hieu le

Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.

"Hiếu" là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rẳng : trẻ em ngày xưa ngoan hơn ngay xưa..Trẻ em ngày nay không biềt" chín chữ cù lao " là gì ? Con cái hơi một tì là cãi cha me..Không còn chuyện "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy " hay " gọi dạ bảo vâng " nữa mà giới trẻ hiện nay lại "đặt cha mẹ ngồi vào chổ mình chọn sẵn ,việc mình làm rồi "...Phải chăng trẻ con ngày nay không còn "hiếu thảo "như ngày xưa ?! honomushi

Thành Viên

Vấn đề này khá "nóng bỏng" trong giai đoạn hội nhập thời mở cửa, hội nhập thế giới, đất nước đang đứng trước dòng nước của sự tiếp biến các nền văn hoá. Vấn đề bạn đưa ra chính là nỗi trăn trở của nhiều bậc cha mẹ và các bậc trưởng bối. Vậy nguyên nhân do đâu khi trong ý thức của trẻ con "quan điểm về chữ Hiếu ngày càng bị sai lệch đi nhiều"?

Trước đây đất nước ta ảnh hưởng cực kì sâu đậm văn hoá Trung Quốc , tư tưởng Nho gia dường như thấm nhuần trong mỗi gia đình ngưới Việt. Thậm chí đến thới Pháp thuộc vẫn còn sâu đậm. Khi vào trường học, câu khẩu hiệu luôn đi đầu là "Tiên học lễ hậu học văn ", cái "lễ" , "nghĩa" và "hiếu để" luôn được đề cao.

Ngày nay, theo tôi nghĩ không phải trẻ con không "hiếu thảo" bằng , tôi nghĩ nhận xét như vậy hơi cực đoan. Sự "hiếu thảo" được thể hiện thông qua cách giáo dục, dạy dỗ, cũng như sự đối xử và hành vi của bố mẹ đối với con cái, của người lớn đối với nhau....

Trẻ con bây giờ vì được tiếp thu quá nhiều luồng văn hoá, cuộc sống hiện đại và đặc biệt chúng phát triển sớm nên trong nhận thức có vẻ "già dặn" hơn , chúng đa phần là tự lập về ý thức. Chính vì thế quan điểm về vấn đề "hiếu thảo" chúng sẽ có những cách nghĩ riêng, nhưng theo tôi thời nào cũng vậy, tùy vào mỗi hoàn cảnh sẽ có những biểu hiện khác nhau mà thôi.

Trong xã hội hiện đại quan niệm về chữ hiếu có phần khác xưa. Nếu ngày trước "cha mẹ đặt đâu co ngồi đấy", cha mẹ nói thì con phải nghe lời dù đúng hay sai thì ngày ngay quan niệm đó khác đi nhiều. Con cái được tự do lựa chọn trong hôn nhân, tư do lựa chọn trong công việc. Ngoài ra con cái được quyền trao đổi ý kiến trong gia đình trên tinh thần đóng góp xây dựng. Tuy nhiên, càng ngày thì vấn đề chữ hiếu đang bị xuống dốc trầm trọng. Con cái ngược đãi cha mẹ, giết cha mẹ để tranh tài sản..... Thực trạng đó cho thấy, xã hội càng hiện đại thì vấn đề đạo đức càng băng hoại. Chúng ta đang từng bước nâng cao giáo dục nhưng thực chất đã làm gì cho giáo dục. Và vấn đề không nhỏ nằm trong giáo dục gia đình. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của mỗi con người và hiển nhiên giáo dục từ gia đình không tốt sẽ tạo ra những gánh nặng cho xã hội.

Thuyan09 cho rằng "khi xã hội càng hiện đại thì đạo đức càng băng hoại" mình thấy nghĩ như thế là không ổn. Phát triển là một qui luật khách quan nhưng phát triển không theo đường thẳng mà là những đường quanh co phức tạp, có những lúc phải chấp nhận cả những bước lùi nhưng bước lùi đó chỉ là tạm thời và sớm muộn cũng sẽ mất đi để cái mới tiến bộ hơn sẽ thay thế

Đạo đức xưa khác nay vì hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, đòi hỏi những giá trị, chuẩn mực đạo đức phải thay đổi theo đó là qui luật. Nói theo GS Thêm: "truyền thống là đáng quí nhưng xã hội phải phát triển" không nên níu kéo quá khứ

theo mình thấy chữ hiếu ngày nay đúng là khác xưa quá nhiều. nếu ngày xưa một người con có hiếu là người con phải vâng lời cha mẹ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó thì đến ngày nay để tìm một chữ hiếu giống ngày xưa là hoàn toàn khó tìm bởi lẽ ngày ngay không giống ngày xưa cả về thời gian lẫn quan niệm sống. trong công cuộc hội nhập văn hóa phương tây phần nào đã xua tan màn đêm của một ngàn năm phong kiến mang đến cho giới trẻ ngày nay cách nhìn nhận hoàn toàn thoáng hơn trong việc thực hiện chữ hiếu của người con. nếu chữ hiếu của người phương đông khép mình trong việc vâng lời và chăm sóc cha mẹ lúc về già từ miếng ăn giấc

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dao#hieu