Bài làm

Thanh Thảo là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thế hệ thơ trẻ chống Mỹ. Sau 1975, ông nỗ lực cách tân thơ Việt Nam, với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" rút trong tập "Khối vuông ru-bích" là một trong những bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo. Hình tượng Lor-ca trong bài được coi là mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ, vì dấn thân đấu tranh cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình. Nhưng có ý kiến lại cho rằng đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và khám phá nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất.

Federico García Lorca là một con chim họa mi của Tây Ba Nha thế kỉ XV. Thơ ông giàu chất nhạc của vùng đất An-đa Lu-ci-a. Thơ ông nhuốm màu săc tượng trưng, siêu thực, là bài ca của những vẻ đẹp của cuộc đời, của những dòng sông, ngọn núi Tây Ba Nha xinh đẹp. Nhưng ông không chỉ là nhà thơ mà còn là chiến sĩ. Ông đấu tranh trên hai chiến trường chính trị và nghệ thuật. Trên mặt trận chính trị, Lor-ca đấu tranh cho tự do, công lý. Ông đấu tranh với những thế lực ác chế, đòi giải phóng cho đất nước mình. Trên mặt trận nghệ thuật, ông với mong muốn cách tân, đổi mới nghệ thuật đang đấu tranh trên một nên nghệ thuật đang già cỗi của Tây Ba Nha. Bọn độc tài thân phát xít đã giết hại ông một cách hèn hạ, khiến cho làn sóng đấu tranh mạnh mẽ toàn thế giới chống chủ nghĩa độc tài ngày càng sôi nổi. Tên tuổi ông trở thành ngọn cờ tập hợp những nghệ sĩ đấu tranh vì tự do, vì cái đẹp, bảo vệ nhân loại.

Trước khi bàn luận về hình tượng Lor-ca, ta hãy tìm hiểu thêm về hai ý kiến trên. Ý kiến thứ nhất cho rằng Lor-ca là mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do. Vào thời đại của ông, Tây Ba Nha chịu sự đô hộ của bọn phát xít Phranco hủy diệt tự do dân chủ của con người. Nên việc đấu tranh cho tự do của Lor-ca đã gây ra sự thù địch của bọn phát xít. Như một lẽ tất yếu, chúng nhất định phải hủy diệt và đưa Lor-ca đến bản án tử hình. Ý kiến thứ hai lại cho rằng Lor-ca là mẫu nghệ sĩ thuần túy chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật nhưng bị giết hại oan. Mẫu người thuần túy chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo cái đẹp có nghĩa là họ tìm đến cái đẹp thuần túy xa rời cuộc sống và từ đó sáng tạo nghệ thuật để thỏa mãn đam mê cá nhân. Cho nên cái chết của ông bị cho là giết oan.

Hai ý kiến trên là hai cách đánh giá, cảm nhận về hình tượng Lor-ca. Ý kiến thứ nhất xuất phát từ con người Lor-ca ngoài đời để hiểu hình tượng Lor-ca trong tác phẩm, ý kiến thứ hai xuất phát từ văn bản tác phẩm để hiểu hình tượng Lor-ca.

Cá nhân tôi cho rằng Lor-ca hiện lên qua bài thơ của Thanh Thảo vừa là người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật, đam mê cái đẹp nhưng còn là người đại diện cho dân tộc Tây Ba Nha đấu tranh cho độc lập và tự do. Nhưng thực chất trong bài thơ Đàn ghitar của Lorca, sự "đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật" có phần rõ ràng hơn, sâu sắc hơn, còn yếu tố "chiến sĩ" thì cần căn cứ nhiều hơn về đời thực, về tiểu sử.

Về hình tượng Lorca trong bài thơ được khắc họa ở một số nét nổi bật. Ngay từ lời đề từ của bài thơ:

"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"

ta đã phần nào hiểu được con người nghệ sĩ của Lorca. Lời đề từ như là lời di chúc của người nghệ sĩ. Nó thể hiện một tình yêu tha thiết, sự gắn bó của ông với cây đàn ghi-ta. Cây đàn còn là biểu trưng cho nghệ thuật. Hơn hết là mong muốn của ông cho thế hệ nhà văn, nhà thơ sau này. Ông không muốn những sáng tác của mình cản trở những sáng tạo mới của họ. Có thể thấy hình tượng Lorca và tiếng đàn hòa quyện vào nhau xuyên suốt cả bài.

Lor-ca trước hết là một nghệ sĩ tự do và cô đơn:

"những tiếng đàn bọt nước

Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt

li la li la li la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn"

Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng đàn nhưng không phải là cách thông thường mà được khắc họa bằng hình dáng, màu sắc. Nó đem lại cho ta sự cảm thụ vừa bằng thính giác vừa bằng thị giác. Sau đó hiện lên hình ảnh "áo choàng đỏ gắt", gợi không khí đấu trường. Phải chăng cũng là màu đỏ mà nhà thơ nhận lấy với sự đấu tranh cho tự do, sự cách tân nghệ thuật. Hai câu thơ tạo sự tương phản gay gắt: "vẻ đẹp mong manh" với "sự bạo tàn", "tiếng đàn của người nghệ sĩ" và "đấu trường khốc liệt", "số phận con người" và "hiện thực dữ dội". Câu thơ "li la li la li la" mang đậm chất nghệ thuật. Câu thơ tái hiện lại âm thanh của cây Tây Ban cầm rất gắn bó với Lorca. Tiếng đàn như khúc ngân mở ra một không gian tràn ngập tiếng nhạc.

