hiệu quả hiệu năng

HIỆU QUẢ & HIỆU NẢNG -ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ CỦA KIỂM TOÁN

-Như đã nói ở trên,Tài liệu kế toán ,thực trạng tài sản cùng với nghiệp vụ tài chính là đối tượng cụ thể gắn liền với sự phát triển của kiểm toán.Đó là theo quan điểm truyền thống , là toàn bộ đối tượng của kiểm toán .Tuy nhiên,theo quan điểm hiện đại,đối tượng kiểm toán còn bao gồm cả hiệu năng và hiệu quả .Như phần lịch sử phát triển kiểm tra đã chỉ rõ quan điểm này xuất hiện ở mỹ từ năm 1914 nhưng mãi tới 1972 mới được GAO công bố chuẩn mực và được rà soát lại năm 1981.

-Việc mở rộng đối tượng kiểm toán như vậy cũng xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh và hoạt động sự nghiệp ngày càng đòi hỏi mở rộng ,trong khi đó nguồn lực ngày càng bị giới hạn .Đặc biệt trong kinh doanh ,khi cạnh tranh ngày càng gay gắt ,để thực hiện tiết kiệm ,để thắng thế trong cạnh tranh .....vấn đề hiệu quả,hiệu năng của các hoạt động cần được đặt ra cho từng nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể.

-Rõ rang đối tượng mới của kiểm toán ,cần xây dựng những chuẩn mực cụ thể để đánh giá hiệu quả và hiệu năng.Tuy nhiên ,trên góc độ đối tượng kiểm toán ,cần nhận thưc rõ hiệu quả và hiệu năng của là một bộ phận của kiểm toán nghiệp vụ và gắn liền với một nghiệp vụ hay một dự án chương trình cụ thể .

Từ những nghiên cứu cụ thể về đối tượng kiểm toán có thể thấy :đối tượng chung của kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính và hiệu quả thực hiện các hoạt động ,chương trình hay dự án .Có thể phân chia đối tượng đó thành các đối tượng cụ thể khác nhau như tài liệu kế toán ,thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính ,cùng hiệu quả ,hiệu năng của các nghiệp vụ ,các chương trình các dự án,...Tùy theo tính trọn vẹn của sự thể hiện đối tượng đó trong mot hay nhiều đơn vị kế toán để xác định khách thể kiểm toán là một xí nghiệp,một đơn vị sự nghiệp hay một công trình ,một dự án cụ thể.Từ đó ,có thể thấy đối tượng kiểm toán rất rộng lại được thể hiện trên rất nhiều khách thể .

Để thực hiện tốt chức năng kiểm toán rõ ràng phải có nghệ thuật trong tổ chức kiểm toán rõ ràng phải cso nghệ thuật trong tổ chức kiểm toán :Lý luận kiểm toán cũng ko thể né tránh những vân đề cơ bản nảy sinh từ đối tượng kiểm toán như gian lận và sai sót ,trọng yếu và rủi ro ,cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán ......

*Thế nào là tính hiệu quả ??

Tính hiệu quả được hiểu là việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo đạt được các mục tiêu của đơn vị. Có nghĩa là kết quả được tạo ra nhiều hơn so với mục tiêu, mục đích hoặc kế hoạch nhưng vẫn sử dụng đúng nguồn lực đã được xác định, hoặc kết quả tạo ra đúng như mục tiêu, mục đích hoặc kế hoạch nhưng nguồn lực sử dụng lại ít đi. Nói cách khác tính hiệu quả nhằm hướng đến việc cải tiến hoạt động để giảm giá thành hoặc giảm được nguồn lực sử dụng trên một đơn vị kết quả tạo ra. Như vậy, tính hiệu quả liên quan mật thiết giữa "yếu tố đầu vào" và "kết quả đầu ra" và nó được thể hiện qua chỉ tiêu năng suất đạt được. Năng suất là tỷ số giữa số lượng kết quả tạo ra (sản phẩm hoặc dịch vụ) được chấp nhận với lượng yếu tố đầu vào (các nguồn lực) được sử dụng để tạo ra chúng. Sau đây là một vài ví dụ về quan hệ của tính hiệu quả:Tỷ lệ giữa số giường bệnh và số bệnh nhân trong một bệnh viện, tỷ lệ giữa số giáo viên và học sinh trong một trường học, tỷ lệ giữa thời gian vận hành máy móc thiết bị và sản lượng sản phẩm trong một nhà máy...

Rõ ràng tính hiệu quả là một khái niệm tương đối vì nó được đo lường bằng cách so sánh giữa năng suất với các chỉ tiêu, mục đích hoặc tiêu chuẩn được mong đợi.

Ví dụ, trong một bệnh viện, đánh giá tính hiệu quả có thể đánh giá qua việc sử dụng số giường bệnh, số ca phẫu thuật, hoặc việc sử dụng thuốc men .....

* hiệu năng

Hiệu năng được xác định như là một khái niệm hướng đến cái cuối cùng là đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong kiểm toán hiệu năng là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua hoạt động.

Như vậy,kiểm toán hiệu quả hay hiệu năng tức là xem xét ,xác minh các hoạt động nói chung (hoạt động tài chính,hoạt động quản lý...)của khách thể kiểm toán có đạt hiệu quả hay không,có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không?

*Tóm lại :việc kiểm soát ,kiểm tra hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động tài chính cũng như các hoạt động khác là cần thiết trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển.

Ở việt nam dù hoạt đọng kiểm toán còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện,nhưng cũng cần thiết phải mở rộng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ,cụ thể là kiểm toán hiệu năng,hiệu quả của các hoạt động nói chung để có thể có những hướng đi và định hướng rõ ràng trong kinh doanh,trong quản lý......góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: