HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

HÓA MÔI TRƯỜNG

 

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Phạm Lê Nhân

NHÓM 15:

                                      1. Lê Quang Hưng 1011899

2. Vũ Lâm Nhật 1010317

     3. Lê Thị Thúy Vân 1010307

   4. Mai Danh Nghĩa 1010280

A.                Lời mở đầu.

Nhiệt độ trái đất đã và đang nóng dần lên. Tất cả mọi hoạt động của chúng ta đang bị ảnh hưởng, và hơn hết sự sống của nhân loại chúng ta đang bị đe dọa. Chính vì vậy biến đổi khí hậu là một vấn đề nan giải mà con người đang phải đôi mặt.

Hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi của khí hậu. Để chúng ta hiểu thêm về hiệu ứng nhà kính sau đây chúng tồi xin giới thiệu và trình bày đến thầy và các bạn vấn đề này.

B.                 Mục Lục.

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Hiệu ứng nhà kính của trái đất.


Hiệu ứng nhà kính.

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN SỰ GIA TĂNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRÁI ĐẤT

Khí CO2.

Hơi nước.

Khí metan

Khí CFC.

Ozone.

Oxit nito.

một số dẫn chức về sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính.

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỂU HIỆN, HẬU QUẢ VỀ VIỆC TĂNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRÁI ĐẤT.

Hiện tượng băng tan ở hai cực

Biểu hiện tiếp diễn là, có thể dẫn đến thời kì băng hà thứ hai

Làm biến đổi hệ sinh thái kéo theo sự tác động trở lại khiến khí hậu biến đổi khủng khiếp hơn

Tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Hậu quả của việc tăng hiệu ứng nhà kính

Đối với Việt Nam.

Đối với thế giới.

CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU HẬU QUẢ TRƯỚC SỰ TĂNG LÊN CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRÁI ĐẤT

Kết luận

C.                 Nội Dung.

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

1.      Hiệu ứng nhà kính của trái đất.

a)     Hiệu ứng nhà kính.

-Hiệu ứng nhà kính từ góc độ cơ học: đây là hiệu quả dữ nhiệt của lớp kính trong các nhà kính. Ở vùng ôn đới, trong điều kiện lạnh giá mùa đông, để bảo vệ cây trồng thì người châu âu đã làm những nhà kính nhằm giữ nhiệt độ giúp cây trông phát triển. Tuy nhiên nhà kính chỉ có khả năng ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng mà không có khả năng hấp thụ và bức xạ nhiệt giống như khí quyển. Như vậy hiệu ứng nhà kính cơ học là hoàn toàn do con người tạo ra.

- hiệu ứng nhà kính trái đất: người ta coi khí quyển cũng giống như lớp kính. Khí quyển cho ánh sáng mặt trời xuyên qua đốt nóng bề mặt trái đất và bức xạ một phần nhiệt vào vũ trụ.

b)     cơ chế hoạt động của hiệu ứng nhà kính trái đất.
- Bức xạ mặt trời đi đến trái đất có hai dạng. Những tia sáng Mặt Trời xuyên thằng vào khí quyển trong một bầu trời không mây được gọi là bức xạ trực tiếp. Một phần các tia sáng mặt trời do va chạm với các phân tử khí nên bị khếch tán gọi là bức xạ khuếch tán.
- Hai dạng bức xạ trên có bước sóng ngắn nên chúng dễ dàng xuyên qua khí quyển đến bề mặt trái đất, mặt đất hâp thu và chuyển năng lượng đó thành nhiệt năng, đốt nóng lớp không khí bên dưới đồng thời tạo bức xạ trở lại khí quyển dưới dạng sóng dài, phần này gọi là bức xạ phản hồi bề mặt Trái Đất.

- Bản thân khí quyển bị đốt nóng và tỏa nhiệt một phần bốc lên cao và bay vào vũ trụ một phần bị các phần tử khí hấp thụ và bức xạ ngược trở lại mặt đất.

Khi ánh sáng mặt trời xuyên qua khí quyển, thì các tia sáng có bước sóng 

λ > 0.7µmbị ngăn không cho qua. Các tia sáng có bước sóng ngắn hơn λ < 0.7µmthì sẽ qua được kính. Khi đi qua lớp kính, sẽ xảy ra trong tường tương tác của photon lên vật chất lầm phát xạ các tia nhiệt thứ cấp có bước sóng dài tia hồng ngoại(λ > 0.7µm), nên không thể đi ra khỏi nhà kính và kết quả là những bức xạ nhiệt này làm cho không gian bên trong nhà kính nóng lên.

Nhiệt độ bề mặt trái đất được hình thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng bức xạ mặt trời chiếu vào trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của trái đất phản xạ lại qua khí quyển.

Bao bọc trái đất là các lớp khí quyển, trong đó có các khí bức xạ . Mặc dù, với tỉ trọng không lớn, song chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ trên bề mặt quả đất. khi các khí bức xạ bị thay đổi dẫn đến nhiệt độ trên bề mặt trái đất thay đổi


CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN SỰ GIA TĂNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRÁI ĐẤT

Để đến được mặt đất thì ánh sáng mặt trời phải xuyên qua một lớp không khí dày. Một phần năng lượng mặt trời bị dữ lại Trái Đất một phần bị bức xạ trở lại vũ trụ. Bức xạ nhiệt do trái đất bức xạ trở lại có bước sóng dài khi xuyên qua khí quyển và bị dữ lại bởi các khí nhà kính. Nếu các khí nhà kính ổn định thì nhiệt độ Trái Đất được dữ ổn định nếu các khí nhà kính thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ trái đất.

1.     Khí CO2 

-      CO2  là chất khí hoạt động bức xạ quan trọng thứ 2 sau hơi nước ở tầng đối lưu. Hệ số bức xạ của CO2  cũng có giá trị khá lớn nếu không kể đến hơi nước thì khí CO2  tác động đến 50% hiệu ứng nhà kính so với các khí còn lại trong khí quyển.

-      Các  nhà khoa học của WMO đã xác định được thủ phạm của hiện tượng này là do lượng khí CO2 phát thải vào bầu khí quyển tiếp tục gia tăng do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và những thay đổi trong việc sử dụng đất.

-         Phó Tổng thư ký WMO Jeremiah Lengoasa cho biết: “Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tăng lên mức cao nhất kể từ kỷ nguyên tiền công nghiệp. Trong giai đoạn từ 1990- 2010, lượng chất phóng xạ dưới dạng đơn giản phát tán cùng các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đã tăng 29% và đang làm nhiệt độ trái đất ấm lên. CO2, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính tồn tại lâu dài nhất trong bầu khí quyển, chiếm tới 80% sự gia tăng đó
-     Khí CO2 O2 được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yêu là do hoạt động của con người.

·     Khí thải công nghiệp có chứ một lượng lớn khí CO2.

·     Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra một lượng CO2 rất lớn bằng khoảng 80% lượng khí CO2 được tạo ra từ hoạt động của con người.

·     Sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng  làm phát sinh một lượng khí CO2 từ việc đốt cháy và tiêu thụ nhiên liệu.

·        Chặt phá rừng một cách bừa bãi để lấy gỗ lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, hay xây dựng công trình. Nhìn chung các hoạt động này tạo ra khoảng 25% khí các bon vào bầu khí quyển chủ yếu là CO2 .

·     Dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng góp phần đưa vào bầu khí quyển một lượng CO2 khá lớn.

2.     Hơi nước.

-         hơi nước là thành phần chủ yếu và rất quan trọng trong các khí gây hiệu ứng nhà kính.

-         ở một hàm lượng thích hợp, tức là khi hàm lượng các khí nhà kính cân bằng với tự nhiên, hơi nước sẽ góp phần cân bằng nhiệt độ cho Trái Đất bằng việc phản xạ ánh sáng mặt trời (một ảnh hưởng có lợi) và việc bắt giữ tia cực tím ( ảnh hưởng nhiệt) .

vòng tuần hoàn của hơi nước:


-         Sự tích tụ hơi nước ngày càng cao trong khí quyển làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên.

3.     Khí metan

-         Khí metan là một khí hoạt động bức xạ mạnh, nó hấp thụ bức xạ nhiệt hiệu quả hơn 21 lần so với khí CO2 . Khí metan trong khí quyển đóng 16% vào sự tăng nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp của metan đến hiệu ứng nhà kính chưa lớn bằng việc nó thúc đẩy sự oxi hóa hơi nước trên tầng bình lưu, làm gia tăng them hiệu ứng nhà kính. Tuổi thọ của khí metan trong khí quyển khoảng 100 năm.

Nguyên nhân phát thải khí metan là.

-         Metan là thành phần chính của khí tự nhiên khí dầu mỏ, khí bùn ao, khí đầm lầy. Được tạo ra trong quá trinh chế biến dầu mỏ chưng cất khí than đá.

-         Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bải rác thải rắn.

-         Được sinh ra từ các quá trình sinh học như sự phân giải kị khí ở đất ngập nước, ruộng lúa.

-         Việc sử dụng và đốt các nhiên liệu hóa thach…..

4.     Khí CFC.

Khí CFC hấp thu bức xạ nhiệt mạnh hơn khí  CO2 gấp 15800 lần. nên CFC có khả năng hoạt động bức xạ rất lớn. Ngoài ra nó là chất phá hủy mạnh đối với tầng ozone lá chắn bảo vệ trái đất. tỷ lệ ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính chiếm khoảng 20%.  Khí CFC có tính ổn định cao khó bị phân hủy.

                  Nguyên nhân phát thải khí CFC.

-         Do con người sản xuất ra để sử dụng trong công nghiệp. CFC được dùng trong tủ lạnh, trong việc chế tạo sản phẩm băng plastic xốp, một số thuốc xịt, trong việc làm sạch các thiết bị điện tử.

5.     Ozone.

-         ngoài vai trò có ích là chiếc áo giáp bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím là bức xạ mặt trời ở tầng bình lưu.  Ozoe còn là chất khí hoạt động bức xạ . Tuy nhiên chỉ có 10% ozone ở trong khí quyển nằm ở tầng đối lưu mới tác động đến hiệu ứng nhà kính. Tuổi thọ của ozone khá ngắn trong vòng 2 đến 3 tháng. Mức đóng góp cho hiệu ứng nhà kính của ozone là khoảng 8%.

6.     Oxit nito.

-         Chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân từ N2O bắt giữ năng lượng gấp 270 lần so với khí CO2.

 Nguyên nhân

-         khí thải từ ô tô, xe máy ( chủ yếu là oxit carbon, hidrocarbon, oxit nitro…)

-         đốt cháy rác thải rắn và nguyên liệu.

-         do quá trình nitrat hóa các loại phân bón hữu cơ, vô cơ hay các quá trình xử lý nước thải.

-         quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

ngoài các khí được nêu ở trên còn có rất nhiều khí có thể dữ nhiệt cho trái đất. Tầng ozone có chức năng ngăn cản tia cực tím bảo vệ trái đất và sinh vật trên trái đất. Hoạt động sản xuất của con người tạo ra khí CFC làm phá vở hệ thống cân bằng ở kết cấu tầng ozone gây ảnh hưởng dán tiếp đến hiệu ứng nhà kính trái đất.

7.     một số dẫn chức về sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính.

·        (VOV) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nói rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyền đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2010.

·        Các nhà khoa học của WMO đã xác định được thủ phạm của hiện tượng này là do lượng khí CO2 phát thải vào bầu khí quyển tiếp tục gia tăng do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và những thay đổi trong việc sử dụng đất.

·        Phó Tổng thư ký WMO Jeremiah Lengoasa cho biết: “Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tăng lên mức cao nhất kể từ kỷ nguyên tiền công nghiệp. Trong giai đoạn từ 1990- 2010, lượng chất phóng xạ dưới dạng đơn giản phát tán cùng các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đã tăng 29% và đang làm nhiệt độ trái đất ấm lên. CO2, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính tồn tại lâu dài nhất trong bầu khí quyển, chiếm tới 80% sự gia tăng đó.

        Trong vòng 800.000 năm trước trở lại đây, lượng CO2 trong khí quyển khoảng từ 180 ppm tới 270 ppm. Tuy vậy, sau khi thời đại công nghiệp với đầu máy hơi nước ra đời thì các nhà khoa học đã nhận thấy nồng độ CO2 trong không khí tăng lên một cách đáng kể. Các thí nghiệm vào năm 1960 cho biết lượng CO2 trong khí quyển là 313 ppm và hiện tại lên tới gần 400 pp

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỂU HIỆN, HẬU QUẢ VỀ VIỆC TĂNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRÁI ĐẤT.

Biểu hiện từ tác động của việc tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất

1.        Hiện tượng băng tan ở hai cực

·        Trong thế kỷ hai mươi, sự nóng lên toàn cầu đã làm cho băng ở địa cực cũng như trên các dòng sông tan chảy nhanh chóng dẫn đến hậu quả là mực nước biển dâng cao, thúc đẩy quá trình bốc hơi và thoát hơi. Những khối băng ở hai cực đồng thời là chiếc máy điều hòa nhiệt độ tự nhiên khổng lồ và là trung tâm cao áp quyết định hoàn lưu khí quyển, chi phối khí hậu cấp hành tinh. Cùng với nhiệt độ tăng và băng tan thì khí áp ở cực sẽ giảm, cường độ gió giảm… dẫn đến sự biến đổi khí hậu ở 2 cực kéo theo biến đổi khí hậu của Trái Đất. Song song với quá trình trên thì dải hạ áp xích đạo sẽ hoạt động mạnh, quy mô lớn nên đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo mưa nhiều và thất thường hơn. Dải cao áp chí tuyến cũng mạnh hơn (do sự tác động của hạ áp xích đạo) cho nên khí hậu nhiệt đới lục địa và nhiệt đới hải dương bờ tây sẽ khô khan, khắc nghiệt, cực đoan. Trái lại, khí hậu nhiệt đới hải dương bờ đông (nhiệt đới gió mùa) sẽ mưa nhiều, cường độ lớn, nắng nóng kéo dài, xuất hiện “siêu bão” với tần xuất lớn. Vài năm nay, Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu những cơn “thịnh nộ” của thiên nhiên đã chứng minh cho nhận định trên. Hoàn lưu khí quyển cấp hành tinh thay đổi kéo theo sự biến đổi khí hậu Trái Đất không theo quy luật gây khó khăn cho con người trong dự báo và phòng tránh.

·        Nhiệt độ Trái Đất tăng, không chỉ làm tan chảy những sông băng, núi băng mà cả những lớp đất bị đóng băng vĩnh cửu dưới mặt đất. Quá trình này làm đất bị co lại, mặt đất đứt gãy, xói lở,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà cửa và các công trình công cộng. Đặc biệt, những phát hiện mới cho thấy, chúng còn làm bùng phát các bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn bệnh đậu mùa có thể quay trở lại khi phát lộ các thi hài cổ xưa bị chảy rữa.

2.     Biểu hiện tiếp diễn là, có thể dẫn đến thời kì băng hà thứ hai

·        Năm 2010, sau quá trình nghiên cứu các nhà khoa học Mĩ vừa công bố, băng tan ở hai cực làm thay đổi nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng của dòng biển nóngGơn-strim khiến nó chảy chậm lại.  Theo nguyên lý chuyển động thì nước lạnh có xu hướng chìm xuống và chuyển động chậm hơn nước nóng, vì vậy nước ngọt tạo ra do sự tan chảy của các núi băng ở Bắc Băng Dương đã làm cho nhiệt độ hải lưu giảm, chuyển động chậm lại, chúng có xu hướng chìm xuống đẩy dòng lạnh ở đáy đại dương trồi lên. Nếu nhiệt độ Trái Đất không ngừng tăng thì có khả năng nó sẽ ngừng chảy, toàn châu Âu bị băng giá, đe dọa trực tiếp sự sống. Các dòng biển ở nơi khác trên Địa Cầu cũng tương tự, điều này có nghĩa là Trái Đất sẽ xuất hiện thời kì băng hà thứ hai.

3.      Làm biến đổi hệ sinh thái kéo theo sự tác động trở lại khiến khí hậu biến đổi khủng khiếp hơn

·        Khi nhiệt độ tăng, một số loài sinh vật không có khả năng thích nghi (hoặc thích nghi song có giới hạn) sẽ bị tiêu diệt, phá vỡ cân bằng sinh thái. Ví dụ như, nhiệt độ tăng, thúc đẩy quá trình bốc hơi và thoát hơi, đất mất độ ẩm, thực vật kém phát triển, một số loài biến mất, những loài động vật ăn cỏ sẽ thiếu thức ăn nên bị tiêu diệt, loài ăn thịt ăn loài ăn cỏ cũng chết theo, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, tăng khí CO2 (do mất thực vật). Và cũng chính sự thay đổi tính chất của bề mặt đệm, mặt đất chỉ còn trơ sỏi đá này lại tác động trực tiếp đến khí hậu nơi đó đẩy hiệu ứng nhà kính tăng hơn nữa, đồng thời hiệu ứng lại tác động ngược trở lại.

·        Thời tiết thất thường nên thực vật có thể ra hoa kết trái sớm hay muộn hơn, dẫn đến là những loài động vật di cư theo mùa lúc trở lại sẽ thiếu thức ăn, diệt vong. Sự nóng lên của Trái Đất làm mùa xuân đến sớm nên một số loài chim không kiếm được thức ăn nuôi sống cơ thể và giữ được những gen khoẻ mạnh cho thế hệ sau, bởi mới vừa bước vào năm mới cây cối đã đâm hoa kết quả, trong khi theo tập quán như mọi năm chúng phải chờ đến thời gian nhất định mới di cư. Chỉ có những loài có khả năng điều chỉnh lại đồng hồ sinh học mới có cơ hội sống sót và chuyển giao các thông tin di truyền cho thế hệ sau. Bằng cách đó, thay đổi dần cách sống cả một quần thể.

·        Mực nước biển dâng cao, lục địa bị thu hẹp, hệ sinh thái biến đổi (chỉ cần thay đổi nhiệt độ, độ mặn thì một số loài sẽ bị tiêu diệt), tính chất mặt đệm đổi thay kéo theo khí hậu thay đổi. Tất cả hệ quả như băng tan, khí hậu biến đổi, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, chúng lại tác động trở lại theo một vòng tuần hoàn khép kín. Điều kinh khủng nhất là cơn “thịnh nộ” của thiên nhiên lần sau thường khốc liệt hơn những lần trước đó.

4.   Tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

·        Việc tăng hiệu ứng nhà kính của Trái Đất đã kéo theo sự biến đổi khí hậu và Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Mấy năm gần đây, nước ta thường xuyên hứng chịu nhiều loại thiên tai như bão, lũ lụt, ngập úng, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, băng giá, nhiễm mặn, lở đất, trượt đất… với cường độ, tần suất ngày một tăng, mỗi vùng miền chịu một kiểu khác nhau. Điều đáng nói là tính chất thất thường của nó đã gây khó khăn rất lớn cho con người trong công tác dự báo, phòng chống và đối phó.

·        Đơn cử như, năm 2010 miền Trung đã phải hứng chịu bão và lũ kép thật khủng khiếp. Sở dĩ nơi đây (chủ yếu là Bắc Trung Bộ) hay bị bão và lũ kép là do nằm gần “mắt bão” Phi-lip-pin. Dưới sự tác động của lực côriôlit và trung tâm cao áp tây Thái Bình Dương bão thường có xu hướng di chuyển theo hướng Tây, Tây Bắc. Bên cạnh đó, các yếu tố như địa hình nhỏ hẹp thấp dần ra biển Đông, rừng bị phá tàn phá nặng nề, thủy điện phân bố không hợp lý, sông ngòi ngắn dốc, thủy triều cao làm tăng thêm sức tàn phá của bão lũ khiến “khúc ruột” miền Trung vốn nghèo khó ngày càng khó nghèo hơn.

·        Cũng trong năm này, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên toàn miền Bắc đã trải qua những đợt nắng nóng kéo dài và những đợt rét đậm, rét hại gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất. Miền Tây Nam Bộ thì hiện tượng nhiễm mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân chính là do mùa khô kéo dài, thủy triều dâng cao đẩy nước biển xâm nhập sâu hơn và nước nguồn cung cấp từ hệ thống sông Mê-kông rất yếu (việc Trung Quốc đắp đập ngăn sông làm thủy điện trên thượng nguồn ảnh hưởng không nhỏ đến lưu lượng nước cung cấp cho hạ lưu).

·        Dịch bệnh cũng là một trong những vấn đề lớn do sự biến đổi khí hậu gây ra. Các nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng khí cacbonic cao và nhiệt độ tăng đã làm cho thực vật ra hoa sớm hơn và toả ra không gian nhiều phấn hoa hơn, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… phát triển truyền bệnh cho con người.

Hậu quả của việc tăng hiệu ứng nhà kính

 

Đối với Việt Nam.

-         Theo kết quả của nghiên cứu thế giới việt nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất khi khí hậu thay đổi, nước biển dâng. Việt nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa hằng năm phải chịu nhiều thiên tai do bão, lũ, xạc lở đất…

-         do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên toàn miền bắc đã trải qua những đợt nắng nóng kéo dài và những đợt rét đậm, rét hại gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất. ở Miền Tây Nam Bộ hiện tượng nhiễm mặn, thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô ngày càng trầm trọng. nguyên nhân chính là do mùa khô kéo dài, thủy triều dâng cao đẩy nước biển xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền. Nguồn cung cấp nước cho đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng yếu do hệ thống đập ngăn sông làm thủy điện.

-         Ở Việt Nam mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12 hằng năm. Trung bình mỗi năm Việt Nam đón từ 15 đến 20 cơn bão. Các cơn bão này ngày càng mạnh và phức tạp.

-         Về mùa khô nhiệt độ tăng cao.  Trong mùa mưa thì lượng mưa tăng đáng kể gây lụt lội, tàn phá mùa màng.

Đối với thế giới.

      Hãng tin Antara dẫn nguồn tin từ Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết diện tích biển băng Bắc Cực đã giảm xuống 4,21 triệu km2, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu được vệ tinh quan sát vào năm 1979.

        Nhiệt độ Trái Đất tăng lên làm băng ở 2 cực tan, nước biển dâng cao từ 0.2 - 0.9m sẽ làm ngập chìm những vùng đất thấp ở ven biển, nhấn chìm một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Tình trạng sa mạc hóa, hán hán và lũ lụt sẽ xẩy ra trên diện rộng làm diện tích đất trồng bị thu hẹp, mùa màng thất bát. Tình trạng thiếu nước ngọt sẽ diễn ra mạnh ở một số khu vực như Trung Á, Trung Đông, Châu phi, Ô-Xtrâylia.....Sự biến đổi khí hậu và tình trạng khai thác quá mức của con người đang làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều loài đông, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng, môi trường sinh thái đang dần bị phá vỡ đi tính cân bằng vốn có của nó

      Hiện nay diện tích băng ở Bắc Cực đã giảm từ 15% - 20% (trong vòng 30 năm qua) và có thể bị biến mất vào mùa hè cuối của thế kỉ này. Điều này khiến mực nước toàn cầu sẽ dâng lên 10cm, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 4 triệu người. Xóa sổ ít nhất 226 loài chim, trên 40% loài cá ở châu Âu có thể bị đe dọa. Gấu Bắc Cực có thể bị xóa sổ vào năm 2100 (Theo báo cáo của khoảng 300 nhà khoa học thuộc Hội đồng Bắc cực).

·        Nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

·        Rừng: Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm cho tình trạng khô hanh ở các khu rừng ngày càng trầm trọng, khiến chúng dễ bắt lửa hơn.

·        Kì quan thiên nhiên thế giới: Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp.

·        Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan.

·        Nhịp sinh học: Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.

CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU HẬU QUẢ TRƯỚC SỰ TĂNG LÊN CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRÁI ĐẤT

Hiệu ứng nhà kính thể làm tổn hại đến trái đất nếu chúng ta không hành động sớm. các nhà khoa học đã và đang nghĩ ra những cách khác nhau để góp phần dảm hiệu ứng nhà kính. Để giảm được hiệu ứng nhà kính nhất thiết cần sự phối hợp từ mọi người trên trái đất này. Sau đây là nhưng biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính.

 

 

1)     Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hiệu ứng nhà kính, từ đó giúp họ nhận thức đúng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền sống của nhân loại.

2)     Khuyến cáo các doanh nghiệp, các công ty giảm lượng khí thải ra môi trường nhất là những khí như CO2, CFC,CH4,…. Đồng thời cũng có các biện pháp cưỡng chế bắt buộc và xử lí vi phạm.

3)     Trên cơ sở những chuyển biến thất thường và phức tạp của khí hậu hiện nay chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

+ trồng và bảo vệ rừng:
       -         Đây là biện pháp trước mắt và cũng là biện pháp lâu dài để góp phần bảo vệ môi trường, giảm đáng kể lượng CO2              gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

-         Cần thực hiện giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, thự hiện đóng cửa rừng, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn.

-         Tìm ra phương pháp vận chuyển khác để hạn chế việc sử dụng xe cơ giới. Ví dụ như sử dụng xe buýt, đi xe đạp, dùng phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch như  các loại xe điện…..

-         Tái sử dụng những gì có thể sử dụng được. Như  bao bì nilon, những vật dụng bằng nhựa vẫn có thể tái chế….

Nhà màu trắng có thể làm giảm một phần hiệu ứng nhà kính.

Thông báo của ông Chu, người từng đoạt giải Nobel vật lý, được đưa ra khi ông tham dự một hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu tại London. Ông cũng kêu gọi các nước tiến hành “một cuộc cách mạng mới” trong lĩnh vực năng lượng để cắt giảm những khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), nếu màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá của 100 thành phố lớn nhất thế giới, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm tới 44 tỷ tấn. Lý do khiến màu trắng làm giảm tình trạng nóng lên của khí hậu rất đơn giản: màu trắng phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhiều hơn màu đen và các màu sẫm. Một mái nhà màu trắng có diện tích 10 m vuông có thể làm giảm 1 tấn CO2. Ở những nước có khí hậu nóng ẩm, mái nhà màu trắng còn giúp làm giảm tới 20% chi phí sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong những tháng nóng nực.

Nhiều người cảm thấy nhức mắt khi nhìn thấy màu trắng. Ông Chu cho biết, các nhà khoa học đã chế tạo được những loại sơn trắng có tông màu dịu, nhưng vẫn có khả năng “hất ngược” ánh sáng mặt trời như sơn trắng thông thường. Ông khẳng định rằng máy điều hòa nhiệt độ trong những xe hơi được sơn màu trắng hoặc các màu nhạt luôn tiêu thụ ít điện năng hơn so với những chiếc có màu sẫm.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu – nơi có sự góp mặt của hơn 20 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel – bộ trưởng năng lượng Mỹ cho rằng các chính phủ cần theo đuổi tư duy hoàn toàn mới trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon do hoạt động sản xuất năng lượng tạo ra.

“Cách mạng công nghiệp thực chất là cuộc cách mạng về sử dụng năng lượng. Ở thuở sơ khai nhân loại chỉ sử dụng sức người và sức động vật, sau đó chúng ta bước sang thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giờ đây chúng ta cần phải tiến hành một cuộc cách mạng mới để giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất năng lượng”, 

    Hiệu ứng nhà kính là một vấn đề nóng bỏng hiện nay, nó không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào, của một châu lục nào mà là vấn đề chung của toàn thể nhân loại. vì vậy chúng ta cần bắt tay, đoàn kết hợp tác quốc tế qchung tay bảo vệ ngôi nhà chung, bảo vệ sự sống cho toàn nhân loại.

Nghị định thư Kyoto

1)     Nghị định thư Kyoto là văn bản thoả thuận đầu tiên mang tính toàn cầu, với sự tham Các nước tham gia Nghị định thư, xác định cho mình nghĩa vụ hạn chế và cắt giảm các khí thải trong thời kỳ kể từ 1 tháng giêng năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2012. Mục đích của việc hạn chế này là trong thời kỳ nói trên, giảm mức độ phát thải trung bình sáu loại khí (CO2, CH4, HFCs, PFCs, N2O, SF6) xuống 5,2 % so với năm 1990.

            Nghị định thư cũng quy định cái gọi là “cơ chế linh hoạt” bao gồm:

•  Buôn bán quota. Một một chủ thể kinh tế, một nước, một vùng lãnh thổ có thể bán hoặc mua hạn ngạch khí thải được quy định cho mình đối với một chủ thể khác, nước khác, vùng lãnh tổ khác hoặc giao dịch trên thị trường trong nước và thế giới.

•  Các dự án hợp tác, dự án về giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện trên một vùng lãnh thổ, một nước được đầu tư toàn phần hoặc một phần của nước khác.

Phát triển khoa học công nghệ, thực hiện “một cuộc cách mạng mới” trong linhx vực năng lượng để cắt giảm những khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

 

Kết luậnCon người không có khả năng tạo ra hiệu ứng nhà kính của Trái Đất mà chỉ có khả năng làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính gây ra sự biến đổi khí hậu. Đối phó với hiện tượng này, trước hết cần hiểu rõ và phổ biến đúng kiến thức về hiệu ứng nhà kính cho mọi người để họ sống có ý thức, có trách nhiệm với tự nhiên hơn. Đây là một trong những vấn đề lớn của nhân loại, giải pháp phải được

thực hiện đồng bộ và tiến hành ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

·         http://www.slideshare.net/samesb/nhim-mi-trng-t

·        http://dvhnn.org.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-thuong-thuc/Hieu-ung-nha-kinh-va-nhung-giai-phap-han-che-hau-qua-419

·        http://www.thanhphobenvung.com.vn/tin-tuc/goc-thanh-pho-ben-vung/39-giai-phap-nao-cho-o-nhiem-moi-truong-khong-khi.

·        http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_nh%C3%A0_k%C3%ADnh

·        http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2007/02/3b9f2f59/

·         http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-hoa-moi-truong-hieu-ung-nha-kinh-bien-doi-khi-hau-doi-voi-viet-nam-.308229.html

·         http://giaiphapmoitruong.com/hien-trang/khac-hien-trang/o-nhiem-moi-truong-dat-trong-hoat-dong-nong-nghiepbao-dong

·         http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-hoa-moi-truong-hieu-ung-nha-kinh-bien-doi-khi-hau-doi-voi-viet-nam-.308229.html

·         http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-hieu-ung-nha-kinh.331093.html

·        http://dvhnn.org.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-thuong-thuc/Hieu-ung-nha-kinh-va-nhung-giai-phap-han-che-hau-qua-419

·        http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/49965/bao-dong-luong-khi-nha-kinh-trong-khi-quyen.html

·        http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2009/05/3ba0f6e2/

·        sách sinh thái môi trường ứng dụng ( applied envỉomental ecology) của Lê Huy Bá-Lâm Minh Triết

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: