lên rừng canh tác đó là Ông Hoàng . Ông lớn tuổi lại chỉ sống một mình. Vợ Ông đã mất từ lâu và Ông cũng không có con cái gì. Ông  có tính nghiện rượu hay ngâm thơ khi màn đêm xuống. Được cái ông rất vô tư thoải mái , lại còn lắm tài lẻ.

  Lúc này A Phú nêu ý kiến nên đưa cô bé về bản để có cán bộ y tế chăm sóc, cứu chữa.
Nhưng ông Hoàng lại can ngăn với lý do đường xá xa xôi ,với lại cô bé đang bị thương nặng.
- Tôi biết một  chút về thuốc nam . Hãy để tôi chữa trị cho cô bé : Ông Hoàng nói .
Trước sự ngạc nhiên của mọi người khi cứ nhìn Ông . Dường như không ai biết Ông Hoàng có thể chữa bệnh cho người khác. Ông Hoàng cũng không để ai phải lên tiếng hỏi gì thêm.
Ông lại nói :
- Tôi nói thật đấy ! Tôi từng là bộ đội đặc công . Được đào tạo qua các kỹ năng y tế cấp cứu , với lại gia đình tôi trước kia làm thầy thuốc . Tôi đã được học rất nhiều từ cha của tôi. Nếu không có chiến tranh có lẽ tôi vẫn đang là một thầy thuốc ở đâu đó. Hãy tin ở tôi , tôi có thể giúp cô bé thật mà .
Mọi người nhìn Ông với một vẻ mặt nghiêm túc rồi gật đầu đồng ý.
- Mọi người ở đây nấu cho tôi một ít nước ấm chuẩn bị vài  chiếc khăn sạch. Tôi sẽ ra ngoài hái một ít thuốc .
Khi đi được 3 4 bước chân Ông Hoàng quay lại nói thêm
- À !  nấu thêm một chút cháo để khi cô bé tỉnh lại còn có cháo ăn.

  Sau khi được chăm sóc cô bé cũng đã tỉnh lại. Cô bé ngơ ngác nhìn mọi người với ánh mắt sợ sệt . Lúc đó mọi người thay nhau hỏi cô bé là ai ? Tên là gì ? Bố mẹ ở đâu ? Nhưng cô bé chỉ nhìn mà không  trả lời bất cứ câu hỏi nào . Có lẽ ai cũng ngầm hiểu rằng cô bé đang sợ hãi cho nên không dám nói chuyện. Tất cả đành ngồi  nhìn cô bé trong im lặng hồi lâu.
Lúc này Bà Thuận bảo :
- Chúng ta nên đưa con bé về bản , chứ ở đây sống sao được ? Chúng ta đói ,nghèo không đủ ăn ,bây giờ lại có thêm một miệng ăn. Con bé này lại là đứa tật nguyền , thử hỏi ai dám nuôi nó đây ?
Vừa xong Ông Bắc lên tiếng ngăn cản .
- Con bé đã bị như vậy tội nghiệp lắm , bây giờ đưa con bé về bản đường xá thì rất xa , 1 2 năm chúng ta mới về bản một lần . Tôi nghĩ cứ để con bé ở lại đây chúng ta sẽ chăm sóc nó. Với lại cho cái Thúy , thằng Hùng con chú A Phú có thêm một người bạn.

  Lúc này hai đứa trẻ Tiểu Thúy và Hùng cũng nhanh nhảu xin bà Thuận cho cô bé kia ở lại .
Một miệng không thể đấu với nhiều cái miệng cho nên Bà Thuận đành chấp nhận ,nhưng thật ra trong lòng Bà chẳng vui. Vốn là người khó tính, Bà chỉ yêu , thương mỗi con gái của Bà. Bà thường gắt gỏng với chồng , bắt chồng làm những gì theo ý muốn của mình . Trong  bản làng Bà nổi tiếng lắm , bởi Bà có cái miệng với những lời nói chua chát . Chẳng có đứa trẻ nào đụng tới con gái Bà mà không bị bà chửi rủa. Cho nên hễ nhắc đến tên Bà ai cũng biết hết. Đổi lại Ông Bắc lại rất hiền lành, một con người chăm chỉ , yêu thương gia đình hết mực. Ông thà chịu thiệt  mọi thứ chứ không để ai phải chịu thiệt vì Ông .

