hình thái học côn trùng
Chương 2. Hình thái học CT
Định nghĩa: HTHCT là một môn khoa học ng/c về cấu tạo bên ngoài của cơ thể CT.
N/vụ: không chỉ quan sát c.tạo bên ngoài mà còn tìm hiểu ng/nhân hình thành của các cấu tạo đó.
=> kiến thức HTH là cơ sở quan trọng để ng/c hệ thống tiến hoá, phân loại CT; phương thức hoạt động & đặc điểm thích nghi của chúng.
2.1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể CT:
2.1.1. Đầu côn trùng (Caput):
C.tạo chung: Về nguồn gốc, đầu CT do một số đốt nguyên thủy ở phía trước cơ thể hợp lại mà thành.
Trên đầu có: một đôi râu đầu, một đôi mắt kép, 2-3 mắt đơn, miệng và chi phụ miệng. Khi quan sát đầu côn trùng thấy có nhiều ngấn, chia đầu CT thành một số khu vực
2.1.2. Các kiểu đầu của CT:
Đầu miệng dưới: kiểu đầu phổ biến ở CT. Vd: châu chấu, dế, xén tóc. Trục Miệng, mắt dường như vuông góc với trục dọc cơ thể.
Đầu miệng trước: nhờ miệng nằm ở phía trước nên rất thuận lợi cho việc lấy ăn. Vd: mọt, bọ vòi voi, đục quả thân cây, hạt, quả. Trục Miệng, mắt song song với trục dọc cơ thể.
Đầu miệng sau: phần lớn CT chích hút nhựa cây có kiểu miệng này như: rầy, rệp, bọ xít. Trục miệng, mắt với trục dọc cơ thể là một góc nhọn do miệng biến thành ngòi châm kéo dài về phía sau đầu.
2.1.3. Các phần phụ của đầu CT
Râu đầu (Antena): cấu tạo cơ bản gồm 3 phần: Chân râu; cuống râu & roi râu (Hình 2.4).
Chân râu: đốt gốc của râu, hình dạng thô, ngắn hơn các đốt khác; có cơ thịt điều khiển sự hoạt động.
Cuống râu: đốt thứ 2 của râu đầu thường ngắn nhất, có cơ điều khiển sự hoạt động của râu.
Roi râu:gồm nhiều đốt với cấu trúc khác nhau, tạo nên sự đa dạng của râu CT.
Note: chức năng chính (khứu giác, xúc giác); râu đầu rất da dạng về h.thái, đặc trưng: cho từng loài & giới tính.
Râu sợi chỉ (1): vd: râu châu chấu, dế, gián,...
Râu lông cứng (3): thường ngắn ngắn như sợi lông. Vd: râu chuồn chuồn, ve sầu, rầy xanh,...
Râu chuỗi hạt (2): gồm nhiều đốt hình hạt nối tiếp nhau như chuỗi hạt. Vd: râu mối thợ, bọ chân dệt.
Râu lông chim (8) hay răng lược kép: trừ 1-2 đốt ở gốc, các đốt còn lại phân nhánh sang hai bên giống như lông chim. Vd: râu ngài tằm, ngài đực sâu róm.
Râu đầu gối (14): Vd: râu ong mật, ong vàng, kiến,...
Râu dùi đục (11): Vd: râu các lòai bướm…
Miệng:
Cấu tạo chung:
Miệng CTcó c.tạo phức tạp gồm 5 phần:
Môi trên, lưỡi, hàm trên, hàm dưới & môi dưới (Là các phần chính của miệng).
Miệng gậm nhai (đây là miệng nguyên thuỷ nhất của lớp CT) thích hợp với kiểu gậm, nghiền thức ăn rắn. Vd: CT bộ cánh cứng, một số loài trong Bộ cánh thẳng (châu chấu, dế), sâu non bộ cánh vảy.
Cấu tạo miệng nhai
Hàm trên (Mandibles): là một đôi xương cứng khá lớn, có nhiều khía nhọn, dầy, chắc rất khoẻ để nhai hoặc nghiền thức ăn rắn.
Hàm dưới (Maxillae): là 1 đôi xương nằm phía sau hàm trên ở vị trí thấp hơn. Hàm dưới khá cứng, khía trong có răng nhọn tham gia vào việc cắt, gặm thức ăn.
Môi trên (Labrum): là phiến da dày hình nắp, cử động được để đậy kín mặt trước miệng CT.
Môi dưới (Labium): là chiếc nắp đậy kín mặt dưới của miệng.
Lưỡi (Hypopharynx): là một mấu da hình túi nằm trong miệng sát với họng CT.
Những biến đổi của miệng CT
Miệng chích hút (hình 2.13): có 4 ngòi châm dài mảnh như sợi tóc.
Khi ăn dùng ngòi châm hàm trên cắm sâu vào mô cây, đôi ngòi châm hàm dưới tiết nước bọt để tiêu hoá một phần thức ăn trước khi được ngòi châm hàm trên hút vào ruột. VD: kiểu miệng (bọ xít, rầy, rệp, muỗi).
Mắt của CT
Mắt kép: là mắt chủ yếu ở CT; bố trí ở 2 bên đầu, được cấu tạo bởi nhiều mắt nhỏ. chuồn chuồn (20.000 mắt nhỏ),…;
Mắt đơn: thường có từ 1- 3 mắt đơn, (vd: châu chấu, cào cào,…); chức năng: nhận biết cường độ, góc tới của ánh sáng đối với cơ thể, giúp định hướng di chuyển & giữ thăng bằng khi bay.
2.1.2. Bộ phận Ngực CT (Thorax)
Cấu tạo chung:
Ngực CTphần lớn có dạng khối hộp, chia làm 3 đốt (ngực trước, ngực giữa, ngực sau),
Mỗi đốt ngực mang 1 đôi chân và 1-2 đôi cánh & chia làm 4 mặt (mặt lưng, mặt bụng và hai mặt bên), các mặt này đều hoá kitin cứng tạo nên các mảnh cứng (Hình 2.16).
Hình dạng, kích thước
Các phần phụ của ngực CT
Chân ngực (pedes):
Cấu tạo: chân ngực chia đốt gồm:
Đốt chậu (coxa): hình chóp cụt, đính với cơ thể.
Đốt chuyển (trochanter): ngắn, nhỏ.
Đốt đùi (femur): lớn hơn, hình dạng thay đổi.
Đốt ống/chày (tibia): mặt sau có 2 hàng gai cứng, có 1-2 cựa.
Đốt bàn chân (tarsis): có từ 1-5 đốt nhỏ.
Cuối bàn chân: có 2 móng nhọn (vuốt), có đệm.
Các kiểu chân ngực CT (TT)
Chân bắt mồi: Vd: Bọ ngựa
Chân kẹp leo: kiểu chân ở nhóm chấy, rận. Bàn chân 1 đốt, mút cuối có móng lớn.
Chân lấy phấn: nhóm ong lấy phấn hoa (ong mật, ong bầu). Đốt ống chân sau phình rộng, lõm vào, xung quanh có bờ lông tạo thành giỏ chứa phấn hoa.
Cánh:
CT: Đvật không xương sống có Cánh.
Nhờ có cánh CT di chuyển, mở rộng địa bàn phân bố, tìm kiếm thức ăn, bắt cặp,...
Vai trò đặc biệt khác của cánh: tấm bảo vệ cơ thể, cơ quan phát âm, túi dự trữ không khí khi bơi (con niềng niễng), công cụ điều tiêt nhiệt độ, độ ẩm (các loài ong mật).
Cấu tạo của cánh:
Cánh CTgồm: 2 lớp da mỏng, bên trong có hệ thống mạch cánh. Đó là những ống rỗng do 2 lớp da nơi đó hoá cứng tạo nên.
Trong mạch cánh: có khí quản, dây thần kinh và máu có thể lưu thông trong đó.
Cánh CT: có hình tam giác; có 3 cạnh và 3 góc,
mép trước cánh; mép ngoài cánh; mép sau cánh.
Góc vai; Góc đỉnh; Góc mông.
Các kiểu biến đổi của cánh CT:
Cánh cứng
Cánh màng
Cánh da
Cánh nửa cứng
Cánh phấn (vẩy)
Bộ phận bụng CT
Cấu tạo chung (hình 2.24):
Các đốt bụng CT không gắn chắc với nhau, xếp lồng lên nhau từ trước ra sau bằng các vòng chân màng. Chỉ có mảnh lưng & mảnh bụng hoá kitin cứng, còn 2 mảnh bên là da mềm.
Số lượng đốt bụng: nhiều nhất là khoảng 10-12 đốt, có thể ít hơn, Vd:ruồi nhà: 5 đốt;
Các phần phụ của bụng CT:
Cơ quan Sinh dục ngoài: khá hoàn chỉnh, phân biệt rõ ràng giữa đực & cái. Lỗ sinh dục cái phần nhiều ở đốt bụng 8 hoặc 9. Con đực phần lớn ở đốt bụng thứ 9 & 10.
Cơ quan SD ngoài, Con cái có ống đẻ trứng. Cấu tạo, k.thước, hình dạng thay đổi tuỳ theo loài CT.
Cơ quan SD ngoài con đực phức tạp hơn, dương cụ là cơ quan giao phối
Lông đuôi: là đôi phần phụ của đốt 11 được mọc từ mảnh trên/ bên hậu môn. Chức năng chính làm cơ quan cảm gíac, tự vệ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top