Hoa dọc chiến hào.

Kể từ sau trận đánh " lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ, Chính phủ ta đã ngồi vào bàn đàm phán ở Giơ-ne-vơ để bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Cuộc đấu tranh ngoại giao diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và cực kì ngoan cố của Pháp – Mĩ. Ròng rã suốt hai tháng, cuộc họp mới đi đến hồi kết, nó đã đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của kháng chiến chống Pháp và kết thúc gần một thế kỉ ta bị Pháp đô hộ.

Bên cạnh những điều khoản về việc công nhận các quyền dân tộc cơ bản, Giơ-ne-vơ còn có những quyết định vô lý, bất lợi cho ta. Điển hình như người dân hai miền có quyền đi lại tự do trong ba trăm ngày. Điều đó đã khiến cho gần một triệu người dân miền Bắc di cư vào Nam, dù cho miền Bắc đã được giải phóng, còn miền Nam vẫn tiếp tục nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc và bọn tay sai của chúng.

Hanh và Quốc là người con đất Bắc, sinh ra trong thời thế loạn lạc, chiến tranh đã khiến hai con người ấy kiên cường và bất khuất hơn cả. Năm mọi người lũ lượt rời khỏi quê hương, Hanh mới chỉ bảy tuổi và em Quốc lên năm. Cả nhà Thái Hanh lựa chọn ở lại vì hiểu rõ bản chất của lũ ranh ma ấy. Chúng lợi dụng cha sứ đạo Công giáo để tuyên truyền những điều sai sự thật, như là miền Bắc sắp mở cuộc tàn sát những người theo đạo Công giáo, Chúa đã về miền Nam và Đức Mẹ đồng trinh đã rời miền Bắc. Cốt cũng chỉ là chiêu trò để chúng chứng minh hầu hết người dân miền Bắc đều muốn trốn tránh và rời bỏ chế độ, song song là để thu thập thêm nhân lực giỏi làm tay sai cho chúng.

Gia đình Quốc theo đạo Công giáo, một điều hiển nhiên là họ đều bị chiến tranh tâm lý hạ gục, thế nhưng khi đoàn người ấy rời đi, đông nghẹt đến nỗi không thể biết được mặt của người trước kẻ sau, Quốc chọn ở lại.

Họ thường nói trẻ con là một búp non ngây thơ, nó trong sáng như một tờ giấy trắng tinh khôi. Thế nhưng trẻ con thời ấy lại là những trang giấy bị vẩy mực bởi bọn Đế quốc tàn ác, ngày ngày nhìn cảnh người thân ngã xuống trên dòng máu lạnh, đau đớn lắm, xót xa lắm.

Quốc còn nhỏ nhưng em yêu cách mạng, em tin tưởng Chính quyền và cả anh Hanh nữa. Em lén lẩn sau dòng người rồi chạy đi tìm anh, sau này em lớn, hai đứa sẽ cùng nhau đi lính để đổi lấy hoà bình cho đất nước được vẹn nguyên.

Vậy mà thấm thoát cũng hơn chục năm. Đất nước trải qua thêm bao thăng trầm, biến cố. Anh Hanh ở tuổi mười tám trông vạm vỡ và to con lắm, em thì cứ nho nhỏ, thoăn thoắt đáng yêu cực kì. Từ hồi em rời xa bố mẹ, gia đình anh Hanh chính là gia đình thứ hai của em. Hai đứa cùng nhau lớn lên, Thái Hanh còn lập một tiểu đội nhỏ toàn những thanh niên trai tráng ngày đêm luyện tập để chờ đến ngày Tổ Quốc gọi tên. Tuy là bấy giờ miền Bắc đã trải qua mấy mươi năm được giải phóng, nhưng sự thật là hai từ "bình yên" chưa đến với họ ngày nào.

Có hôm anh Trân, anh Tuấn, anh Thạc đang luyện võ bên bãi đất trống, phải chạy toé khói xuống hầm để tránh bom thả. Vừa he hé ba cái đầu ra khỏi mặt đất đã bị anh Mẫn cười cho thối mũi.

- Bom thả trên đỉnh đầu thì khi rơi sẽ lệch về hướng khác, dạy bao nhiêu lần rồi vẫn quên. - Anh Mẫn vừa cười vừa ghẹo.

Trịnh Hạo Thạc leo lên khỏi hầm, phủi phủi đi lớp bụi đất bám trên bộ quần áo vải thô đã bị vá chằng chịt.

- Bọn tao lo chết bây giờ vì sợ sau này không có cơ hội hành quân ra chiến trận được nữa. Có chết cũng phải chết vinh quang một chút chứ.

- Phải không? Tao thấy mày sợ xanh hết cả mặt rồi kia kìa. - Phác Chí Mẫn vừa chỉ tay vừa ôm bụng cười.

Chỉ đợi có thế là cả lũ vờn nhau khắp xóm, bắt được thì đè ra thử mấy bài quyền mới học luôn. Riêng Mẫn Doãn Kỳ chỉ mãi đứng im khoanh tay trầm mặc, nhìn về phía lớp người xa xa giữa cái bụi mù mịt.

- Lại thả vào trạm xá rồi nhỉ. - Kỳ đưa mắt nhìn về phía Hanh đang đứng ngay cạnh.

Hanh thở dài ảo não.

- Lũ chó má ấy khốn kiếp quá, ngày đêm thả bom vào bệnh viện, trường học, bến chợ... Dân mình còn gì để mất nữa đâu. Muốn san bằng cả miền Bắc, cày xới hết quê hương, chôn vùi dân đen xuống lòng đất mẹ mới hả dạ chúng nó. Khốn nạn. KHỐN NẠN!

Từng tiếng nghiến răng ken két văng vẳng vào khoảng không vô định. Quốc đương cười nhìn các anh vui đùa bỗng trở nên âm trầm hẳn. Phải rồi, biết đến lúc nào đất nước mới hoàn toàn độc lập, để trẻ em được tíu tít đến trường mà không phải nơm nớp lo sợ vì những trận bom đạn bất ngờ, bố mẹ em sẽ quay về và sống cùng với em, anh Hanh sẽ đi học và làm người nhà nước, các anh của em có được bữa cơm ngon.
.

.

.

Mỗi dịp thu về là người làng Nôm lại rôm rả hơn hẳn. Cái khổ sở nghèo đói khiến họ trở nên nhếch nhác, xấu xí nhưng tấm lòng họ thơm thảo, thiện lương. Họ thích những ngày gió mát xua tan đi tiết nóng vương của mùa hè, họ thích cùng nhau thu hoạch những trái cây đã chín mọng trên cành sai trĩu. Đôi khi cùng nhau gánh đòn nhãn ra chợ ngồi để rồi nhâm nhi, nói chuyện xong là về, hay vót mấy thanh tre ra mỏng như cái lạt để tạo hình thỏ, hình ngôi sao cho bọn trẻ con chơi trong đêm rằm Trung Thu. Tựa như những bông sen sống trong lòng bùn đất, dù có bị nhấn chìm hay vấy bẩn, vẫn giữ mãi bản chất trong sạch, ngát hương thơm.

Đu đưa cái chân nho nhỏ, Quốc ngồi trên thanh ngang của con xe Phượng Hoàng để Hanh ôm vào lòng. Hanh vừa đạp xe, vừa giữ cái eo em thật chặt, sợ em rơi rớt giữa đường thì tội anh lắm, ngộ nhỡ có ai bắt mất đi, anh biết sống làm sao.

Kể ra thời ấy ai có con xe Phượng Hoàng này chắc phải giàu ghê đấy, nhưng nhà Hanh thật chẳng khá giả như thế, con xe này là từ thời ông nội anh để lại, xưa ông lập được công lớn khi tham gia chiến dịch nên được Chủ Tịch tỉnh tặng cho. Lâu dần nó trở thành món đồ gia truyền của nhà Hanh, đã là chủ xe thì phải cống hiến hết mình cho đất nước, chết cũng không sợ.

Chiều hôm nay Hanh với Quốc cùng nhau ra chợ bán khoai, khi về trên tay em lại treo vài miếng bánh cốm. Bánh cốm đắt vì mang từ Hà Nội về nhưng anh Hanh biết Quốc thích nên lần nào thấy cũng mua cho em cả.

- Quốc để phần anh bánh cốm, chút nữa về anh cùng bố mẹ ăn.

- Em ăn đi, em mang về là cả hai bị mắng tội ăn quà vặt đấy.

- Quốc bĩu môi - Lần nào anh cũng bảo như thế. Một mình em ăn no muốn chết. Anh Hanh thì chắc là đói lắm, đi chợ bán hàng từ sớm lấy đâu ra cơm nước cho anh ăn.

- Hanh phì cười xiết vòng tay chặt hơn - Anh thấy Quốc ăn là anh no lắm rồi.

- Anh Hanh không mỏi à? - Vờ như không nghe thấy, em chớp chớp mắt nhìn Hanh ngượng ngùng.

- Anh mà mỏi thì sau này Quốc biết dựa vào ai?

Dáng hai cậu trai trẻ in bóng dưới mặt đường làng độ xế chiều. Người lớn hơn vừa đạp xe vừa giữ lấy người nhỏ thật chặt. Chốc chốc lại thơm trộm lên má em rồi cười trông thật tươi. Người nhỏ hơn cứ mỗi lần như thế lại đánh yêu anh một cái, cố đưa đôi bàn tay nhỏ nhắn che đi khuôn mặt đã ửng hồng. Một thứ tình cảm ngọt ngào và nhẹ nhàng đến lạ. Tựa như bông hoa mạnh mẽ vươn lên mà nở dọc chiến hào khốc liệt. Như một cơn mưa bất chợt, xối xả, làm dịu mát đi cái nóng bỏng của chiến trường mù khói đạn . Ta gọi đó là "yêu".
.

.

.

- Trân, Kỳ, Thạc, Tuấn, Mẫn, Hanh, Quốc ra ăn cơm con ơi!

- Dạ con ra ngay mẹ ơi - cả lũ đồng thanh đáp lại.

Bảy anh em sống chung một mái nhà. Nói ra thì chỉ có Hanh là may mắn nhất, còn có bố có mẹ, năm anh em còn lại đứa thì là trẻ mồ côi từ nhỏ, đứa thì mất cả gia đình khi miền Bắc vẫn đương chìm trong biển lửa chiến tranh. Riêng em Quốc thì lạc mất bố mẹ, chẳng biết giờ họ ra sao, sống hay đã chết. Từ những con người đáng thương cù bơ cù bất, giờ lại trở thành một gia đình cách mạng. Âu cũng là cái duyên cái số. Con đường giải phóng đất nước là vậy, nó gắn kết đồng bào ta lại với nhau, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, đã là người chung một chí hướng thì đều là anh em một nhà.

Bữa cơm thanh đạm chỉ có dưa muối, rau luộc và tương cà. Hôm nay sang hơn một tí thì có thêm đĩa lạc rang hơi cháy. Thế là bảy anh sức dài vai rộng thi nhau bới cơm độn mà ăn lấy ăn để. Đang và nốt miếng cơm vào mồm để xới bát thứ tư, Hạo Thạc lấy đôi đũa gõ cái cốc lên đầu thằng Mẫn.

- Cái thằng này, mày ăn ít thôi. Em út còn chưa ăn đến bát thứ hai, mày định ăn hết phần em đấy à?

- Chí Mẫn bĩu môi bỏ đôi đũa với cái bát xuống bàn tre, nghe rõ một tiếng kẽo kẹt thật to - Mày còn mắng tao, hôm nay ai là thằng chặt được ba bó củi cho mày ngồi chơi. Bán được mấy hào cũng chia mày một nửa, còn lại tao mua lạc phần em Quốc. Nãy giờ tao chỉ ăn rau chấm tương thôi đấy.

Thấy mấy anh chí choé nhau mà em buồn cười. Anh Hanh lườm yêu em một phát, không cho em cười ra thành tiếng. Hanh cầm bát Phác Chí Mẫn lên, khẽ xới một bát cơm độn đầy những sắn và khoai.

- Ăn thêm phần tao đi Mẫn, tao no quá rồi.

- Phải đấy! - Quốc gật đầu lia lịa rồi gắp thêm vào bát anh Mẫn mấy hạt lạc ngon nhất đĩa - Anh ăn cả cái này vào, mai còn phải đi gánh củi tiếp, còn mua quà cho Quốc nữa chứ.

Kể ra các anh ai cũng thương Quốc ghê lắm, chiều em nhất nhà nên cái gì cũng nghe theo răm rắp. Mẫn cười cười nâng bát cơm lên bắt đầu và vào miệng. Sau bữa ăn mấy anh em sẽ ngồi uống một chút nước chè và trò chuyện tâm tình.

- Tao nghe làng bên có giấy từ trên đánh xuống gọi đi lính rồi đấy! - Mẫn Doãn Kỳ khoanh tay trước ngực nói.

- Thằng Tuấn đặt chén nước cái phịch xuống bàn, làm nước bắn ra tung toé hết cả - Thế sao làng mình chưa thấy trưởng thôn đả động gì nhỉ?

Thằng Trân nhíu mày:

- Khổ thật, chú cứ từ từ. Biết bao nhiêu cái làng, cái xã được gọi. Chắc làng mình cũng ngày mai ngày mốt thôi.

- Hay quá, thế là mình sắp được đi chiến đấu rồi các anh nhỉ! - Em sung sướng reo lên.

Đứa nào đứa nấy mặt vui phới phới. Đứng hết dậy xếp sẵn mấy bộ quần áo sờn chỉ vào tay nải riêng. Chuẩn bị hết mọi thứ để lỡ ngày mai có giấy báo là cả lũ lên đường đi ngay. Nhộn nhạo cả một buổi tối, phải đến giữa đêm mới rủ nhau về phòng ngủ.

Gọi là ngủ nhưng có thằng nào ngủ được đâu, hết xoay trái lại xoay phải. Được đi đánh giặc vui lắm chứ, vinh dự nữa, nhưng cũng không thoát khỏi những nỗi lo âm ỉ. Đã ra đi là vứt bỏ hết tất cả, chỉ đặt nhân dân vào tim, quốc kì lên đầu và cây súng trên vai. Rồi mai đây lỡ có phải hy sinh thì đồng đội biết làm sao, anh em biết làm sao, còn bố mẹ anh Hanh, còn cái làng Nôm nhỏ bé này nữa.

Họ là những anh hùng áo vải, nhưng không có nghĩa là trái tim họ sắt đá và thân xác họ bất diệt. Dù sao họ vẫn biết sợ khi đối diện với cửa tử, cũng biết đau xót cho những người ở lại.
.

.

.
Đã được một tuần kể từ hôm trái tim bọn nó sục sôi ý chí chiến đấu, ấy vậy mà vẫn chưa thấy một cái thông báo nào. Bảy tay nải vẫn được xếp chồng lên nhau một cách gọn ghẽ, vuông vức, chỉ cần có tín hiệu là lập tức lên đường.

Buổi sáng trên thôn quê bình dị và giản đơn lắm. Mặt Trời nhú đầu qua mấy ngọn đồi xa tít tắp. Vài tia nắng nhè nhẹ len lỏi qua kẽ lá trông thật điệu nghệ. Chẳng hiểu sao mùi nắng sớm thơm ghê gớm, nó trộn một chút hương của cỏ cây và sương đêm còn đọng lại từ ngọn đồi kia dội về.

Quốc đã dậy khi trời còn nhá nhem để thổi lửa nấu cơm cho các anh. Em được chiều nên không phải đi làm, chỉ quanh quẩn trên nhà làm mấy việc lặt vặt, chu cấp đủ thức ăn nước uống để các anh có sức mà đi chặt củi, làm thuê. Lâu lâu cùng anh Hanh ngồi bán khoai lang cho biết mùi chợ với người ta. Các anh cũng không dám ngủ muộn quá, chỉ thức giấc sau Quốc một lúc, để trần nửa người trên rủ nhau ra giếng đánh răng, rửa mặt. Vậy là một ngày mới bắt đầu.

- Nay tao với Tuấn đi chặt củi trên đồi. Thằng Thạc theo bọn kia cuốc đất cho nhà ông Chủ Tịch xã đi. Mày đi theo tao toàn chơi, bỏ tao làm một mình thôi. Thằng Kỳ sẽ trị mày. - Thằng Mẫn nhếch mày cười ghẹo.

- Thằng Thạc chẹp miệng - Để tao xem thằng Tuấn có làm ra trò trống gì không, hay lại đụng đâu hỏng đấy.

- Thôi đi, dù có hỏng thì ít nhất tao vẫn biết giúp anh em, ai như mày... - Tuấn bất mãn.

- Mới sáng sớm mà nghe om xòm là biết ngay lũ con nhà này - Bác Bảy gánh đòn bánh chuối ra chợ bán, nói từ cổng vọng vào.

Quốc thấy Bác thì chạy ra tươi cười chào hỏi.

- Sao hôm nay bác Bảy đi muộn thế ạ?

- Ừ, dạo nay trái gió giở giời nên Bác ê ẩm hết cả người. Quốc lại đây bác bảo - Bác vẫy vẫy gọi Quốc rồi nhét vào tay em một bịch bánh chuối chục cái.

- Ơ, sao bác lại cho cháu?

- Bác Bảy khẽ đưa tay suỵt một cái - Tí nữa cháu mang vào cho các anh ăn. Bác lạ gì cái tính thằng Hanh, mấy lần bác cho là nó lại trả tiền. Chúng mày đang tuổi ăn, phải cố mà bồi bổ sau này còn đi bắn địch. Lẽ nào có mấy đồng bạc lẻ mà bác cũng lấy của bọn mày.

- Em nhìn bác ái ngại - Nhưng mà anh Hanh mắng cháu chết.

Bác nhấc đòn gánh lên, rảo bước nhanh về phía trước, từng nhịp chân làm đòn bánh lên xuống theo, nom vui mắt cực kì.

- Bác ra chợ đây, không là bị mất chỗ bán đấy.

Em đợi bác khuất hẳn sau cây đa đầu làng mới quay người đi vào nhà. Các anh thấy túi bánh trên tay Quốc thì mắt sáng rỡ cả ra. Riêng anh Hanh là nhíu mày. Cơ mà anh cũng chẳng nói gì nữa, để cho anh em cùng nhau ăn bánh. Biết bao giờ mới lại được ăn thêm lần nữa, mà cũng khéo đây là lần cuối cùng ấy chứ.
.

.

.
Mặc cho các anh càu nhàu, Quốc vẫn đòi đi theo anh Tuấn, anh Mẫn cho bằng được. Em bảo rằng em chỉ xin đi theo để nhặt mấy cành củi nhỏ về đun bếp thôi. Kì kèo cả chục phút thì cả lũ cũng mủi lòng. Quốc nhanh nhanh chóng chóng thay đồ rồi cùng hai anh xuất phát. Quãng đường lên đồi hôm nay xa hơn hẳn, cốt là Tuấn, Mẫn đều sợ em trượt chân ngã nên phải đi chậm lại. Đến nơi thì Mặt Trời cũng gần lên tới đỉnh đầu.

- Quốc nhặt ở xung quanh anh thôi nhé, không được đi xa kẻo lạc. Rừng thiêng nước độc, đến lúc đấy anh không tìm được em đâu. - Thằng Mẫn dặn dò.

- Dạ, em biết rồi mà.

Quốc tí tởn xắn tay áo chạy loanh quanh, đợi các anh chặt được cành nào nhỏ nhỏ là nhanh nhẹn nhặt lên, xếp gọn thành một chồng. Quá trưa thì cả ba nghỉ một lúc, lấy mấy củ khoai em luộc từ sáng ra, đánh chén ngon lành. Thằng tuấn phe phẩy cái nón rách lỗ chỗ hỏi nhỏ:

- Ở đây hết cành gãy để chặt rồi, tí nữa mình vào sâu hơn để tìm nhỉ?

- Thằng Mẫn miệng vẫn nhồm nhoàm - Ừ, tí đi sang bên trái mà tìm. Bên đấy đợt có hôm nắng quá bị cháy nên chắc còn nhiều cành cháy dở lắm. Mót được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Quốc gật gù xếp gọn đồ vào tay nải, vứt lớp lá chuối bọc khoai xuống gốc cây rồi vùi lá lại, đứng dậy rảo bước theo hai anh.

Bên sườn đồi này trông cây cối nham nhở lắm. Mặt Trời mùa Hạ cứ như ngọn đuốc tự động không điều chỉnh được ấy, hôm nào nó cáu lên là đốt ngay lũ xanh rì này một trận. Cây nào rắn rỏi hơn thì sống được, cơ mà cả thân, cành, lá đều chi chít những vết thương.

Thằng Tuấn lựa một chỗ có nhiều cành cháy dở nhưng ngọn vẫn khá tươi để chặt. Thằng Mẫn cũng cách đấy một đoạn không xa, nó tỉ mỉ nhặt những đoạn củi nhỏ để phụ cho em Quốc. Em thấy vậy bèn chạy lại bên thằng Mẫn, định bụng là hai anh em cùng làm một chỗ cho xong nhanh.

Vậy mà chạy được một đoạn thì có cái thân cây to đùng nghiêng ngả như muốn ngã xuống. Dưới thân nó đã bị đốt cháy từ khi nào, chỉ có phần trên là nguyên vẹn. Em hoảng sợ đứng như trời trồng.

- QUỐC!!!

Một tiềng rầm đổ xuống làm kinh động cả một vùng, bọn chim bay ra tứ tung, nháo nhác hết lên cả. Mắt em thấm dần từng lớp nước nặng trĩu, cơ thể ê ẩm nằm dưới nền đất lạnh, quần áo xộc xệch vương đầy đất bụi. Em thút thít:

- Anh Mẫn ơi...

Thằng Mẫn nửa thân dưới bị nguyên thân cây to đùng đè lên, máu bắt đầu tuôn ra trông chết khiếp. Mắt nó lờ đờ và miệng mấp máy điều gì đó như muốn hỏi " Quốc có làm sao không?".

Em oà khóc nức nở dùng hết sức đẩy thân gỗ ra. Thằng Tuấn quéo cả chân lại, bước cũng không bước nổi, đến khi thấy chân Mẫn đầy những máu me mới hoàn hồn, phi như bay về làng để tìm người giúp đỡ.

Thằng Mẫn được đưa tới trạm xá, các anh nghe tin cũng hốt hoảng bỏ hết việc chạy về. Vừa đến nơi đã thấy Quốc khóc đỏ mắt. Anh Hanh ôm chầm lấy em mà hỏi vồ vập.

- Quốc của anh làm sao? Bị đau ở chỗ nào? Để anh xem.

Anh cuống quýt xem hết người Quốc một lượt, thấy không có điều gì bất ổn mới giữ chặt hai bên má, thơm khắp cả mặt em rồi lại ôm em vào lòng. Mấy đứa lúc này mới thở ra được một hơi.

- Em không sao, nhưng mà - em sụt sịt – nhưng mà anh Mẫn...

Nghe thế là cả đám lại bắt đầu nín thở, lo lắng.

- Anh Mẫn nằm ở đâu hả Quốc? - Thằng Trân hỏi.

Em chỉ tay sang phòng bên cạnh, thằng Thạc đã nhanh như chớp chạy sang trước. Thấy nửa người dưới của Mẫn được cố định bằng những cái nẹp, băng bó kín bằng lớp vải trắng khiến Thạc không khỏi đau lòng. Nam Tuấn ngồi gục đầu vào hai tay, cố giữ cho tinh thần được ổn định. Thằng Mẫn vẫn nằm im nhìn trân trân lên trần nhà, không nói không rằng một điều gì.

- Có ổn không? - Hạo Thạc vỗ vai Thằng Tuấn.

- Thằng Tuấn ngẩng đầu lên rồi đưa mắt về phía Mẫn - May là còn cứu được. Nhưng bác sĩ bảo là... khả năng đôi chân lành lại sẽ rất lâu. Có thể sau này còn bị tật.

Thằng Trân, thằng Kỳ vừa đúng lúc đến cửa, nghe xong chỉ im lặng như thế mà nhìn nhau rồi lại nhìn Mẫn. Ai cũng dâng lên trong lòng một cỗ xót xa.

Bình thường thằng Mẫn là người tích cực nhất cả nhóm, chăm chỉ lại thích chơi đùa. Giờ chỉ có thể nằm im một chỗ, sau này còn không chắc có thể đi lại bình thường, chắc chắn nó đang đau lòng lắm. Nhưng nó sẽ chẳng tỏ ra như thế, không khóc lóc, không làm càn, một thằng bé hiểu chuyện đến đáng thương.

Ngót nghét một tuần, Mẫn cũng được về nhà. Dạo còn phải nằm trong trạm xá, chúng nó mỗi ngày đều đến thay ca để trông nom, trò chuyện với nó. Tâm tình thằng Mẫn cũng dần tốt lên hẳn, bắt đầu nói chuyện nhiều hơn và cũng không quá để ý đến vết thương ở chân nữa.

Buổi tối đầu tiên Chí Mẫn được về nhà là một buổi rộn rã những tiếng cười. Cả lũ cứ trêu nó là sau này lấy chị Đại làng bên để chị nuôi cho, tại chị vừa cao vừa lớn, bế thằng Mẫn lên chắc lọt thỏm. Đang ghẹo nhau thì từ đầu làng vang vọng lại tiếng kẻng của bác tưởng thôn.

" Tình hình đất nước càng ngày càng căng thẳng. Miền Nam ta khó có thể tránh khỏi những trận chiến tiếp theo, nay chính phủ kêu gọi các thanh niên trai tráng cùng nhau Nam tiến để bảo vệ đất nước... Người làng Nôm nghe rõ thông báo, ngày kia xuất phát lên đường hành quân."

Mấy anh em đứng bật dậy reo hò không thôi, ôm chầm lấy nhau rồi hồ hởi gọi nhau là "đồng chí".

Riêng Chí Mẫn là đưa mắt nhìn, nở một nụ cười gượng gạo.

Quốc đang vui đùa, liếc qua thấy thằng Mẫn nằm trên giường mà lòng đau thắt.

Bảy đứa ngủ chung một phòng, lấy nền đất làm giường và quần áo bỏ vá lại làm chăn. Em Quốc nằm giữa anh Hanh và anh Mẫn, tại Quốc sợ ma lắm.

Trời đã độ nửa đêm, Quốc nghe rõ được tiếng thở đều đều của các anh trong căn phòng nhỏ. Quay qua bên trái, em giật mình. Anh Mẫn đang khóc. Những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra, anh khẽ nấc lên vài tiếng, nhỏ tựa như có như không. Em bắt đầu mếu máo ôm lấy cánh tay anh, hỏi nhỏ:

- Anh Mẫn làm sao thế? Anh bị đau ở đâu ạ?

Thằng Mẫn vén vạt áo lau vội nước mắt, nhìn em cười cười.

- Anh không đau chân, nhưng trái tim anh đang nhói lên từng hồi.

Em rướn người lên, tỏ ý không hiểu. Phác Chí Mẫn phì cười vuốt ve mái đầu tròn tròn, rồi thu lại nụ cười gượng gạo.

- Mai này các anh của em đều đi ra chiến trận, Quốc cũng sẽ được đi. Chỉ có anh là không thể đi được, chân thế này có đòi đi người ta cũng bắt ở nhà. Anh buồn vì không có cơ hội để sát cánh cùng các đồng chí ở tuyến đầu chống địch. Thân thể này rồi sẽ già cỗi rồi chết đi mà không cống hiến được cho đất nước ngày nào.

Quốc nằm xuống, xoay người nhìn lên trần nhà.

- Không phải đâu anh Mẫn ạ. Chỉ cần trong trái tim anh hướng về Đảng đã là một sự cống hiến rồi. Tiền tuyến muốn vững vàng chiến đấu thì phải có một hậu phương vững mạnh. Nơi sẽ cho họ tình yêu, niềm tin và ý chí kiên cường.

Cả hai im lặng một hồi lâu rồi chìm vào giấc ngủ. Có lẽ Quốc nói đúng. Ta có nhiều cách để yêu đất nước mình, nó có thể là sự hy sinh vĩ đại để con cháu đời đời nhắc tên, cũng có thể là sự hy sinh trong thầm lặng được ít ai nhớ tới. Thế nhưng dù cho là cách nào, chỉ cần ta tự hiểu rằng lòng mình đang hướng về con đường giải phóng quê hương, thì đều đáng ca ngợi cả.

Ngày hôm sau các anh em nghỉ ở nhà để bố mẹ dặn dò, tranh thủ ghé qua nhà hàng xóm chào hỏi một chút để ngày mai lên đường cho sớm. Hanh dắt tay em đi khắp các ngõ ngách nhỏ, thi thoảng để ý lại thấy em lơ đãng nhìn vào một điểm vô định, như đang suy nghĩ điều gì.

Loanh quanh cũng đến chiều, cả đám mệt bã người nằm ườn dưới nền đất. Anh Hanh nắm tay Quốc thủ thỉ:

- Bạn nhỏ đi với anh ra bờ suối đi.

Em gật gật đầu.

Đến nơi anh Hanh giúp em xắn vạt quần lên cao, phủi phủi phiến đá mới ngồi xuống. Anh đưa tay kéo em ngồi vào lòng, ôm thật chặt lấy eo nhỏ rồi nắm bàn tay em thơm lên cái chóc. Quốc biết anh Hanh để ý em từ sáng, em cũng chẳng muốn giấu giếm anh điều gì. Quốc thở dài ảo não vân vê ngón tay Hanh.

- Anh Mẫn buồn lắm.

- Anh biết - Hanh gật gù.

- Em đã suy nghĩ rất kĩ cả ngày hôm nay rồi.

- Em nghĩ cái gì?

- Quốc sẽ ở lại cùng anh Mẫn.

Hanh đưa mắt nhìn em. Quốc tiếp lời:

- Nếu hôm đó không có anh Mẫn, em đã chết mất rồi. Thân cây to như thế lại đổ ngay đỉnh đầu em. Em không muốn anh Mẫn cô đơn ở lại, em có thể ở nhà chờ các anh về.

Hanh lặng thinh không nói gì. Anh biết Quốc rất hiểu chuyện, tuy được chiều nhưng không quấy các anh bao giờ, ngoan ngoãn vô cùng. Lúc nào cũng nhận phần thiệt về mình. Giả như có hôm nhà hết gạo, em chỉ dám ăn nửa bát cơm vơi rồi nói dối em no rồi, quần áo rách phải vá lại chằng chịt vẫn dành tiền mua cho Hanh bộ đồ mới,... Anh thương lắm. Ôm lấy em chặt hơn, Hanh thơm nhẹ lên gáy em, vùi mặt vào hít lấy hít để hương hoa nhài nhè nhẹ.

- Còn anh thì sao? Quốc để anh một mình đi chiến đấu ở miền Nam. Không có em, ai sẽ thơm vào môi anh mỗi buổi sáng? Ai rúc vào lòng anh ngủ cả trưa? Ai vuốt ve tấm lưng anh vào buổi tối?

- Quốc nghĩ ngợi - Em biết là anh sẽ buồn lắm, em cũng vậy. Nhưng anh còn có anh Trân, anh Thạc, anh Kỳ, anh Tuấn, còn anh Mẫn chỉ còn mỗi em thôi.

Hanh biết em phiền muộn nên không hỏi thêm bất cứ điều gì nữa. Vòng tay siết chặt mãi cho đến khi hoàng hôn nhường chỗ cho bầu trời chạng vạng. Có một tình yêu rực rỡ bắt đầu lấp ló vài nét tàn.
.

.

.
Bữa cơm tối vẫn diễn ra bình thường như mọi khi, nhưng dường như lại im ắng hơn hẳn. Bố Hanh gắp miếng thịt lợn rang mặn vào bát từng đứa.

- Các con ăn đi, mai còn lấy sức đi sớm.

Bỗng dưng thằng Thạc oà khóc nức nở, làm bố mẹ cũng khóc theo. Thằng Kỳ vỗ vỗ nhẹ vai mẹ an ủi.

- Bọn con đi không hẹn ngày trở về. Bố và mẹ ở nhà giúp chúng con chăm sóc thằng Mẫn, em Quốc. Con và anh em hứa sẽ vững tay súng trên chiến trường. Chờ ngày hoà bình lập lại, cả nhà mình lại cùng nhau quây quần bên bữa cơm.

- Quốc thút thít - Các anh đi trăm trận trăm thắng. Mau mau trở về cùng với em.

Bố ôm em vào lòng, gật đầu nhìn mấy đứa.

- Thôi, khóc lóc cái gì. Mau ăn cơm nhanh nhanh, kẻo nguội bây giờ.

Thế là bữa cơm tiếp tục diễn ra. Rõ là hôm nay có thịt, có cá, vậy mà sao cơm lại có vị mặn chát, tưởng như nghèn nghẹn nơi cuống họng.

Khác với cái đêm tuần trước thao láo nhìn nhau vì phấn khởi. Đêm nay ai cũng lăn ra ngủ như chết, đi cả một ngày trời rồi lại khóc bù lu bù loa lên, không mệt mới lạ.

Em Quốc thì khác, em than buồn ngủ nhưng em cứ khóc mãi, giọt nước mắt nào chỉ chực chờ rơi ra khỏi khoé mi, em đã vội lau đi. Hanh nằm bên cạnh thấy người em run lên mà không nén được xót xa. Hanh xoay người ôm lấy em, áp tấm ngực rắn lên đôi vai gầy guộc. Quốc quay lại, nhìn vào mắt anh hồi lâu. Hanh không nói gì chỉ khẽ hôn lên môi em nhè nhẹ. Sau dần nó trở thành một nụ hôn mãnh liệt như chứa đựng tất thảy nhớ nhung và đau đớn khôn nguôi. Nó khát khao tựa như hai thân thể muốn hoà làm một, bịn rịn không muốn rời. Lưỡi Hanh đảo quanh trong khoang miệng Quốc, tay luồn vào tấm lưng trần, hết vuốt ve rồi lại nắn bóp. Phải đến nửa giờ đồng hồ cả hai mới chịu rời nhau. Hanh còn tham lam nút lưỡi em một cái, rải thêm mấy nụ hôn nhẹ lên đôi môi đã sưng đỏ. Anh cứ ôm em như thế mà vùi mặt vào hõm cổ. Ước cho đêm nay kéo dài vĩnh viễn, sợ ngày mai ra đi không có một ngày mai để trở về.

Đồng hồ sinh học đánh thức em khỏi giấc ngủ chập chờn. Em giật mình hốt hoảng vì chỗ bên cạnh đã lạnh đi, chỉ vương lại một chút hơi ấm tưởng như sắp biến mất. Em chạy ra khỏi phòng đã thấy bố mẹ đứng cạnh cửa, trông vọng về phía xa xa khi Mặt Trời vẫn chưa ló rạng. Quốc bắt đầu mếu máo rồi khóc oà, em chạy dọc đường làng nhỏ, mang hy vọng được nhìn thấy các anh. Mẹ Hanh toan đuổi theo thì bị bố giữ lại.

- Cứ để con nó đi.

Em chạy đến khi chân rã rời, chạy qua biết bao cái xóm đến tận uỷ ban xã. Không còn xe cũng chẳng còn người. Em ngồi thụp xuống nền đất đầy những đất và bụi mà oà khóc to hơn. Thế là các anh bỏ Quốc thật rồi, bỏ em đi trong một ngày thu tháng chín. Bao giờ các anh mới trở về em chẳng rõ, bao giờ mới được đoàn tụ em chẳng hay. Chỉ biết giây phút này có một tâm hồn vụn vỡ, nó đã từng vẹn nguyên bởi sự bảo bọc hàng ngày, giờ đây nó hoảng loạn và yếu đuối vô cùng.

Quốc trở về nhà khi Mặt Trời đứng bóng. Thằng Mẫn cũng như người mất hồn trông ra ngoài cửa. Không thể hứa hẹn bất cứ điều gì, chỉ cầu mong cho anh em được bình an, mang độc lập về cho dân tộc.

Đến mãi một tuần sau mọi thứ vẫn diễn ra ảm đạm như thế. Em Quốc ít ăn, lại bắt đầu đi làm nhiều. Nhà giờ còn có bốn người mà bố mẹ đã già cả, anh Mẫn thì vẫn chưa đi lại được, hầu như công việc một mình em gánh hết. Sáng sớm thổi lửa nấu cơm rồi đi làm ruộng đến chiều. Có hôm được về sớm thì lại mang khoai ra chợ bán. Từ một đứa trẻ được cưng nựng, bầu bĩnh, da trắng như sữa bột, giờ đã trở thành một cậu thiếu niên gầy guộc, da ngăm đi vài phần. Mẫn cứ nhìn thấy em là xót xa, nó tự trách mình vô dụng, ăn bám. Có mấy đêm còn muốn kết liễu đời mình để em đỡ khổ. Ấy vậy mà nghĩ lại, Quốc gồng mình lên mỗi ngày vì ai, em ở lại vì ai thì thằng Mẫn như tỉnh hẳn. Đúng rồi, nó phải sống chứ, phải làm chỗ dựa tinh thần cho em thật tốt trải qua những ngày tháng khó khăn sau này.

Mùa Trung Thu năm nay vẫn rộn rã lắm. Tiếng trẻ con reo hò khắp đầu xóm cuối ngõ. Mọi năm Quốc sẽ cùng các anh đi rước đèn, đèn anh Trân làm đẹp nhất làng, em tự hào lắm đấy. Thế mà hôm nay em chỉ ngồi im trong phòng, xắn miếng mỡ để vào cây đèn để lấy ánh sáng may mấy cái áo. Mẫn lê người dậy lân la hỏi chuyện.

- Quốc không đi chơi à? Ngoài làng nghe vui quá.

- Em lắc đầu - Không có các anh thì chẳng có gì vui.

- Mẫn đánh trống lảng - Em may áo cho ai thế?

- Em may cho anh Hanh đấy. Đợi anh về có sẵn áo mới mà mặc.

- Khiếp thật, may mỗi cho anh Hanh cơ. Thế còn mấy đứa khác thì sao?

- Em tặng các anh mấy cái vòng tay em bện.

- Không phải là lấy vải thừa may áo để bện đấy chứ? - Thằng Mẫn chọc ghẹo.

- Anh này, nói gì hâm ghê.

Bầu không khí tươi mới đầu tiên kể từ khi xe chở lính lăn bánh rời khỏi làng Nôm. Mẫn đưa tay vén tóc mai em lên, trái tim nó có gì xao xuyến lạ. Quốc vẫn cứ xinh đẹp và ngoan hiền như thế, thật mong em có thể dựa vào Mẫn cả đời.

Phải mấy tháng sau Quốc mới nhận được thư của Hanh gửi về. Cả nhà túm tụm đầu lại chờ em đọc. Chỉ có mình Hanh với Quốc là biết chữ, tại em chăm chỉ lại ham học nên anh Hanh mới dạy.

" Chào bố mẹ, chào Quốc, chào Mẫn.

Mọi người vẫn khoẻ cả chứ ạ? Bọn con đến nơi an toàn rồi nên đừng lo lắng gì nhé. Vị Thủ Trưởng đối đãi với con rất tốt. Mới vào đội không lâu con đã được chỉ định là tiểu đội trưởng. Sau này bọn con còn phải luyện tập nhiều mới được ra chiến trường. Mọi người ở nhà nhớ giữ gìn sức khoẻ, con sẽ viết thư về cho nhà thường xuyên. "

- Hết thư rồi ạ.

- Thế còn cái kia? - Bố Hanh chỉ chỉ tay vào một bì thư bên cạnh.

- Em gãi gãi đầu ngượng ngùng - Cái này là anh gửi riêng cho con ạ.

Hiểu ý nên bố mẹ cũng chỉ cười cười rồi giả đò về phòng nghỉ. Thằng Mẫn nhìn bức thư trên tay em, rồi lại nhìn khuôn mặt em đang háo hức hớn hở, lòng nó nhói lên một cơn đau bất chợt. Có chút hụt hẫng pha với chút tủi thân.

Quốc nhanh nhẹn chạy xuống góc bếp, mở thư thật tỉ mỉ như sợ nó sẽ vò nát hay rách ngay. Tim em tập từng tiếng liên hồi.

" Gửi Quốc của anh,

Em dạo này vẫn khoẻ đấy chứ? Ngày anh đi thật không dám gọi Quốc dậy, sợ rằng để em tiễn anh sẽ không nỡ rời khỏi cái làng Nôm ấy. Xe chở lính lăn bánh cũng là lúc anh thôi ngoái về làng mình, thôi ngóng trông hình bóng em vụt chạy ra. Tưởng như không nhìn thấy em lòng anh sẽ bớt đau hơn Quốc ạ. Nhưng không, trái tim anh vẫn quặn thắt từng cơn, đêm hôm trước mới ôm em vào vòng tay, bấy giờ bờ vai anh chỉ còn vương sương mai lạnh lẽo.

Để em ở nhà như vậy anh thực không an tâm. Ngày trước có đủ bảy anh em , lao động cật lực mới có cái ăn, cái mặc cho cả nhà. Giờ các anh đều đi hết rồi, một mình em nhỏ của anh phải gánh vác hết thảy. Chắc hẳn Quốc mệt mỏi và sợ hãi lắm nhỉ. Không biết em có còn được ăn đủ no, đêm ngủ có người canh chừng đắp chăn cho cẩn thận.

Anh nhớ Quốc lắm. Ở chiến khu nhiều anh em, bạn bè, nhưng không vui vẻ bằng lúc anh được dạy Quốc học chữ, đèo Quốc ra chợ trên con xe Phượng Hoàng.

Đợi đất nước đến ngày hoà bình, anh sẽ về bên em Quốc nhé.

Thương em!"

Mắt em nhoè đi về rơi lệ, em đi lên phòng vơ lấy tờ giấy và cây bút, đặt bút, em viết từng nét chữ nghiêng ngả.

" Gửi anh Hanh của em,

Quốc và cả nhà vẫn khoẻ anh ạ. Anh cố gắng thực hiện nhiệm vụ cho thật tốt để sớm về với em anh nhé. Anh Mẫn độ này tốt hơn hẳn, ngón chân anh cử động được rồi, cũng tự lê được người sang chỗ khác.

Em không vất vả gì cả đâu anh Hanh ạ. Bây giờ trông em còn béo hơn lần cuối mình gặp nhau nhiều. Cả ngày em chỉ quanh quẩn ở nhà nấu cơm rồi dọn dẹp. Bác Bảy, bác Hai thường xuyên cho nhà mình đồ ăn lắm nên thi thoảng em chỉ ra chợ bán ít khoai kiếm vài đồng thôi.

À! Dạo này em có học may quần áo, em cũng đang may cho anh một bộ. Khi nào anh về mình cùng mặc đồ mới rồi đi lên chợ huyện chơi. Tạt qua quán chị Hoa ăn mấy miếng bánh cốm. Ngắm hoàng hôn lặn ở cuối chân trời.

Quốc cũng nhớ anh lắm, nên anh phải cố giữ gìn sức khoẻ đấy nhé.

Thương anh!"

Em Quốc là thế đấy, dù cho em có vất vả để vật lộn với cuộc sống, em vẫn sẽ nói Hanh là em bình yên. Trái tim em mỗi đêm đều bị giày vò đến khốn khổ, lòng em đau như có ai xé toạc, em vẫn sẽ nói Hanh là em hạnh phúc. Nếu có thể, em sẽ chôn vùi nỗi đau thật sâu để không ai nhìn thấy, để bản thân ngấm dần, ngấm dần bi thương như một di căn ung thư, ăn dần ăn mòn lấy thân xác tiều tuỵ này cho đến chết.

Nhưng rồi có ai thấu được nỗi đau ấy không hả em? Hay sẽ bỏ rơi em trong một ngày nắng đổ, để ánh lửa thiêu đốt tâm hồn em ngây dại, gió cuốn đi tro tàn vương nền đất.
.

