hình tượng ánh sáng và bóng tối

II. Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.

Sẽ còn mờ nhạt khi nói đến phố huyện mà không nói đến bóng tối nơi đây. Có thể nói toàn bộ câu chuyện đặt trong một sự tương tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống. Trong văn chương, nó cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, một thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả"

Có thể thấy xung đột giữa bóng tối và ánh sáng khá mạnh mẽ. Ánh sáng và bóng tối đang giao tranh nhau. Mở đầu truyện ánh sáng yếu dần, sau đó là bóng tối hiện lên rồi bao trùm lên tất cả. Chính ánh sáng báo hiệu màn đêm đến. Tác phẩm như một bức tranh phối hai gam màu tương phản để ánh sáng không làm lu mờ bóng tối và bóng tỗi cũng không thể che khuất ánh sáng. Không tách ra thành hai mảng màu riêng biệt, ánh áng và bóng tối đan xen, hoà vào nhau trong bản điệp khúc buồn man mác trên một phố huyện nghèo cùng làm nổi bật nhau và từ đó sáng tỏ chủ để toàn tác phẩm. Khép lại ánh sáng và bóng tối lại mở ra. Cia khép lại mở ra ấy xen cài vào nhau như tạo ra một cuộc sống mà ta thấy là luẩn quẩn, tù đọng và ngột ngạt.

III. Hình tượng bóng tối.

Cấu rứ truyện là cấu tứ vòng tròn xoay quanh hình ảnh bóng tối được lặp đi lặp lại không dưới ba mươi lần. Khi miêu tả cảnh trời phố huyện cũng như cảnh đời của những con ngươờ nơi đây, hình ảnh bóng tối bảo trùm cảnh vật và con người mà tác giả dụng công miêu tả từ nhiều thời điểm, từ hiều góc nhìn, nhiều tâm cảnh khác nhau. Bón tối như một ám ảnh, như môt sự hăm dọa, như một quái vật đè nặng lên cảnh vật và con người. Tác giả nhắc đến bóng tói nhiều lần nhưng lại ở các hình ảnh, từ ngữ khác nhau diễn tả nhiều trạng thái khác nhau của bóng tối. Để rồi thật hãi hùng, bóng tối đang hoạt động, đâng thâm nhập, đang len lỏi, luồn lách bám sát vào mọi cảnh vật, mọi con người âm thầm, lặng lẽ.Nó nhấn cả miền quê vào cái màn đêm đen mênh mông không đáy. Và bóng tối cũng chính là không gian nghệ thuật cảu tác phẩm, không gian xã hội của con người.

Tác phẩm có thể chia làm ba đoạn, mỗi đoạn gắp liền với một tâm trạng của nhân vật chính, chị Liên:

a) Đoạn một: Cảnh chiều muộn nơi phố huyện.

b)Đoạn hai: Cảnh đêm tối

c)Đoạn cuối: Khát khao để thấy chuyến tàu đi qua và chuyến tàu xa dần để lại một màn đêm quánh đặc.

a)                  Cảnh chiều muộn nới phố huyện:

Bức tranh hiện thực, nơi phố huyện ngèo xơ xác, tiêu điều hiện lên khi ánh hoáng hôn cuối cùng của một ngày đã nhạt, mặt trơi đã khuất sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu den kịt trên nền trời phớt hồng. Cái bóng tối đầu tiên xuất hiện trong truyện cũng bắt đầu từ hình ảnh dãy tre trước làng đen kịt ấy. Ngày tàn, dãy tre làng tưởng như đã mất hết sự sống mà khoác lên mình tấm áo choàng màu đen. Tiếng trống thu không rời rạc, lẻ tẻ và cứ tắt lịm dần. Âm thanh nhỏ nhất như tiếng muói vo ve, gợi sự ngưng đong. Nó rơi tõm vào khoảng không gian đang chết lặng. Không có hồi âm, nó chỉ nhấn mạnh thêm cái buồn tẻ đến rợn người.

Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lại hiện ra trong khung cảnh chợ vãn buổi chiều khi còn lèo tèo vài ba người bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt. Cái bức tranh ấy một lần hiện lên trong “Gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗi buồn khó tả vào cái giờ khăc ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”. Từ thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì tàn lụi, không tương lại, leo lét một cách tôi nghiệp trong nghèo đói, buồn chán và tăm tối.

Dần dần xâm chiếm và ngự trị, bóng tối không chỉ ở ngoại cảnh mà nó cũng dần len vào tâm hồn con người trong cái thời khắc ấy. “Chiều, chiều rồi”- Câu văn thốt lên như một tiếng thổn thức, chút buồn, chút bâng khuâng và gì đó lưu luyến, bàng hoàng như một tiếng thở dài.

Liên là nhân vật trung tâm của tác phẩm, được ngòi bút Thạch Lam dánh những nét miêu tả rất sinh động và hét sức trìu mến, yêu thương. Nhưng đó là nhưữg nét vẽ sâu lắng về tâm hồn lắm xúc cảm, giàu tình thương của Liên, những nét vẽ khám phá thật sâu tâm hồn nhân vật. Dường như ngòi bút của Thạch Lam đã đạt đến độ thăng hoa khi tinh tế dựng lên một thế giới nội tâm của trẻ thơ sinh động, chân thực và phong phú. Thạch Lam rất thành công khi miêu tả đôi mắt Liên, vừa trong trẻo một nét hồn nhiên, vừa đượm buồn một sự day dứt. Đôi mắt ấy như một điểm nhấn ám ảnh trong không gian phố huyện và như một cánh cửa đi vào thế giơớ tâm hồn Liên. “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thám thía vào tâm hồn chị”. Có lẽ ngày qua ngày, cuộc sống tẻ nhạt nới phố huyện này cứ tiếp diễn qua đi lặng lẽ như thế. Cảnh phố huyện lúc chiếu tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp đi lặp lại một caác đơn điệu buồn tẻ.

Phút ngày tàn cũng để lại cho Liên một nỗi buồn khó tả. Qua đôi mắt trong veo ấy lại hiện lên bao hình ảnh lam lũ thân quen của những con người vẫn ẩm thầm, chịu đựng cuộc sống trong bóng tối.

b)                  Cảnh đêm tối.

Trời nhá nhem tối và rồi dần dần đi vào màn đêm đen đặc. Không gian phố huyện u tối và buồn thương, bóng tối bao phủ và đeo đẳng những kiếp người nhỏ bé nơi đây. “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẩm đen hơn nữa. Đến cả tiếng trống cầm canh cũng không xuyên qua được bóng tối dày đặc, nó chỉ “tung lên một tiếng ngắn khô khan không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bống tối”. Hiếm có tác phẩm nào trong văn học mô tả bóng tối dày đặc như hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Tối quá, tối thật…Nhưng tại sao An vẫn không thấy sợ, tại sao Liên lại thích ngồi lặng lẽ nhìn vào bóng tối ? Bời vì hai chị em Liên đã quen với bóng tối ấy rồi. Bóng tối không còn là cái không gian bên ngoài mà ngày ngày Liên vẫn trông thấy, không còn là cái khiến một cậu bé như An phải sợ, mà bóng tối đã đi vào tiềm thức hai chị em. Sớm bị cuộc sống cướp mất tuổi thơ nhưng hai chị em vẫn là hai đứa trẻ. An vẫn muốn được nhập bọn chơi với mấy đứa trẻ nhưng sợ mẹ mắng lại khống dám ra. Hai đưa trẻ ấy như những mần non thiếu ánh sáng đang đâm lên một mảnh đất cằn cỗi, tối tăm,.

Âm thầm trong đêm đen phố huyện là những mảnh đời của những con người bé nhỏ, sống cam chịu trong tăm tối. Họ xuất hiên thoáng như một chiếc bóng. Bóng tối là hướng đi về, đi đến, đi ra của biết bao con người…Khi những người bán hàng, kiếm ăn ban ngày “từ từ đi trong đêm”, chìm vào bóng tối thì từ trong bóng tối, những người kiếm ăn đêm lại lục tục kéo ra từ trong cái bóng tối ấy. Từ bác phở Siêu bán một thứu hàng xa xỉ nơi phố huyện, chị Tí hàng nước ban ngày mò cua bắt tép ban tối mở hàng nước mà chẳng ăn thua gì, vợ chồng bác Sẩm đến cụ Chi điên, ..tất cả những bóng hình lam lũ, đau khổ và cam chịu ấy thu vào đôi mắt Liên với một tình thương khôn cùng.. Đây khôn phải là sự sống thực sự mà là cầm cự cuộc sống, gaio tranh, tranh gaình giưua xcái đói và cái chết. Tâm hồn nhạy cảm và yêu thương ấy đã biết xót xa, đã biết thương cảm cho những số phận xung quanh mình nhưng lại bất lực, không biết làm gì để giúp họ vì ngay chính chị cũng đang phải đối diện với bóng tối quanh mình.

Bóng tối đen đặc, trên cái nền ấy, những cảnh đời, những con người, nói đúng hơn là những phiến cảnh cuộc đời, về những con người bé mọn, thậm chí ngay cả những khát khao của họ, những cậu chuyện họ nói với nhau cũng quá mờ nhạt. Họ có đi lại, ai cũng có việc của mình và họ nhận ra nhau như theo những cảm giác. Tiếng nói giúp Liên nhận ra cụ Thi. Nhờ một cấm lửa vàng lửng lơ trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện lên mà An nhận ra bác phở Siêu…Tất cả chỉ vì bóng tối….

Trong đám cứ dân ấy, đáng sợ nhất là bà cụ Thi điên. Có thể nói đây là cái sản phẩm nhỡn tiền của nhịp sống mòn mỏi quanh cái phố huyện này. Người điên thì còn đó nhưng đời thì đã tàn quá nửa. Hình ảnh “bà cụ đi lẫn về bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng” gieo vào lòng người dọc bao nỗi day dứt bi thương. Từ bóng tối đi ra, rồi lại tìm vào bóng tối. Kiếp người tàn lụi héo úa ấy như một vòng quẩn quanh, bất lực không thể giải thoát, không chút niềm tin, không một hi vọng.

Và rồi là hình ảnh vợ chóng bác xẩm, ngồi trên manh chiếu, thau sắt trắng trước mặt, thằng con bò ra nghịch nhặt những rác bẩn vùi rong cát. Bác Xẩm góp tiếng đàn run bần bật trong đêm tối àm không hề có tiếng loảng xoảng nào của một đồng xu.

Thạch Lam hạ bút viết một câu văn đầ nỗi day dứt, thấm thía nỗi buồn thân phận và niềm cảm thông: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khó hàng ngày của họ”. Nhưng họ vẫn tiếp tục cầm cự cuộc sống nghèo nàn ấy, trong cái bóng tối úât ứcnhẫn nại của đời nhà quê.

d) Bóng tối sau khi con tàu đi qua.

Tưởng như quá quen với cảnh phố huyyện chiều, đêm khuyan Tưởng như tất cả cứ lặp đi lặp lại, tù đọng, nhức buốt, lặng thầm trong đêm tối…Song với Liên và An, họ vâẫ muốn tìm ở đó, tìm ở cái mới lại, đời thường cái mới, cái lạ. Đêm nào cũng vậy, hai chị em cố thức để đưọi đoan tàu đêm đi qua. . Chúng chờ đơi chuyến tàu suốt một ngày buồn tẻ của mình. Chờ từ lúc bóng chiều âm thầm đổ xuống cho đến khi bóng tối đã dày đặc. Và rồi con tàu đến lại vụt đi, tiếp tục cuộc hành trình. Ánh sáng chói loà qua đi, để lại phố huyện một lần nữa lại chìm vào đêm tối. Trong Liên như trào dâng lên không cò là nỗi buồn man mác của một buồi chiều quê nữa mà đó là sự hẫng hụt. Bóng tối ấy lại bủa vây xung quanh, lại nuốt chửng cả phố huyện nghèo tĩnh mịch càng quánh đặc hơn, ngay cả những con đom đóm Liên cũng không nhìn thấy nữa. Bác Siêu gánh hàng đi về, chị Tí dọn hàng, và rồi tất cả lại chìm vào giấc ngủ. Bóng tối không chỉ đến với những hòn sỏi mấp mô, không còn chỉ trên bờ sông, trên những con đường, không chỉ trên những hàng quán bé nhỏ của những người dân nghèo, không chỉ lấp đầy đôi mắt Liên nữa mà giờ đây mó còn phủ kín cả giấc mơ của chị. “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giời quanh mình mờ đi trong mắt chị…Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tĩnh mịch và đầy bóng tối”

Ý nghĩa hình tưọng bóng tối:

Trang sách nhuộm những trang đời tối tăm. Trong bóng tối là những cuộc đời bóng tối. Lặp đi lặp lại gián tiêếphình tượng bóng tối cũng chính là cách tác giả bộc lộ chủ đề tác phẩm qua cảm quan thương xót và tạo cho truyện một ẩm hưởng cấu tứ như một bài thơ trữ tình. Nó làm nổi bật hình ảnh những con người lay lắt, tàn lụi trong bóng tối cảu cuộc đời. Họ là những con nguời ổnh bé vô danh không bai giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc., cuộc sống mĩa chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện. Cuộc sống cứ thế lặp lại từ ngày này qua ngày khác, như một vòng tuần hoàn không thay đổi. Qua tâm trang Liên, tác giả đông thời cũng muốn thức tỉnh tâm hồn uể oải đang lụi tắt ngọn lửa khao khát được sống một cuộc sống ý nghĩa hơn , khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chô vùi họ.

III. Hình tượng ánh áng:

Thạch Lam dùng ánh sáng để tả bóng tối. Xuất hiện trong truyện là những điểm sáng li tí như những nét chấm phá cho bức tranh phố huyện mà nền của nó là một màn đêm dày đặc không thể làm lu mờ.

Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét.

Bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng:

a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây;

 b) Ánh sáng xa vời từu thiên nhiên vũ trụ.

 c) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ và Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

a)Ánh sáng nơi phố huyện

Như một nếp sống, phố huyện ban đêm là nơi để những con người cùng chung tâm trạng, hoàn cảnh đến với nhau và cùng sống. Âm thanh cuộc sống phát ra từ nhưữg lời đối thoại, những hoạt động đã thành thông lệ. Mỗi người góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, một vài âm thanh. Tất cả tạo nên bức tranh phố huyện nghèo.

Ánh sáng nơi phố huyện đến từ những ngọn đèn leo lét, nhỏ nhoi. Mỗi con người, chỉ ngoài cụ Thi điên và vợ chồng bác Xẩm, mỗi người đều có một nguồn sáng cho mình cho dù nó quá đơn sơ, không chút hi vọng. Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cơ cực, tàn tạ. Qua con mắt bè Liên, tất cả chìm vào trong đêm tối mênh mồng, chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, cái bếp lửa của bác Siêu, ngòn đền hoa kì vặn nhỏ của Liên, ánh sáng đèn lồng của mấy làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về,… tức chỉ mấy đốm sáng tù mù, những đốm lửa nhỏ nhoi ấy không thể xua đi bóng tôi quanh họ, chẳng làm cho phố huyện sáng sủa thêm được mà chỉ càng khiến cho đêm tối mù mịt dày đặc hơn mà thôi.

Cũng chính từ những đốm sáng đã trở nên thân thuộc ấy mà những người cùng chung hoàn cảnh, cùng chung số phận nhận ra nhau trong đêm tối.

Bác phở Siêu xuất hiện “một chấm lửa nhỏ vàng và lơ lửng đi trong đêm tối mất đi lại hiện lên.”