Sau khi được vài ngày ở cùng những người xa lạ. Cô bé được đặt cho cái tên là Hoa . Hoa không nói chuyện, thỉnh thoảng chỉ ú ớ trong miệng khi được người khác hỏi. Mọi người cho rằng Hoa là một đứa bé bị câm. Vả lại qua những lần tiếp xúc thì mọi người cũng biết được Hoa đã không hề nhớ gì về ký ức. Không biết mình là ai , không biết tại sao lại bị thương và cũng chẳng biết bố mẹ mình đang ở đâu.?

  Rồi cũng từ đó Hoa  ở  với gia đình Ông Bắc, Bà Thuận . Hoa được hai Ông , Bà nhận làm con nuôi. Nói thì như vậy nhưng thật ra đối với Ông Bắc coi Hoa như một đứa con gái. Ông yêu thương, âu yếm Hoa như chính con gái đẻ của mình. Nhưng đổi lại Bà Thuận chỉ xem Hoa như là một người hầu trong nhà . Là một đứa để con gái mình sai bảo mà thôi. Những lần Bà đi làm về mệt mỏi, tâm trạng Bà không được vui. Bà thường mắng Hoa. Hoa cũng buồn lắm, nhiều lần chỉ biết ngồi một mình mà khóc. Cô bé thường ra gốc cây to gần bờ suối ngồi một mình khi tâm trạng không vui . Những lúc như vậy Hùng và Thúy đều đến an ủi . Cũng thật may mắn khi Hoa có hai người bạn quan tâm mình. Ba đứa trẻ thân nhau như anh , em trong nhà .
Tại nơi cái gốc cây này cũng là nơi mà ba đứa trẻ thường ra ngồi tâm sự , nói về những ước mơ của mình . Kể cho nhau những chuyện vui chuyện buồn mà không thể nói với người lớn được.

  Buồn đến mấy hay khổ đến mấy thì thời gian trôi đi nó cũng thành cơn gió thoảng qua. Có lẽ mạnh mẽ để sống là điều duy nhất Hoa có thể làm lúc này .

Thời gian cứ dần trôi ,mới đó đã được hai năm . Khi tất cả mọi người đang lên kế hoạch chuẩn bị mọi thứ để về bản làng như những lần trước đó. Vào lúc khoảng giữ tối , mọi người đang say sưa ngủ bổng có tiếng hét .
- Có ai không?
- Có ai nhà không?
Bọn họ vừa nói vừa hét lớn khiến tất cả phải tỉnh giấc bước ra .
Trong ánh đèn dầu lập loè .Những người lớn trong lán lá bước ra, nheo mắt nhìn xem là ai?
Một người đàn bà trong số đó bước lại gần nói :
- Xin lỗi chúng tôi đi đường xa , đói , rét quá muốn xin nghỉ chân và xin chút đồ để ăn  được không ?
Khi nghe xong lời nói của người lạ , b
Bà Thuận ghé sát tai chồng mình thì thầm:
- Họ là người tốt hay xấu ? Sao ở đây nhỉ?
Ông Bắc nhìn Bà rồi chỉ lắc đầu đáp lại:
- Tôi không biết.
Chưa ai trả lời thì người đàn bà lạ lại nói tiếp:
- Nếu mọi người không muốn cho vào trong thì hãy cho chúng tôi ít đồ ăn cũng được . Chúng tôi sẽ không làm phiền mọi người đâu.
Nhưng với bản năng thương người, Ông Bắc liền lên tiếng e dè đáp :
- Chúng tôi chỉ có ngô , sắn thôi ! Không chê thì mời mọi người vào trong .
Những người ở ngoài đi vào trong lán. A Phú mang cho họ những bông ngô ăn tạm, trong lúc đó họ ngồi nói chuyện hỏi thăm về nhau thì được biết . Năm người này đang vượt biên sang Trung Quốc. Họ là những người ở Hải Phòng muốn sang Trung Quốc làm ăn. Ở bên đó họ có người thân đang mở công xưởng. Chỉ cần vượt biên sang đó làm việc vài năm sẽ trở về . Tiền công vài tháng kiếm được ở bên đó cũng bằng nửa năm làm ở Việt Nam , ăn ở có công xưởng bao hết .

Đó là một khoản thu nhập không hề nhỏ đối với con người Việt Nam. Nhất là vào cái thời kỳ mới kết thúc chiến tranh . Từ khi hai đất nước mở cửa nối lại giao thương, có lẽ được sang bên kia công tác làm ăn là một niềm mơ ước của những người đói nghèo ở Việt Nam và nhiều nước ở Đông Nam Á.