.

.
Hanh với anh em trong chiến khu nhận được thư của Quốc thì mừng ghê lắm. Sắp tới cả tiểu đội được tham gia chiến dịch mới mà Thủ Trưởng chưa tiết lộ, thư của em như động lực tinh thần giúp các anh vững vàng tay súng hơn. Cả lũ nhao nhao lên tranh nhau mang thư đi cất, ồn ào cả một dãy phòng.

- Các anh ơi ra ăn cơm thôi.

Hân ghé đầu qua cửa phòng. Hân là cô đồng chí bên đội hậu cần, dáng dấp nho nhỏ nên trông đáng yêu vô cùng. Chị bằng tuổi Hanh và cũng đi từ Bắc vào Nam nên dễ làm thân với mọi người ở khu này lắm.

Hân quý anh Hanh hơn cả, anh chu đáo lại nhiệt tình, cô nào bên khu hậu cần cũng mê như điếu đổ. Cơ mà có lẽ Hanh chỉ nói chuyện với mỗi Hân thôi, vì anh cảm thấy thoải mái hơn những người khác và cũng vì chị thật thà và tốt bụng. Ngày đầu gặp nhau, chị đã bị bọn thằng Thạc, thằng Tuấn bắt nạt, bảo Hân phải gọi bọn nó là anh. Ban đầu chị cũng bất mãn lắm, gặp nhau ở đâu là í ới không thôi. Mãi sau này thì quen gọi như thế rồi lại không muốn sửa.

- Ừ, bọn anh ra bây giờ đây. - Thằng Trân trả lời.

Bữa cơm của người lính không khá giả hơn là mấy, được cái cơm ít độn sắn khoai, hôm nào có tiếp tế nhiều thì được hẳn bữa cơm trắng. Ngồi quây quần bên nhau thành một vòng tròn lớn, giờ cơm tối ngày nào cũng như một buổi liên hoan nhỏ. Cả lũ ăn xong lại xách đàn ra hát những bài ca về cách mạng, lâu lâu thì chơi trò vật tay hay đô vật. Họ sống với nhau như những người ruột thịt. Dù Bắc hay Trung vẫn luôn hướng về miền Nam yêu dấu.
.

.

.
Thời gian cứ thế mà trôi qua, thư tay em nhận đã chất đầy một góc tủ. Biết được các anh luôn vui vẻ, bình yên nên em cũng thấy thoải mái được phần nào. Thằng Mẫn giờ đã có thể đứng dậy đi tập tễnh mấy bước nhưng vẫn cần có người dìu. Quốc rảnh rảnh là lại đỡ vai anh cùng nhau tập đi qua lại trong nhà.

Mọi khi Quốc tỉ mỉ, cẩn thận gạt từng hòn đá dưới đất ra cho Mẫn, thế mà hôm nay em chẳng tập trung gì cả, tự mình vấp ngã rồi kéo cả thằng Mẫn ngã xuống. Em cuống quýt đỡ Mẫn dậy:

- Anh có sao không?

- Mẫn nhíu mày - Nay Quốc làm sao thế, cứ lơ ma lơ mơ. Nãy giờ anh nói chuyện một mình đấy.

- Quốc thở dài ảo não - Đã lâu lắm rồi, kể từ trận Khe Sanh thắng lợi vang dội, được tung hô trên khắp các đài báo, anh Hanh không gửi thư về cho nhà nữa.

- Ừm. Cơ mà chắc dạo này bên chiến khu bận rộn quá, xong trận này ắt hẳn sẽ có trận khác. Em đừng lo, các anh chỉ đang cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thôi. Mấy nữa lại gửi thư về ấy mà.

Quốc ậm ừ cho là phải. Em cứ như vậy chẳng ngoan ngoãn chút nào, hệt như đứa trẻ mè nheo đòi kẹo vậy. Em tự dặn mình phải kiên nhẫn hơn, các anh đi làm việc lớn, thân là hậu phương phải hiểu chuyện để các anh yên lòng.

Bên này, sau trận Khe Sanh, anh Hanh bị thương nặng, tuy là không có gì nguy hiểm nhưng vẫn phải nghỉ ngơi để hồi phục lại, còn mấy đứa khác chỉ có vài vết thương nhẹ.

Mấy tháng này Hân luôn túc trực bên cạnh Hanh để trông nom, chăm sóc từ miếng ăn tới giấc ngủ. Ngày anh Hanh về với vết thương chi chít dọc bả vai, chị khóc ghê lắm, mấy ngày không ngủ để chờ Hanh tỉnh lại. Gần kề bên chị Hân lâu như vậy, Hanh bắt đầu để ý đến chị hơn. Kể ra nếu Hân không tình nguyện đi làm thanh niên xung phong thì giờ chắc hẳn sẽ là tiểu thư của một gia đình, cuộc sống tốt đẹp vô cùng. Chị nhanh nhẹn, tháo vát nhưng không đánh mất đi nét kiều diễm của người con gái Hà Nội. Mắt phượng, mày ngài và cái môi luôn chúm chím trông yêu lắm.

- Anh Hanh đi lại được rồi, mai không cần ở trạm xá của khu nữa. - Hân đặt lưng lên giường nằm ngay cạnh Hanh.

Chăm sóc anh trong một thời gian dài. Anh để Hân thoải mái nằm bên cạnh để chị chợp mắt cho đỡ mệt. Vừa nói chuyện được vài câu, Hân liền thiu thỉu ngủ. Hanh khẽ quay người nhìn chị nở một nụ cười ôn nhu. Đưa tay trái khẽ luồn qua đầu để Hân gối lên, tay phải anh ôm lấy cái eo nhỏ.

Hanh rối bời trong chính suy nghĩa của mình, rằng mình còn đang thương nhớ em Quốc giờ lại đầu ấp tay gối với một người phụ nữ khác. Thế nhưng Hanh vẫn chẳng xác định được, rốt cuộc mình cần ai và yêu ai. Chỉ biết giây phút này trái tim anh đang được lấp đầy, cơ thể ấm áp của Hân giúp anh xoa dịu từng cơn đau thắt. Hanh vùi mặt vào hõm cổ Hân, hít một hơi thật sâu để quên đi cái áy náy trong lòng, tạm bỏ đi cái giày xéo tâm can. Yên bình quá.

Nhưng Hanh ơi...

Khi anh đang say giấc bên một người con gái khác, có ai vẫn đợi anh trở về nhà. Bóng đêm ôm lấy cơ thể cô độc ấy, mỏi mòn chờ anh suốt đêm thâu, cho đến khi trăng tàn, đêm tàn. Rồi em sẽ ngủ, nhưng nó chẳng còn là một giấc ngủ ngon, vì không có một vòng tay nào dành cho em nữa. Em sẽ sống làm sao cho những giấc ngủ dài cả một đời người?

Khi anh ôm một người con gái khác, có ai vẫn tự ấp ôm lấy bản thân mình. Kẻ chìm đắm trong mê say hạnh phúc, người đau đớn trông cánh chim trời. Ngày ngày ngồi trước bậc thềm nhỏ, ngóng vọng về một nơi xa mà em không rõ. Chỉ biết trái tim vẫn luôn hướng về đó, tự ảo mộng ra những cái ôm vội vàng nơi anh, thế nhưng chẳng có chút hơi ấm nào đâu anh ạ, lạnh lẽo, cô độc vô cùng. Em sẽ sống làm sao bằng những giấc mộng hư ảo, được anh ôm trọn tình yêu thương?

Khi anh hôn một người con gái khác, có môi ai vẫn nhớ vị ngọt ngào. Anh sẽ chìm đắm trong đê mê xúc cảm, nhưng lại không phải là chìm đắm với em. Đôi môi này vẫn khô khốc như thế, nó nhớ nhung cái mịn màng, nóng bỏng. Mong được cuốn lấy anh một lần nữa, để trút hết thảy những nhung nhớ, giận hờn. Em sẽ sống làm sao bằng những nỗi nhớ da diết, không thể mang nó chôn vùi nơi vực thẳm?

"Bèo dạt mây trôi chốn xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi bèo dạt
Mây trôi, chim sa tang tính tình cá lội
Ngậm một tin trông, hai tin đợi
Ba bốn tin chờ sao chẳng thấy anh?

Một mảnh trăng treo suốt canh thâu

Anh ơi trăng đã ngả ngang đầu
Thương nhớ ai chim ơi cho nhắn một đôi lời
Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi
Trông cánh chim trời sao chẳng thấy đâu?

Mỏi mòn đêm thâu suốt năm canh
Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn
Thương nhớ ai chim ơi cho nhắn một đôi lời
Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi
Trông cánh chim trời sao chẳng thấy đâu?"

( Bèo dạt mây trôi)
.

.

.
Tháng 4/1968.

Sau chiến thắng vang dội mà anh em Hanh góp phần lớn chiến công. Cả tiểu đội được điều đến Bộ Tư lệnh quân khu 9 để tiếp tục chiến đấu trong đợt hai. Mất hơn một ngày hành quân thần tốc, cả đội đã dừng chân tại căn cứ. Lần này thay vì đánh nghi binh nhằm tránh gây nhiều thiệt hại như ở Khe Sanh, toàn quân khu sẽ dốc hết sức lực vào hai chiến trường chính là Cần Thơ và Vĩnh Long. Tiểu đội Hanh được giao nhiệm phụ chiến đấu ở Cần Thơ. Chuyện gấp rút nên chỉ được nghỉ ngơi thêm nửa ngày.

- Cần Thơ nghe bảo căng lắm, nhiều đồng đội chết quá nên phải điều quân gấp như vậy. - Thằng Kỳ vừa xắn áo vào quần vừa nói.

- Mày cũng chưa rời lại sức nữa, chiều nay có đánh được không Hanh? - Trân hỏi.

Hanh thở dài nhìn tấm ảnh của em và Hanh chụp từ tấm bé, vuốt ve khuôn mặt em hồi lâu. Nghĩ đến chiến trận đã lo lắng không thôi, giờ lòng Hanh còn đang rối loạn như tơ vò, chẳng biết nên làm gì cho phải.

Không nhận được hồi âm, thằng Trân nhún vai tỏ vẻ không quan tâm. Thằng Thạc tí tởn chạy lại xoa bóp vai cho thằng Trân.

- Chiều đi đánh giặc về mệt, lúc nào về Trân rán cá sốt cho anh em ăn nhé. Tao thủ được mấy con cá khô từ quân khu cũ.

- Kỳ nhíu mày - Mày chỉ biết ăn thôi, chẳng khác thằng Mẫn là mấy. Tao chỉ mong trận đánh này nhanh nhanh để có được giấc ngủ, chứ mấy ngày nay nghĩ ngợi mệt bã cả người rồi.

- Đúng rồi đấy, chỉ mong được một giấc ngủ ngon. - Tuấn đồng tình, gật đầu lia lịa.

Nói chuyện phiếm được một lúc thì cả lũ lại hành quân ra chiến trường. Tiểu đội của Hanh có mười người nên việc di chuyển rất nhanh chóng và kịp thời. Càng gần chiến trận, tiếng súng càng vang to, từng quả bom nổ làm cho đất bay túi bụi, cách đó năm trăm mét đã khiến cho người ta hãi hùng.

Dựa theo sự phân công của Thủ Trưởng, Hanh nhanh chóng sắp xếp anh em vào vị chí, áp sát thật nhanh để thay phiên cho những đồng chí kiệt sức. Từng đoàn quân y nâng cáng đưa những người đồng chí bị thương rời khỏi nơi đây ngày càng nhiều, khói bụi mù mịt che đi tầm mắt, họ liên lạc với nhau bằng tiếng hét thất thanh nhưng hùng hồn, mạnh mẽ trước mưa bom, bão đạn.

Cật lực trụ lấy đến xế chiều, dù cho bên địch dường như cạn kiệt sức lực nhưng nòng súng của chúng vẫn nhẫn tâm nã xuống.

Thằng Thạc, thằng có vị trí cao cả là áp sát quân địch. Bọn nó rón rén từng bước nhằm lẩn trốn để nghe ngóng sơ hở của bên địch, từng giọt mồ hôi chảy ướt đẫm cả quân phục. Khốn nạn thay, máu đã tưới cho nền đất bị cày xới bởi bom thêm mềm nhũn, chân Thạc lún xuống chao đảo và cuối cùng ngã rụp. Thằng Tuấn không kịp đưa tay đỡ, nhìn thấy tình không ổn, định kéo Thạc dậy rồi rời khỏi chỗ này. Nghe thấy tiếng động, một toán lính Mỹ nhắm thẳng hai đứa mà bắn. Chẳng kịp nghe được một tiếng thét, Thạc và Tuấn nằm im trên dòng máu đỏ, giương đôi mắt trông lên hoàng hôn đỏ rực.

" Đẹp quá", đẹp vì nó là hoàng hôn cuối cùng mà bọn nó được ngắm, đã bao lâu rồi không được nằm xuống mà nghỉ ngơi, giờ đây tiếng bom đạn hai đứa không sợ, cái đau đớn về thể xác hai đứa cũng không sợ, bọn nó vui vì mình đã chết cho quê hương, được gục lên súng mũ mà bỏ quên đời.

Hanh đứng từ xa hoảng hốt, hai mắt bắt đầu mờ đi bởi tầng lớp mỏng, anh cố nén đau thương để tiếp tục chắc tay súng. "Thạc ơi, Tuấn ơi, đợi tao mày nhé, đợi tao đưa mày trở về nhà".

Thế nhưng ngay sau đó thằng Trân như điên dại, nó sừng sững bước ra khỏi vùng an toàn, gào lên xả súng về phía địch liên hoàn. Bọn Mỹ - Diệm càng điên tiết hơn, lại tập trung về phía thằng Trân mà bắn. Cho đến khi thằng Trân thôi giãy dụa và nằm im trên dòng máu loang lổ, Hanh thật sự không còn tỉnh táo nữa. Súng rơi khỏi tay và chân lê dần về phía cái xác nằm trơ trọi còn chưa nhắm mắt. Thằng Kỳ đang chú tâm thì thấy nòng súng của mấy tên kia bắt đầu hướng lệch sang trái, nó hoảng hồn thấy Hanh ra khỏi vùng an toàn từ bao giờ. Cảm nhận được sự nguy hiểm, nó chạy như bay đến ôm lấy thân thể Hanh.

- HANH!!!

Tiếng thét vang trời lấn át cả một một làn mưa đạn. Cả hai đứa lăn mấy vòng trên đất rồi rơi xuống cái hào. Thằng Hanh giật mình bừng tỉnh, tự tát vào mặt mình mấy cái, anh ôm chặt lấy thằng Kỳ.

- Cảm ơn mày, cảm ơn mày. Tao không sao rồi.

Bỗng có cái gì man mát bao phủ lấy đôi tay Hanh, từng giọt nhỏ chảy tong tong xuống nền đất lạnh. Hanh hoảng hốt, ghì chặt lấy hơi thở yếu ớt của thằng Kỳ mà oà khóc.

- Tao xin mày Kỳ ơi, đừng như thế. Tao chỉ còn mỗi mày trên chiến trường, mày phải tiếp tục chiến đấu với tao.

Thằng Kỳ dùng hết sức đẩy Hanh ra, lấy huy hiệu lá cờ nhỏ trước ngược trái cài lên ngực Hanh. Nó nở một nụ cười ôn nhu:

- Tao mệt quá Hanh ạ. Mày thay tao chiến đấu bảo vệ quê hương, sống hết phần của tao và làm hết phần của tao mày nhé. Giờ tao...có thể...ngủ một giấc thật ngon... rồi...

Tiếng nói yếu dần rồi tắt hẳn. Hanh cứng đờ ôm người thằng Kỳ đã gục đầu xuống bả vai mình. Anh lặng thinh như chính mình cũng đã chết. Trời bỗng đầy rẫy những đám mây đen kéo về, mưa đổ xuống bất chợt, xối xả khiến trận chiến phải ngừng lại. Cả địch cả ta về doanh trại để chờ ngày tiếp tục trận chiến. Chỉ riêng mỗi Hanh vẫn quỳ như thế, anh không khóc, không gào lên cho vơi đi nỗi đau đớn tận cùng.

Dưới cơn mưa mù mịt trắng xoá, trên cái chiến trường đầy máu me ấy. Người ta thấy một người đồng chí bế từng cái xác của những người anh em về bên kia đồi, đào lấy một cái hố thật to, quấn xác họ gọn ghẽ vào chiếu và chôn họ dưới lớp đất dày.

Vậy là hết một kiếp người.

Cơn mưa lớn đến đâu cũng đến lúc phải tạnh, người có sống tốt đến đâu cũng đến lúc phải trở về cùng cát bụi. Các đồng chí nấu một mẻ cơm trắng thật ngon nhưng không phải là để cùng nhau dùng bữa, mấy anh em bới cơm đầy ụ vào từng cái bát nhỏ, đặt gọn gàng lên bàn và trên mỗi bát cơm lại thắp một nén nhang.

Thằng nào cũng khóc nhưng chắc dám khóc to. Hanh thân là người dẫn đoàn, anh nín nhịn lại từng đợt quặn thắt từ con tim, chắp tay trước ngực để tỏ lòng thành kính, thủ thỉ vài câu như tạ lỗi rồi gửi lời chào tạm biệt.

Không phải là một đám ma chay đường hoàng nhưng anh em trong đội ai cũng trang nghiêm. Không có áo quan cẩn thận mà chỉ có manh chiếu quấn vội những người đồng đội đã tử trận để chôn xuống nền đất lạnh. Đau thương và mất mát lớn quá.

Thế nhưng người lính ở những giây phút ấy chỉ bi mà không luỵ. Cái chết của người đi trước như một nét màu chấm điểm cho bầu trời thêm xanh. Mơ về một ngày độc lập.

"... Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành..."

(Tây Tiến – Quang Dũng)
.

.

.
Cuộc tiến công năm 68 trải qua thêm hai đợt không mấy thuận lợi như đợt một. Số người lính hy sinh là nhiều vô kể. Cảm thấy cứ tiếp tục như vậy không phải là cách hay, Đảng đã kết thúc trận chiến và chuẩn bị đề ra những phương án mới.

Bốn tháng kể từ khi anh em bỏ Hanh đi mất, Hanh vẫn cố gượng để hoàn thành sứ mệnh. Nỗi đau của Hanh nhờ có Hân mà xoa dịu hơn phần nào. Mỗi đêm anh giật mình thức dậy vì ác mộng, cái chết của anh em cứ giày xéo Hanh từng ngày. Hân luôn xuất hiện và ôm lấy Hanh vào lòng, trao cho anh hơi ấm và sức mạnh tinh thần.

Càng ngày thứ tình cảm ấy càng lớn dần, Hanh muốn gần gũi với Hân nhiều hơn rồi lại nhiều hơn nữa. Họ ăn trái cấm trong một đêm mưa rả rích, Hanh thả hồn vào vào xúc cảm đê mê. Cuộn chặt lấy Hân như cả hai là một, hai cơ thể trần trụi trừu sáp lên xuống làm cho không gian càng thêm ái muội.

Bỗng một tiếng sấm đánh vang cả một vùng trời. Hanh giật mình nhìn xuống, anh hoảng hồn. Quốc đang khóc. Ngay lúc này anh thấy Quốc nằm dưới thân mình khóc nấc lên từng cơn, đôi mắt em dại đi vì đau đớn. Hanh giật mình ngồi thẳng người dậy. Hân bỗng cảm thấy trống vắng nên ngồi dậy nhìn anh. Cứ như vậy một hồi lâu khiến chị ngượng ngùng, chị mặc quần áo vào cẩn thận và lấy tấm chăn mỏng đắp lên người Hanh.

- Anh sao thế?

Hanh ngước mắt nhìn lên với đôi mắt đã đỏ rực, Hân cuống quýt đưa đôi tay lau đi từng dòng nước mắt, thủ thỉ vào tai anh những câu an ủi, tâm tình. Thế nhưng lúc này đây Hanh chẳng còn nghe thấy điều gì cả. Thứ Hanh thấy chỉ là tội lỗi là đớn đau. Phải rồi, Hanh đã quên đi một người yêu anh nhiều đến thế. Nếu không yêu em tại sao khi ân ái với ai khác lại nhớ đến hình bóng em? Có lẽ cái rung cảm ngu ngốc nhất thời đã khiến Hanh quên đi cái tình yêu thực chất đến từ trái tim mình. Bao nhiêu ngày tháng Mặt Trời bị mây đen che lấp, giờ mới bắt đầu len lỏi lại từng tia nắng rạng soi.

- Anh xin lỗi.

- Hân giật mình rồi cười gượng - Xin lỗi cái gì chứ.

- Thật ra anh.. có người anh thương rồi.

Hân như nghe như không lọt vào tai mình, từ quỳ gối chị chuyển hẳn xuống tư thế ngồi, cố nhích lại gần anh nghe cho thật rõ.

- Anh nói gì cơ? - Mắt chị rơm rớm.

- Anh xin lỗi.

Nghe một câu xin lỗi lặp đi lặp lại. Hân ngã quỵ ôm lấy ngực trái mà khóc nấc.

- Anh như thế em biết phải làm sao hả Hanh. Em cái gì cũng cho anh rồi, yêu cũng yêu anh, giờ em phải làm sao, hả?

Hân kéo cổ áo Hanh đến nhăn nhúm, từng tiếng trách móc hoà với tiếng mưa đầy xót xa. Hoá ra một mối quan hệ bắt đầu thật dễ và kết thúc thật dễ.

Trái tim vốn dĩ chỉ là một ông chủ tồi và thân xác là một tên hầu tàn tệ.

Đêm hôm ấy Hân lặng lẽ rời đi, nếu tiếp tục ở lại sẽ tiếp tục đau đớn. Thà rằng buông tay trước để tìm lấy một hạnh phúc mới. Chẳng ai muốn ôm lấy một cây xương rồng nếu trong sự lựa chọn có những đoá hoa.
.