Tất cả phố huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Hình ảnh ngọn đèn nơi hàng nước chị Tí chỉ chiếu một vùng đất nhỏ ấy trở đi, trở lại bảy lần trong tác phẩm là hình ảnh đày ám ảnh và có sức gợi nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Ban ngày chị đi mò cua bắt tép, ban tối lại là vạc kiếm ăn đêm, chị dọn hàng nước dưới gốc cây bàng, bên cangh cái mộc gạch…chả kiếm được bai nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm. Mẹ con chị là điển hình nhất cho cuộc sống leo lét, ngoi ngóp ở phôốhuyên này. Ngọn đèn leo lét của chị như một biểu tượng cho hi vọng của những con người lầm lũi nơi đây. Sống trong bóng tối, họ vẫn không ngừng hi vọng, không ngừng chờ đợi một điều gọi là hạnh phúc. Nhưng hi vọng ấy có thể tắt đi bát cứa lúc nào không thể đoán trứơc được.

b)Ánh sáng từ thiên nhiên vũ trụ:

Thiên nhiên làm nền cho cuộc sống nơi phố huyện. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Một nguồn ánh sáng của thiên nhiên vũ trụ bao la, nhưng nó lại không báo hiệu sự sống mà lại báo hiệu sự tàn lụi. Mặt trời gay găắttrong con hấp hối, đang gắng gượng chiếu nhưữg ti sáng cuối cùng của một ngày còn sót lại, để rồi sau đó, một màn đêm từ từ buông xuống.

Ánh sáng hiếm hoi của màn đêm đêm được tác giả chớp nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Khi màn đem đen đã bao phủ dày đặc, trên bầu trời kia là ngàn vì sao lấp lánh, lẫn với những vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây.Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè, đến cái xa vời của ngàn vì sao trên trời cao, rồi lại càng gợi lên trong Liên môộ nôỗ buồn khó tả. Khung cảnh trời đêm trái ngươc hẳn với phố huyện lúc bấy giờ. An và Liên lặng lẽ ngắm dải ngân hà mênh mông như tìm trong đó những ước mơ xa xăm quá, nó xa vời đến nỗi, hai chị em không thể với tới được. “Vũ trụ thăm thẳm bao la đối vơớ tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí ẩn và xa lạ và làm mỏi trí” để rồi cuối cũng , Liên lại cúi về với mặt đất, lại một lần nữa nhìn những gì cuộc sống đang diễn ra quanh ngọn đèn vặn nhỏ leo lét của chị.

c)Ánh sáng từ con tàu và trong trí nhớ của Liên:

Ở đây, ta bắt gặp cả một cảm quan triết học trong lối mô tả của Thạch Lam. Ánh sáng và âm thanh đó là những dấu hiệu của sự sống. Bóng tối và sự tĩnh mịch là dấu hiệu cả hư vô. Hiện tại của chị em Liên là phố huyện, nơi chỉ có bóng tối và sự tĩnh mịch, nghĩa là sự sống đang đuối dần. Còn quá khứ của chúng là Hà Nội- một vùng “sáng rực rỡ và lấp lánh”, tạo ra một sự tương phản giữa phố huyện và thủ đô, là gợi ra sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, hư vô và sự sống, bất hạnh và hạnh phúc…Quá khứ đã mất, hiện tại tối tăm, còn tương lai thì vô vọng. Hàng ngày, chị em gửi những mơ ước xa xôi vào đoàn tàu chạy qua phố huyện, nó như ảo ảnh của tương lai. Nhìn hiện tại mà buồn, ngoài nhìn quá khứ mà ngậm ngùi hoài niệm và mơ tưởng về tương lai bằng những khát khao mơ hồ. Vì thế mà chị em Liên đêm nào cũng thức đợi chuyến tàu đêm đi qua. Là sự ồn ào cuối cũng trong ngày, chuyến tàu là hoạt đông cuối cùng của phố huyện. Rõ ràng, chị em Liên không thức để bán mấy thứ lặt vặt cho khách trên tàu, mà chúng cố đợi để thấy được nhịp sống sôi động cuối cùng, chưa chịu thoả hiệp với cuộc sống tẻ nhạt nơi đây. Chúng đến gần để được nhúng chìm vào ánh sáng chòi loà toả ra từ ngọn đèn ghi, từ các toa tàu sáng loá. Cái đoàn tàu của thiên hạ lại trở thành cuộc chơi của tuổi thơ một cách tội nghiệp.