Ba câu sau là hình ảnh Lorca gắn với cuộc hành trình đơn độc. Sự cô đơn của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn không phải ai cũng hiểu được. Người nghệ sĩ chỉ một thân một mình trong "miền đơn độc", "trên yên ngựa mỏi mòn" với "vầng trăng chếnh choáng làm bạn đồng hành trên cao. Tác giả khắc họa hình ảnh người nghệ sĩ du ca đi tìm cái đẹp và công lý. Từ muôn đời cuộc hành trình ấy chưa bao giờ có nhiều bạn đồng hành và cũng không hề bằng phẳng, dễ dàng. Đó chính là hành ảnh của một Lorca lãng du kiêu hãnh trên cuộc hành trình đi tìm cái đẹp.

Những câu thơ sau đã thay đổi nhịp điệu khi miêu tả cảnh Lorca bị "điệu về bãi bắn"

"Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điều về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

Đầu đoạn là sự vô tư mang những khát vọng trẻ trung của chàng thi sĩ, là tiếng hát của cả dòng sông, bầu trời, là vẻ đẹp sữc sống của Tây Ba Nha. Bỗng ngưng đọng trong một nỗi đau kinh hoàng, đột ngột không thốt nên lời. Áo choàng không còn "đỏ gắt" nữa mà là "bê bết đỏ", thấm đẫm máu người nghệ sĩ. Hình ảnh tương phản đầy hẫng hụt giữa hai câu thơ gợi sự tàn nhẫn, phũ phàng của số phận. Trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ông, bọn độc tài khiếp sợ, nên chúng phải sát hại ông một cách lén lút.

"chàng đi như người mộng du", cái chết đến quá bất ngờ nhưng người nghệ sĩ ấy đi về cõi chết như vẫn đang đi cuộc hành trình tới cái đẹp. Trạng thái mộng du vượt lên trên thế giới thảm khốc, bạo tàn, tiến tới cái đẹp. Chính trái tim vô tư, trẻ trung càng làm nổi bật sự tàn nhẫn, khiến người đọc càng xót thương và cảm phục Lorca.

Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, Thanh Thảo đã thể hiện tiếng đàn ghi-ta. Tiết tấu trở nên nhanh hơn, dường như bùng lên mạnh mẽ sau cái chết của Lorca. Điệp khúc "tiếng ghi-ta" như đoạn cao trào của bản nhạc tạo nên những âm thanh vừa say đắm, vừa bi thiết. Tiếng ghi-ta vỡ thành từng sắc màu, đọng thành hình khối và hóa thành nỗi đau. Tiếng ghi-ta "nâu bầu trời cô gái ấy", "lá xanh biết mấy" cùng với tiếng ghi-ta "tròn bọt nước" như là niềm luyến tiếc, tình yêu của Lorca với cuộc sống. Hình ảnh "ròng ròng" biểu thị sự đau đớn tột cùng.

Sự ra đi của Lorca để lại một nỗi đau lớn.

"không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang"

Không ai có thể chôn tiếng đàn vì nó là nghệ thuật, tinh thần không thể bị vùi dập. Sức sống của nghệ thuật sinh sôi mãnh liệt "như cỏ mọc hoang". Ông ngã xuống, nghệ thuật không người dẫn dắt, mọc một cách hoang dại. Lời di chúc của ông dường như không thực hiện được.

Lối viết sắp đặt, gián đoạn gợi nên những suy tư đa chiều:

"giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng"

Nhưng nó đều nói về nỗi đau, là nước mắt khóc thương cho người nghệ sĩ thiên tài. Nỗi đau ấy có thể liên tưởng xa hơn, là nỗi đau của đất trời. Thanh Thảo đã bất tử hóa nỗi đau và cái đẹp.

Lorca bơi sang thế giới bên kia bằng chiếc "ghi-ta màu bạc". Cây đàn đi theo ông suốt cả cuộc đời và giờ theo ông vào cõi vĩnh hằng. Cây đàn đã hát lên những khúc ca tranh đấu, cả những khúc ca lãng du mà cả dân tộc đặt vào tay ông. Màu bạc lấp lánh, hư ảo.

Lorca đã ném "lá bùa cô gái Di-gan" để sẵn sàng đương đầu với số phận và ném "trái tim mình vào im lặng" để nhịp thời gian cứ chảy mãi. "li-la li-la li-la" cho sự sống tiếp tục hành trình vô tận của nó, cho sự sáng tạo nghệ thuật mãi hồi sinh. Như hoa tử đinh hương và niềm tin vào sức sống của loài hoa ấy. Nghệ thuật sẽ trường tồn với thời gian.

Bài thơ đã thể hiện sự độc đáo với những hình ảnh thơ tượng trưng, siêu thực, cùng với phép đối lập, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Đặc biệt là nghệ thuật sắp đặt tạo nên khoảng trống giữa các ngôn từ để người đọc tưởng tượng, đồng sáng tạo với tác giả.

PHAM

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top