.

.

Tháng 9/1968.

Mẫn đã đi lại được nhưng ở chân bị tật khiến nó đi cà nhắc. Thế mà nó chẳng thấy buồn chút nào, nó lấy đó làm đặc trưng riêng của mình. Đang ngồi ăn tối với Quốc thì anh đưa thư đến.

- Quốc ơi nhà có thư.

Quốc buông đôi đũa chạy ngay ra sân. Không cần nói cũng biết là anh Hanh gửi về. Cả nhà vui mừng cuống cả lên, chạy ra sân lũ lượt. Em xé bao thư ngay vì chẳng chờ đợi được thêm nữa. Bố mẹ, thằng Mẫn và cả anh đưa thư túm tụm đầu vào. Em bắt đầu đọc.

"Gửi gia đình của con,

Mọi người vẫn khoẻ đấy chứ ạ. Dạo này chiến trận diễn ra ác liệt khiến con chẳng thể gửi thư về nhà, con mong rằng mọi chuyện đều sẽ ổn.

Thật là giờ phút này đây con chẳng biết viết như thế nào cho phải. Con đã đấu tranh rất nhiều mới dám gửi thư về cho nhà. Chuyện quan trọng mong bố mẹ, Mẫn và em bình tĩnh để nghe hết tin này..."

Đọc đến đây Quốc ngừng một lát, đôi lông mày co nhíu, mắt đọc đi đọc lại như muốn xác minh đây là sự thật. Em nhìn mọi người, rồi buông lơi lá thư rơi xuống sân, mắt bắt đầu chảy ra hàng lệ dài.

Cả nhà lo lắng gặng hỏi em, Mẫn đoán chắc có chuyện chẳng lành nên đi lại đỡ em dựa vào người.

Bố Hanh tức giận gạt phắt những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu, nhặt tờ thư và bắt anh đưa thư đọc tiếp.

" Các anh em đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chỉ tiếc là... giờ đây còn mình con mới có thể trở về. Đừng đau đớn hay khóc lóc, thằng Trân, thằng Kỳ, thằng Thạc, thằng Tuấn sẽ giận con lắm nếu biết con làm cho nhà mình buồn. Các anh em đã mệt quá rồi, giờ xin gửi thân xác về nơi đất mẹ. Nếu có kiếp sau, mấy đứa vẫn làm con của bố mẹ, trả lại cho thằng Mẫn những người anh em chí cốt, trả lại cho em Quốc những người anh giỏi giang, sức vàng.

Cuối thư con mong gia đình mình giữ gìn sức khoẻ. Con hết nhiệm vụ nên sẽ trở về vào tháng sau. Cả nhà đợi con nhé."

Mẹ Hanh nghe xong thì ngất xỉu ngay, ông Hanh đưa vòng tay đón lấy người bà. Ông cũng khóc, anh đưa thư cũng khóc. Đau đớn quá, cái cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Thôi thì mong các con về nơi chín suối an lòng mà không vướng bận nhân gian. Sống là những người hiền lành, hiểu chuyện, chết đi sẽ là những thiên thần nhỏ. Những thiên thần bỏ quên đôi cánh chốn người trần.

.

.

.

Ngày trở về lòng Hanh xao xuyến, gần một tháng qua anh không gặp Hân thêm lần nào nữa. Hỏi thăm thì biết chị xin về với gia đình sau mấy năm làm cách mạng do sức khoẻ yếu. Không gặp cũng tốt, vì Hanh vẫn đau đáu lắm, tội lỗi của Hanh làm sao mà rửa sạch.

Ròng rã cả tuần trời Hanh đã đặt chân trước cổng làng Nôm với bộ quân phục xanh lá. " Quân với dân như cá với nước". Bọn trẻ thấy có anh bộ đội cụ Hồ về làng là lao nhao hết cả xóm.

- Chúng mày ơi, có chú bộ đội về làng.

- A! Là anh Hanh mà, anh Hanh chúng mày ơi.

....

Chúng nó bám víu anh từ đầu ngõ cho đến cổng nhà. Vừa đi qua cổng đã thấy Quốc thẫn thờ ngồi giữa sân nấu nước lá cây. Em tựa như chẳng để ý điều gì xung quanh, chỉ có tay là phe phẩy quạt một cách vô thức.

Hanh xót xa thả ba lô xuống, dang rộng vòng tay gọi thật to:

- Quốc ơi! Yêu dấu của anh ơi!

Quốc giật mình nhìn về phía cửa. Em đứng bật dậy, đánh rơi cả quạt vào bếp củi. Quốc bàng hoàng rồi khóc nghẹn, em chạy thật nhanh đến ôm chầm lấy anh, đu cả hai chân lên kẹp vào eo Hanh. Hanh đáp trả em bằng một vòng tay thật chặt, vùi đầu vào hõm cổ mà hít lấy hít để hương hoa nhài quen thuộc. Thằng Mẫn thấy tiếng động thì cũng cà nhắc chạy ra, nó vui sướng reo lên.

- Bố ơi, mẹ ơi! Thằng Hanh về rồi, về thật rồi.

Cả gia đình chạy ra ôm lấy nhau thật chặt. Bao nhung nhớ khắc khoải giờ đã vơi đi phần nào.

Giờ đây hết những ngày tháng đau khổ không thấy bình minh. Nắng sẽ sưởi trái tim họ thêm ấm áp.

Kể từ đó, cuộc sống lại quay trở về guồng quay cũ. Người mất cũng đã mất, không thể chìm đắm mãi trong đau thương mà quên đi thực tại. Quốc lại cùng Hanh ngày ngày ra chợ bán khoai, cùng anh ăn mấy miếng bánh cốm thơm lừng. Vậy là năm nay anh Hanh, em Quốc và thằng Mẫn sẽ được đón Trung Thu cùng nhau, chỉ tiếc là anh Trân không thèm làm lồng đèn cho em nữa. Cơ mà chẳng sao, anh Hanh sẽ làm cho em một cái đẹp như thế.

Hôm nay ai cũng mặc đồ mới. Người ta nói Tung Thu là Tết đoàn viên nên hôm nay cả nhà phải cùng nhau đi chơi và ăn bữa cơm thật ngon. Thắp nén nhanh lên bàn thờ, mẹ Hanh khấn:

- Thế là lại tới rằm rồi các con ạ. Năm nay nhà mình làm một cái lễ thật to cho mấy anh em ăn no uống say luôn. Thi thoảng nhớ mẹ thì về thăm mẹ trong giấc mơ, mấy đứa nhé...- Bà nghẹn ngào.

Hanh tiến tới vỗ vỗ tấm lưng bà để an ủi.

Nỗi đau mất người thân có thể nguôi ngoai nhưng chẳng bao giờ dịu hẳn. Tựa như một vết thương không còn rỉ máu nhưng chẳng thể lành, chỉ cần có người đụng đến là lại xót xa.

Đối với mẹ Hanh, Trân, Thạc, Mẫn hay Kỳ đều là những đứa con bà yêu thương hết mực, chẳng cần phải máu mủ ruột rà. Có bà mẹ nào không đau đớn khi phải tiễn con về với chốn an nhiên. Giá mà để bà chết trước thì tốt, dù có sống thêm vài chụ năm nữa, chỗ trũng này cũng chẳng bao giờ được lấp đầy.
.

.

.

Người làng Nôm đón Trung Thu cũng vô cùng đơn giản, chỉ cùng nhau vui đùa ở chợ xã, thường thì chỉ có ngày này chợ mở cửa suốt cả đêm. Sau đó cùng nhau thả hoa đăng trên con suối gần bên chợ. Quốc viết viết gì đó lên hoa đăng rồi thả xuống nước, môi vẫn nở nụ cười. Hanh tiến lại thơm cái chóc lên đôi môi đỏ hồng, Quốc ngượng ngùng đánh cái độp vào vai anh.

- Anh Hanh này, ở đây đông người mà anh làm cái gì thế không biết.

- Anh cười hì hì bẹo má em một cái - Quốc viết cái gì khai mau.

Em định bụng đánh trống lảng để không phải trả lời, nhưng anh Hanh không chịu buông tay ra khỏi má. Kì kèo một lúc em mới cáu lên

- Được rồi, em nói được chưa. Em... em muốn lấy anh Hanh.

Hanh đứng im không chớp mắt, em đưa hai đôi tay lên nắm lấy hai tai đã đỏ bừng. Xấu hổ quá. Nhìn bộ dạng đáng yêu này thật muốn mang em giấu đi. Hanh cười ngọt ôm em vào lòng.

- Được chứ! Mai cưới luôn.

Em phì cười nắm lấy bàn tay anh. Hai đứa nhìn hoa đăng xuôi chiều theo dòng nước, đợi đến khi nó khuất hẳn mới dắt nhau về nhà.

Tiếc là hoa đăng trôi đi rất xa nhưng cuối cùng cũng kẹt lại ở một mỏm đá, gió thổi tàn lửa vương lên mép giấy, hoa đăng rực cháy, chỉ còn để lại một nắm tro tàn dưới làn nước trong veo.

Mới sáng sớm, em còn chưa kịp dậy thổi cơn đã nghe tiếng ai gọi í ới ngoài cổng nhà. Nhưng em chẳng quan tâm, lồng ngực anh Hanh ấm quá, cả vòng tay ôm lấy em cũng ấm, không muốn thức giấc một chút nào.

- Anh Hanh ơi! Anh Hanh!

Cho đến khi em hơi tỉnh ngủ mới phát hiện ra người ở ngoài đang tìm anh Hanh. Ngẩng đầu lên thấy hai mắt anh vẫn nhắm nghiền, Quốc khẽ đứng dậy chạy ra trước sân. Qua lớp cửa tre, em thấy một người con gái xinh đẹp với mái tóc xoã ngang lưng đang gõ từng nhịp vào cửa. Vừa mở cửa ra em phát hiện cô gái này không phải người làng, lối ăn mặc thị thành này chắc là phải từ trên phố đi xuống, một tay cô xách cái túi nhỏ, một tay xoa xoa cái bụng bầu. Cô nước mắt lưng tròng nắm lấy bàn tay em.

- Cậu ơi, cho tôi gặp anh Hanh với.

- Em nhíu mày giật tay ra - Chị là ai?

- Là ai, là ai- Chị cười đắng - Tôi chẳng là ai của Hanh cả, nhưng đứa bé này là con của Hanh.

Như sét đánh ngang tai, em lùi lại liền mấy bước. Hanh cũng bàng hoàng không kém, vì anh vừa mới đi ra đã nghe trọn câu nói ấy. Em quay người nhìn về phía Hanh, không kìm được mà rơi nước mắt.

- Không phải đâu đúng không Hanh. Chị ấy... nhận nhầm người thôi đúng không. Nói với em đi. Làm ơn nói với em đi.

Hanh im lặng xót xa nghe em lặp đi lặp lại một câu nói như để lừa dối chính mình. Quốc không còn sức lực, em ngồi thụp xuống nề đất oà khóc nức nở. Anh chạy đến, chạm vào người em nhưng em lập tức vùng ra. Em không cần, không cần những điều ấy. Giờ đây lời xin lỗi hay an ủi liệu có ích gì với một trái tim đã vụn vỡ, nó sẽ liền lại hay tái sinh sao? Đến cả đấng bề trên cũng không đủ sức cứu vớt vết thương này.

Nhìn Quốc đau khổ, Hân cũng chẳng mấy nhẹ lòng. Ngày ấy ra đi, Hân đã nghĩ bản thân sẽ chẳng bao giờ trở lại. Ấy vậy mà không lâu sau lại biết mình mang thai. Chị thừa sức để nuôi đứa bé này khôn, nhưng miệng đời thì không ưa như vậy. Chị cũng muốn con mình có bố, muốn con mình được lớn lên đầy đủ như bao gia đình khác. Sợ hãi lấn át tâm trí, Hân đánh liều thưa chuyện với mẹ. Bà sống chết đòi tìm ra được Hanh nên mới nên cơ sự ngày hôm nay.

Khóc một trận đã đời em lặng im ngồi bên giường cùng Mẫn nghe gia đình hai bên thưa chuyện. Đại loại là anh Hanh và chị Hân sẽ cưới nhau và cùng sống với nhau trên thành phố. Bố mẹ Hanh đã bất mãn vô cùng.

- Con trai tôi không yêu đương gì với cháu Hân đây. Nhưng một phút giây nông nổi đã gây ra chuyện tày trời. Chúng tôi nhất định không để con dâu bị thiệt. Thế nhưng tại sao phải lên Hà Nội sống cho bằng được, ở đây có chỗ nào không vừa lòng chị thông gia sao?- Ông Hanh thưa chuyện.

- Người phụ nữ nhấp nhẹ chén trà rồi chậm chậm đặt xuống bàn- Thưa anh chị, gia đình chúng tôi quyền quý mấy đời. Dù cho có gả con gái đi cũng phải xứng đôi vừa lứa. Nhưng mà con dại cái mang. Con tôi trót lỡ với con trai nhà anh chị, thì tôi đành phải bắt rể, để con bé sau này không phải cực khổ. Hơn nữa.., tôi cũng không muốn con rể dính líu tới loại người này.- Bà đưa mắt liếc xéo Quốc.

Bố mẹ Hanh tức giận đuổi họ về. Mẹ Hân trước khi bước vào xế hộp liền đưa ra một lời đề nghị.

- Con rể có một tuần để suy nghĩ. Nếu con không quyết định được, thì mãi không thể nhìn thấy con đẻ của mình.

Chiếc xe lăn bánh ra khỏi làng. Hanh nom theo mà lòng như giông bão. Tại sao mọi chuyện lại xảy ra như thế, những tưởng hạnh phúc đã cận kề, giờ lại vụt biến mất. Kể ra ngài đó nếu Hanh gục lại nơi chiến trường thì tốt qúa, đã không làm khổ Quốc, không làm em đau đến chết đi sống lại. Để cho tâm hồn em được ngây thơ thuần tuý, để trái tim em trong ngần những yêu thương.

Suốt gần một tuần lễ đó, Quốc chẳng nói điều gì. Đêm nằm cạnh nhau nhưng em luôn quay lưng giấu đi đôi mắt đã ửng đỏ. Suy nghĩ cho đến cùng vẫn chẳng thể trốn tránh được, em lặng lẽ dậy xếp quần áo anh vào túi. Dọn dẹp nhà thật sạch, nấu một ấm nước đầy. Hanh chập chờn tỉnh dậy không còn nhìn thấy em nữa, anh sợ hãi chạy ra khỏi phòng, lao ra sân vẫn không nhìn thấy hình bóng em. Tim Hanh đập nhanh liên hồi, trời đất như cuồng quay, vạn vật như chìm trong bóng tối. Quốc đi từ ngoài vào thấy người anh chao đảo thì vội lại đỡ. Hanh bình tĩnh nhìn kĩ khuôn mặt em, dang vòng tay ghì lấy em thật chặt. Khác với những gì Hanh tưởng tượng, Quốc đáp trả lại anh bằng một cái hôn ngọt ngào, cả hai đều bị cuốn vào khoảng không vô định. Ngỡ rằng tất cả chỉ là một cơn ác mộng. Dứt ra khỏi nụ hôn, Quốc tựa đầu vào vai anh thì thầm hỏi nhỏ:

- Anh Hanh đi ngắm bình minh với Quốc nhé.

Hai đứa dắt nhau ra bờ suối. Vẫn là cái khung cảnh quen thuộc ấy, vẫn là sự chu đáo của anh Hanh dành cho em, vẫn là cái ôm ngọt ngào để em ngồi trong lòng, thế nhưng sao trái tim em nghe khác lạ.

- Anh Hanh nghĩ đến đâu rồi.

- Anh..- Hanh ấp úng - Anh sẽ chịu trách nhiệm với Hân, sẽ đi làm để nuôi Hân và con. Nhưng anh không muốn kết hôn cùng em ấy, anh muốn lấy Quốc, muốn cùng em sống cả một đời.

- Em dụi đầu vào hõm cổ Hanh thở dài- Đứa trẻ nào cũng cần cả bố và mẹ. Anh cho nó tiền bạc thôi chưa đủ.

- Anh thương em. - Hanh xiết lấy em trong đau đớn.

- Anh hãy về bên con và Hân. Bắt đầu lại một cuộc sống mới... Quốc không cần một điều gì cả. Chỉ cần anh Hanh hạnh phúc là được rồi.

Quốc ơi! Em không biết hạnh phúc cả đời Hanh mang tên Điền Chính Quốc. Em cứ như vậy Hanh sẽ phải làm sao hả em. Bỏ mặc con là một điều khốn nạn, nhưng bỏ mặc em tôi còn khốn nạn gấp vạn lần. Tôi sẽ sống đến cuối đời với một nỗi niềm dằn vặt. Dù cho sau này em cũng sẽ có một gia đình mới. Thế nhưng trong tim tôi chỉ có em là gia đình.

Đôi bạn trẻ ôm ấp lấy mảnh tình đã tàn từ lúc bình minh mới hé cho đến khi hoàng hôn vụt tàn. Mong ngày mai sẽ không đến, để tình yêu ấy được sống trong vĩnh cửu vẹn toàn.
.

.

.
Hanh xách ba lô bước lên chiếc xế hộp đắt đỏ, nhìn em lần cuối trước khi rời khỏi làng. Anh sẽ có một lễ cưới xa hoa nơi thủ đô lộng lẫy, anh sẽ bỏ em nơi thôn quê đầy ắp những kỉ niệm này.

-  Quốc ơi! Anh đi.

Bánh xe lăn chậm trên mặt đường đầy đá sỏi, chậm đến cái nỗi Hanh không kiềm được mà để nước mắt rơi xuống thành dòng.

Anh biết tất thảy tội lỗi đều do chính bản thân mình gây ra, nhưng phải làm sao để làm lại một lần nữa. Đời người là cung đường một chiều nên chẳng ai có thể quay đầu lại. Giây phút Hanh rời đi cũng vậy, muốn ngoái lại nhìn em mà không thể, muốn nói yêu em mà cuống họng cứ nghèn nghẹn, đắng chát.

Suốt quãng được gồ ghề, cái xe cứ rung lắc không thôi, tựa như thâm tâm của Hanh, bấp bênh và yếu đuối.

Dòng kí ức cứ thế đua nhau gọi về, càng cách xa làng tâm trí Hanh càng mơ hồ về những cái ôm, cái hôn khi bên em.

Giá như cho anh chọn một lần nữa, anh sẽ chọn đưa em ra chiến trận. Giá như cho anh chọn một lần nữa, anh sẽ chọn không gần gũi với Hân. Giá như cho anh chọn một lần nữa, anh sẽ chọn mình hy sinh nơi viễn xứ,... Nhưng tất cả chỉ là " giá như".

Có những người yên lặng mà rời đi, có những người báo cho em biết một tiếng rồi mới bước đi. Suy cho cùng chính em cũng không biết, cái nào mới là cái đau lòng nhất.

Em thỏ thẻ đôi lời thật nhỏ, chỉ vừa đủ cho em nghe thấy.

- Mừng anh Hanh về dinh.
.

.

.

.
Làng Nôm năm 1975.

Đất nước một lần nữa được tái sinh. Triệu đồng bào trở về với nền độc lập nhờ biết bao xương máu mà người lính đánh đổi. Mỗi ngày mới đều là một mùa xuân, trên môi ai cũng rộn rã tiếng cười.

Quốc đạp con xe Phượng Hoàng cũ trên con đường làng quen thuộc. Quốc mới từ nhà anh Mẫn trở về. Nhớ hôm nào hai vợ chồng anh ra riêng, Mẫn khóc ghê lắm, dù nhà anh cũng chỉ cách bố mẹ và Quốc một cái làng. Cuối tuần rảnh rỗi là Quốc sẽ tạt qua chỗ anh chị để chơi cùng các cháu. Chị Hương vợ anh Mẫn quý Quốc nhất, nên mỗi lần cậu qua chơi là lại có cả tá bánh cốm mang về.

Cũng lâu lắm rồi Quốc chưa liên lạc với Hanh, chỉ biết là thằng Huy sắp đi nước ngoài du học, cái thằng này giống bố Hanh ghê gớm, thông minh, sáng dạ vô cùng. Dường như ai cũng có cuộc sống mới, chỉ mình Quốc vẫn một mình như thế. Quốc bảo ở vậy để chăm sóc bố mẹ Hanh, cậu mà đi lấy vợ thì bố mẹ sẽ buồn lắm.

Mặt Trời ngả bóng về phía Tây. Quốc xuống xe dắt bộ dọc một đoạn đường làng để cảm nhận vị gió độ vào Thu. Lá rụng đầy dưới nền đất trơn nhẵn, vài ba cái còn cố tình vương lại trên mái tóc bồng bềnh. Cái nhẹ nhàng ấp ôm lấy bờ vai cô độc.

Suốt đoạn đường Quốc chỉ muốn nhắm đôi mắt lại, "bình yên quá". Hít một hơi thật sâu, Quốc đưa mắt nhìn quanh chốn cũ, tất thảy như một cuốn băng cũ kĩ phát lại nơi đại não.

Quốc thấy các anh vui đùa vật nhau ra bãi đất trống gần bờ suối, tiếng cười rộn rã cả một vùng. Quốc thấy Hanh ôm em vào lòng, rải những nụ hôn khắp cái trán, đôi môi, gò má đã ửng hồng. Quốc thấy bố mẹ lùa cả lũ về ăn cơm kẻo muộn, thấy bác Bảy gọi với, cho em vài cái bánh chuối. Tựa như vị ngọt của đường mật, nhưng lại không phải xúc cảm đến từ đầu lưỡi, nó xuất phát từ trái tim và len lỏi khắp cả con người Quốc.

Những kỉ niệm đẹp đẽ một thời luôn ấp ủ, cái bình yên giữa những đau thương, nóng bỏng của chiến trường, nó sẽ sống mãi và bất diệt trong tâm trí Quốc. Hoa dọc chiến hào.

















____________  Hoàn văn  _____________

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top