hiểu biết chung về bài thơ đất nươc-nguyễn khoa điềm
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phất phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Rừng xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn như nhớ mắt người yêu
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc mía bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chìm và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
Súng nổ tung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam như máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Tác giả
Tên tuổi Nguyễn Đình Thi gắn liền với những ca khúc như "Diệt phát xít", "Người Hà Nội", với tiểu thuyết "Xung kích", "Vỡ bờ",... với một số vở kịch, với các tập thơ: "Người chiến sĩ", "Dòng sông trong xanh", "Tia nắng",... Thành tựu nổi bật nhất của ông là thơ: cảm xúc dồn nén, hàm súc, ngôn ngữ và hình ảnh đầy sáng tạo, tính nhạc phong phú, hấp dẫn...
Xuất xứ
Bài thơ "Đất nước" in trong tập thơ "Người chiến sĩ". Nguyễn Đình Thi đã sáng tác bài thơ này trong một thời gian dài từ 1948 - 1955. Phần đầu khơi nguồn cảm hứng từ 2 bài thơ "Sáng mát trong" (1948) và "Đêm mít tinh" (1949).
Chủ đề
Bài thơ nói lên lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc; nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử; tầm cao của giống nòi; quyết chiến đấu và hy sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước yêu quý.
Những vần thơ hay, những tình cảm đẹp
1. Yêu những mùa thu quê hương:
- Mùa thu Hà Nội quá vãng đẹp mà buồn:
"Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
- Mùa thu chiến khu, đất nước và con người dào dạt một sức sống và niềm vui thiết tha:
"Gió thổi rừng tre phấp phới.
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha"
Cả đất trời "mát trong" ngào ngạt "hương cốm mới" mang theo trong làn gió thu nhẹ:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới"
Cái hay của đoạn thơ là giàu cảm xúc hoài niệm hiện về trong hiện tại, "những ngày thu đã xa" sống lại trong "mùa thu này", tạo nên chất thơ ngọt ngào.
2. Đất nước hùng vĩ tráng lệ. Vui sướng tự hào trong tâm thế của người chiến sĩ đang làm chủ đất nước. Diễn đạt trùng điệp khẳng định tạo nên âm điệu hào hùng, đĩnh đạc:
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
Các tính từ - vị ngữ: "Xanh, thơm, mát, bát ngát, đỏ nặng - gợi tả vẻ đẹp vĩnh hằng ngàn đời của núi sông thân yêu.
3. Một đất nước anh hùng, một dân tộc kiên cường bất khuất. Tổ tiên như truyền thêm sức mạnh Việt Nam cho con cháu ngày nay để ngẩng cao đầu "đi tới và làm nên thắng trận":
"Nước chúng ta
Nước những người không bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Phủ định để khẳng định một chân lý lịch sử "Chưa bao giờ khuất". Chữ dùng rất hay, đem đến nhiều liên tưởng: "rì rầm", "vọng nói về".
4. Xót xa căm giận quân xâm lược đang giày xéo quê hương đất nước: "Ôi những cánh đồng quê chảy máu - Dây thép gai đâm nát trời chiều". Thương xót nhân dân lầm than, đau khổ, tủi nhục: "Bát cơm chan đầy nước mắt"; bị áp bức, bị bóc lột dã man:
"Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da".
5. Đất nước đã quật khởi đứng lên kháng chiến. Cả dân tộc bừng bừng khí thế xung trận. Thế trận nhân dân với những anh hùng áo vải đã và đang đem xương máu gánh vác lịch sử, đang "ôm đất nước". Giọng thơ mang âm điệu anh hùng ca:
"Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng"
Trong "nắng đốt" và "mưa dội", trên những bước đường thấm máu "hy sinh", nhân dân ta vẫn lạc quan, tin tưởng nghĩ về "trời đất mới":
"Lòng ta bát ngát ánh bình minh"
Khổ cuối, tác giả sử dụng thơ lục ngôn diễn tả tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt, hào hùng của quân và dân ta trong máu lửa. Thế "vỡ bờ" là thế đứng sức mạnh và đi lên của dân tộc ta:
"Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top