Không Tên Phần 1
Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất này là tiền đề cơ sở để nhà văn sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Trung Thành là Rừng Xà Nu, trích từ tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn với muôn ngàn vẻ đẹp. Xà Nu giống như một nhân vật chính trong câu chuyện đầy sâu sắc của Nguyên Trung Thành. Xà Nu chính là một hình tượng đẹp, thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm, là nguồn cảm hứng sáng tác cho truyện. Xà nu đặc biệt hiện lên trong đoạn văn đầu của câu chuyện
Truyện Rừng xà nu ra đời tại khu căn cứ của giải phóng quân miền Trung Trung Bộ. Đây là thời điểm diễn ra cuộc đổ bộ đầu tiên của Mĩ – ngày bắt đầu cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam nước ta.Rừng xà nu được viết trong những ngày sôi sục, nghiêm trang, quyết liệt, hào hùng. Cây xà nu hình tượng bao trùm tác phẩm. Hình ảnh rừng xà nu hiện ra xuyên suốt tác phẩm, được nhắc đến gần 20 lần. Xà nu là nhân vật tham dự vào cuộc sống sinh hoạt, chứng kiến mọi tâm tình và bước trưởng thành của dân làng Xô Man. Xà nu rải khắp thiên truyện như một ám ảnh không dứt được miêu tả dưới góc độ: Đó là cây xà nu xanh non mỡ màng,cành lá sum sê, khói xà nu xông bảng để Tnú và Mai học chữ, nhựa xà nu dốt lên cây duốc đi rừng,... Có thể nói người Xô Man sinh ra dưới tán lá xà nu, lớn lên bên ánh lửa xà nu, được che chở bởi bóng xà nu. Dưới góc nhìn của Nguyễn Trung Thành, hình tượng rừng xà nu không chỉ có ý nghĩa tả thực về thiên nhiên Tây Nguyên mà còn là biểu tượng cho con người Tây Nguyên bất khuất.Đồng thời, sáng tạo hình tượng rừng xà nu, tác giải đem lại một không gian nghệ thuật đâm hương vị sử thi cho truyện ngắn. Xà nu hiện lên rõ ràng nhất, cụ thể nhất chính là trong đoạn đầu tiên của tác phẩm.
Xà nu là loài cây có thực, thuộc họ nhà thông, sống bạt ngàn ở phía Bắc núi rừng Tây Nguyên. Đây là loài cây có nhiều phẩm chất, đặc biệt có khả nắng tồn tại như Nguyễn Trung Thành nói: "đó là cây hùng vĩ mà cao thượng, man dại mà trong sạch". Mỗi cây xà nu vừa cao vút, vạm vỡ, tán lá vừa thanh nhã, rắn rỏi. Trong truyện, rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, lãng mạn, đầy chất thơ; cành lá sum sê, nhựa thơm ngào ngạt, mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới tận chân trời.
Truyện ngắn mở đầu bằng hình ảnh xà nu ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Mỗi ngày, chúng nó đều bắn 2 lần. Đặt rừng xà nu, đặt làng vào tầm đại bác, nhà văn đã khắc họa tư thế,sự sống trong cuộc đối đầ với cái chết, dự báo cuộc chiến đấu căng thẳng có tầm vóc lịch sử, nhập người đọc vào bão táp của cuộc chiến tranh gợi âm hưởng chủ đạo của tác phẩm. Cánh rừng xà nu vì thế là biểu tượng cho những đau thương: "cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương".Nỗi đau hiện ra trong nhiều vẻ: có cái xót xa của những cây non vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị địa bác chặt đứt làm đôi. Nỗi đau cảu chúng tựa như đứa trẻ thơ "nhựa còn trong, chất dầu loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, 5,10 hôm thì cây chết. Lại có những cái đau dữ dội của những cây xà nu trưởng thành giống như con người giữa tuổi thanh xuân bỗng "bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão". Và có cả những cây có tấm thaanc]ơngf trán, vết thương của chúng chóng lành, đạn đại bác không giết nổi. Những thương tích của xafnu khiến ta liên tưởng đếnnhân dân Xô man phải chịu cảnh đầu rơi máu chảy. Khắp núi rừng Tây Nguyên đều in dấu tội ác cảu kẻ thù.
Thế nhưng cảm hứng chủ đạo của những trang viết về cánh rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đâu phải là cảm hứng đau thương? Tác giả muốn điều cuối cùng còn đọng lại trong tâm trí của người đọc là ấn tượng về một rừng cây mà đại bác có thể gây ra ngàn vạn vết thương nhưng không bao giờ hủy diệt được
Những câu văn hào hứng và tha thiết nhất trong tác phẩm là những câu văn viết về rừng xà nu khao khát sống, háo hức phóng mạnh lên bầu trời, lớn lên như để thỏa mãn tình yêu tự do và ánh sáng: "cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên alo thẳng lên bầu trời.Cũng có ít loại cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế, nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng". Hình ảnh rừng xà nu hướng đến mặt trời giống như con người Xô man khao khát tự do. Vì tình yêu tự do mà làm Cách mạng, cho nên mặc kẻ thù đàn áp, nười dân Xô man vẫn nuôi dấu cán bộ, nghe lời cán bộ làm Cách mạng. Lời cụ Mết sắc như dao chém đã làm rung chuyển núi rừng: "Cán bộ là Đảng, Đảng còn,núi nước này còn" Lòng tin ấy là ngọn đuốc sáng dẫn lỗi cho nhân dân Tây guyen đến với tự do giống như xà nu vươn đến ánh sáng vậy.
Trong rừng xà nu, những cây trưởng thành bảo vệ những cây con khiến cả khu rừng giống như một lũy thép chóng lại đạn đại bác cảu kẻ thù. Đồng bào Xô man cũng vậy. Đó là những đồng bào luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia bảo vệ nhau, bảo vệ buôn làng.
Nguyễn Trung Thành đã kết hợp miêu tả bao quanh đến cụ thể bằng bút pháp điện ảnh. Ống kính của Nguyên Trung Thành lúc quay xa để lấy toàn cảnh cánh rừng xà nu, lúc lại quay gần để đặc tả vóc dáng vươn lên keei hãnh của từng cái cây, ngọn lá. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn vừa rộng vừa sâu về hình tượng. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng tổng hợp các giác quan để miêu rả từ thị giác, khứu giác, mang đến cho người đọc một bữa tiệc giác quan thi vị. Nguyễn Trung Thành vừa miêu tả xà nu vừa đặt xà nu trong tương quan đối chiếu thường xuyên với con người đồng thời kết hợp nhân hóa tạo nên một mối quan hệ đặc biệt giữa rừng xà nu và con người Xô Man. Xà nu hóa vào con người, con người nhập vào xà nu. Nhờ vậy, rừng xà nu ánh lên sắc tháo mùi vị đậm đà Tây Nguyên.
Hình tượng rừng xà nu trong đoạn đầu tiên của tác phẩm đã mở đầu cho một câu chuyện giàu chặt chẽ, dầy chất sử thi bi hùng hòa quyện nhuần nhuyễn thể hiện phong cách văn xuôi vừa say mê trầm tư vừa khái quát, độc đáo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top