Nói chuyện một hồi thì người đàn bà lạ cũng hỏi về cuộc sống của những người trong lán . Đương nhiên câu trả lời cũng chỉ là lời than , tiếng oán vì đói, vì nghèo . Thấy họ nghèo đói người đàn bà này cũng rủ rê hãy nhập bọn sang Trung Quốc cùng với họ. Bà ta hứa sẽ chăm lo cho tất cả khi sang được bên Trung Quốc.
Một hồi đắn đo thì bà Thuận cũng lên tiếng hỏi :
- Mọi người sang đó kiểu gì ? Bộ đội biên phòng canh giữ nghiêm lắm . Nếu bị bắt sẽ bị phạt tiền . Chúng tôi thì nghèo lại học ít e rằng .
Nói đến đó bà Thuận chợt ngưng lại mặt buồn cúi đầu xuống. Người phụ nữ kia là người tâm lý đã hiểu ra vấn đề . Bà ta dùng những lời động viên rồi lục lọi trong túi đưa ra một chiếc giấy tùy thân.
- Tôi biết mọi người lo lắng điều gì ?  cứ yên tâm đi . Tôi Là người Việt Nam, tôi thương yêu người Việt Nam và gia đình tôi còn ở Việt Nam . Trên giấy tùy thân có ghi Nguyễn Thu Hoà đó là tên của tôi. Địa chỉ của chúng tôi sinh sống . Tôi có anh , em làm cán bộ biên phòng . Vượt biên với chúng tôi sẽ không có vấn đề gì. Chúng tôi đã sắp xếp tất cả nên không có gì phải lo lắng .
- Chỉ là tôi thấy mọi người ở đây làm nương vất vả mà không đủ ăn mới rủ đi chung . Sang đó làm ăn một hai năm rồi về , sẽ không còn đói nghèo nữa . Thấy mọi người khổ như thế này tôi thương mọi người lắm.

Bà Hoà tỏ ra buồn phiền xen với tiếng thở dài  . Gương mặt bà sáng sủa với cái tính nhìn rất hiền hậu . Chả ai nhìn mà không cảm nhận được con người ấm áp từ người phụ nữ này.

  Nói chuyện một hồi thì  bà Hòa cũng xin tạm biệt để đi ,
- Mà thôi cũng tới giờ rồi , mọi người không muốn đi thì ở lại mạnh khỏe . Chúng tôi xin phép đi cho kịp thời gian kẻo trời sáng sẽ không đi được .

Họ đi được một đoạn khá xa thì chợt nghe tiếng gọi từ phía sau .
Chị Hoà ơi! Chờ chúng tôi với!
Đó là vợ chồng bà Thuận . Họ dắt theo hai đứa trẻ là tiểu Thúy và Hoa đi cùng . Lúc họ đuổi kịp  thì hổn hển thở không ra hơi. Bà Thuận vừa thở dốc vừa nói :
- May quá vẫn còn kịp !
- Hãy cho vợ chồng chúng tôi đi theo với !
- Sao mọi người lại tới đây ? Những người kia đâu rồi ? Bà Hòa hỏi .
Ông Bắc trả lời:
- Họ về bản ăn tết . Vợ chồng chúng tôi không muốn về đó với cái nghèo nữa. Chúng tôi có thể đi cùng mọi người được không ?
Bà Hoà đưa mắt nhìn sang mấy người đi cùng mình rồi đáp :
- Đương nhiên là được .
- Vậy chúng ta cùng đi nào !
Bà Hoà với những người khác đưa tay xách hộ hành lý giúp Bà Thuận. Họ đã đi bộ và vượt qua khu rừng trong đêm tối .
Một hồi sau trước mắt họ là  con sông là điểm nối giữa hai đất nước Việt Nam và Trung Quốc . Bà Hoà dùng một que diêm bật lên một ánh lửa . Họ làm như thế ba lần và đó cũng là ám hiệu để bên kia biết. Một lát sau thì có một chiếc thuyền nhỏ được một người Trung Quốc chèo lái tới . Tất cả vội vã lên chiếc thuyền để còn qua sông .Họ ngồi trên chiếc thuyền nhỏ bon bon đi trong làn sương mù. Trong lòng chỉ có màu hồng mà Bà Hòa đã nói . Đợi ngày giàu sang sẽ trở về quê hương. Sẽ không còn lo đói , nghèo , sẽ không phải lo những bữa ăn cho những ngày hôm sau nữa.
                                                               
                        Trang 1
Còn nữa...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #qunhchu443