“Con tàu như đem một chút thê giới khác đi qua,. Một thế giới khác hẳn các vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu.” Dưới ánh mắt của trẻ thơ, chiếc tàu là hình ảnh của một thế giới văn minh, huyên náo và đầy ánh sáng. Đoàn tàu đi từ Hà Nội, đi từ chính tuổi thơ êm đềm, bình yên, nhiều màu sắc của Liên khiến chị bồi hồi và nhớ lại tuổi thơ nhấp nháy sắc màu và náo nhiệt âm thanh. Chờ tàu đến hay chờ một thế giới hồi sinh, chờ một phút giây được sống trong hồi tưởng.Tâm hồn trẻ thơ không thể sống trong hiện tại mà cũng không có quyển mơ ước đến tương lai mà chỉ có thể quay về ngóng vọng môt quá khứ.

Ánh sáng từ con tàu, và ánh sáng chói loà trong tiềm thức của Liên, rực sáng lên giữa khung cảnh bóng đêm tĩnh mịch bởi lẽ nó là ánh sáng của ước mơ đã thắp sáng cả tâm hồn Liên đã bị bóng tối lấp đầy dù chỉ trong giây phút, bởi lẽ nó là quá khứ, là thực cảnh mà Liên đã từng được sống, từng cảm nhận.

Ánh sáng của đoàn tàu là ánh sáng rực rỡ nhất, mạnh mẽ nhất nhưng nó chỉ vụt loé lên, nhanh như một ngôi sao băng vút qua bầu trời…Đẹp nhưng nhanh quá, nhanh đến nỗi chị em Liên chỉ kịp ngước theo mà không kịp chắp tay cậu nguyện. Đêm nào tàu cũng đi qua, đêm nào tâm hồn tuổi thơ ấy cũng ngóng đợi. Nhưng chưa một lần nào tàu đủ sức hồi sinh cho phố huyện, thay đổi hiện thực, biến ước mơ của hai chị em thành hiện thực. Con tàu lại tiếp tục hành trình. Hai đứa trẻ như bị hút theo những đốm lửa than tung bay trên đưòng sắt, cái chấm nhỏ của đèn xanh treo toa cuối xa dần rồi khuất hẳn sau luỹ tre. Nó vụt quá, mang theo cả một thế giới trong mơ đi mất. Đoàn tàu cũng chỉ là ảo ảnh, và nay cũng không đông khách như mọi ngày, “kém sáng hơn”- điều đó càm làm lòng Liên nỗi buôồ vô hình xâm lấn. Phố huyện bừng tỉnh rồi lại chìm vào đêm tối câm lặng. Tối hơn, yên tĩnh hơn và đáng sợ hơn trước.

IV.Hình tượng bóng tối và ánh sáng:

Có khá nhiều ý kiến bàn luận về hình tượng bóng tối và ánh sáng lặp đi lặp lại trong tác phẩm “hai đứa trẻ”. Có thể hiểu hình ảnh bóng tối là cảnh thật, lúc câu chuyện đựoc kể lại. Cũng có thể hiểu, từ cái vốn có thật ấy mà bóng tối trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Theo sự cố ý nhấn mạnh của Thạch Lam, hình ảnh biểu tượng này gợi lên sự tăm tối, tù đọng , luẩn quẩn mà những con người nghèo khó khó có thể vượt qua. Còn ánh sáng chính là hi vọng khó có thể dập tắt ở những con người nói trên. Nhưng họ hi vọng vào đâu, hi vong cái gì..thì “Liên không hiểu” và tác giả cũng không hiểu. Bởi thế, dù truyện được coi la Thạch Lam đã chơi ánh sáng trong những trang viết của mình, song đã là trò chơi thì dù có muốn nhưng trang viết của ông vẫn ngập tràn bóng tối. Ngoài đời chưa có ánh sáng nên nỗi ước mong ánh sáng càng tha thiết thì khi nó bị bóng tối lần lướt lại càng khiến ta não lòng hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: