hieu the nao ve khong che sinh hoc va can bang sinh thai trong quan xa neu va phan tich nhung ud...
*) Khống chế sinh học và cân bằng sinh thái trong QX:
Trong QX, các loài luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, thong qua mối quan hệ đó số lượng cá thể mỗi loài luôn luôn được khống chế, kiểm soát bởi số lượng cá thê loài khác. Một loài có thể khống chế số lượng một loài nhưng cũng có thể khống chế số lượng nhiều loài và ngược lại nhiều loài cung có thể khống chế một loài, sự khống chế số lượng cá thể như vậy được gọi là khống chế sinh học trong QX.
Nếu QX càng đa dạng loài thì mối quan hệ dinh dưỡng càng phức tạp và khống chế sinh học càng trở nên chặt chẽ, trong trường hợp đó nếu có sự bùng nổ của một loài nào đó( do nguồn thức ăn tăng lên...) thì sự bùng nổ đó cũng rất khó vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát khống chế của các loài.Khi đó QX tồn tại ổn định( rừng nguyên sinh nhiệt đới)
Nếu QX càng ít loài( hầu hết là QX nhân tạo) thì khống chế sinh học không chặt chẽ và dẫn đến sự bùng nổ, số lượng cá thể của một loài nào đó rất dễ vượt ra ngoài vùng kiểm soát của các loài khác, nó tạo nên sự bất ổn định của QX đó.
Kết quả cuối cùng là khống chế sinh học trong QX là đảm bảo một trạng thái tương đối cân bằng về số lượng cá thể giữa các loài trong QX. Người ta gọi đó là trạng thái cân bằng sinh thái.
Cân bằng sinh thái là cân bằng động, trạng thái cân bằng giữa các loài trong trạng thái biến động không ngừng về số lượng cá thể.
*) Úng dụng:
- Khống chế dsinh học có ý nghĩa lớn trong đấu tranh sinh học, nhằm bảo vệ cây trồng và nông sản khỏi sự phá hoại của côn trùng và bệnh lý gây hại.
- Sử dụng biện pháp khống chế sinh học trong việc điều tiết cá sinh vật có hại bằng cách sử dụng ác loài khác như vật ăn thịt hay vật ký sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đấu tranh phòng chống các loài gây hại.
- Biện pháp khống chế sinh học thường có hiệu quả cao ở những nơi có điieeuf kiện khí hậu ổn định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top